The smallest bookstore still contains more ideas of worth than have been presented in the entire history of television.

Andrew Ross

 
 
 
 
 
Tác giả: Leslie T.Chang
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: khoa tran
Upload bìa: Son Le
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4104 / 166
Cập nhật: 2014-12-04 15:47:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
hương 14: Lăng mộ của hoàng đế
Vào mùa thu năm 1987, người anh họ Lập Giao của cha tôi ngồi xuống viết một bức thư cho Hội nghị hiệp thương chính trị của hai tỉnh Đông Bắc, bức thư có nhan đề "Về vấn đề bia mộ của ông Trương Sân Phu cần được nhanh chóng khắc chữ." Bác Lập Giao hy vọng có thể khắc một bài văn bia lên tấm bia mộ của ông chú mình, người đã mất bốn mươi mốt năm về trước.
Ông Trương Sân Phu là chú tôi. Tôi thực sự mong muốn rằng vấn đề khắc bia mộ cho chú tôi sẽ được giải quyết thật nhanh chóng, điều này sẽ rất có tác dụng trong việc phát triển công tác Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài của chúng ta.
Một bản thảo của bức thư viết tay, dài mười hai trang, đã được các con của bác Lập Giao đưa lại cho tôi. Họ không thể kể cho tôi câu chuyện của gia tộc, nhưng trên những trang giấy xù xì bác Lập Giao đã trình bày mọi thứ - tư liệu lịch sử cá nhân về những năm tháng ông nội tôi ở Mỹ, những đóng góp của ông đối với ngành khai thác mỏ của Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh, vụ sát hại và chôn cất ông.
Đằng trước ngôi mộ là một tấm đá cẩm thạch nhỏ màu đen được khắc dòng chữ "MỘ CỦA ÔNG TRƯƠNG SÂN PHU", mỗi chữ có kích thước chừng mười xăngtimét. Ở phía bên phải đằng trước ngôi mộ có một tấm bia. Trên bia chưa được khắc chữ gì...
Vào mùa thu năm 1948, Thẩm Dương được giải phóng. Ở công viên Bắc Lăng gần tấm bia Hạ Mã, là ngôi mộ của ông Trương Sân Phu và một tấm bia trắng trơn... Bà Lý Hương Hành cùng các con đã chuyển tới sống ở Đài Loan... Cháu của bà là Trương Lập Giao ở lại Đại lục và không đi cùng họ. Sau tháng Một năm 1949, anh ta không còn liên hệ gì với họ nữa.
Năm 1979, bác Lập Giao quay lại thăm mộ lần đầu tiên sau ba mươi năm. Ngôi mộ đã biến mất, những gì còn lại của ông nội tôi đã bị vứt rải rác khắp nơi. Nhưng tấm bia không chữ vẫn còn - như bà nội tôi đã tiên liệu, sự trống trơn đó đã bảo vệ nó khỏi sự xâm hại. Trong bức thư của mình, bác Lập Giao đã xin phép nhà cầm quyền để sửa chữa ngôi mộ và dựng một tấm bia có khắc chữ. Nhưng bởi vì ngôi mộ nằm ở một vị trí nổi bật trong một công viên, đây không phải là điều mà ông có thể tự ý làm được.
Con thứ hai và con cả của ông Trương Sân Phu có một tình yêu sâu sắc với Tổ quốc vĩ đại của chúng ta là đã trở về thăm quê nhiều lần, dành nhiều tâm huyết để xây đựng đất nước... Tôi nghe nói rằng gần đây ủy ban Trung ương Đảng đã đề xuất việc đẩy mạnh công tác Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài, để có thêm đồng minh và đạt được sự ủng hộ rộng khắp.
"Mặt trận Thống nhất" có ý chỉ các chính sách của Đảng Cộng sản để thu phục sự trung thành của những người Trung Quốc ngoài Đảng, bao gồm cả những người sống ở Hồng Kông, Đài Loan, và ở nước ngoài. Là một người kỳ cựu đối với các phong trào chính trị, bác Lập Giao biết rằng một lời yêu cầu cá nhân đại điện cho người chú sẽ không được để ý. Vấn đề này cần phải gắn với chủ nghĩa yêu nước, và nhất thiết phải mô tả nó như là một vấn đề của dân tộc, chứ không phải chỉ của gia tộc. Cả cuộc đời của ông nội tôi đã bị gò ép trong khuôn khổ đó, và bây giờ thậm chí cả khi ông đã chết cũng vẫn noi theo nếp đó.
Chính quyền không hồi âm ngay lập tức. Hai tháng sau bác Lập Giao viết lá thư thứ hai, tiếp tục đề nghị chính quyền hỗ trợ và nêu rõ rằng ông sẽ chịu mọi phí tổn liên quan đến việc khắc bia. Vào tháng Mười một năm sau, sau khi lời đề nghị đã được phê đuyệt, một tấm bia mới cuối cùng đã được đựng lên ở mộ của ông nội tôi. Bác Lập Giao viết lá thư cuối cùng, có nhan đề "Giấc mơ ấp ủ từ lâu của tôi và gia đình tôi ở trong và ngoài Trung Quốc đã được thực hiện."
Bởi vì tấm bia không chữ nay đã thành tấm bia có chữ, con cháu của chúng tôi sẽ có nơi để thờ cúng cha ông yêu dấu của mình. Về vấn đề này, chúng cảm thấy thật là may mắn.
Bác Lập Giao mất vào tháng Hai năm 2006, gần một năm sau khi tôi ghé thăm gia đình ông ở Cáp Nhĩ Tân. Ông đã sống đủ lâu để nhìn thấy ba người con của mình ổn định công ăn việc làm tại chính trường đại học nơi ông đã từng giảng dạy, và một đứa cháu gái cũng theo học tại trường. Năm 1985, ông được nhận bằng khen giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, và là người duy nhất trong trường đại học nơi ông công tác được nhận vinh đự này. Đối với gia đình ông, điều này làm dịu đi những nỗi đau mà ông đã phải gánh chịu. "Đối với cha tôi, người đã phải sống qua thời kỳ đó, tôi nghĩ rằng ông là người có tấm lòng quảng đại," chị Ân Kiều con gái ông nói với tôi. "Mọi người quý mến sự hòa nhã của ông. Có tới bốn trăm người đã tham đự đám tang của ông. Chúng tôi không ngờ lại đông tới như vậy."
Cho tới tận lúc chết, chị nói, bác Lập Giao vẫn tin vào Đảng Cộng sản. Ông không bao giờ nói về việc các cuộc tấn công chính trị đã đẩy cha mình tới chỗ tự tử. Ông cũng không đay nghiến về những gì đã phải chịu đựng. Cha tôi nói rằng đã nhiều lần ông hỏi bác Lập Giao về những trải nghiệm của ông trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nhưng bác Lập Giao không bao giờ nói ra cả. "Cha tin rằng bác Trương Lập Giao đã thực sự bị tẩy não," cha tôi nói. "Bất cứ khi nào ông ấy nói về chuyện đó, ông ấy sẽ chỉ nói về mọi việc đã từng tốt đẹp như thế nào, Đảng Cộng sản đã từng tốt đẹp như thế nào. Cha nghĩ cho đến tận cuối đời ông ấy vẫn sợ hãi. Nhiều người đã phải chịu quá nhiều đau khổ lại nghĩ rằng hiện tại cũng chỉ là một phong trào chính trị khác. Họ không bao giờ chắc chắn rằng mọi việc sẽ không lại như thời kỳ đó."
Con gái của bác Lập Giao lại có một cách điễn giải khác. "Cha tôi không bao giờ kể cho cha cô nghe những điều này," chị nói với tôi. "Tôi nghĩ rằng ông cảm thấy cha cô sống ở nước ngoài, đây là vấn đề bê bối riêng của dân tộc." Theo cách nghĩ của chị, không phải sự sợ hãi mà là sự hổ thẹn đã khiến cha chị im lặng.
o O o
Vào ngày cuối cùng của năm 2005, tôi đến thăm mộ ông nội ở một công viên Thẩm Dương. Trong buổi sáng lạnh lẽo, không khí bùng lên với mùi than bị đốt cháy, mặt trời lơ lửng trên không trung lạnh lẽo và nhợt nhạt như một trái chanh.
Công viên nhan nhản những người, hầu hết là những người đã về hưu. Các ông già uể oải chạy bộ, trong khi các bà già tập thái cực quyền dưỡng sinh. Trên một cây cầu dành cho người đi bộ, tôi dừng lại nhìn xuống hồ ở bên dưới, nơi tuyết đã được dọn sạch để tạo ra một đường trượt tuyết hình bầu dục. Mọi người trượt với tư thế thu mình lấy đà của các nhà trượt tuyết thi đấu trong giải vô địch. Một người phụ nữ trung niên mặc nhiều lớp quần áo, đeo mặt nạ phẫu thuật trùm kín mặt - phụ kiện phổ biến trong mùa đông khắc nghiệt ở Thẩm Dương. Khi tôi đứng nhìn, bà cố gắng trượt về phía trước được một lúc, giữ thăng bằng trên một chân với chân kia duỗi dài ra đằng sau. Bà gần như bị ngã nhào ra đằng trước, lấy lại thăng bằng, và nhìn xung quanh xem có ai để ý không.
Tôi tiếp tục đi cho tới khi đến chỗ hai tấm bia Hạ Mã, một đôi cột trụ có khắc ván tự Mãn Châu đánh đấu sự bắt đầu của "đoạn đường thần thánh" đến lăng mộ của hoàng đế nhà Thanh. Ở bên tay trái, tôi thấy một ngôi mộ trên một khoảnh đất nhỏ được phát quang sạch sẽ bao quanh bởi các cây thông.
Tấm bia đánh đấu ngôi mộ của ông nội tôi cao khoảng sáu mét, làm bằng xi măng màu xám khắc các chữ màu đỏ:
TƯỞNG NIỆM ÔNG TRƯƠNG SÂN PHU MỘT KỸ SƯ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP MỎ TRUNG QUỐC QUÊ Ở TỈNH CÁT LÂM, HUYỆN CỬU ĐÀI, LÀNG LỤC ĐÀI
1898-1946
Tôi chậm rãi đọc những dòng chữ khắc trên bia mộ, từng từ một, và cảm thấy được an ủi. Bài văn bia chỉ gồm bốn dòng và đưa ra những thông tin bình dị nhất - nhưng tất cả đều đúng sự thực. Không có điều gì bị làm giả, chính trị không xâm phạm vào những dòng chữ này. Nếu bạn phải mô tả một cuộc đời trong ba mươi lăm chữ tượng hình tiếng Hán, thì đây dường như là một sự đánh giá đúng đắn đối với một con người - năm sinh và năm mất, công việc, quê quán, và tên họ.
Tôi đứng đó nhìn tấm bia, không biết là nên làm gì để đánh dấu địp này. Tôi không quỳ lạy khấn vái hay đốt vàng mã, chỉ đơn giản là đứng trước ngôi mộ của ông nội tôi. Không ai làm phiền tôi. Một vài người đàn ông chơi đá cầu ở gần bia Hạ Mã, nhưng họ không làm ảnh hưởng gì đến tôi. Cuối cùng tôi cũng phải đi, vì trời quá lạnh.
Khi tôi đi khỏi, một người đàn ông đi xe đạp ngang qua. Một chiếc đài casstte buộc vào đằng sau xe của anh ta đang bật bài hát phổ biến năm đó của những người đi trú, một bài hát từ một nơi rất xa, nơi mỗi đường phố đều có nhà máy.
Anh yêu em
Yêu em
Như chuột yêu gạo
Dù cho bao gió mưu
Anh sẽ luôn ở bên em
Khi tôi nghĩ về cuộc đời ông nội tôi, hầu như toàn là nỗi buồn về cơ hội đã mất. Khi còn là một thanh niên, ông đã rời nhà - đến Bắc Kinh, đến Mỹ - để theo đuổi việc học hành và để phục vụ đất nước. Ông đã sống trong môi trường nước ngoài, và đã đấu tranh để tìm được mục đích sống, nhưng lúc nào ông cũng làm việc chăm chỉ. Cảm giác trách nhiệm đã đưa ông đến thăm mỏ Phú Thuận mặc cho nhiều lời can ngăn. Trong đêm mùa đông cuối cùng của cuộc đời mình, khi những người đàn ông có vũ trang nhảy lên chuyến tàu đâm ông bằng lưỡi lê, tất cả những chuyện học hành và cố gắng đó đã trở thành vô nghĩa. Đó là loại vũ lực tàn bạo nhất; trước những thứ vũ khí đó, lý tưởng của một con người chẳng có nghĩa lý gì.
Nhưng tôi có cảm giác không phải là một sự tình cờ khi mọi việc diễn biến như nó đã xảy ra. Khi đọc nhật ký của ông nội, hay nhìn những người lớn tuổi quây lấy Mẫn và chị cô trong đám cưới ở làng, tôi cảm thấy tựa như đang chứng kiến mối quan tâm lo lắng đến gia tộc và dân tộc bao trùm tất cả, và chúng bó buộc rất nhiều người - hàng triệu hàng triệu người - trong những cuộc đời mà họ không bao giờ muốn lựa chọn. Nếu không phải vì lợi ích của dân tộc, ông nội tôi sẽ không trở thành một kỹ sư mỏ, và ông sẽ không phải đến mỏ Phú Thuận. Nhưng ông sinh ra là người Trung Quốc, vì vậy ông đã làm những điều đó. Đó cũng là lý đo tại sao bác Lập Giao và bác Triệu Hồng Chí lại ở lại vào mùa thu năm 1948, đó cũng là lý đo vì sao cha tôi lại kìm nén nhiều cảm xúc như vậy. Nó cũng dẫn đến việc bác Nellie của tôi bày tỏ cảm xúc của mình qua thi ca, và nó cũng khiến cho các con của bác Lập Giao không nhắc nhiều đến quá khứ. Chỉ có Trương Hồng chọn cách nhớ lại những ký ức đau buồn, và đối với ông ta ký ức này đã trở thành một loại tra tấn.
Và có lẽ, tôi, cũng như vậy, có nhiều tính cách Trung Quốc hơn là tôi biết. Bởi vì giờ đây tôi đã hiểu tất cả những điều đó - hiểu tại sao một con người lựa chọn không kể lại câu chuyện của mình, hay không thể kể lại, hay không thừa nhận về bất kỳ cảm xúc nào, bởi vì cảm xúc sẽ lấn át bạn theo một cách khác. Tôi hiểu bài thơ mà bác Nellie viết cho cha mình, trong đó bác cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình, gò ép nỗi buồn cá nhân thành một điều thích hợp và có tầm quan trọng hơn. Trong những vần thơ cuối cùng, bác không kiềm chế nổi - Nhưng con ghét điều ấy! Cha ơi - cảm xúc dâng trào, vết thương bí mật đột nhiên mở toang cho cả thiên hạ biết.
Tìm hiểu về câu chuyện của gia tộc cũng thay đổi cách nhìn của tôi về các đô thị nhà máy ở miền Nam. Có nhiều điều để không ưa thế giới những người di trú của Mẫn và Xuân Minh: chủ nghĩa vật chất, tham nhũng, tính thô tục của cuộc sống hằng ngày. Nhưng giờ đây họ có cơ hội để rời làng quê thay đổi vận mệnh của mình, để tưởng tượng ra một cuộc sống khác hẳn và biến nó thành hiện thực. Cuộc hành trình mà ông nội tôi đã thực hiện là một trong nhiều triệu cuộc hành trình mà các thanh niên thực hiện hằng ngày - họ rời nhà, họ đến một miền đất lạ, họ làm việc chăm chỉ. Nhưng giờ đây mục đích của họ không phải là thay đổi vận mệnh của đất nước Trung Quốc. Họ quan tâm đến vận mệnh của chính mình, và tự đưa ra những quyết định. Nếu đó là một thế giới xấu xí, ít nhất đó vẫn là thế giới của riêng họ.
Có lẽ đất nước Trung Quốc trong thế kỷ hai mươi đã phải trải qua quá nhiều điều sai lầm khiến nhân dân không thể bắt đầu lại như xưa, lần này họ theo đuổi những mục đích cá nhân và loại bỏ gánh nặng của gia đình, lịch sử, và dân tộc. Trong một thời gian dài tôi đã nghĩ Đông Quản là một thành phố không có quá khứ, nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng không hẳn là như vậy. Quá khứ luôn ở đó, gợi nhớ lại cho chúng tôi: lần này - có lẽ, hy vọng là như vậy, chống lại mọi bất lợi - chúng ta sẽ đi đúng hướng.
o O o
Người họ hàng cuối cùng mà tôi nói chuyện về lịch sử gia tộc là cô Irene, em gái cha tôi. Cô chỉ mới bảy tuổi khi cha mất, và cô chỉ có một ký ức về ông: ông quay về nhà sau một chuyến công tác với hàng ria mép chưa cạo, ông thơm vào bụng khiến bà cô ngặt nghẽo.
Sau khi mất, ông nội tôi vẫn tồn tại trcng cuộc sống của các con mình. Khi cô Irene quá mệt mỏi với việc học hành, bà nội tôi sẽ nói: "Cha con đã hy sinh vì Tổ quốc. Con phải học hành chăm chỉ để noi gương cha." Bắc Kinh có mười hai tuyến xe điện, tất cả đều được đặt tên theo các liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc, chú Luke của tôi nhớ rằng đã từng đi trên tuyến xe điện Trương Sân Phu khi còn nhỏ. Một mỏ trong khu liên hợp Phủ Thuận được đặt tên là mỏ Sân Phu, một con đường ở Thẩm Dương được đặt tên là đường Sân Phu, và nhà ga biệt lập nơi ông bị lôi ra khỏi tàu hỏa và bị giết chết được đổi tên là Trương Sân Phu. Với sự hy sinh của mình, ông nội tôi đã được khắc ghi vào sông núi Trung Hoa. Nhưng rồi tất cả những cái tên này đã bị đổi lại sau khi Đảng Cộng sản giành được quyền lực.
Một lần khi cô Irene đang học trung học cơ sở ở Đài Loan, lớp học của cô đi tham quan. Họ nhìn thấy một hiện vật trưng bày về một người đã bị giết, với mô tả về vụ giết người và những bức ảnh về cái xác đầy vết thương của ông. "Cô đã nghĩ, "Người đàn ông tội nghiệp"," cô Irene nhớ lại, "rồi cô nhìn thấy tên của cha mình." Cô ngất đi. Những bức ảnh đó là một phần trong chiến địch tuyên truyền chống cộng của chính phủ, nhưng trước đó cô Irene chưa bao giờ nhìn thấy chúng. Cô thậm chí còn không nhận ra gương mặt cha mình - chỉ nhận ra tên của ông.
Trong số những người con đã rời Trung Quốc, cô Irene là người duy nhất biết về mẹ mình khi đã là người lớn. Chị và các anh trai đi sang Mỹ rồi, cô ở một mình với mẹ và được nghe rất nhiều câu chuyện của mẹ. Sau khi sang Mỹ, cô Irene quay lại Đài Loan và ở bên bà nội tôi vào mùa hè khi bà mất. Nhiều người đã chia sẻ ký ức của mình với tôi, nhưng ký ức của cô Irene lại khác. Theo lời kể của cô, bà nội tôi là một người phụ nữ có tư tưởng độc lập, người đã chống lại truyền thống và luôn mong muốn được đi ra nước ngoài, ông nội tôi là một người trẻ tuổi nổi loạn, người mà lý tưởng yêu nước đã tạo nên một hố sâu ngăn cách với gia đình ông. Gánh nặng của thế hệ ông nội tôi đã khiến mọi việc đều được nhìn nhận bằng các thuật ngữ chính trị, nhưng những câu chuyện của cô Irene đã mang lại sắc thái cá nhân cho cuộc sống của họ.
Hối tiếc cho đến tận cuối đời. Nhiều người đã nói với tôi rằng những từ này, được khắc trên các đồ tùy táng của ông cố nội tôi, thể hiện sự hối tiếc của ông đối với việc quân Nhật chiếm đóng Mẫn Châu. Nhưng cô Irene có cách diễn giải khác. Khi ông nội tôi quay về nhà sau bảy năm ở nước Mỹ, cha của ông muốn ông ở lại Lục Đài để trông nom điền sản của gia đình, ông cố nội đã rất giận đữ khi chàng thanh niên quyết định đi xa nhà. Cuộc xâm lược của Nhật Bản đã cắt đứt liên lạc giữa cha và con mà không cho họ cơ hội hòa giải. "Đó là sự hối tiếc với cách đối xử với con cái của ông," cô tôi nói. Câu chuyện của cô về cái chết của ông nội tôi cũng có sự khác biệt. Khi ông nằm đó hấp hối vì các vết thương, theo nhiều nguồn tài liệu mà tôi đã đọc, ông nội tôi nghĩ về bổn phận của mình đối với đất nước. Tôi là người của chính phủ trung ương, ông đã nói. Chết vì bổn phận của mình, tôi không có điều gì hối hận. Nhưng cô Irene nói với tôi rằng ông đã cố gắng viết điều gì đó lên một mảnh giấy, dùng chính máu của mình để viết. Một trong những người thuộc nhóm của ông trốn thoát được mà không bị thương, và ông ta đã đưa mảnh giấy đó cho bà nội tôi. Mảnh giấy đó chỉ có vài chữ. "Mẹ của cô không thể luận được nhiều chữ trong đó," cô Irene nói, "nhưng bà có thể đọc thấy tên mình."
Trong tất cả những điều mà tôi đã đọc và nghe về ông nội tôi, tôi không tìm thấy dấu vết nào của cá nhân - cả cuộc đời ông dường như tập trung vào việc cứu dân tộc Trung Hoa. Đó là hình ảnh của một người đàn ông thể hiện trong những bức thư và trong các cuốn nhật ký của ông. Tôi muốn yêu thích ông, nhưng tôi càng tìm hiểu về ông bao nhiêu thì ông đường như càng xa lạ bấy nhiêu. Ông giống như một người biến mất bên trong câu chuyện của chính mình, và điều này đối với tôi thật kinh khủng. Nhưng có lẽ còn một vài điều nữa - một vài điều mà tôi không thể thấy, từ những ánh sáng le lói trong các câu chuyện mà cô Irene kể cho tôi.
TÔI KHÔNG ĐỊNH nói chuyện với cô Irene, bởi lúc ấy cô còn quá nhỏ chắc gì có thể nhớ về cuộc sống và cái chết của cha mình. Tôi đã nói chuyện với cha tôi, bác Nellie, bác Luke, gia đình bác Lập Giao, và nhiều người họ hàng khác. Tất cả mọi người đều có cách che đậy những câu chuyện của mình, thậm chí ngay cả khi kể lại các câu chuyện đó.
Chúng tôi không biết nhiều về lịch sử của gia đình. Chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội nói chuyện về điều đó.
Thực tế là kinh nghiệm của tôi với Trung Quốc rất nông cạn.
Cha của ông nội tôi. Không ai biết tên ông ấy cả.
Hàng tháng sau khi tôi đã nói chuyện với tất cả mọi người, một hôm cô Irene gọi điện cho tôi. Cô nghe tin tôi đang viết một cuốn sách, nên cô muốn nói về bà nội tôi.
"Hãy để cô kể cho cháu nghe," cô nói, "các anh trai và chị gái của cô không biết về bà nội như cô biết đâu." Tôi không có ý nghĩ là sẽ hỏi về bà nội. Bà không bao giờ đi xa nhà, bà không để lại giấy tờ viết tay nào cả. Cuộc đời bà có nhiều điều để tìm hiểu chăng? Nhưng nhiều trong số những chi tiết sống động nhất về lịch sử gia tộc tôi - mâu thuẫn giữa bà nội tôi và cha chồng, việc ông nội tôi bị đánh theo gia pháp - đều đo cô Irene cung cấp. Sau cuộc trò chuyện qua điện thoại đầu tiên của chúng tôi, cô gửi cho tôi một e-mail. Về mặt cảm xúc, bức thư này không hề giống với bất kỳ cảm xúc nào mà những người khác trong gia đình đã bộc lộ.
Mẹ của cô (là bà nội cháu) sinh ra trong một gia đình Trung Quốc hết sức truyền thống, với gia quy hà khắc. Bà đã được hấp thụ nền giáo dục rất cao, một điều hết sức bất bình thường đối với một phụ nữ vào thời đó. Sau đó bà rất thành công trong sự nghiệp. Bà đã một tay dạy đỗ các con nên người trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt với nguồn tài chính hạn hẹp. Cô rất yêu bà và vô cùng kính trọng bà. Cô chỉ hiểu rõ bà sau khi các anh trai và chị gái rời khỏi nhà.
Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi của chúng ta, cô bắt đầu nghĩ về những thay đổi, thách thức mà phụ nữ Trung Quốc phải đối mặt, có lẽ đó là lý đo tại sao phụ nữ Trung Quốc lại mạnh mẽ như vậy. Trong gia đình chúng ta, bà nội, cô, và cháu, ba thế hệ này bao trùm cả trăm năm lịch sử với những biến động quan trọng nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Chúng ta đã hy sinh, đau khổ, rồi chúng ta lại đứng đậy.
Cô mong nhận được hồi âm của cháu và nói chuyện với cháu.
Thương yêu,
Cô Irene
Cô nói với tôi rằng cô đã "nghỉ hưu một nửa" trên cương vị CEO của một công ty công nghệ sinh học của Mỹ. Nhưng chúng tôi vẫn phải lên lịch cho cuộc điện đàm trước một tuần; chồng cô, người đã nghỉ hưu hoàn toàn, sắp xếp các việc hậu cần giúp cô. Ở Trung Quốc ngày nay, những người phụ nữ như cô tôi gọi là nu qiangren (nữ cường nhân). Vào thời gian đã hẹn trước, tôi nhấc điện thoại gọi cho cô Irene, và đây là cách cô bắt đầu câu chuyện của mình: Cô sẽ kể cho cháu những gì cô biết.
Chương 15: Sức khỏe hoàn hảo
Thỉnh thoảng Xuân Minh lại nói tiếng Anh trong lúc ngủ mơ. Cô thấy mình đang ở một nơi với người nước ngoài, giống như thư viện Đông Quản, cô trò chuyện với họ bằng tiếng Anh và họ đáp lại.
Tôi hỏi Xuân Minh cảm giác thế nào khi mơ thấy một ngôn ngữ mà bạn không thể nói.
"Em không thể mô tả được," cô nói. "Tất cả những gì em biết là trong giấc mơ đó em nói tiếng Anh."
Trong một số buổi học mà cô đã tham dự ở lớp Tiếng Anh kiểu dây chuyền lắp ráp, Xuân Minh vẫn còn chưa thuộc hết bảng chữ cái. Để phát âm, cô dựa vào bảng chữ cái phiên âm quốc tế, hệ thống ký hiệu thường được sử dụng để học ngoại ngữ. Những ký hiệu kỳ quặc này trở thành chìa khóa của cô đối với việc học tiếng Anh, một dãy các cánh cửa bị khóa mà đằng sau đó ngôn ngữ đang chờ đợi để được giải thoát là tuôn ra như thác lũ. "Em nghĩ rằng bí quyết của việc học tiếng Anh là các ký hiệu ngữ âm," Xuân Minh nói với tôi. Có nhiều người nói về việc học tiếng Anh, nhưng không có ai mà tôi từng gặp lại mang vào đó nhiều ý nghĩa hơn Xuân Minh.
Nếu tôi học tiếng Anh, tôi có thể nhìn thấy thế giới nhiều hơn. Tôi có thể tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Tôi muốn tìm kiếm nhiều loại hình hạnh phúc mới. Nếu tôi không học tiếng Anh, tôi sẽ luôn cảm thấy giới hạn của cuộc đời mình.
Tháng Chín năm 2005, chín tháng sau khi cô tới thăm Bảo tàng Khoa học Đông Quản, Xuân Minh lại đến gặp ông Ngô. Có khoảng một tá các cô gái trẻ đang theo học tại trường này, các lớp học vẫn được tổ chức tại căn hộ của ông ta. Họ học và ở trọ tại đó miễn phí và lần lượt nấu các bữa ăn. Để đổi lại, họ biên soạn giáo trình cho dự án soạn sách giáo khoa của ông Ngô. Các học viên sống trong các phòng ngủ chật hẹp đằng sau phòng học. Mỗi phòng có bốn chiếc giường tầng, với quần áo treo đầy trên các khung giường và các xô nước đặt trên sàn nhà. Các căn phòng này giống như căn phòng trong ký túc xá của công nhân nằm trong khuôn viên một nhà máy.
Ông Ngô vắng nhà khi chúng tôi đến. Học sinh cũ của ông, cô giáo tiếng Anh Lưu Nghi Hà, dẫn chúng tôi đi xem một vòng. Ngày hôm nay bị cắt điện, Xuân Minh đi qua các căn phòng ngột ngạt bĩu môi tỏ vẻ chê trách.
"Chúng em ở đây hầu như cả ngày," một học viên tên là Tiêu Dung Lệ nói. "Thầy Ngô không cho chúng em ra ngoài."
"Ông ấy không cho các cô ra ngoài à?" Xuân Minh trông có vẻ lo lắng.
"Ông ấy cho rằng việc đó không tốt cho chuyện học hành."
"Một khi cô ra ngoài, cô sẽ bắt đầu nghi ngờ," Lưu Nghi Hà giải thích. "Đó là lý đo tại sao các cô gái ở đây đều cắt tóc thật ngắn."
"Ai cũng phải cắt tóc à?"
"Phải, vì vậy họ sẽ không bị phân tán tư tưởng về việc làm đẹp."
Tôi nói chuyện với Tiêu Dung Lệ bằng tiếng Anh, cô nói nhanh và tự tin. Cô hai mươi tuổi, đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Cô đã từng làm việc ở một nhà máy của Samsung và đến học tiếng Anh kiểu dây chuyền lắp ráp một năm về trước. Bây giờ cô học mười tiếng một ngày.
"Cô có học vào ngày cuối tuần không?" Tôi hỏi.
Tiêu Dung Lệ phải hỏi tôi bằng tiếng Trung từ "weekend" (ngày cuối tuần) nghĩa là gì.
Có, cô nói, cô cũng học cả vào ngày cuối tuần.
Tôi hỏi cô tại sao cô lại đến Đông Quản, và cô im lặng một lúc. Đổi sang nói bằng tiếng Trung, tôi hỏi liệu cô có hiểu câu hỏi đó không.
"Đó là một câu chuyện dài," cô nói nghiêm túc. "Em đang cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào để diễn đạt được."
Cuối cùng, bằng tiếng Anh: "I came to Dongguan to work." (Em đến Đông Quản để làm việc.)
Cô muốn trở thành một người phiên địch đồng bộ, một lựa chọn nghề nghiệp kỳ lạ ở Đông Quản, nơi không có nhu cầu nhiều về các phiên dịch tầm cỡ Liên Hợp Quốc. "Thầy giáo của chúng em nói rằng đó là mức cao nhất của việc học ngoại ngữ," cô nói. "Em muốn đạt được mức cao nhất ấy." Rõ ràng là Tiêu Dung Lệ không nghĩ nhiều về việc cô sẽ làm gì với tiếng Anh, điều đó sẽ tính sau. Giờ đây cô chỉ quyết tâm một cách đơn thuần.
SAU ĐÓ CHÚNG TÔI GẶP ÔNG NGÔ tại một quán cà phê gần căn hộ của ông ta. Tôi lắng nghe một phần câu chuyện khi ông ta nói với Xuân Minh về bộ óc, tay phải, tay trái, nhãn cầu. Tôi để ý rằng sau mỗi câu ông ta đều khẽ mỉm cười - có lẽ ông ta đã đọc trong một quyển sách rằng như vậy sẽ khiến người ta yêu thích ông ta hơn.
"Các học viên của chúng tôi có thể làm sáu trăm câu trong vòng một giờ." Mỉm cười.
"Sáu trăm câu cơ à..."
"Không phải tất cả, chỉ những người xuất sắc nhất," ông Ngô đính chính lại một cách nhanh chóng.
"Ý ông là, họ có thể đọc sáu trăm câu trong vòng một giờ?" Xuân Minh hỏi.
"Đọc ư? Không! Họ có thể đọc một trăm lẻ tám câu trong một phút! Tôi đang nói về chuyện viết lách."
Xuân Minh quay sang tôi. "Chị có thể viết được sáu trăm câu trong vòng một giờ không?"
"Tôi đảm bảo rằng cô ta không thể làm được đâu," ông Ngô nói đầy vẻ tự Mẫn. Mỉm cười.
Tôi cân nhắc việc chỉ ra rằng điều này có lẽ không phải là kỹ năng quan trọng nhất, nhưng tôi quyết định không nói gì. Đầu tôi bắt đầu đau buốt.
"Vậy điều ông vừa nói có nghĩa là tiềm năng của hầu hết mọi người đều đang không được phát triển," Xuân Minh nói. "Tôi đồng ý với điều đó." Cô có vẻ ấn tượng với lời quảng cáo của ông Ngô, và cô hỏi về học viên giỏi nhất của ông ta. "Thế Lưu Nghi Hà thì sao? Ông có cho rằng cô ấy đã làm tốt không?"
"Cô ấy thì cũng ổn," ông Ngô nói. "Rốt cuộc là, cô ấy đã học ở trường của tôi được một năm. Nhưng về mặt viết câu, cô ấy không thể sánh được với các học viên khác. Cô Tiêu Dung Lệ đó có thể viết được sáu trăm câu trong mội giờ đấy."
Xuân Minh hỏi về các quy tắc của trường. Ông Ngô cấm các học viên ra ngoài vào ban đêm và đánh thức họ dậy vào sáu giờ sáng hằng ngày để tập thể dục. Họ được phép ra ngoài mỗi tuần một lần, vào các tối Chủ nhật, để mua vật dụng cá nhân cần thiết, mỗi cô gái được gọi điện thoại về nhà mỗi tháng một lần. Các cô bị cấm có khách đến chơi. Tất nhiên, ông Ngô nói, học viên lớn tuổi hơn như Xuân Minh có thể thuê một căn hộ gần đó và chỉ cần lên lớp vào ban ngày. Nhưng nếu không có sự tận tâm tuyệt đối, thì ông hoài nghi về các cơ hội của cô. "Học hành là một công việc gian khổ," ông ta nói gay gắt, lần này ông ta quên phải mỉm cười.
XUÂN MINH THÍCH Ý TƯỞNG của sự toàn tâm toàn ý và sự biến đổi, nhưng cô chần chừ trước điều kiện sống trong trường và sự cách trở của khu vực sống đó. Trong lúc đó, cô vừa mới đầu tư vào một công ty mới. Bỏ việc để đi học tiếng Anh - một vụ đầu tư mà phải ít nhất một năm nữa mới nhận được lãi - sẽ khiến cho tất cả bạn bè cô ngạc nhiên. Trên chuyến xe buýt trở về nhà, cô nghiền ngẫm về việc này. "Bạn bè mà nghe tin em vừa mới mở một công ty rồi lập tức rút lui để đi học tiếng Anh, thì họ sẽ nghĩ em là con người rất kỳ quặc."
"Nhưng tôi cá lá họ sẽ cảm thấy ghen tị đấy," tôi nói, nghĩ lại tất cả các lần mà những con người xa lạ bộc lộ sự ngưỡng mộ đối với tiếng Anh của tôi.
"Em không biết," Xuân Minh nói. "Nhưng sau khi em học tiếng Anh và kiếm được việc làm mới, đó là khi họ sẽ thấy được thành quả của em." Ở bên ngoài cửa sổ xe buýt, các nhà máy đã lên đèn. "Em có thể cắt đứt mọi liên lạc với bạn bè trong vòng hai năm," Xuân Minh nói, "khi học xong em có thể gặp lại họ." Cô đang chuẩn bị, có lẽ vậy, từ bỏ thế giới. Nhưng cô lại đang ở bên ngoài, đó là nơi mà sự ngờ vực bắt đầu.
o O o
Hai tháng sau tôi mới gặp lại Xuân Minh. Cô về nhà để thăm gia đình. ("Ở nhà lúc nào cũng vậy. Thậm chí còn nghèo hơn trước.") Cô đã nhổ hai cái răng để chuẩn bị đeo nẹp, phương án cô đã chọn thay vì làm răng giả bằng sứ. Vào một buổi tôi khi đang quay về Đông Quản, cô ngồi trong xe ô tô của một người bạn khi một chiếc Toyota phóng nhanh qua giao lộ nơi họ đang dừng lại, đâm vào bên trái xe, và rồ máy chạy mất. Người đàn ông ngồi ở ghế trước phải nhập viện, khâu mấy mũi ở đầu. Xuân Minh, người ngồi ở băng sau gần chỗ chiếc xe bị đâm, bị trật khớp vai.
Tôi gặp cô hai ngày sau vụ tai nạn. Cô vẫn còn đau, không thể nhấc tay lên được. "Khi nghĩ về chuyện này, em cảm thấy thực sự sợ hãi," cô nói. "Cô phải thực sự trân trọng những gì mình đang có." Chúng tôi ngồi trên chiếc tràng kỷ trong căn phòng ở tầng trên của cửa hàng bán phụ tùng máy móc. "Em đã bắt gặp một cơ hội mới," Xuân Minh nói. "Bất cứ khi nào em nghĩ về nó, em lại cảm thấy giấc mơ của em đã trở lại."
Tôi chờ đợi.
Cô thì thầm hai từ: "Bán hàng trực tiếp."
Hoàn Mỹ, công ty cô đã làm việc vào năm 1996, không bị giải thể sau khi có lệnh cấm của chính phủ đối với truyền tiêu, bán hàng mạng lưới. Nó đã trang bị lại ngành kinh doanh của mình và mở rộng phạm vi sang một loạt mặt hàng chăm sóc sức khỏe: các thức ăn giàu chất xơ, thuốc axít amin, các sản phẩm bổ trợ từ phấn hoa. Công ty đang làm ăn phát đạt, cả ba ông chủ sáng lập công ty là người Malaysia gốc Hoa đều lái xe Mercedes- Benz. Xuân Minh bắt đầu ăn sáng hằng ngày bằng bột đinh đưỡng Hoàn Mỹ pha với nước và bán các sản phẩm cho bạn bè cô.
Trong chốc lát cô đã trở thành chuyện gia về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Chỉ có năm phần trăm dân số khỏe mạnh và bảy mươi phần trăm "sức khỏe tốt giả tạo," cô nói cho tôi biết. Triệu chứng của sức khỏe tốt giả tạo, theo một trong những cuốn sách chăm sóc sức khỏe mới của cô, là dễ mệt mỏi, ngủ mơ nhiều, dễ bị kích động, hay bị cảm, thiếu tập trung. Phần lớn cuộc trò chuyện của cô là về các chức năng của cơ thể, với các giai thoại liên quan đến bạn bè và các nhân vật lịch sử như bà vợ Tưởng Giới Thạch. Tôi có một người bạn đã không làm sạch ruột trong bốn ngày liền. Tống Mỹ Linh thường làm sạch ruột của bà ấy để loại bỏ chất độc.
Xuân Minh bắt đầu tham đự các buổi học thúc đẩy động lực cho các nhân viên bán hàng của Hoàn Mỹ. Cô lấy bút của tôi và viết:
Đọc 10.000 quyển sách không bằng đi 10.000 dặm.
Đi 10.000 dặm không bằng gặp 10.000 người.
Gặp 10.000 người không bằng có được một người thành đạt chỉ cho bạn đường đi nước bước.
Có được một người thành đạt chỉ cho bạn đường đi nước bước không bằng cùng người đó đi tới thành công.
Cô đặt bút xuống. "Đó là nội dung của buổi học."
Tôi hỏi Xuân Minh làm thế nào mà cô lại quay lại lĩnh vực này. Vài tháng trước, một người bạn cũ từ thời truyền tiêu liên lạc với cô. Anh ta quay lại Hoàn Mỹ và muốn cô là thành viên trong mạng lưới của anh ta. Các nhân viên bán hàng hưởng lợi tức trên doanh số của tất cả các nhân viên cấp dưới, và anh ta nhớ rằng Xuân Minh rất có tài năng trong lĩnh vực bán hàng. Anh ta bảo cô rằng, ngành công nghiệp bán hàng trực tiếp bây giờ là hợp pháp và đưa cho cô đĩa DVD quảng cáo của Hoàn Mỹ. Cô lúc đó đang chú tâm vào công ty mới nên bảo anh ta cô không hứng thú với việc nàv.
Một hôm, Xuân Minh nghe trên mục tin tức rằng chính phủ đã thông qua một đạo luật hợp pháp hóa việc bán hàng trực tiếp; bạn cô, hóa ra là đã nói sự thật. Cô tìm lại chiếc DVD mà anh ta đưa cho cô và bật lên xem. "Vào những năm 1980, những người sản xuất băng cassetle đã kiếm được rất nhiều tiền," người kể chuyện trong bộ phim nói. "Vào những năm 1990, Internet đã tạo ra nhiều triệu phú. Thế kỷ hai mốt là kỷ nguyên phát triển rực rỡ của bán hàng trực tiếp. Nếu bạn loại bỏ bán hàng trực tiếp, là bạn loại bỏ cơ hội thành công." Bộ phim không phủ nhận rằng mọi người nghi ngờ ngành công nghiệp này - trên thực tế, những nghi ngờ này là hạt nhân của những lời tranh luận. Càng nhiều người từ chối Hoàn Mỹ, thì càng nhiều cơ hội cho những người nắm lấy nó đầu tiên. Đây là một sự khơi gợi kiểu kinh Phúc âm, với một điểm khác biệt: nếu bạn đến với Chúa Jesus muộn trong đời, bạn vẫn có thể được cứu rỗi. Nhưng nếu bạn chậm chân trong việc gia nhập đội ngũ bán hàng trực tiếp, bạn sẽ mất mát về mặt tài chính cho tất cả những người xây dựng mạng lưới của họ trước bạn.
"Ngày nay từ trong tâm khảm bạn biết về cơ hội này," người đàn ông trong bộ phim nói. "Bạn không thể giả vờ là mình không biết."
XUÂN MINH BÁN CỔ PHẦN CỦA MÌNH ở công ty bán phụ tùng khuôn cho Phú Quý, đối tác làm ăn của cô. Cô rời khỏi cửa hàng và thuê một căn hộ rộng rãi ở khu phố buôn bán của Đông Quản. Tại lối vào, cô treo một tấm poster trải dài từ sàn đến trần nhà với hình ảnh khu nhà máy liên hợp Hoàn Mỹ bên đưới khẩu hiệu "Nguyên nhân Hoàn Mỹ, Cuộc sống Hoàn Mỹ". Cô mua những chiếc tủ kính cao, chất vào đó sữa tắm, thức ăn dinh dưỡng, và hỗn hợp đồ uống dạng bột. Các tấm poster dán quanh căn hộ quảng cáo lô hội, phấn hoa, sữa ong chúa, trà bổ đưỡng, quả sa cức, và "viên nang mềm vị tỏi" - "loại này tốt cho những người quá cân và đang chữa bệnh ung thư," Xuân Minh bảo tôi. Từ khu thương xá bán phụ tùng máy móc, cô đã chuyển tới sống ở một nơi trông giống như gian hàng triển lãm sản phẩm.
Hằng ngày cô dùng bốn sản phẩm của công ty: một bữa ăn giàu chất xơ để làm sạch bộ máy tiêu hóa, một loại trà bổ dưỡng, một loại bột gồm lô hội, khoáng chất, phấn hoa rất tốt cho da, và bột dinh dưỡng cho bữa sáng. Cô trông cũng không khỏe hơn hay yếu hơn so với trước kia, nhưng cuối cùng cô đã đi nẹp răng, làm tóc xoăn và nhuộm màu đa cam, màu bánh bí ngô. Cuốn kinh thánh mới của cô là Con đường dẫn tới giàu có bằng việc bán hàng trực tiếp: Các luận cứ chủ yếu, và cô học thuộc những sự kết hợp của thức ăn có thể ảnh hưởng xấu đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong mọi trường hợp, cô cảnh báo tôi, không được ăn thịt chó với tỏi. Tôi không được uống rượu cao lương và cà phê cùng một lúc. Danh sách "Một trăm điều cảnh báo đối với sức khỏe" chứa đầy đủ các triệu chứng dẫn đến chứng nghi bệnh: da khô hay da đầu - "Xem này, em nghĩ chị có triệu chứng này," Xuân Minh nói - hơi thở nặng mùi, hay nổi nóng, khó ngủ, khó tập trung, hay bị chảy nước mắt.
Sau khi chịu đựng hai buổi truyền giáo của Xuân Minh, tôi kết luận rằng, các nhà sáng lập ra công ty Hoàn Mỹ - những người Malaysia lái xe Mercedes, đại loại như thế - phải là các thiên tài. Sức khỏe là nỗi ám ảnh dân tộc ở Trung Quốc. Hầu hết người dân không có bảo hiểm sức khỏe và sống trong nỗi sợ hãi bị phá sản vì bệnh tật. Người Trung Quốc thích bàn luận về ốm đau và các phương thuốc dân gian các câu hỏi về khả năng sinh đẻ hoặc tình trạng đường ruột của một người được coi là những câu hỏi hoàn toàn bình thường, thậm chí là đối với những người mới gặp. Di sản nghìn năm của y học cổ truyền dựa trên việc điều chỉnh sự cân bằng giữa thức ăn và thảo mộc, khiến mọi người đều tự cho mình là chuyện gia. Trong chốc lát người Trung Quốc đã chuyển sang một thế giới dư dả ăn uống mà họ chưa kịp quen, nơi mà đồ ăn hại cho sức khỏe cũng giống như một thứ virus mà cơ thể họ chưa được miễn dịch. Ai cũng có thể thấy được những điều sẽ giúp họ cải thiện sức khỏe - bỏ thuốc lá, tập thể dục, ăn ít chất béo - nhưng toa thuốc của Hoàn Mỹ thì quyến rũ hơn, một phương thức chữa bệnh màu nhiệm trong vỏ bọc khoa học. Và nó có thể làm cho bạn trở nên giàu có.
"Trong vòng ba năm, em sẽ đạt được mục đích tự đo và độc lập về mặt tài chính," Xuân Minh nói. "Đến năm 2008, tối thiểu em sẽ có thu nhập từ một trăm nghìn đến hai trăm nghìn nhân dân tệ một tháng. Đến lúc đó em sẽ có ô tô riêng, và tự do trong việc sử dụng thời gian của mình. Em có thể đi bất cứ đâu em muốn, bất cứ khi nào em muốn."
Cuối cùng tôi đánh bạo hỏi cô: "Tại sao cô lại chọn bán hàng trực tiếp thay vì tiếng Anh?"
Cô gật đầu. Đây là một thói quen mới: khi nào tôi đặt câu hỏi thì cô sẽ gật đầu, vì giờ đây cô luôn có câu trả lời. "Nếu chị không làm bán hàng trực tiếp hôm nay, chị không thể làm việc đó vào ngày mai," cô nói. "Nếu em tham gia hôm nay, em có thể thuyết phục bạn bè tham gia mạng lưới của mình. Nếu em đợi đến ngày mai, thì ngược lại em sẽ thuộc mạng lưới của họ. Trong một hoặc hai năm sau khi em kiếm đủ tiền, em sẽ học tiếng Anh thì chẳng phải là tốt hơn sao?" Một ý tưởng mới đã bước vào thế giới của cô và cô sắp xếp lại cuộc sống quanh nó. Các lớp học tiếng Anh, hay là quả sa cức và viên nang mềm vị tỏi - mỗi thứ đều là một cách để trở thành một con người khác. Giờ đây cô dường như không còn nhớ gì đến những điều đã xảy ra trước đó.
o O o
Ngay sau khi vào làm tại Hoàn Mỹ, Xuân Minh tham gia hội nghị bán hàng do công ty tổ chức. Xe ô tô loại lớn từ khắp mọi miền đất nước đổ về Trung Sơn, cách Đông Quản về phía Nam một tiếng đi xe, nơi có trụ sở chính của công ty, có cả một nhà máy sản xuất và khách sạn năm sao thuộc sở hữu của công ty nữa. Chỉ những người bán được nhiều nhất mới được mời - nhấn mạnh vào cấp bậc là một trong những nguyên tắc tổ chức của công ty - nhưng nhiều nhà quản lý đã thuê xe để đưa những người nhân viên mới đi, để họ có thể "tự bản thân trải nghiệm về Hoàn Mỹ." vẫn có hàng triệu người Trung Quốc xem một chuyến đi trên xe ô tô qua đêm đến nhà máy là một kỳ nghỉ.
Không ai ra về mà lại không mang theo ấn tượng: chỉ những công ty kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe cực kỳ thành công mới có thể sở hữu một khách sạn sang trọng. "Đây là nơi tất cả các quản lý nghỉ lại khi họ đến tham dự các lớp đào tạo," Xuân Minh nói. "Tôi sẽ sớm trở thành một nhà quản lý trẻ." Cô đang mặc một chiếc áo vest mỏng bằng vải chéo go hợp thời trang với tóc buộc đuôi ngựa thật chặt, theo kiểu Pippi Tất dài, mắt cô mở to đầy háo hức giống như cô gái lần đầu đến hội chợ tỉnh. Chỗ đỗ xe của khách sạn Kim Cương Vàng đông nghịt người: những ông già mắt kèm nhèm, những người di trú trong bộ com lê lụng thụng, các bà nội trợ, phụ nữ nông dân với những bờ vai nghiêng nghiêng và làn da thô ráp đo làm việc đồng áng nhiều. Họ là những thành viên ít được ưu đãi nhất trong xã hội, được tụ tập với nhau bởi sự sùng bái đối với Hoàn Mỹ. Tôi chợt lóe lên ý nghĩ rằng đám đông này là một dạng thị trường phản việc làm.
Xuân Minh len lỏi trong đám đông chỉ trỏ các gương mặt nổi tiếng. "Ồ! Em đã thấy người phụ nữ kia trong ảnh! Bà ấy kiếm được năm trăm nghìn nhân dân tệ một tháng." Cô tiến lên đi về phía một phụ nữ trung niên khác. "Em đã nghe chị nói chuyện về đề tài "Sản phẩm làm thay đổi đời tôi", " Xuân Minh nói. "Em rất xúc động." Người phụ nữ cười nhũn nhặn.
Xuân Minh quay sang tôi. "Bà ấy trước kia làm nghề rửa bát."
Chúng tôi đi vào khách sạn, để chiêm ngưỡng tiền sảnh khách sạn làm bằng đá cẩm thạch. Hàng người xếp hàng trước cửa nhà vệ sinh nữ rất đài, Xuân Minh nhân cơ hội này gặp gỡ mọi người - để duanlian (đoàn luyện), nghĩa là tự mình rèn luyện. "Chị từ đâu đến thế?" Cô hỏi người phụ nữ mặc bộ váy màu hồng có lớp bèo nhún lòa xòa ở phần hông.
"Hồ Nam," người phụ nữ trả lời.
"Chỗ nào ở Hồ Nam thế?"
"Trường Sa."
"Tôi nghe nói việc kinh đoanh ở Trường Sa đang thực sự khởi sắc!" Xuân Minh nói. "Da chị đẹp quá!" Người phụ nữ đi vào buồng vệ sinh, và Xuân Minh lập tức quay sang người phụ nữ đứng đằng sau cô. "Chị từ đâu đến thế?"
Đến giữa buổi sáng, khí thế hừng hực ở trụ sở chính của Hoàn Mỹ đã lên đến đỉnh điểm. Những nhóm người đầy phấn khởi tạo dáng chụp ảnh trước cửa vào của tòa nhà, đám đông tràn ngập sảnh khách sạn nơi quảng cáo về Hoàn Mỹ phát liên tục trên các màn hình ti vi. Vào lúc 10 giờ 30 phút các quản lý có doanh số cao nhất bước lên thảm đỏ được trải từ khoảng giữa bãi đỗ xe. Hai bên là các nhân viên mới đứng sắp thành hàng, nhiều người đeo các dải băng đề tên của những người bán hàng giỏi nhất. Tiếng rầm rập vang lên khi các nhà quản lý diễu hành vào tòa nhà để bắt đầu ba ngày đào tạo về việc làm thế nào để bán được nhiều hơn nữa các sản phẩm của Hoàn Mỹ.
Tôi vào cửa hàng và nói với ông chủ "Tôi đến từ công ty Hoàn Mỹ."
Ông ta nói: "Cút."
Tôi lặp lại một lần nữa.
Ông ta nói: "Mẹ mày."
(Cười)
Tôi bước ra ngoài. Tôi nghĩ rằng, người tiếp theo sẽ không đến mức vô văn hóa như vậy. Vì vậy tôi vào cửa hàng kế tiếp nói chuyện với ông chủ. Ông ấy trở thành khách hàng, và đã mua sáu mươi nghìn nhân dân tệ tiền hàng.
(Vỗ tay)
Vào cuối ngày hôm đó, Xuân Minh tham gia một buổi "chia sẻ" cho các nhân viên bán hàng của Hoàn Mỹ. Có hơn một trăm người tụ họp để nghe các bài diễn thuyết truyền cảm hứng trong một thính phòng bừa bộn mà trên sân khấu vẫn còn treo những đồ trang trí từ dịp năm mới. Một người phụ nữ mặc bộ quần áo màu kem bước lên sân khấu. Cô tham gia Hoàn Mỹ vào năm 1996, rời bỏ công ty sau khi có lệnh cấm của chính phủ, rồi lại quay trở lại, giống như Xuân Minh.
Tôi muốn hỏi những người phụ nữ đang có mặt tại đây: Các bạn có hài lòng với cuộc sống hiện tại không? Bạn có muốn thay đổi cuộc sống hiện tại không?
Có!
Bạn có hài lòng với việc chỉ cần lấy được người chồng tốt không?
Không!
Tôi không tin. Tôi biết có một vài người phụ nữ có mặt tại đây nghĩ rằng chỉ cần lấy được người chồng tốt là đủ. Nhưng nếu bạn không có tri thức và không chịu khó trau đồi, bạn có thể giữ được chồng mình không?
Không!
Đúng như vậy. Chúng ta sống trong một xã hội rất thực dụng.
Tất cả diễn giả đều nói mà không cần cầm theo giấy. Họ dùng cử chỉ của đôi bàn tay, giao tiếp qua đôi mắt và mỉm cười. Họ biết làm thế nào để lặp lại các mẫu câu, để tạo nên nhịp điệu kích thích đám đông. Tay họ không hề run rẩy. Một giáo viên dạy nhạc đã về hưu đi lên sân khấu và biến mất sau bục phát biểu, chỉ thấy được đám tóc xoăn màu xám. Bà sáu mươi tuổi và nói bằng giọng nói nhẹ nhàng, điềm đạm của một giáo viên.
Hồi trước trông tôi già hơn bây giờ nhiều. Tôi thường bị cảm lạnh. Tôi luôn mệt mỏi. Từ đầu đến chân, tôi mắc rất nhiều bệnh: sung huyết, đường ruột, bệnh phổi, bệnh ngoài da, mất ngủ, đau tim, mỏi mắt. Đi bộ chỉ khoảng nửa tiếng là tôi đã thấy mệt.
Vào tháng Mười một năm 2003, một đồng nghiệp giới thiệu tôi với Hoàn Mỹ. Tuần đầu tiên sau khi sử dụng sản phẩm của Hoàn Mỹ, một bên mũi của tôi đã thông. Tuần tiếp theo, bên kia cũng được thông nốt.
(Vỗ tay)
Trong vòng hai tuần, Hoàn Mỹ đã giúp tôi chữa khỏi hẳn chứng cảm lạnh. Sau một vài tháng, tôi có thể đi bộ cả ngày.
(Vỗ tay)
Tôi có thể ngủ ngon cả đêm.
(Vỗ tay)
Tôi rất biết ơn quản lý Trần. Các vấn đề về sức khỏe của tôi rất nghiêm trọng. Ông ấy đã hướng dẫn tôi cách sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau với đúng liều lượng.
Ở Trung Quốc, những người có xuất thân thấp kém hiếm khi có cơ hội đứng nói trước đám đông. Nhưng ở đây họ đã làm được điều đó, người nào cũng không cảm thấy có lỗi và tràn đầy niềm tin rằng câu chuyện cá nhân của mình là rất thú vị. Họ là những diễn giả tốt hơn nhiều so với hầu hết các giáo sư và quan chức của Trung Quốc mà tôi từng gặp - thậm chí còn tốt hơn cả những lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước, những người xuất hiện mỗi năm một lần trong cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp, trông giống như những tượng sáp được đẩy từ viện bảo tàng vào khán phòng.
Một người phụ nữ mặc áo phao có làn da hồng hào khỏe mạnh của người nông dân bước lên sân khấu. Bà ta có chất giọng chua ngoa và nói bằng thổ âm Quảng Đông nặng nên rất khó nghe.
Trước kia, sức khỏe của tôi rất tồi tệ. Tuần nào tôi cũng phải đến bệnh viện vì cảm lạnh, hoa mắt chóng mặt, đau đầu. Một người bạn giới thiệu tôi với Hoàn Mỹ, và tôi bắt đầu đi nghe các bài giảng. Qua các khóa đào tạo của Hoàn Mỹ, tôi đã thay đổi chính bản thân mình.
Trước kia, tôi không nói được tiếng phổ thông. Tôi không đám đứng trước đám đông như thế này để chia sẻ các kinh nghiệm của mình. Tôi cảm thấy mình rất thấp kém. Chúng ta đều là những con người bình thường. Nhưng nhờ có Hoàn Mỹ, chúng ta đã trở nên khỏe mạnh, chúng ta đã được đào tạo, chúng ta đã kết bạn được với nhiều người. Đó là những thứ mà tiền bạc không thể mua được.
o O o
Trong nhiều tháng sau cuộc hội nghị bán hàng đó, Xuân Minh chờ đợi nhà nước ban hành giấy phép kinh doanh cho Hoàn Mỹ. Nếu không có giấy phép này, cô sẽ không thể đào tạo được một mạng lưới các nhân viên bán hàng sẽ giúp cô kiếm được nhiều tiền. Nhưng cô lại bắt đầu nghe thấy tin đồn bất lợi: các lãnh đạo cấp cao của Hoàn Mỹ kiếm tiền không phải bằng cách bán hàng, mà là thu tiền học phí cắt cổ đối với các lớp đào tạo. Có vẻ như là Hoàn Mỹ - "Nguyên nhân Hoàn Mỹ, Cuộc sống Hoàn Mỹ" - cũng không tốt đẹp gì hơn mô hình bán hàng đa cấp.
Một lần nữa, bán hàng trực tiếp lại giăng bẫy Xuân Minh. Cô đã vay tiền bạn bè để thuê và trang trí căn hộ ở khu trung tâm, vì vậy cô đi làm nhân viên bán hàng cho một nhà máy thuộc sở hữu của một gia đình sản xuất keo dán cho giày dép, túi xách. Cô chuyển vào sống trong một căn hộ một phòng ở một tòa nhà lợp ngói cạnh nhà máy sản xuất keo dán đó. Với sự thay đổi cuộc sống mới nhất này, kiểu tóc của cô cũng thay đổi theo. Mái tóc uốn xoăn của Xuân Minh đã dài ra và cô để tóc kiểu tỉa so le. Nhưng cô chẳng có thời gian mà buồn bã thất vọng. Một người đàn ông mới đã bước vào cuộc đời cô, một người Mỹ tuổi trạc ngũ tuần tên là Cáp-Uy Đới-Mông-Đức (Ha-wei Dai-meng-de).
BẠN SẼ CHUẨN BỊ đối mặt với những gì bạn đã tìm kiếm trong suốt những năm tháng đằng đẵng đã qua.
Harvey Diamond là một bậc thầy người Mỹ về chăm sóc sức khỏe, người tin tưởng rằng hầu hết các loại thuốc đều độc hại và cơ thể con người có khả năng tự chữa lành. Ông ta đưa ra lời khuyên về việc thường xuyên áp dụng chế độ "ăn kiêng một loại" - chỉ ăn hoa quả, rau củ, nước ép hoa quả, hay thức ăn tươi sống trong một số ngày nhất định - không ăn sản phẩm từ động vật, như là một cách làm sạch cơ thể và chống lại bệnh tật. Bộ sách Fit for Life (Phù hợp với Cuộc sống) của ông ta, theo các thông tin được quảng bá, đã bán mười hai triệu bản và được dịch ra ba mươi ba thứ tiếng.
Mùa hè năm 2006, Xuân Minh tình cờ bắt gặp các ý tưởng của ông ta trong một hiệu sách ở Đông Quản. Cô ngay lập tức bị mê hoặc bởi câu chuyện của Cáp-Uy Đới-Mông-Đức, người đã bị khốn khổ vì sức khỏe yếu kém cho tới khi ông khám phá ra phương thức chữa bệnh đã thay đổi cuộc đời ông. Xuân Minh đọc một mạch cuốn sách mới nhất của Cáp-Uy đến hai lần. Cô bắt đầu sử dụng hoa quả hoặc nước ép rau củ quả hằng ngày vào bữa sáng, còn bữa trưa và tối, cô chỉ ăn rau và cơm. Cô uống ba lít rưỡi nước một ngày và đi đâu cũng mang theo một chai nước, theo đúng chỉ dẫn trong cuốn sách của Cáp-Uy. Triết lý ẩn chứa trong cuốn sách của ông rất hấp dẫn cô. Hãy có trách nhiệm với sức khỏe của bạn, ông ta viết. Hãy làm lại cuộc đời. Hành động của bạn mang theo kết quả. Đây là những nguyên lý của phong trào tự lực của người Mỹ, phán ảnh một niềm tin tha thiết với cơ hội thứ hai, những điều rất phù hợp với người di trú trẻ tuổi đến từ vùng nông thôn, những người mới chỉ đang có cơ hội đầu tiên. Ngoài những lời khuyên về việc ăn kiêng liên quan đến rau củ quả, hầu hết những gì Cáp-Uy nói chỉ là những kiến thức thông thường đối với bất kỳ trẻ em Mỹ nào đang độ tuổi đi học: ăn trái cây và rau củ, ăn ít thịt, tập thể dục. Nhưng đối với Xuân Minh, kiến thức dinh dưỡng cơ bản là một khám phá mới mẻ về việc cô có thể tạo dựng cả cuộc đời mình, giống như những gì Cáp-Uy đã làm.
CĂN HỘ TẬP THỂ MỚI CỦA XUÂN MINH rất xoàng xĩnh. Chiếc giường mắc màn chống muỗi choán hầu hết căn phòng, chiếc bàn và cái giá sách kê sát sạt vào một bên. Căn hộ có một phòng tắm nhỏ nhưng không có bếp, một cái bàn thấp đặt cạnh cửa ra vào chất đầy cần tây, cà rốt, cam, táo và cà chua. Khi tôi đến thăm, việc đầu tiên Xuân Minh làm là vơ lấy một mớ trái cây và gọt cắt trong bồn rửa cho tôi. Đột nhiên chế độ ăn kiêng gồm toàn rau quả trở thành trật tự tự nhiên của vũ trụ, còn cô đã trở thành một chuyện gia trong lĩnh vực sinh học tiến hóa.
Răng sắc nhọn vốn dùng để ăn thịt, nhưng chúng ta chỉ có hai cái răng sắc nhọn. Điều đó có nghĩa là chúng ta sinh ra để ăn chủ yếu là rau và rất ít thịt.
Gặp bất cứ ai, tôi cũng bảo họ: "Hãy uống thêm nước." Giờ đây tôi có thể nhìn một người và chỉ cần từ chất lượng của làn da tôi có thể nói được người đó có vấn đề về sức khỏe hay không.
Người Trung Quốc quá nghiện dùng thuốc thang. Khi một đứa trẻ bị sốt, họ tiêm thuốc để hạ sốt. Nhưng sốt là cách mà cơ thể chống lại bệnh tật. Sốt là tốt đối với con người.
Tôi đồng ý với nhiều điều cô nói. Người Trung Quốc quả đã phụ thuộc quá nhiều vào thuốc, và họ có nỗi sợ hãi không lành mạnh đối với việc uống nước. Đối với tôi dường như cả đất nước này bài trừ nước một cách thường xuyên. Người ta thường nói rằng phụ nữ không nên uống nước lạnh vì nó sẽ làm hỏng tử cung, uống nước vào ban đêm sẽ gây đau bụng. Nhưng như mọi khi Xuân Minh trở nên cực đoan. "Sau khi đọc cuốn sách này, em đã không ăn cơm trong vòng một tuần," cô bảo tôi. "Em chỉ xay trái cây và rau thành nước để uống." Trong ngày hôm đó, cô đã uống hai cốc nước cà chua và táo.
Cáp-Uy khuyên các độc giả của mình là nên xây dựng việc ăn kiêng theo chế độ thực phẩm tươi một cách từ từ. Nỗ lực của bạn để tăng cường sức khỏe và tránh bệnh tật không cần phải là một hành trình đầy áp lực. Đó có thể là một việc thú vị. Đây không phải là một cuộc đua! Có lẽ là ông ta chưa gặp người nào giống như Xuân Minh. Cô đã thấy được lợi ích từ việc này: cô không còn bị chảy nước mũi, không còn bị táo bón và rụng lông mi. Các nốt ruồi của cô cũng nhỏ hơn, vết sẹo trên chân mờ đi, răng cô trở nên trắng hơn. Cô đã ngừng sử dụng kem đánh răng.
Cuộc truy tìm sức khỏe hoàn hảo của Xuân Minh đã được chứng minh là một lợi ích trong công việc mới của cô. Vào cuối ngày làm việc, cô sẽ đứng ở bên ngoài cổng của một nhà máy giày hay túi xách để hỏi các công nhân họ của ông chủ nhà máy và họ của người đứng đầu phòng sản xuất. Rồi cô sẽ gọi cho các lãnh đạo cấp cao đó, giả bộ đã từng làm ăn với họ hoặc có một người bạn chung. Với sự vô tổ chức của nơi làm việc ở Đông Quản, không ai vặn vẹo gì cô và hầu như ai cũng đồng ý gặp. Sau khi cô đến gặp họ bàn chuyện làm ăn, Xuân Minh sẽ gửi một lá thư cảm ơn cùng với một vài cuốn sách chăm sóc sức khỏe làm quà. Trong lá thư, cô viết:
Tôi biết rằng ông rất bận. Tôi xin giới thiệu với ông bộ sách chăm sóc sức khỏe này và hy vọng rằng ông có thể xem qua trong lúc rảnh rỗi. Tôi nghĩ ông sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ những cuốn sách này. Tôi thực lòng muốn giới thiệu những cuốn sách này. Tôi tin rằng đây là những cuốn sách hay nhất về chăm sóc sức khỏe mà tôi từng đọc.
Dù cho chúng ta có hợp tác làm ăn hay không thì cũng không có vấn đề gì. Chúng ta vẫn có thể làm bạn với nhau. Mỗi công ty phải có sự lựa chọn riêng của mình. Tất nhiên, nếu ông muốn cho tôi một cơ hội, tôi sẽ trân trọng nó và sẽ làm hết khả năng của mình để cung cấp cho công ty ông dịch vụ hài lòng nhất.
Cô đã tiếp cận được cả trăm khách hàng tiềm năng theo cách này và đã có bốn khách hàng thường xuyên.
Tôi cố gắng hình đung một độc giả người Mỹ điển hình của Cáp-Uy. Có lẽ đó là một người đàn ông thừa cân đã chán ngấy việc ăn kiêng để giảm cân được một thời gian rồi lại tăng cân(34), hay một phụ nữ trung niên lo lắng về bệng ung thư vú có tính di truyền trong gia đình, hay một người đã về hưu hàng sáng thức dậy đều sử đụng hỗn hợp các phương thuốc trị bệnh khác nhau. Tất cả những người này, bạn có thể nói như vậy, là nạn nhân của cuộc sống hiện đại, của các tiến bộ công nghệ y học và thức ăn chế biến sẵn. Họ mong đợi một cách sống khỏe mạnh, đơn giản, và thuần khiết. Xuân Minh đã lớn lên ở nông thôn, nơi mọi người ăn rau và gạo và hầu như không có ai phải đến bệnh viện hay ăn thức ăn mua ở cửa hàng. Giờ đây cô mong muốn cùng một điều với người Mỹ. Cho dù tốt hơn hay tệ hơn, thì đó là một thước đo xem cô đã tiến được bao xa trên bước đường của mình.
o O o
Hầu hết những người tôi biết ở Đông Quản đều là những người đầy nỗ lực. Trong một chừng mực nào đó, đây là sự lựa chọn cá nhân: một người tham vọng sẽ có nhiều khả năng cởi mở với những cái mới hơn, và điều đó bao gồm việc nói chuyện với tôi. Tôi không thể nói rằng Mẫn và Xuân Minh là điển hình cho lực lượng đông đảo các công nhân di trú của Trung Quốc. Họ chỉ là những cô gái trẻ mà cuối cùng tôi đã viết về và quan tâm đến, những người tôi biết rõ nhất. Nhưng cuộc sống và những đấu tranh của họ mang tính điển hình cho vùng nông thôn ngày nay - và cho cả nước Trung Quốc của gia tộc tôi nữa, những người nỗ lực để bù đắp cho tất cả những gì đã mất hoặc bị bỏ lại đằng sau. Cuối cùng thì, xuyên qua thời gian và các tầng lớp giai cấp, đây là câu chuyện của Trung Quốc: rời nhà ra đi, chịu đựng khổ cực, và tạo đựng một cuộc đời mới. Họ cũng chống lại những trở ngại, nhưng có lẽ những thử thách đó cũng không đáng sợ hơn những gì mà những người mới đặt chân lên nước Mỹ một thế kỷ trước đã phải đối mặt.
Thành công hay không, sự di trú vẫn thay đổi số mệnh. Các nghiên cứu về những người di trú gần đây đưa ra giả thuyết rằng hầu hết trong số họ không định quay về nông thôn. Những người thành công sẽ có thể mua căn hộ và định cư ở thành phố nơi họ đang làm việc, những người khác có lẽ cuối cùng sẽ chuyển về các thị trấn và thành phố ở gần làng quê của mình mở cửa hàng, nhà hàng, hoặc buôn bán nhỏ như tiệm làm đầu hay hiệu may. Các doanh nghiệp đó, đến lượt mình, lại có khuynh hướng thuê những người di trú quay trở lại, những người được xem là có khả năng hơn những người chưa bao giờ ra khỏi quê hương.
Khi tôi gần gũi hơn với các cô công nhân, tôi không thể không lo lắng cho họ. Họ chấp nhận những rủi ro đó, và họ bị bao quanh bởi nạn tham nhũng hay những con người bất lương. Họ có những điểm yếu chết người: sự liều lĩnh giúp họ vươn lên trong cuộc sống có thể lại khiến họ thất bại. Mẫn đưa ra các quyết định cốt yếu trong cuộc đời trong nháy mắt, Xuân Minh chộp lấy bất cứ trào lưu thời thượng nào ngang qua đời cô. Lưu Nghi Hà đã quá vội vã khi cải thiện tiếng Anh của mình theo cách cô mong muốn, về một số khía cạnh, tôi có lẽ còn hiểu họ rõ hơn là những người bạn cũ của họ. Là một người ngoài cuộc cũng có lợi - tôi không liên quan gì đến thế giới của họ nên họ cảm thấy thoải mái khi thổ lộ với tôi. Họ cũng khao khát muốn biết về thế giới của tôi, hỏi tôi về cung cách người Mỹ ăn uống, hẹn hò, cưới hỏi, kiếm tiền, và nuôi dạy con cái. Có lẽ sự tồn tại của tôi khích lệ họ, một sự hứa hẹn rằng có ai đó hiểu và quan tâm đến những gì họ đang phải trải qua. Nhưng trong suốt thời gian mà tôi biết họ, những cô gái di trú không bao giờ nhờ tôi giúp đỡ, và thậm chí hiếm khi xin lời khuyén. Cuộc sống là một điều mà họ phải một mình đối mặt, và họ đã nói điều đó với tôi kể từ lần đầu gặp gỡ. Tôi chỉ có thể dựa vào bản thân mình.
Lần đầu tôi gặp Ngô Xuân Minh, cô đang làm việc cho một công ty nước ngoài, kiếm được một nghìn đô la Mỹ một tháng, sống trong căn hộ ba phòng ngủ ở khu vực sầm uất của Đông Quản. Lần cuối tôi gặp cô, hai năm rưỡi sau đó, cô đang làm việc cho một công ty Trung Quốc, kiếm được một trăm năm mươi đô la Mỹ một tháng, sống trong một căn hộ một phòng ở khu vực tập trung các nhà máy giày nhỏ của thành phố với điều kiện làm việc tồi tệ. Dù tính toán theo cách nào chăng nữa, cô đã thụt lùi một quãng đài. Nhưng cô lại thanh thản hơn so với trước kia. Trong thành phố nơi một chiếc Mercedes là thước đo cho mọi thứ trên đời, theo một cách nào đó Xuân Minh đã phá vỡ các rào cản và tự xây dựng chuẩn mực đạo đức cá nhân cho mình.
"Trước kia em luôn thấy thèm khát," cô nói với tôi. "Nếu em nhìn thấy một cái áo len mà mình thích, em phải ngay lập tức có được nó. Bây giờ nếu em không ăn những thứ ngon nhất hay mua những thứ tốt nhất, cũng không phải là vấn đề gì to tát. Nếu em nhìn thấy bạn bè hay người thân trong gia đình được hạnh phúc, đó mới là điều thực sự ý nghĩa." Cô không còn hoảng sợ vì việc vẫn còn độc thân ở tuổi ba mươi hai, và cô cũng chấm dứt các cuộc hẹn hò với những ngưửi đàn ông quen qua mạng. "Em tin rằng em sẽ trở nên ngày càng xinh đẹp, ngày càng khỏe mạnh, tình trạng kinh tế của em sẽ ngày một tốt hơn," cô nói.
Xuân Minh hy vọng một ngày nào đó cô sẽ có con, và thường hỏi tôi về quan điểm nuôi dạy con cái của người Mỹ. "Em muốn con mình lớn lên có cuộc sống hạnh phúc và đóng góp cho xã hội," cô nói.
"Đóng góp cho xã hội?" Tôi giật mình hỏi cô. "Ý cô là sao?"
"Ý em không phải là cần trở thành một nhà khoa học lớn hay đại loại như vậy," Xuân Minh nói. "Có bao nhiêu người có thể làm được như vậy? Em nghĩ là nếu người ta sống một cuộc sống hạnh phúc và là người tốt, đó là đóng góp cho xã hội rồi."
o O o
Lần cuối tôi đến Đông Quản là vào tháng Hai năm 2007. Không khí có mùi khói và lạnh lẽo, đường phố đông nghịt công nhân chuẩn bị về thăm nhà vào địp năm mới. Một người lái xe ở nhà máy của Xuân Minh chuẩn bị đi giao hồng bao - một phong bì màu đỏ đựng tám trăm nhân dân tệ - cho một khách hàng và tham dự tiệc cuối năm của công ty khách hàng đó. Anh ta thuyết phục Xuân Minh đi cùng vì cô biết cách nói chuyện, và cô mời tôi. Bữa tiệc có lẽ được tổ chức ở một nhà hàng náo nhiệt, cô nói, là cách mà hầu hết các nhà máy đều làm ngày nay.
Khi chúng tôi đến nhà máy giày thời trang Wonder, cô rất thất vọng. Các công nhân đang ăn ở nhà ăn của nhà máy tại các bàn tròn lớn dưới ánh đèn huỳnh quang. Đó là nơi họ ăn uống hằng ngày, mặc dầu ngày hôm nay mỗi bàn có cả một con cá to. Các món ăn đều nhiều dầu mỡ, Xuân Minh chỉ nhón mấy miếng rau, cũng được chao dầu. Ở trước căn phòng, ông chủ nhà máy hướng dẫn các công nhân chơi các trò giành ghế theo nhạc(35) và nói thầm(36). Ông ta nhớ tên các nhân viên của mình và trêu đùa các nhân viên đã có người yêu. "Tôi có thể thấy ông chủ này là người tốt," Xuân Minh nói.
Sau bữa tôi là đến màn rút thăm trúng thưởng. Các công nhân bỏ lại đồ ăn và bia tiến lên phía trước, giống như một tiểu đoàn nhận được lệnh tấn công. Hơn một trăm công nhân, hầu hết là thiếu niên mặc áo sơ mi cộc tay đồng phục của nhà máy. Một vài cậu thanh niên trẻ đến mức trông giống con gái. Ở mọi nhà máy, rút thăm trúng thưởng là tiêu điểm của các bữa tiệc mừng năm mới. Đối với tôi, đó là trò chơi hết sức kỳ quặc; đối với các công nhân, đó là sự ngẫu nhiên đầy kinh ngạc khi mà một lần trong thế giới này, bạn chẳng mất gì mà vẫn có thể có được thứ gì đó. Giải thưởng cao nhất tối nay là chăn len, rồi đến khăn quàng cổ, máy sấy tóc, và phích nước. Còn có giải thưởng bằng tiền mặt gồm năm mươi, mội trăm, và hai trăm nhân dân tệ. Những người không được giải gì có thể nhận được giải khuyến khích, khăn mặt và một muỗng xà phòng giặt đựng trong một cái túi to. Khi các công nhân nghe thấy điều này, họ vỗ tay reo hò cũng to như khi nghe bất kỳ giải thưởng nào khác.
Với tư cách là một trong các nhà cung cấp của nhà máy, Xuân Minh được mời lên rút thăm cho các giải thưởng một trăm nhân dân tệ. Cô tiến về phía trước của căn phòng, cầm lấy micro, và dễ dàng tiếp tục nghi thức.
Tất cả các bạn có muốn nhà máy làm ăn phát đạt trong năm 2007 không?
Có!
Tất cả các bạn có muốn ông chủ kiếm được nhiều tiền, để các bạn có thể nhận lương cao hơn và nhiều phần thưởng hơn không?
Có!
Tất cả các bạn có hứa rằng năm nay sẽ làm việc chăm chỉ để biến những ước muốn này thành hiện thực không?
Có!
Trong những ngày còn làm ở nhà máy, Xuân Minh kể với tôi là cô, rất hiếm khi được gặp người ở thế giới bên ngoài. Khi có cơ hội gặp gỡ, sẽ cảm thấy rất mới mẻ, và bạn sẽ cố gắng học hỏi mọi thứ có thể. Giờ đây cô nói chuyện với các bạn trẻ này tựa như cô đã quen biết họ cả đời, giọng nói của cô rộn ràng khắp căn phòng. Tôi cũng như tất cả các bạn. Các công nhân chen lấn tiến về phía trước, hoan hô vị khách mời và tiếp tục vỗ tay liên miên không dứt, tựa như họ không muốn đêm nay kết thúc.
Gái công xưởng Gái công xưởng - Leslie T.Chang Gái công xưởng