It's so amazing when someone comes into your life, and you expect nothing out of it but suddenly there right in front of you, is everything you ever need.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Trung Hiền
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1854 / 26
Cập nhật: 2016-06-04 04:54:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
ột ngày cuối tuần, sau khi Duyên Anh đã về Pháp, L. gọi cho tôi. Anh nói là vừa đi ăn với một số nhà báo ở quận Cam, trong câu chuyện, người ta có nhắc đến Duyên Anh.
Họ kể, là có một ông xếp Trung Ương Tình Báo nào đó, cũng đi tù với Duyên Anh. Duyên Anh ở trong mạng lưới tình báo của ông này. Ông ta bảo, Duyên Anh khai tùm lum hết…
- Anh có biết tên tuổi của “ông xếp” này là gì không?
- Không. Anh nghe họ nói thì biết vậy thôi. Anh không hỏi.
- Lẽ ra, anh nên hỏi. Anh thừa biết Duyên Anh là mục tiêu chính của Hà nội trong chiến dịch bôi lọ người quốc gia mà. Những loại tin đồn như thế, mình không kiểm chứng thì tai hại lắm…
Tháng 8, 1988, tôi gọi sang Paris, gặp Duyên Anh ngay. Tôi nói:
- Em gọi sang mừng sinh nhật anh, mong anh chóng bình phục.
Giọng nói Duyên Anh vẫn còn hơi yếu. Tuy nhiên, anh bảo, so với hôm ở
Mỹ, anh khá hơn nhiều rồi.
Duyên Anh nói:
- Anh đang tập viết bằng tay trái. Nhưng viết rất chậm, và chữ còn xấu lắm. Nhưng cũng còn may, anh vẫn còn đầy đủ trí nhớ, chứ không mất trí như người ta đồn đâu.
- Anh đi lại được chưa?
- Cũng tạm được. Người ta phải bó chân phải của anh lại để đi cho dễ. À, lúc này, anh làm thơ lại rồi. Để anh đọc tặng em bài thơ bốn câu, anh mới làm xong
Ta ở năm ngày, em biết không?
Trưa nghe một tiếng mộng tan lòng
Bắt đầu chiều tối ru đêm sáng
Chả có cái gì, không vẫn không
Tôi nói:
- Thơ nghe thì hay, nhưng em không hiểu anh muốn diễn tả cái gì.
- Làm có bốn câu này, mà nghĩ mãi mới ra đấy. Anh muốn diễn tả lại thời gian hai mươi ngày nằm nhà thương ở bên Mỹ. Năm ngày ở đây, anh muốn nhắc đến lúc đang còn bị hôn mê…Kể ra, thì Thượng Đế vẫn còn thương mình lắm. Bị đánh như vậy, mà mình không chết, cũng không mất trí nhớ…
- Lúc này, anh còn hút thuốc lá không?
Có tiếng cười ở đâàu giây bên kia:
- Không, anh không hút thuốc nữa. Rượu, anh cũng bỏ rồi.
- Thế còn bia?
- Bia và rượu vang, anh cũng bỏ luôn.
- Như thế, chắc chị mừng lắm hả?
- Dĩ nhiên, phải mừng chứ.
- À, hôm nọ Julie bàn với em về việc ra một băng nhạc, trong đó cô ta sẽ hát mười bài của anh. Julie bảo đã nhờ người làm hòa âm mấy bài ấy rồi.
- Ừ, cứ làm đi. Không có gì trở ngại cả. Nhưng mà, anh dặn cái này. Mỗi bài, em nên viết mấy dòng giới thiệu, để người ta hiểu được nội dung bài hát…
Hôm sau, ông C. gọi cho tôi. Ông kể:
- Tôi vừa đi dự một buổi tiếp tân ở vùng Hoa Thịnh Đốn. Một vài thân hữu của tôi, trong lúc nói chuyện về Duyên Anh, đã đưa ra những lời đồn đại bất lợi cho anh ấy. Tôi nói thẳng với mấy anh em đó như thế này: “ thứ nhất, nếu các anh ở vào điạ vị của Duyên Anh, các anh có anh hùng hơn Duyên Anh hay không? Thứ nhì, về tin đồn anh ấy làm ăng ten, thì tôi đã nghe ít nhất hai người nói về tư cách của anh ấy trong tù. Người thứ nhất là anh Đỗ Tiến Đức. Anh Đức kể cho tôi nghe là một anh phó quận trưởng tên là Nguyễn Đình Đức, bị giam chung phòng với Duyên Anh, đã xác nhận là không hề có chuyện ấy. Người thứ hai là ông T., tự T. T, ở San Diego. Ông T. kể cho tôi nghe là ông PL, cựu nhân viên hãng thông tấn UPI, chính mắt thấy Duyên Anh, trước mặt cán bộ Việt Cộng, đã khai nghề nghiệp như sau: Viết Văn, Viết Báo Chống Cộng. Ông PL đứng ngay phiá sau Duyên Anh, đã hoảng lên khi thấy Duyên Anh dám khai như vậy. Theo ông PL, một người khí phách anh hùng như vậy, không thể nào làm ăng ten được…”
Tôi hỏi ông C.:
- Ông T. T trước đây là người thân cận của ông Ngô Đình Nhu phải không?
- Đúng rồi.
- Vậy thì em biết. Em có gặp ông ta một lần.
- Sau cùng, tôi nói với mấy anh em hôm đó rằng “nếu các anh em chưa có bằng cớ rõ ràng, thì không nên loan những tin đồn có hại cho danh dự người ta như vậy.” Tôi cũng đề nghị các anh em ấy nên đọc các tác phẩm của Duyên Anh để thấy Duyên Anh chống cộng siêu đẳng như thế nào. Anh ta không chửi cộng sản một cách bâng quơ, bừa bãi như những người khác. Duyên Anh châm biếm cộng sản một cách cay độc, không thương xót; khiến cho người đọc, nếu chống cộng, thì thấy hả hê lắm; còn nếu là cộng sản, hay thân cộng, thì đau đớn, bực tức phát điên lên được.
Ông C. hỏi tôi:
- Chú có xem cuốn video Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam chưa?
Khi tôi nói chưa, ông đề nghị:
- Chú nên tìm xem cuốn video đó đi. Những bản nhạc trong ấy, thì cũng tương tự như trong các cuốn video khác thôi. Giá trị độc đáo của nó nằm trong những lời giới thiệu Duyên Anh viết, được đọc trước khi ca sĩ trình bày một nhạc phẩm. Mỗi lời giới thiệu là một viên đạn cực mạnh bắn vào cộng sản và đám tay sai đã khuấy phá miền Nam bằng những phong trào đòi hòa bình giả tạo.
Chúng tôi nói qua chuyện khác. Ông C. cho biết ông vừa đi dự một tiệc cưới ở San José, và gặp DT tại đó. Ông muốn biết có phải tôi giới thiệu DT vào thăm Duyên Anh, khi anh đang nằm tại Humana Hospital không.
Tôi kể cho ông C. nghe, đầu tháng 5,1988, DT xuống Los Angeles dự một hội nghị y khoa. Anh cả tôi đưa DT về nhà chơi. Buổi chiều, tôi lái xe đưa DT đến thăm Duyên Anh. Lúc đó, Duyên Anh còn đang ở trong tình trạng hôn mê, hoàn toàn chưa nói năng, cử động gì được. DT sờ nắn tay và chân của Duyên Anh, gõ nhẹ vào mấy khớp có gân để thử phản xạ.
DT nói với tôi:
- Như thế, là anh ấy bị tổn thương ở não bộ rồi. Đối với một số trường hợp ở Mỹ này, bác sĩ có thể giải phẫu óc để chữa phần bị thương, thì bệnh nhân mới cử động bình thường được.
Điều mà cả DT và tôi không ngờ, là khi chúng tôi nói chuyện bên giường anh, Duyên Anh đã nghe, và hiểu hết. Nhưng tôi chắc chắn, Duyên Anh đã hiểu lầm điều DT nói. DT chỉ chia xẻ với tôi nghe kiến thức y khoa của anh về những trường hợp tương tự như của Duyên Anh thôi. DT không phải là bác sĩ điều trị của Duyên Anh. Anh cũng chẳng phải là bác sĩ chuyên môn về giải phẫu não bộ. Vậy thì làm sao anh có quyền “đòi mổ óc nhà văn, nhét óc khác vào”, như gia đình Duyên Anh, và ngay chính Duyên Anh đã nghĩ được? Câu hỏi này, tôi đã hỏi Duyên Anh. Nhưng anh chỉ giữ yên lặng. Tình bạn giữa anh và DT kể như đã chấm dứt từ sau lần DT mời anh lên San Francisco chứng kiến buổi ra mắt quốc ca mới, và kế đó, lần tiếp xúc với độc giả ở đại học San Francisco. Một vài bài hát Duyên Anh làm thời 85, 86, đề tặng DT, bạn tôi, sau này, tôi thấy anh xóa bỏ lời đề tặng ấy đi. Tính tình Duyên Anh vẫn thế: thương ai, thì làm bất cứ chuyện gì cho người ấy. Đến khi ghét người ta, thì ghét cay ghét đắng, và không ngại viết những lời nặng nề về chính người mình đã một thời có những giao tình!
Chỉ vài tuần sau lần tôi gọi sang thăm Duyên Anh, tôi nhận điện thoại của
anh tôi, Vũ Đức Anh:
- Anh vừa nói chuyện điện thoại với Duyên Anh. Anh ấy vừa nói vừa khóc. Cháu Thiên Hương, và chồng cháu, đều tử nạn, khi chuyến bay từ Hà nội sang Thái Lan bị rơi. Cuối tuần này, tang lễ sẽ cử hành ở Vitry…
- Có an táng luôn ở đó không?
- Không chôn. Sẽ hỏa táng. Duyên Anh bảo, lẽ ra, anh ấy gọi sang báo tin cho cậu mẹ và em. Nhưng anh ấy buồn quá, nhờ anh nhắn lại với em như vậy. Anh ấy bảo lúc nào cũng thương mến em, và có nhiều chuyện chỉ có thể nói riêng khi gặp em thôi…
*
* *
Không đầy một năm, sau ngày gặp nạn, khoảng cuối tháng 3,1989, Duyên Anh từ Paris gọi sang cho tôi:
- Sao, Hiền khỏe mạnh chứ?
- Em khỏe. Còn anh thì sao? Tiếng nói của anh nghe rõ lắm.
Duyên Anh cười vang:
- Dạo này thì khỏe rồi. Nhất là trí nhớ mình vẫn không mất đi một tí gì cả. Tuy nhiên, anh đang phải học lại tiếng Pháp, tiếng Anh. Nói tiếng Việt, anh cũng phải nói chậm thôi. Nói nhanh, là mất đà ngay lập tức.
- À, em có được đọc bài Bạch Thái Hà viết về buổi ra mắt Đồi Fanta …
- Nhờ cuốn này, Hàn Lâm Viện Pháp vừa quyết định trao tặng anh Prix de la Liberteù (Giải Thưởng Tự Do)…
- Giải thưởng này to không? Nhiều tiền không?
Duyên Anh lại cười:
- Chưa biết bao nhiêu. Họ chỉ mới báo cho anh biết vậy thôi. Mừng quá, gọi ngay cho em biết.
- Giải này, họ có hàng năm không?
- Không rõ nữõa. Chỉ biết họ trao cho nhà văn nào viết những tác phẩm tranh đấu cho quê hương của mình.
- Họ tặng giải cho anh nhờ cuốn Đồi Fanta này, hay nhờ cả mấy cuốn
trước nữa?
- Nhờ cuốn này thôi.
- Anh bắt đầu viết lại chưa?
- Anh muốn tiếp tục viết ghê lắm, nhưng viết bằng tay trái chậm quá. Cho nên thôi, khoan đã. Nghỉ một thời gian nữa, rồi mới viết lại.
- Mấy tháng nay, anh làm những gì?
- Suốt ngày, anh chỉ ngủ thôi. Dạo này, anh buồn ghê lắm…. Có hôm, anh đang nói chuyện với thằng XT, bà vợ anh chen vào nói, rồi chửi nó ghê gớm lắm, gọi nó là đồ ăn cướp, làm anh mất mặt quá. Hôm sau, anh phải gọi cho nó. Anh bảo “Bà vợ tôi có nhiều chuyện đau buồn, nhất là từ khi con gái tôi chết, nên nói năng lung tung lắm, anh bỏ ngoài tai đi. Anh làm việc với tôi, chỉ biết tôi thôi. Đừng để ý những gì bà ấy nói”…
- XT đã từng quý trọng và biệt đãi anh, phải không?
- Ừ. Nó trả tác quyền cho anh cao lắm, sáu bảy ngàn một cuốn. Trong khi ấy, nó trả các tác giả khác một vài ngàn thôi. Nhưng có lẽõ, sau lần này, anh sẽ không còn làm việc với nó nữa đâu…
- D. nói với em, anh ta bực mình lắm, và sẽ không in Hồn Say Phấn Lạ nữa…
- Nó không in, sẽ có đứa khác in. Em đừng lo chuyện đó…Anh chỉ muốn gọi tâm sự với em chút thôi. Giá ở gần em, em đến thăm anh, anh em mình nói chuyện, chắc anh chóng khỏi hơn. Bây giờ, anh chưa làm gì một mình được hết. Cánh tay phải mới chỉ hơi nhấc lên được một chút thôi…
- Thế còn chân phải? Anh đã tự mình đi được chút nào chưa? Có phải dùng gậy chống không?
- Đi một mình cũng được. Chậm thôi. Không dùng gậy cũng đuợc, nhưng đi không vững lắm…
- Anh còn phải vào nhà thương không?
- Không. Chúng nó cho anh về nhà rồi. Bây giờ, mỗi tuần ba lần, có xe đến đón anh tới chỗ tập ở Trung Tâm Phục Hồi. Mai mốt, không tới tập nữa, thì sẽ có y tá đến nhà, mỗi tuần một lần, để theo dõi và tập cho mình…
- Như thế là anh cũng đã hồi phục mau lắm rồi. Chưa đầy một năm mà….
- Ừ. Họ bảo anh, ít nhất phải hai năm tập luyện đều đặn mới khá được….Cánh tay phải, anh giơ lên được. Chỉ mấy ngón tay là chưa cử động thôi. Nhưng so với mấy ông Tây bị tai nạn, họ liệt và ngọng luôn, không nói được như anh, thì mình cũng may mắn hơn rồi…
Sau vài giây trầm ngâm, Duyên Anh tiếp:
- Nhưng cái buồn phiền không phải ở chỗ mình què quặt…
- Em hiểu anh nói gì rồi…
Duyên Anh hỏi:
- Mấy tuâàn nay, em có nói chuyện với Julie không?
- Vài tháng trước thì có. Tháng vừa rồi thì không.
- Hôm nọ, nhân đi Thụy Sĩ trình diễn, nó có ghé thăm anh…
- Ở nhà hả?
- Không. Ở nhà bạn anh. Bạn anh tới, đón anh về nhà anh ta chơi. Julie gặp anh ở đó. Buổi chiều. Tội nghiệp, thấy anh tật nguyền, nó khóc! Julie hỏi, có thể gặp anh một lần nữa không. Làm sao gặp được? Ra khỏi nhà, khó khăn lắm, em ạ! Bạn bè, đâu phải lúc nào mình muốn đi, họ cũng đến đón được? Anh cảm thấy tù túng lắm. Ở nhà, mỗi lần có chuyện, anh vừa nói được hai câu, là phải câm miệng luôn. Cứ im lặng mà chịu đựng thôi…
- Ông bạn nào của anh thường đến chơi với anh?
- Thằng Ngọc.
- Anh Mai Trung Ngọc của Nam Á?
- Ừ. Lâu lâu nó chở anh đi chơi loanh quanh. Mỗi lần đi chơi về đến nhà, là lại có chuyện! Thành thử, anh đâm ra chán, chẳng muốn đi chơi đâu nữa. Mẹ, chán lắm cơ! Mình có một số bạn thân quý mến mình; họ không dám đến thăm mình nữa. Anh đã khổ, lại càng khổ thêm. Nhưng mà cái khổ thêm này, nó cũng chỉ có hạn thôi. Anh chỉ mong khỏe hơn một chút, anh sẽ đi tìm một chỗ nào đó, sống riêng cho mình. Con cái bây giờ, chúng nó lớn hết cả rồi, anh có bỏ đi luôn cũng chẳng sao hết. Tiếp tục sống như thế này, anh đau khổ và buồn phiền lắm.
Tôi an ủi:
- Thôi, anh ạ. Anh cố tĩnh dưỡng, cho khỏe hẳn. Ước gì em được sang đó thăm anh…
Duyên Anh:
- Anh biết. Nhưng em còn phải ở nhà trông nom ông bà cụ….Nếu em ở gần, anh tin em sẽ giúp anh phá vỡ cái tâm sự buồn phiền này.
Thấy nói chuyện đã lâu, tôi từ giã Duyên Anh, và hứa sẽ thỉnh thoảng, gọi
sang nói chuyện cho anh bớt cô đơn.
Từ đó, cứ vài tuần một lần, tôi gọi sang, nói chuyện với Duyên Anh.
Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, có khi cả nửa tiếng mới xong. Một hôm, tôi hỏi Duyên Anh về chuyện viết lách. Anh thở dài:
- Đ.m, chán lắm! Chẳng viết được cái gì hết. Mình vừa đặt bút, viết được mấy dòng, hay đang suy nghĩ về một đề tài định viết, thì bên ngoài lại làm ồn lên, mất cả hứng đi. Anh bực mình, vứt hết mẹ nó đi, chẳng viết lách gì nữa. Và lại nằm xuống ngủ. Cho nên, khổ ghê lắm. Chẳng biết làm gì cả!
Tôi đề nghị:
- Anh có thể, mỗi ngày, đến thư viện gần nhà, ngồi ở đó ba bốn tiếng đồng hồ, để được yên tĩnh, thoải mái mà viết không?
Duyên Anh “hừ” nhẹ một tiếng:
- Muốn ra thư viện, đâu có ai chở. Mà đi bộ, thì đi không nổi. Với lại, anh viết bằng tay trái, chậm lắm. Và anh có thói quen khi viết, phải viết ở nhà cơ. Phải chi, anh có một phòng riêng, đóng kín cửa lại, để viết cho yên ổn! Bây giờ thì, hễ viết được một chút là lại có chuyện. Chuyện không phải của mình, cũng biến thành chuyện của mình, mới khổ chứ! Cho nên, năm ngoái, khi anh sắp rời nhà thương, cháu Ki, con gái anh bảo “Bố không về nhà được đâu”. Nó nói thẳng với các bác sĩ như vậy. Cháu đề nghị họ cho anh về thăm nhà một vài hôm thôi, rồi trở lại bệnh viện. Nhưng em biết, mình đâu có là cái gì mà tụi Tây nó phải giữ mình mãi trong đó để săn sóc.
- Cháu Ki có lẽ hiểu anh nhiều…
- Lúc ấy, anh không hoàn toàn hiểu ý của nó. Bây giờ, anh hiểu rồi. Lúc họ đưa anh từ Mỹ về, là vào thẳng bệnh viện thôi. Trước đây, anh cứ nghĩ, đời mình như thế này, mình yêu tất cả mọi người, Thương Sinh nghĩa là thương yêu chúng sinh mà. Dĩ nhiên, mình phải thương yêu vợ con mình chứ. Thế mà bây giờ, gặp cảnh này, rồi thì còn sẽ ra thế nào nữa? Cứ hết oan khiên này, lại đến một đoạn trường khác, đau khổ lắm, em ạ!
Tôi hỏi:
- Trong bài giới thiệu Đồi Fanta, Bạch Thái Hà hỏi anh có tha thứ cho kẻ hành hung anh không, anh bảo đã tha thứ rồi…
Duyên Anh nói ngay:
- Anh tha thứ chứ. Anh biết, thằng đó chỉ là một thằng đánh thuê thôi. Nó chỉ là công cụ của một cá nhân hay phe nhóm nào đó thôi.
- Theo anh, phe nhóm nào chủ mưu vụ hành hung anh?
Có tiếng cười khan bên kia đầu giây:
- Nó đủ cả mọi nhóm, em ạ. Mỗi người suy đoán một cách. TTQ kể cho anh, anh ta nghe nói ĐNT bỏ tiền thuê người đánh anh. Người khác thì bảo đấy là do nhóm HCM chủ trương…
- Còn riêng anh, anh có linh cảm kẻ nào, nhóm nào chủ mưu vụ đó không?
Sau vài giây im lăëng, Duyên Anh nói:
- Không, anh chẳng linh cảm thấy gì hết. Mình nghi ngờ người này, nhóm kia, có thể oan cho người ta. Nên anh trả lời là anh không biết, và cũng chẳng nghi ngờ ai đã chủ mưu vụ hành hung đó. Còn khi anh Bạch Thái Hà hỏi anh có tha thứ cho thằng đánh anh không, thì anh tha thứ chứ. Với thằng đi đánh thuê, thì mình tha thứ cho nó chứ….
- Nhưng với bọn chủ mưu?
- Bọn này, thì cần phải tìm ra chúng, để tránh cho những người cầm bút khác khỏi phải trải qua những gì anh đã phải chịu đựng. Còn cá nhân anh, thì chẳng có nghĩa lý gì cả.
Tôi hỏi sang chuyện khác:
- Mấy tháng nay, anh có viết được bài, hay truyện ngắn nào không?
- Không, chẳng có bài nào cả. Chỉ thỉnh thoảng viết được vài lá thư ngắn, gửi cho bạn bè thôi. Có nhiều ý tưởng tiểu thuyết rất lạ, muốn viết ra lắm, nhưng không viết được. Sở dĩ như thế là vì suy nghĩ của mình đến rất nhanh, và biến đi cũng rất nhanh. Bàn tay mình không ghi kịp trên giấy, thế là mất luôn…
- Anh có nghĩ đến việc đọc những gì anh định viết vào máy thu băng, rồi có người sẽ đánh máy ra không? Có một số tác giả từng viết theo cách đó.
- Cái đó, anh chưa làm bao giờ.
- Anh cứ thử đi. Họ đánh máy xong, anh sẽ sửa lại, thêm bớt. Bản văn sẽ hoàn chỉnh hơn nhiều…
- Ừ, có lẽ anh sẽ thử vậy xem. Nhưng mà, chắc anh sẽ không viết báo nữa đâu. Chắc anh sẽ chỉ viết sách thôi. Tụi Tây xem chừng khoái sách của mình. Thằng giám đốc nhà xuất bản Belfond nói nó sẽ in La Colline de Fanta ở bên Ý nữa…
- Và họ sẽ làm thành phim nữa chứ?
- Ừ. Nhưng chưa biết đến khi nào. Em nhớ, mấy năm trước, nó đã ký contrat với mình về chuyện đó. Nhưng bây giờ, anh sẽ đưa cho nó in cuốn thứ ba, đã dịch sang tiếng Pháp rồi.
- Cuốn Một Tù Binh Mỹ ở Việt Nam?
- Phải rồi. Để anh nhờ agent littéraire của anh, thằng Ghislain Ripault đó, sửa lại vài chỗ, rồi mới in. À, hôm anh họp báo, sau khi Hàn Lâm Viện Pháp báo tin Đồi Fanta được giải, vui lắm cơ…
- Họp ở đâu?
- Ở phòng khánh tiết của nhà xuất bản Belfond. Khoảng một trăm người, thuộc giới văn nghệ, báo chí Paris tham dự. Có cả Oliver Todd nữa….
- Oliver Todd, anh chàng nhà báo thân cộng trước 75, sau này phản tỉnh?
- Ừ, nó viết cuốn Tháng Tư Đen, anh Phạm Kim Vinh dịch ra tiếng Việt đó. Hôm ấy, nhiều người khác nữa, toàn dân Tây thôi, đến bắt tay, cám ơn anh đã viết Đồi Fanta cho họ đọc. Có người bảo “Cuốn sách ấy, tôi đọc hai lâàn, lần nào tôi cũng rơi nước mắt.”
- Như vậy là anh cũng sướng đấy chứ?
- Dĩ nhiên. Oliver Todd dự buổi họp báo ấy xong, viết một bài về anh đăng trên Paris Match. Trong đó có câu “Người Việt Nam đã tìm thấy Solzhenitsyn của mình rồi”. Anh cảm thấy mình đã phần nào được đền bù. Nhưng mà, giá cuốn sách này được phát hành trước đây năm sáu năm, thì mình đã ăn lớn rồi.
- Tại sao vậy?
- Hồi ấy, tụi Việt Cộng bên nhà còn gắt gao. Anh viết cuốn Đồi Fanta năm 1982, dạo tụi nó còn bắt trẻ bụi đời tập trung dữ lắm. Bây giờ 1989, tụi nó đã thả bọn trẻ con ra hết rồi; không còn sắt máu như trước nữa, nên sách của mình ra lúc này, kể như hơi muộn…Mẹ nó, mình đen thật, đen thật!
- Thôi, anh ạ. Mình nhắm vào cái giải sắp tới, sẽ còn ngon lành hơn cái Giải Tự Do nữa. Thế còn buổi họp báo hôm ấy, anh có phát biểu gì không?
- Dĩ nhiên là có chứ. Em cứ đọc tờ Ngày Nay của Lê Hồng Long là biết đủ mọi chi tiết. Có cả hình ảnh nữa…Anh cũng trả lời một số câu hỏi của các nhà báo.
- Anh nói bằng tiếng gì?
- Tiếng Việt. Ông frère ngồi cạnh anh, dịch ra tiếng Pháp.
- Ông Jean Mais hả?
- Không. Ông Pierre Trần Văn Nghiêm. À, mấy tuần trước, thằng Ngụy Ngữ sang Mỹ chơi, rồi về Việt Nam, gọi điện thọai cho bốn thằng bên ấy. Một thằng nhà văn, dù nó ở với Việt Cộng đi nữa, khi nó bàn chuyện văn nghệ với mình một cách thẳng thắn, thì mình cũng công khai và đàng hoàng trao đổi ý kiến với nó chứ. Có gì đâu mà mấy anh bên Mỹ cứ làm như chạm phải nọc, ầm ĩ cả lên? Rồi lại ông NT nữa. Ông ấy viết một bài trên tờ Nghiên Cứu Văn Hóa của Hà nội, trong đó, ông ấy nhận mấy anh Cộng Sản gộc là “ đồng chí ”. Bài ông ấy viết có tựa là Đồ Chơi Trẻ Em. Ông ấy nhắc đến “đồng chí” Lê Duẩn, và trích dẫn bài tham luận của “đồng chí” Võ Nguyên Giáp…
- Anh căn cứ vào đâu để nói về NT như vậy?
- À, có lẽ em chưa tin trí nhớ anh đã hoàn toàn hồi phục đâu. Anh nói có sách, mách có chứng đây này. Hồi ấy, anh đang ở tù Xuyên Mộc với Đằng Giao. Một hôm, Đằng Giao đi làm tạp dịch ở phòng ngủ của cán bộ. Cu cậu mượn được tờ Nghiên Cứu Văn Hóa, đem về ném trước mặt anh. Anh còn nhớ rõ, đây là số báo phát hành năm 1979. Đằng Giao nói: “Ông xem đây này, đ.m, chúng mình đi tù, khổ bỏ mẹ. Nó ở nhà, viết bài như thế này đây. Hồi xưa, ai cũng bảo thằng NT khí khái lắm. Đây này, ông xem, nó khí khái như thế này đây.” Em có dịp gặp Đằng Giao, nó sẽ xác nhận chuyện đó. Thôi nhé, anh cúp máy đây. Nói chuyện vậy, mà anh thấy mệt rồi đấy. Lúc nào có một mình anh ở nhà, anh sẽ gọi cho em. Còn anh không gọi, em biết tại sao rồi đấy.
*
* *
Mùa hè 1991, Duyên Anh gọi sang cho tôi. Thời gian này, anh sống ở Arlington, Texas, để làm tờ Con Cò. Duyên Anh bao sân, viết hầu như tất cả mọi mục. Có thể nói, Con Cò là hậu thân của Con Ong gần ba mươi năm về trước. Anh đọc cho tôi nghe chủ trương của tờ báo, đại khái gồm hai phần: phần trào lộng, đả phá, diễu cợt, sống sượng; và phần tâm bút, đứng đắn hơn, để xây dưnïg. Anh nói, “báo này chỉ bán có một đồng thôi. Sẽ không sống bằng quảng cáo. Nếu nhận quảng cáo, thì sẽ không phải là thứ quảng cáo vớ vẩn năm mười đồng. Làm tờ báo này cũng có nghĩa là cách mạng báo chí đấy. Để chấm dứt tình trạng báo phát không ở chợ, tiệm ăn, và các phòng nhổ răng.”
Tôi hỏi Duyên Anh:
- Anh có nghe vụ Lê Triết không?
- À. Cộng sản nó bắn đấy. Chúng nó khôn lắm, làm cái gì rồi, cứ đổ vạ cho Kháng Chiến là xong. Đánh anh rồi, chúng nó cũng đổ vạ cho Kháng Chiến. Nhưng những thằng ở Kháng Chiến đâu có phải tụi đi giết người. Dọa nạt vớ vẩn, bố láo bố lếu vậy thôi. Còn đánh người, giết người chỉ có cộng sản thôi. Ngày xưa, chúng nó giết Từ Chung, bắn Chu Tử, ám sát Nguyễn Văn Bông, chúng đều tung tin, cho người ta nghi ngờ chính quyền miền Nam làm những việc đó. Mãi hai mươi năm sau, chúng nó mới xác nhận, chính chúng nó đã bắn giết những người ấy.
Tôi hỏi:
- Anh liên lạc được với Nguyễn Minh Tranh chưa?
- À, thằng Tranh, lính nhảy dù. Nó quý anh lắm. Sang Wichita, anh tìm nó, nhưng chưa gặp.
Duyên Anh nói:
- Thằng Nguyễn Đức An vừa gọi. Nó bảo vùng quận Cam đã bày bán rồi. Anh nhờ nó lo việc phát hành bên ấy.
- Em có nhìn thấy Con Cò ở mấy hiệu sách. Nhưng anh có nghĩ đến việc gửi thẳng cho độc giả dài hạn không?
- Có chứ. Anh hiện có khoảng một trăm độc giả dài hạn. Hôm qua, nhờ người gửi báo cho họ. Bưu phí đã hết gần hai trăm đô rồi.
Tờ Con Cò vắn số, chỉ ra được ba lần rồi thôi. Trong mấy số báo ấy, Duyên Anh đánh một số nhân vật được nhiều người quý mến trong giới văn nghệ sĩ như tài tử Kiều Chinh, và nhà báo Lê Đình Điểu.
Duyên Anh từng nói với tôi hồi 1988, trước khi anh gặp nạn, Kiều Chinh đã hứa đến dự buổi ra mắt tác phẩm Nhà Tù của anh, do Xuân Thu tổ chức tại khách sạn Disneyland, tháng giêng, năm 1988. Nhưng sau đó, cũng theo lời Duyên Anh, Kiều Chinh nghe lời Mai Thảo (không có mặt trong buổi ra mắt này), đã không đến tham dự.
Còn Lê Đình Điểu, đối với Duyên Anh cũng không xa lạ gì. Năm 1974, và đầu 75, khi Duyên Anh tiếp xúc thường xuyên với Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo, chính Lê Đình Điểu, một trong những nhân viên phụ tá thân cận của Nguyễn Văn Hảo, là người liên lạc giữa ông Hảo và Duyên Anh. Trong bài viết ngắn châm chọc Lê Đình Điểu, Duyên Anh đã đi quá giới hạn của trào phúng, để gần như trở thành đặt điều, mạ lỵ cá nhân. Tôi sẽ viết thêm về việc này trong phần sau, khi Duyên Anh sang Cali lần cuối.
1991 cũng là năm Duyên Anh cắt đứt mọi liên lạc với Quỳnh Giao. Trước khi gặp tai nạn, Duyên Anh từng cho tôi biết, Quỳnh Giao đã đến với các nhạc phẩm của anh hoàn toàn vô vụ lợi. Chị đến Paris, chỉ xem qua các nhạc phẩm này, là có thể ngồi vào piano, đệm và hát ngay được. Không những thế, chị hát những bài ấy chính xác và điêu luyện đến nỗi có thể thu vào băng nhựa luôn. Tài năng của Quỳnh Giao đã khiến cho người nhạc trưởng Pháp phải kinh ngạc và thán phục. Chính Duyên Anh đã viết bài Quỳnh Giao, Danh Ca của Kỷ Niệm, với những lời văn thật đẹp, đăng trên nguyệt san Ngày Nay của Lê Hồng Long, để ca tụng chị.
….
“Tuổi dương câàm của Quỳnh Giao dễ chừng đã 30. Ba mươi năm tay ngọc lướt trên phím ngà, tôi nghĩ, khó mà tìm ra ở nữ ca sĩ Việt Nam, kể luôn Thái Thanh. Hãy đưa Quỳnh Giao một ca khúc mới nhâát và khó nhất của Cung Tiến, của Vũ Thành! Nàng nhìn qua, xướng âm ngay và hát liền sau đó, khỏi cần dạo nhạc.”….
“Đừng so sánh Quỳnh Giao với bâát cứ ai. Quỳnh Giao là Quỳnh Giao, là “con chim tới từ núi lạ”. Đừng hỏi Quỳnh Giao đứng hạng mấy trên Top. Quỳnh Giao là nghệ sĩ không thích nói đến lợi nhuận. Đừng kiếm Quỳnh Giao tại bục gỗ phòng trà, nơi đàn điện, trống phách là thảo khấu âm thanh. Hãy tìm Quỳnh Giao ở giàn nhạc hòa tấu Pháp hay Mỹ, Việt hay Ý, Anh hay Đức. Hãy chiêm ngưỡng nhạc trưởng điều khiển. Hãy lắng nghe Quỳnh Giao hát. Nàng gửi hồn mình vào hồn tác phẩm. Nàng diễn tả điêu luyện, chứa chan cảm xúc. Quỳnh Giao, tiếng hát của những người yêu thương kỷ niệm. Sau hết, một lời tôn vinh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất: Quỳnh Giao, danh ca của kỷ niệm.”
Quỳnh Giao đã hát và thu băng cho Duyên Anh khoảng chừng hai mươi ca khúc của anh, trong hai cuốn Còn Thoáng Chiêm Bao và Rồi Em Ngủ Võng Đong Đưa. Theo tôi biết, Duyên Anh không gửi bán hai cuốn này. Anh chỉ tặng một số thân hữu của anh thôi.
Rất tiếc, khi tên tuổi Quỳnh Giao tại Cali bắt đầu gắn liền với NXN, Duyên Anh không ưa NXN, đâm ra ghét lây Quỳnh Giao.
Duyên Anh Và Tôi Duyên Anh Và Tôi - Vũ Trung Hiền Duyên Anh Và Tôi