Chỉ có một thành công mà thôi, đó là sống cuộc sống của mình theo cách của chính mình.

Christopher Morley

 
 
 
 
 
Tác giả: Aziz Nesin
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1619 / 37
Cập nhật: 2017-07-24 16:07:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Người Bị Trói Vào Cột Đèn
ại một thành phố của nước Anh, cảnh sát phát hiện được một người bị trói chặt vào cột đèn. Người đó là ai? Tôi không biết. Nhưng chúng ta hãy giả thiết trong một phút rằng sự kiện đó xảy ra ở Stambul.
- Anh là ai?
Không có trả lời. Người bảo vệ rút còi ra thổi. Từ trong bóng đêm có tiếng còi cảnh sát vang lên đáp lại. Hai tiếng còi tiến lại gần nhau.
Người bảo vệ nói:
- Ở cột đèn kia có người bị trói.
- Ai trói anh ta?
- Tôi không biết! Có cởi trói cho anh ta không?
- Không được động vào! Có thể ngài công tố muốn đến đây xem. Ta hay báo cho ngài thanh tra. Thế anh ta còn sống không?
- Tôi không biết! Nhưng thấy mắt anh ta vẫn đảo đi đảo lại.
Viên cảnh sát hỏi người bị trói:
- Này anh bạn, anh là ai vậy?
Vẫn không có trả lời.
Họ báo cáo với ngài thanh tra. Ông này gọi điện thoại cho người trực ban Cục An ninh.
Viên trực ban nói:
- Hãy giải hắn về đồn và xác minh nhân thân hắn. Nhưng hãy cảnh giác, có thể hắn là gián điệp. Canh giữ cẩn thận kẻo hắn trốn mất!
Bây giờ ta hãy quay trở lại nước Anh. Hai viên cảnh sát phát hiện ra người bị trói vào cột đèn đã ngay lập tức cởi trói cho ông ta.
- Tên ông là gì?
- Tên tôi là Acnôl Mêching.
Hai người cảnh sát khẽ nghiêng đầu tỏ ý kính trọng. Một người hỏi:
- Ngài là nhà điêu khắc Acnôl Mêching nổi tiếng?
- Phải, tôi là nhà điêu khắc.
- Là viện sĩ Viện hàn lâm hoàng gia Anh?
- Phải, tôi là viện sĩ.
- Thưa ngài, ngài có thể vui lòng đến đồn cảnh sát, hay để chúng tôi đánh ô-tô đưa ngài về nhà?
- Tôi muốn đi về đồn.
Và theo lời báo chí Anh, nhà điêu khắc nổi tiếng của Anh, viện sĩ hàn lâm Acnôl Mêching đã được đưa về đồn.
Bây giờ ta lại quay về nước ta. Người ta cởi trói cho người bị trói.
- Đi về đồn!
Họ đi về đồn. Người bị trói đi phía trước, viên cảnh sát và người bảo vệ đi phía sau.
Ngài thanh tra hỏi:
- Tên là gì?
Vì ở nước ta không có viện hàn lâm và cũng không có các viện sĩ, nên giả thiết người đó là một nhà điêu khắc nổi tiếng của nước ta, chẳng hạn như Hađi, Huyxên, Suman, Kuzgun hay Hikmet.
- Tôi hỏi tên anh là gì?
- Hikmet, thưa ngài.
- Anh làm nghề gì?
- Tôi là nhà điêu khắc.
- Cái gì? Cái gì?
- Tôi là nhà điêu khắc.
- Thôi được, thế anh làm gì?
- Tôi làm các bức tượng.
- Tượng gì?
- Tượng người, tượng súc vật...
Các bạn chắc đã hơi mệt? Thôi, chúng ta hãy trở lại nước Anh. Bởi vì sự kiện này ở nước Anh là xảy ra thực, còn ở Stambul là do tôi tưởng tượng ra.
- Thưa ngài, xin mời ngài lên xe, thế ai đã trói ngài vào cột đèn? Bọn cướp à?
- Không.
- Hay kẻ thù của ngài?
- Không. Vợ tôi đã trói tôi đấy.
- Sao? Ngài muốn nói là bà Mêching?
- Phải! Bà ấy!
- Một quý bà đáng kính? Thật ngạc nhiên!
- Không có gì là ngạc nhiên cả, thưa ngài thanh tra. Bởi vì chính tôi đã yêu cầu bà ấy trói tôi vào cột đèn!
- Nhưng... để làm gì, ngài Mêching?!
Bây giờ không chờ câu trả lời của nhà điêu khắc Anh, chúng ta lại quay lại Stambul. Ông thanh tra hỏi nhà điêu khắc Hikmet:
- Ai đã trói anh vào cột đèn? Bọn cướp à?
- Không.
- Kẻ thù của anh?
- Tôi không có kẻ thù.
- Vậy thì ai đã trói anh? Hãy nói cho chúng tôi biết.
- Vợ tôi.
- Ái chà! Con mụ đàn bà vô lại! Trên đời này lại có loại đàn bà như thế! Vợ anh hành động cùng với một người đàn ông khác phải không?
- Không, một mình.
- Lẽ nào một mình bà ta có thể trói anh vào cột đèn?
- Vì tôi không kêu và cũng không chống cự.
- Chà, anh là đồ dở hơi!
- Chính tôi yêu cầu vợ tôi trói tôi vào cột đèn.
Đến đây ông thanh tra và mấy người cảnh sát cười phá lên. Ngày hôm sau trên báo chí có thể đọc mẩu thông báo sau của cảnh sát:
“Người đàn bà bạo chúa
Hôm qua tại thành phố chúng ta đã xảy ra sự kiện chưa từng có. Một phụ nữ bạo hành vào lúc gần sáng đã trói chồng mình vào cột đèn. Chi tiết về vụ này xem ở trang ba. Trong tấm ảnh phía trên độc giả có thể thấy người phụ nữ côn đồ đã dùng dây thừng trói chồng mình vào cột đèn vào giữa những ngày hạnh phúc của họ”.
Bây giờ xin mời các bạn hãy quay trở lại nước Anh. Chúng ta dừng ở chỗ nào nhỉ? Phải, ông thanh tra hỏi nhà điêu khắc tại sao ông ta lại yêu cầu vợ trói mình vào cột đèn. Ngài Mêching đã trả lời như sau:
- Thưa ngài thanh tra, tôi là con người nghệ thuật và con mắt tôi không chịu được tất cả những gì là xấu xí, phản nghệ thuật. Đặc biệt tôi không chịu được nếu những cái xấu xí đó lại có ở thành phố chúng ta. Nghĩa vụ của tôi như một người nghệ sĩ là phải làm thế nào để các đồng bào tôi được sống giữa những hình dáng và màu sắc hài hòa. Trong khi đó Tòa thị chính Stôcơn Trent lại cho dựng khắp nơi những cái cột đèn xấu xí không chút thẩm mỹ và không ăn nhập với cái gì. Những cột đèn cũ bị dỡ bỏ rất hài hòa với dáng dấp thành phố. Còn những cột đèn mới bây giờ không ăn nhập gì với đường phố, nhà cửa và tượng đài trong thành phố chúng ta. Tôi đã viết về vấn đề này, giải thích trên các báo, nhưng Tòa thị chính không nghe lời tôi. Và để tỏ ý phản đối sự thiếu thẩm mỹ này tôi đã yêu cầu vợ tôi trói tôi vào cái cột đèn mới này.
Bây giờ tôi xin các bạn hãy đến Stambul. Viên thanh tra hỏi nhà điêu khắc:
- Cái đầu anh có gì không ổn à? Không lẽ một người tự dưng đi bảo người khác trói mình vào cột đèn? Anh bị bệnh tâm thần hay sao?
- Tôi không bị tâm thần.
- Nếu không tâm thần thì cớ gì anh sai vợ anh trói anh vào cột đèn?
- Nếu ngài cho phép, tôi sẽ kể.
- Được, anh kể đi.
- Thành phố Stambul này đã mang lại cho kẻ tiện dân đây không ít đau khổ.
- Lạy thánh Ala! Người ta ai cũng muốn kéo về Stambul, vậy mà anh lại... Nếu anh không thích Stambul thì hãy cuốn xéo đi nơi khác! Nhưng cái gì khiến anh đau khổ?
- Hình dáng các kiến trúc! Sự mất hài hòa cân đối. Một túp nhà lè tè bên cạnh ngôi nhà chín tầng. Rồi đến những màu sắc rất khó chịu này nữa! Đường ngõ chật hẹp, phố xá bẩn thỉu.
- Này, này! Tất cả những cái đó có liên quan gì đến anh? Anh nghĩ anh là Thị trưởng hay sao?
- Thưa ngài, con mắt tôi không chịu nổi tất cả những gì là thiếu thẩm mỹ!
- Ra thế! Rõ rồi! Vậy trói anh vào cột đèn là còn nhẹ đấy! Suliman, hãy viết giấy gửi anh ta vào bệnh viện tâm thần để làm xét nghiệm.
Bây giờ chúng ta lại trở lại nước Anh. Sự phản kháng của nhà điêu khắc nổi tiếng, viện sĩ hoàng gia Anh, Mêching được thừa nhận là đáng chú ý và có lý. Những chiếc cột đèn cũ được người ta trả lại vào chỗ cũ.
Còn ở nước ta? Nước ta không có những chuyện như vậy. Những nhà điêu khắc không cảm thấy nỗi đau và không yêu cầu người ta trói mình vào cột đèn.
Thôi được, nhưng với nhà điêu khắc bị gọi lên thẩm vấn kia thì sao? Chúng ta có thể biết được điều này qua một thông tin nhỏ trên báo:
“Bắt giữ một kẻ tâm thần.
Một người khẳng định rằng mắt anh ta không chịu nổi cảnh quan một thành phố thiếu thẩm mỹ nửa đêm đã yêu cầu vợ mình trói anh ta vào cột đèn. Anh ta đã bị cảnh sát bắt và đưa đi xét nghiệm y tế. Kết quả cho thấy anh ta là một người không bình thường. Kẻ bị hoang tưởng kia đã được chuyển vào bệnh viện tâm thần”.
Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ - Aziz Nesin Điên Cuồng Bất Đắc Dĩ