Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love.

Mother Teresa

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2677 / 74
Cập nhật: 2015-07-18 13:01:02 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
ị thằng bạn chơi một phát bất ngờ, tôi chới với không đáp được. Thuần tiếp:
- Cách mạng hết đẹp kể từ khi cách mạng thành công. Và lũ lãnh tụ trở thành một lũ súc vật mang mũ cao áo rộng cũng kể từ đó. Tao biết cả. Thằng nào cũng mong được chức cao để lãnh villa và volga mày ạ. Có những thằng kèn cựa xe và nhà. Rất buồn cười. Bây giờ cũng y hệt như vậy. Cách mạng có cấp bậc hết cả. Cách mạng đầu trâu, đầu bò, đầu cọp và đầu c…. Cách mạng nhép, cách mạng cóc nhái, ểnh ương, cách mạng chầu rìa, cách mạng cà nhõng… Nhưng tất cả các tầng lớp cách mạng đều đồng qui nhất điểm: cái bánh bẻng.
- Mày phản động quá mày! – Tôi vừa cười vừa nạt.
- Ừ! Kệ tao để tao nói hết? Sợ mày còn phản động hơn tao nhưng mày không nói ra thôi. Me xừ Duẩn đéo được mụ Nga đã đời còn đi đéo vặt vô số chỗ tao biết. Ở Hải Phòng tên Hoàng Hữu Nhân, chủ tịch thành phố dắt tới, vô Thanh Hóa tên Ngô Tuyền bí thư tỉnh ủy dâng dưa, vô Quảng Bình có tỉnh ủy cống hồ. Hắn làm luộc sạp hết cả nhưng vẫn đóng vai trò lãnh tụ vô sản kính yêu như thường. Còn ông đại tướng của mình chộp được mụ Đặng Thị Thu Hề phải không? Mụ này dạy bài “Ba Lê công xã” dở ẹc, tao phải dạy lại mụ để mụ đi giảng cho học trò đại học công nông của mụ chớ ai. Sở dĩ mụ dạy Sử học là nhờ ông đại tướng gà cho, chứ mụ ấy biết Ba Lê công xã là cái đéo gì. Tây nó dạy tao rõ hơn chớ.
- Mày biết mụ nữa à?
- Mụ ta có những ngón tay rất dài, có cặp môi rất thâm. Học trò nó ngạo là môi thâm thì cái ấy cũng thâm, làm mụ mắc cỡ bỏ giảng một tuần mà. Ông đại tướng nhà mình ăn uống sâm Triều Tiên nổi gân chiến thắng Điện Biên tấn công tới tấp, bà ta vác cái đồi Him Lam chạy tới nhà tao trốn cho qua tai nạn rồi mới về. Ông đại tướng đi tìm mãi không được về nhà đánh piano, sôlô một mình. Rồi có chuyện lẹo tẹo với bà thầy đờn.
- Mày biết vụ đánh đá đó nữa à?
- Mày cứ tin là tao biết hết mọi chuyện bí ẩn của các ông anh mình. Lúc ông ấy bị ông đại tướng bần cố nông cho ngồi chơi xơi nước ở Hồ Tây, ổng mới nảy ra ý làm nghệ thuật, bèn mời một nữ nhạc sĩ dương cầm tới dạy, dương cầm thì ông ta học dở nhưng trò dương…vật thì ông ta mạnh lắm. Đến đỗi chồng của nữ nhạc sĩ ghen không cho vợ đi dạy nữa! – Thuần thở dài ngao ngán – Mày thấy có thằng cha nào đạo đức không?? Tao còn quên kể cho mày cái chuyện bà Mười Thẹp nữa. Ối giời, nó có dây có nhợ, có tịch có tàng mày ơi!
- Mười Thẹp nào tao không biết?
- Bà Mười nữ chiến sĩ Nam Kỳ 40 ở Cai Lậy tỉnh mày mà mày quên à?
- Quên đâu mà quên. Bà Mười Thập! Má thằng Quang và con Thu!
- Bả ra Bắc được cho ngồi ghế trung ương đảng. Bả phát biểu ý kiến ở đại hội Phụ Nữ Cứu Quốc có câu phản đối đế quốc, bả nói BOM HỘT NHƯN (thay vì bom hạt nhân) bị phóng viên nó ngạo chớ đâu. Thằng Quang được cho đi học Liên Xô, không thèm. Bả bắt nó cưới vợ nó cũng không nghe. Nó bảo nó ghét cảnh ô trọc của đám lãnh tụ, nên xin về Nam chiến đấu cho quê hương.
- Trời đất, cái thằng lạ vậy? (Tôi làm bộ ngạc nhiên, chứ thực ra tôi biết thằng con Bà Mười chết ở Trường Sơn.
- Để tao nói hết cho nghe. Bà Mười chạy lên ông Hai Hùng nhờ can nó dùm và bắt nó ở lại cưới vợ nhưng nó nhất định không nghe. Nó đi vô Trường Sơn sốt rét ác tính chết dọc đường, trong ba lô còn cả bó sâm Triều Tiên. Vậy đó! Còn con Thu chưa chồng nhưng lại mê thằng họa sĩ vẽ phông cải lương cho đoàn Văn Công Nam Bộ, thứ bảy chủ nhật nó đều xách cái phèng la của nó tới cho thằng họa sĩ dùng dùi cồn gõ beng beng chơi.
- Mày dùng chữ chưa chính xác. Phải nói: nó xách cái đĩa màu palette của nó tới cho thằng nọ quệt cọ lông vô chớ! Vậy mới gọi là chơi chữ.
- Ừ! Phải! Nhưng có đúng là bà Thập đó không?
- Mày còn sư tao nữa rồi. Nhưng vụ này chắc mày không biết đâu!
- Vụ gì?
- Vụ người ta cáp đôi bả với anh Ba nhà mình ở Nam Bộ không?
- Có vụ đó nữa sao?
- Có chớ. Ổng thì răng cỏ cái rụng cái lung lay còn bả thì đi đâu cũng xách túi nhái đựng trầu. Hơn nữa cả hai đều là chiến sĩ cách mệnh triệt để. Xứng lứa vừa đôi biết bao nhiêu, tại sao ổng không chịu mà lại quơ con bé Nga?
- Thì tại vì cái mặt nạ của bả nhăn da ổi hết rồi chớ sao! Chẳng có thằng đàn ông nào khoái lấy bà già cả. Chỉ có con gái là mê ông già thôi. Vì ông già thì già mặt già mày tay chân già hết…
- Mày thấy chưa? Tao bảo nhân loại trông gần cũng xấu xa mà. Mới đầu tao nhìn Ba Duẩn, Hai Hùng, Ba Khiêm như là thần thánh cả. Nhưng khi ở gần mấy chả, tao thấy mấy chả đều phàm tục dơ dáy thấy bà. Tụi mình không đến đỗi như vậy. Như tao vầy, tao có đéot vặt mấy em Liên Xô chút chút nhưng tao đâu có bỏ vợ bỏ con như các chả. Mày biết vụ bà Ba Khiêm ở Hà Nội ghen một phát vỡ cả Phủ Chủ tịch mà! Còn vợ lớn Lê Duẩn nữa. Mụ ta đánh bà Nga tuột quần ở Bệnh viện Việt Xô. Anh Ba phải bỏ chị nhỏ vô thùng gởi sang Tàu tá túc với cụ Mao. Còn ông ủy viên trung ương Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh nữa. Ổng vô Nam cuỗm một bà hơ hớ. Ra Hà Nội lãnh villa và volga như ai. Vợ lớn ở Nam Định nghe được tin vác cái chảo bể lên hô giáng. Ông trung tướng chạy tét không dám hô thâu tiếng nào.
- Còn gì nữa hết?
- Còn nhiều mày ơi! Kể sao cho xiết. Mày có viết tiểu thuyết cũng không hết.
- Tuy vậy mía sâu có đốt nhà dột có nơi mày ạ! – Tôi làm bộ chống đỡ dùm cho các anh nhớn.
- Không có đốt nào không sâu, không có chỗ nào không dột hết! Sâu tất, dột tất!
Tôi cười:
Tao nghĩ là ông Sáu Vi là con người tuyệt vời, không có một nhược điểm nào ngoài cái mặt sắt vuông như cái khay trầu của ổng.
Thuần làm thinh. Hồi lâu lại cười hắc hắc.
Tư Mô trở mình lên tiếng
- Anh Hai Hùng nữa chớ!
- Ông Hùng không lem nhem nhưng ổng phạm tội còn nặng hơn lem nhem.
- Tội gì?
- Ổng quơ bà vợ địa chủ. Mai Khanh chị nuôi thằng nhạc sĩ Hoàng Lưu, con Hội đồng gì ở Phú Hữu.
- Vậy à? Tôi tưởng ông toàn bích.
Thuần tiếp:
- Tao nói theo kiểu vòng vo Tam Quốc để kết luận bằng câu thơ của Xuân Diệu: Nhân loại trông gần cũng xấu xa. Xấu xa thật! Hồi tao ở Hà Nội, nghe văn nghệ sĩ xầm xì oán ghét ổng, tao tự nhủ thầm: ông chỉ có tật hăng xờ máu chút thôi. Mà chính thực đảng cần những người như ổng, nếu không ai bảo vệ lập trường. Nhưng tao cũng lầm nốt! – Thuần ngưng lại rồi cười ha hả một tràng dài như liên thanh.
- Gì như mắc đàng bố vậy mậy?
- Mày nhớ chuyện tiếu lâm ba ông thầy tu không?
- Thầy tu đạo gì?
- Không nên hỏi đạo gì phạm chánh sách. Có ba thằng thầy chùa Lỗ Mũi Trâu định sơn mặt đỏ ngoài Sài Gòn vô nằm bên Mặt Trận đang xin yết kiến ổng. Chuyện đó như thế này. Chẳng là có ba tên trần tục lên núi tầm sư học đạo tu tâm dưỡng tánh được vài năm thì xin hạ san. Ông thầy bảo: Muốn biết các con đã dứt lòng trần tục chưa thì thày cho các con một cái phép. Ông thầy lấy ba cái trống nhỏ đem đeo vào cho mỗi người.
- Đeo ở đâu?
- Để chút rồi biết! Đeo xong, ông thầy bèn dắt một cô tiên nữ cởi trần truồng ra cho đi qua đi lại trước ba trò. Hễ cái trống trò nào không khua tùng tùng thì trò đó được hạ san.
Tôi phản đối.
- Tiên nữ ở đâu mà lộn lạo với tiên nam như vậy bố non?
Tư Mô cười khè khè:
- Tiếu lâm cải biên theo đời bây giờ mà chú!
Thuần tiếp:
- Ông thầy cho cô tiên dượt qua dượt lại vài ba lần rồi đứng ưỡn ẹo một chập. Ông không nghe cái trống nào khua cả, như vậy nghĩa là dùi trống nằm im không nhúc nhích, các đệ tử thấy mỹ nhân lõa lồ mà không có bị tà dâm kích động! Ông thầy khấp khởi mừng thầm cho các đệ tử thành công đắc quả to. Rạng rỡ danh thầy biết bao!
Ông thầy bèn đến tháo trống ra để sửa soạn phát bằng cấp “Liêm Chánh” cho họ.
- Chớ không phải bằng cấp Phó Tiến sĩ của mày à?
- Bằng này to hơn bằng của tao nhiều. Ông thầy tá hỏa tam tinh khi nhận thấy cái dùi của tên học trò thứ nhất thọc thủng mặt trống và kẹt trong đó luôn.
- Hớ hớ... hớ. Tư Mô cười. Tôi cũng cười theo.
Thuận tiếp:
- Đến tên học trò thứ hai thì mặt trống còn nguyên mà cái dùi trống cũng không có chĩa ra chút nào.
Tôi hưởng ứng:
- Vậy là trò đó lãnh bằng Đại Học Nhân Dân rồi!
- Nhưng mà ông thầy coi kỹ lại thì thấy mặt trống ướt nhẹp.
- Vậy là Bùi Kiệm rồi!
Thuần tiếp:
- Đến trò cuối cùng. Trò này xuất sắc nhất. Cái dùi xuyên toạc cả hai mặt trống, ló qua cả bên kia.
- Quỉ thần ơi! Dùi gì mà ghê hồn vậy?
- Thế là ba ông con phải ở lại tu tiếp.
- Còn cô tiên nữ đó thì sao?
- Cô ta bị đoạ luôn với ông thầy và đám học trò. Ông thầy chính là ông Mặt Sắt đó mày ạ. Còn đám học trò kia là mấy lão Chín Vinh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Chè.Trước đây tao cũng cho là ông Mặt Sắt thì cái gì ổng cũng “sắt” cả. Ở Hà Nội có lần ổng đến dự tiệc của Bộ Quốc phòng, gặp vợ Thiếu tướng Phạm Kiệt. Bà thiếu tướng trang điểm thường thôi, vì có khách Liên Xô, Đông Âu mà, chẳng lẽ lại mang bộ mặt mụ già trầu tới đó? Ông ta điểm mặt bà ta mà mắng ông thiếu tướng; “Anh coi kìa, vợ anh son phấn như một con đ.”
- Có chuyện đó nữa à?
- Có chớ, mày ở ru rú trong cái bếp Hội Nhà Văn của mày nên chẳng biết gì hết.
- Rồi ông Kiệt phản ứng ra làm sao?
- Đếch dám phản ứng gì cả. Còn bà ấy thì ôm mặt chạy ra ngoài. Khách Liên Xô ngơ ngác; có người hỏi thì phiên dịch bảo là bà ấy có bịnh nhức đầu cấp tính! Đọ,bây giờ tới phiên ổng hạ san và được xét nghiệm bằng cái trống đạo đức… thủng toạc cả hai mặt.
- Thủng mẹ hết rồi hả?
- Cái trống này ổng không phải đeo. Nó là của người ta mà ổng xách dùi tới gõ.
- Mày nói trống nào vậy?
- Tao hổng biết?
- Ê mày nói chuyện đó có pa-tăng không mậy?
- Tao nói láo có căn chứ không bỏ sách bỏ vở đâu!
- Nếu vậy thì nói tiếp nghe chơi. Ở đây chỉ có ông bạn già mình thôi! Đâu có ai khác mà lo tai vách mạch rừng.
- Chuyện đéo vặt các cháu bây giờ ở bên Bộ Chỉ huy là thường xuyên và công khai, đâu có ai nói gì. Mày có qua bên đó sẽ thấy. Các ông Tư lệnh, Phó Tư lệnh, Cục trưởng, Cục phó đều có riêng nữ thư ký đánh máy thành phần học sinh Sài Gòn mới ra lò cả. Phá thai càng có lợi. Ngâm rượu tẩm bổ rồi lại sản xuất hài nhi tiếp. Ông Mặt Sắt là thứ dữ trong Bộ Chính trị nhưng chỉ là cắc ké so với chín Hô và Ba Chè, Sáu Bù Lạch trong chuyện tu ở chùa “Một Cây Cột.”
- Chín Hô nào?
- Chín Hô là Chín Vinh tức Trần Độ, Ba Chè là Trần Văn Trà, Sáu Bù Lạch là Sáu Nam tức Lê Đức Anh cục trưởng Cục Tham Mưu Quân Giải Phóng. Các cha này đớp hết cả bầy tiên cô Sài Gòn mày hiểu không? Bây giờ còn hỏi tiên cô đâu nữa thôi? Nhưng đặc biệt chỉ có nàng tiên của ông Mặt Sắt là gái có chồng thôi, còn đám kia chắc là nguyên xi. Mày nghĩ coi ở trong rừng năm này qua tháng khác mà tiên cô mang trống núc ních qua lại như vậy, dùi trống không cựa quậy hay sao?
- Tao tưởng là ông Sáu nhà mình đạo đức cỡ cụ Hồ.
- Trước kia tao cũng tưởng như vậy, nhưng sau khi ổng thử trống thì tao té ngửa ra.
- Cái thằng nói cà rỡn hoài mậy. Tao cần nghe cụ thể như sự việc đã xảy ra chứ không cần mày thêm mắm dậm muối gì cả.
- Ờ được! Muốn nghe tao kể cho nghe. Một hôm có điện ngoài Bộ Tổng đánh vào. Ổng đã xem và nói nội dung cho tao thảo bức điện báo cáo. Tao thảo xong thì mang qua chòi ổng.
- Lúc đó nhằm buổi chiều hay buổi sáng, mấy giờ mấy phút mấy giây?
- Buổi sáng trong rừng có chim ca vượn hú và dê kêu be he nữa. Tao qua đến nơi thì nghe tiếng giảng bài oang oang trong chòi: “Giai cấp vô sản là giai cấp tiền phong lãnh đạo cách mạng nhưng nó phải kết hợp chặt chẽ công nông binh! ” Tao đi trờ tới ít bước gần hông nhà. Nhà bên đó có hai loại. Loại cho trung cấp thì ngăn phòng nhưng vách trống chân trống đầu. Còn cao cấp thì bít bùng bốn bên. Nhưng tất cả đều bằng thân nứa đập dập cho nên có kẽ hở, ở ngoài dòm vô, ở trong dòm ra đều không thấy, nhưng kê mắt sát vào thì thấy tuốt.
Nghe ổng giảng bài oang oang tao dừng lại, không vô ngay mà đừng lại ghé mắt vào kẽ hở. Tao thấy ông Sáu nằm võng còn cô tiên thì ngồi trên vạt nứa khít bên võng. Đám vệ binh cũng có ý thức. Chúng làm vậy để khi nào ông Sáu nằm võng chán thì bò lên giường hoặc nằm giường chán thì leo xuống võng dễ dàng.
Ổng giảng rất hùng hồn. Giọng ông sang sảng chứng tỏ sức khỏe ông còn…
-… còn có thể cất dùi lên nện vô mặt trống.
- Đến câu vô sản liên hiệp lại hay câu xã hội không giai cấp gì đó thì ông thò tay nắm tay cô tiên lôi xuống đặt cô ngồi trên bụng ổng.
- Không đứt võng à?
- Võng đôi dây ni-lông dù của Mỹ có thể treo năm tạ mà! Cô ta ngúng nguẩy định đứng dậy nhưng hai bàn tay to sù của ông kềm lại, ông run run bảo: “Ngồi đây nghe bác giảng tiếp.” Nhưng ông không giảng nữa mà ông rủ rỉ: “Cháu ở đây có buồn không?” – Dạ buồn – Cô tiên đáp – Cháu muốn về Sài Gòn. – Ở đây học làm cách mạng chứ về trong đó toàn là dân phản động đâu có ai giúp cho cháu. – Có gia đình cháu chớ! – Ở đây bác cho đi Liên Xô. – Cháu hổng đi bên đó đâu. – Sao vậy? Người ta muốn đi mà không được đấy. Cháu chóng ngoan đi! Bác khen giỏi, vừa “giỏi” bác vừa đưa tay ngoặc đầu cháu xuống sát mặt bác. Cô tiên vùng đứng dậy chạy tuốt vô phòng trong.
- Chỉ có bấy nhiêu thôi à?
- Đó là lớp một màn một. Sau đó còn nhiều màn khác. Kịch cọt đâu có ngưng ngang như vậy được. Tao hoảng quá, tao vội vã trở về chòi tao ngay. Tao thú thực là tao sợ run lên. Như có cái gì đổ vỡ trong lòng tao, tan nát, tan nát hết. Lạy Chúa! Đến bây giờ tao hãy còn run khi nhớ lại cái hình ảnh đó. Thuần tiếp – Tao không dám đem cái công điện qua nữa. Tao sợ phải nhìn mặt cái người mà mình kính phục lâu nay. Đúng vậy, lâu nay tao chỉ còn kính phục có mình ổng thôi.
- Còn cụ Hồ!
- Xịt! Thằng cha già sát nhân.
- Giỡn mậy!
- Lão giết Dương Bạch Mai bộ mày không biết à?
- Ờ ờ… (Tôi biết việc đó nhưng tôi làm bộ quên đi.)
- Sau vụ đó tao nhìn lại các ông Duẩn, ông Giáp, ông Thọ, tao ớn quá trời.
- Còn ông Đồng thì sao?
Thuần cười:
- Mày thấy ổng ra sao?
- Ổng đạo đức khá chớ. Ổng có bà vợ điên chữa hoài không hết. Ổng tức giận ổng đi hỏi người yêu của tao.
- Hả?
- Mày đếch biết chuyện đó đâu. Cũng không có nhiều người biết. Chỉ có thằng cha Nguyễn Kim Cương thứ trưởng Phủ Thủ tướng biết thôi. Vì thằng chả là xếp cơ quan của con nhỏ bạn tao.
- Rồi sao có vụ đó?
- Lão Cương đang làm Phó Giám đốc Đài Phát Thanh. Con nhỏ của tao làm việc ở đó. Thằng chả tưởng hai đứa tao “huề cờ” nên làm mai kiếm điểm. Con nhỏ thuật lại cho tao nghe. Tao bảo: Sao không nhận quách làm bà thủ tướng có phải sướng hơn không? Nó vả miệng tao, bảo: “Ổng lớn tuổi hơn tía tui mà!”
- Các ông lớn đều… thế cả. Đến ông Sáu Mặt Sắt này là hết phép Người ta thuyết giảng đạo đức thì. dễ ợt thôi. Nhưng giữ đạo đức lại khó. Chỉ khi nào đeo trống mà trống không khua thì mới chắc thôi. – Thuần nói một dọc rồi chửi thề văng tê lên – Cái Bộ Chỉ huy đã trở thành một ổ điểm đực già, tối ngày mấy thằng đầu bạc chỉ lo cạo râu, sửa chân mày và đánh quần đánh áo để gù mấy cháu chớ đâu có việc gì làm.
- Rồi lớp hai màn một như thế nào? – Tôi hỏi.
- Để tao kể qua lớp một cái đã. Tao về nằm trong chòi. Buồn thấu trời. Thì có vệ binh tới gọi. Tao phải sang chầu. Tao cố xem cho ra sau cái bộ mặt sắt của ổng còn bộ mặt nào khác không hoặc trên cái mặt sắt đó ông có đeo mặt nạ không?
Ổng hỏi tao:
- Nãy giờ cậu đã sang đây lần nào chưa?
- Dạ chưa. Anh Sáu có việc gì cần gọi tôi?
- Không, ấy là… tôi hỏi thế mà. Vì nãy giờ tôi ngủ quên. Tôi sợ cậu sang thấy tôi ngủ rồi trở về mình đánh điện trễ mất.
- Dạ công điện dài nên tôi viết hơi lâu. Viết mới vừa xong tôi sang ngay.
Tôi hỏi tiếp:
- Còn màn hai thế nào?- Cô tiên qua chòi tao than thở xin “trả lại đôi cánh” để về Sài Gòn. Bữa đó ổng đi họp với mấy cha xếp các Cục ở quanh đấy không xa lắm nên tao được ở nhà, không phải xách cặp đi theo. Do đó mới biết tâm sự cô tiên. Chao ôi! Nếu tao kể ra đây chắc thằng anh hùng Cầu Ông Lãnh, ủa, cầu Trương Minh Giảng phải đội mồ sống dậy.
Cô ta kể rằng hồi đó thằng Trỗi mang về nhà mấy đồng chí để bàn công tác bí mật. Cơm nước xong, thằng Trỗi đèo một thằng đi đâu đó, chẳng ngờ là đi xem chỗ đặt bom.
Con nhỏ khóc với tao nức nở: “Nếu em biết ảnh làm việc đó thì em cản rồi. Em thấy cảnh sát canh chừng rất kỹ, làm sao mình đặt được bom. Bom chớ phải quả cà cái bánh gì mà dễ giấu vậy. Thôi việc đó qua rồi, em cũng không nên nhắc làm gì. Một anh ở nhà với em. Có bà già chồng em nữa. Nhưng nửa đêm anh ta quèo em. Em không dám la vì sợ bà già hay thì mất mặt đồng chí của ảnh. À quên, ảnh làm thợ điện nên ảnh có cái thùng dụng cụ để dưới gầm giường. Em giận lắm. Em muốn rút cái búa nện vô đầu thằng này, nhưng em cố dằn lòng. Làm đổ bể ra ảnh cũng không vui gì. Có thể mất đồng chí lẫn vợ. Thằng này lại giở ngón khác. Anh ta dụ dỗ đi với anh ta. Em bảo em có chồng rồi. Anh ta bảo: “Thằng Trỗi sẽ chết chớ không có thoát qua vụ này đâu? Em nên móc với anh mà sống!”
Cô tiên ngừng lại quẹt nước mắt, nghẹn ngào hồi lâu mới tiếp. Em hỏi sao ông biết ảnh sẽ chết mà không can. Anh ta nói: Tại nó muốn hi sinh cho Tổ Quốc. Em ngờ có một âm mưu của anh ta trong vụ công tác này. Bây giờ ảnh đã thế rồi. Em không muốn khơi lại nữa. Mà dù có âm mưu, thì ai dám nhận? Tao hỏi: – Sao em biết có âm mưu? Cô tiên nói: Sau khi anh Trỗi bị bắt thì anh ta lại xuất hiện. Không tỏ vẻ đau buồn gì hết, mà lại còn hớn hở. Anh ta xoa tay: Đã bảo mà. Lính, cảnh sát và mật thám như rươi mà làm sao qua mắt tụi nó được? Em nói: ảnh bị bắt thì mấy anh phải tìm cách giải thoát chớ? Anh ta cười, không nói gì, rồi bỏ đi. Hôm sau anh ta trở lại, kêu em chuẩn bị vô khu. Em bảo em không đi. Anh ta dọa ở đây không có an ninh. Thế là em phải đi. Anh ta chở em vô khách sạn… Em chống kịch liệt. Anh ta bảo: Nếu ưng anh ta thì hai đứa cùng ở lại Sài Gòn. Anh ta “lặn” luôn (nghĩa là không công tác nữa). Anh ta cũng là thợ điện và tổ trưởng tổ công tác của anh Trỗi. Anh xem đó, loại người như vậy mà công tác gì? Ở trong khách sạn anh ta ép nài đủ thứ… Em không nghe. Anh ta lại dọa: Không nghe thì anh ta kêu cảnh sát bảo đây là liên lạc của tên đặt mìn cầu Công Lý. Em bảo: Chồng làm chồng chịu, em không dính vô đó. Anh ta còn bảo: Tại vì cô mà thằng Trỗi chết. Em hỏi tại sao? Anh ta nói huỵch toẹt ra: Tôi cho nó xung phong ra trước để tôi ở lại sau chớ sao!
Cô nàng uất nghẹn. Việc gì đã xảy ra cho người đàn bà cô thế lại bị kẹt giữa hai gọng kềm, tao không cần nói ra mày cũng biết rồi. Cô tiên bảo khi vào khu cô có mét mấy ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Sáu Vi, nhưng mấy ổng chỉ hứa thi hành kỷ luật tổ công tác đó thôi, ngoài ra không gì nữa hết. Thi hành gì được mà thi hành, vì bây giờ chính ông ta lại đi vào dấu mòn đó. Em chán nản lắm! Em chỉ muốn về thành thôi. Ở đây không được anh ạ. Kỳ cục quá hà! ” Tao không dám hỏi tới nữa. Tao sợ nghe những chuyện đánh rơi cái đạo đức như của anh Ba mình ở miền Tây thời chín năm thì buồn lắm, tuy biết rằng chuyện đó đã xảy ra rồi, dù cô nàng không tố cáo. Ai dám đi tố cáo một ông vua? Cô ta muốn xin đi ra Bệnh viện hoặc một cơ quan nào có đông người Nam để công tác cho khuây khỏa, nhưng ổng chỉ hứa nay hẹn mai, cứ giữ riệc cô tiên để thử dùi trống.
Tôi cười:
- Còn mày đã thử cái trống cho mày chưa?
Thuần cười há há và nói:
- Tới phiên tao thì cái mặt trống phải bằng sắt chứ không chỉ bằng da trâu.
Tôi ngáp dài. Nghe câu chuyện của thằng bạn tôi tưởng bạc hết cả tóc. Nhưng nó bảo:
- Vừa rồi bả mới vô mang cái trống bể cho ổng đánh.
- Bà nào?
- Bà răng đen tóc quấn rế chớ bà nào.
- Bà Sáu Vi vô đây? Bộ bả lội Trường Sơn tìm phu tướng hả?
- Giỡn hoài mậy. Bả đáp phản lực “không người lái” đấy. Phản lực hạ xuống ngọn cây bằng lăng, bả nhảy dù xuống, ổng hứng xong là phản lực trở về Hà Nội. (xem Củ Chi Đất Sét Chưa Thành Bùn, đầy đủ chi tiết rùng rợn hơn.)
Tư Mô gầm lên:
- Lại tiếu lâm cải tiến!
Thuần cười:
- Nói đùa chớ các bà tướng đi mé-bay vô Cao Mên đáp xuống sân bay Xiêm Rệp rồi trực thăng đưa xuống sân bay Mimot. Ba Chè, Chín Hô cho lực sĩ đem võng sang khiêng về.
- Khiêng về!
- Chớ sao. Nuôi quân ngàn năm nhờ một thuở mà. Khiêng chừng tám tiếng đồng hồ thì tới đây.
- Tao không thể tưởng tượng nổi chuyện mấy bà đó mang cái cối vô đây cho mấy lão thọt mà lại bắt giải phóng quân khiêng như vậy.
- Vậy mới có danh từ “phải giống” của dân Bêka chớ.
- Tàn nhẫn thiệt!
- Nhân đạo bỏ mẹ chớ tàn nhẫn gì đâu. Để mấy ổng ở trong này bị dồn nén rồi ôm các cháu gái, các cháu la mất uy tín hết, hoặc các cháu không la rồi mang bầu, nạo thai, vậy còn tàn nhẫn gấp ngàn lần. Trời ơi! Bà Sáu Vi vô ngồi với con Quyên, tao thấy tao tưởng là hai bà cháu chớ không phải hai mẹ con mày ạ! Chắc bả tin tưởng ổng lắm nên không thấy bát đũa khua trong sóng. Mấy bữa đó con nhỏ qua ở tạm bên chòi tao.
- Đọ tao biết mà, thế nào mày cũng thử trống. Có không?
- Tao cũng không biết tao có thử hay không? Nhưng nhớ chắc là trong những đêm dài dằng dặc đó, con nhỏ mới có hoàn cảnh kể với tao những chuyện vừa rồi.
Đến Mà Không Đến Đến Mà Không Đến - Xuân Vũ Đến Mà Không Đến