One does not fall “in” or “out” of love. One grows in love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Tác giả: Nick Vujicic
Dịch giả: Nguyễn Bích Lan
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 93
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2552 / 33
Cập nhật: 2016-06-09 04:35:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 55: Đừng Ngại Thay Đổi
i cũng biết rằng không có gì là vĩnh viễn bất biến, nhưng thật lạ lùng, khi những tác nhân bên ngoài hoặc người khác buộc chúng ta phải rời khỏi môi trường quen thuộc, thoải mái của mình, chúng ta thường trở nên sợ hãi và lo lắng. Đôi khi chúng ta trở nên tức giận và phẫn nộ. Thậm chí khi rơi vào hoàn cảnh tồi tệ – một mối quan hệ đầy bạo lực, một công việc bế tắc, hoặc một môi trường nguy hiểm – chúng ta thường không chịu bước vào một con đường mới bởi chúng ta muốn đương đầu với những gì đã biết hơn là những gì mình chưa biết.
Cách đây không lâu tôi gặp George, một huấn luyện viên thể hình và là nhà vật lý trị liệu. Tôi nói với ông ấy rằng tôi bị đau lưng và rằng tôi cần tập thể dục để khắc phục vấn đề đó, nhưng tôi không có đủ động cơ để tập do quá bận với các chuyến diễn thuyết và bận điều hành công ty. Phản ứng của George không có gì lạ. Ông ấy nói: “Này, nếu cậu muốn đương đầu với sự thật rằng chứng đau lưng của cậu ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong suốt phần còn lại của cuộc đời, thì tôi chúc cậu may mắn nhé”.
Ông ấy chế giễu tôi! Tôi muốn cho George xơi một quả đấm. Nhưng rồi tôi hiểu ra rằng ông ấy đang thúc đẩy tôi, buộc tôi phải đối mặt với thực tế rằng nếu tôi không sẵn sàng điều chỉnh lối sống thì sẽ phải chịu hậu quả.
Thực chất ông ấy muốn nói: “Nick, nếu không thích thì cậu không phải đổi đâu, nhưng người duy nhất có thể giúp khắc phục chứng đau lưng của cậy chính là cậu chứ không phải là ai khác”.
Tôi là một tấm gương tốt của một ví dụ tồi về sự ngại điều chỉnh lối sống. Nhưng ngững người ở vào hoành cảnh tồi tệ hơn nhiều cũng ngần ngại trước thay đổi có thể cải thiện cuộc sống của họ một cách đáng kể. Thường thì chúng ta cảm thấy sợ phải từ bỏ hoành cảnh quen thuộc, ngay cả khi hoàn cảnh đó rất tồi tệ, nếu như điều đó nghĩa là chuyển sang một hoàn cảnh mà chúng ta không biết được một cách chắc chắn sẽ như thế nào. Và nhiều người trong chúng ta không chịu nhận trách nhiệm về cuộc sống của chính mình. Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân khi ông nói: “Chúng ta là sự thay đổi mà bấy lâu chúng ta chờ đợi”. Tuy nhiên, vẫn có một số người vì không dám chấp nhận thay đổi, cứ chôn chân trong những hoành cảnh tồi tệ, ngay cả khi hoàn cảnh đó có thể nhấn chìm họ.
Đối với một số người, việc nhận trách nhiệm còn khó hơn cả việc từ chối một cơ hội. Khi cuộc sống chia cho bạn một quân bài huỷ hoại bàn tay và làm hỏng các kế hoạch của bạn, bạn có thể đổ trách nhiệm cho cả thế giới, cho cha mẹ, cho cả cái đứa đã lấy trộm chiếc bánh sandwwich của bạn hồi bạn học lớp ba. Nhưng rốt cuộc, đổ lỗi và oán trách người khác có mang lại cho chúng ta điều gì đâu. Nhận trách nhiệm là cách duy nhất để làm chủ những lối thoát và sự đổi thay của hoàn cảnh trên đường đời. Những kinh nghiệm của bản thân đã dạy tôi rằng có năm bước cần thiết làm nên một thay đổi tích cực.
1. Thừa nhận sự cần thiết của thay đổi
Thật đáng buồn, chúng ta thường khá chậm chạp trong việc thừa nhận sự cần thiết phải thay đổi. Chúng ta cứ gắn mình vào một nếp cũ, cho dù nó chẳng mang đến cho ta sự thoải mái, và chúng ta chọn cách ù lì chứ không chọn hành động để thoát ra khỏi sự lười biếng hoặc sợ hãi. Thường thì cần phải có điều gì đó thực sự đáng sợ xảy ra mới có thể khiến chúng ta thừa nhận rằng mình cần một kế hoạch mới. Cái lần tôi định tự vẫn chính là một trải nghiệm như thế. Tôi đã kiên trì cố gắng trong nhiều năm, luôn tỏ ra can đảm, nhưng trong lòng bị ám ảnh bới ý nghĩ u ám rằng nếu tôi không thể thay đổi thân thể thì nên kết thúc cuộc đời cho rồi. Khi sắp sửa để mình chìm xuống nước, tôi bỗng nhận ra rằng đã đến lúc phải có trách nhiệm đối với hạnh phúc của chính mình.
2. Hình dung ra điều mới mẻ
Ned, một người bạn của tôi, mới đây đã phải làm một việc thật buồn
là thuyết phục cha mẹ chuyển khỏi ngôi nhà mà học đã sống trong suốt 40 năm để đến ở tại một trung tâm dưỡng lão. Sức khoẻ của cha anh giảm sút, và việc chăm sóc ông trở nên quá sức đối với bà mẹ. Cha mẹ anh không muốn rời nhà. Họ muốn ở lại ngôi nhà đó, muốn sống cạnh nhữung người hàng xóm thân thuộc. “Ở đây cha mẹ hạnh phúc. Vậy thì tại sao cha mẹ lại phải chuyển đi?”, họ nói.
Ned đã cố gắng bàn bạc chuyện đó với cha mẹ trong hơn một năm trời mới thuyết phục được họ đến thăm một trung tâm dưỡng lão chất lượng cao cách nhà họ chỉ vài tòa nhà. Trước khi đến thăm nơi đó, cha mẹ anh đã hình thành trong đầu hình ảnh về “nhà dành cho người già”, và theo điều họ mường tượng thì những nơi như thế thật lạnh lẽo, đáng sợ, và là “nơi người già đến đề chết”. Thế nhưng khi đến thăm trung tâm ấy, họ nhận thấy đó là một nơi dễ chịu, ấm áp và sạch sẽ, nơi mà nhiều hàng xóm cũ của họ đang sống và hưởng những ngày an vui của tuổi già. Ở đó có cả một trung tâm y tế với các bác sĩ và y tá, chuyên gia trị liệu có thể chăm sóc cho cha của Ned.
Khi cha mẹ của anh tận mắt thấy nơi ấy, họ đồng ý chuyển tới đó.“Cha mẹ chưa bao giờ nghỉ nơi đó lại dễ chịu đến thế”, họ nói.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuyển từ nơi bạn đang sống đến nơi cần phải tới, thì việc có được hình ảnh rõ ràng về nơi bạn chuyển đến là điều có ích. Để có được hình ảnh ấy bạn hãy tham quan nơi đó, cố gắng thiết lập các mối quan hệ mới.Khi bạn đã quen với nơi bạn sắp chuyển tới, việc rời khỏi nơi ở cũ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
3. Chia tay với cái cũ
Đây là một giai đoạn khó khăn đối với nhiều người. Thử hình dung bạn đang trèo lên một vách núi. Bạn đã leo lên được nửa chừng rồi, đã ở độ cao hàng trăm mét so với thung lũng phía dưới. Bạn gặp một gờ đá nhỏ. Thật đáng sợ, và bạn biết mình có thể gặp nguy hiểm nếu như trời nổi gió mạnh, nhưng dù sao ở trên gờ đá đó chí ít bạn cũng có chút cảm giác an toàn.
Vấn đề là để tiếp tục leo lên, hoặc thậm chí leo xuống, bạn phải từ bỏ sự an toàn mà gờ đá đó đã mang lại và phải tìm đến một điểm an toàn khác. Việc từ bỏ cái cảm giác an toàn đó rõ rang là một thách thức, cho dù bạn đang leo núi hay đang bước vào con đường mới trong cuộc đời. Bạn phải từ bỏ cái cũ và tìm đến cái mới.Nhiều người cảm thấy đông cứng trong giai đoạn này, hoặc chỉ khi đang hoảng sợ họ mới thực hiện thay đổi.Nếu bạn nhận thấy mình ở trong hoàn cảnh đó thì hãy coi như bạn đang trèo lên một cái thang. Để bước lên nấc tiếp theo, phải buông tay khỏi điểm bạn đang bám vào để với tay lên một điểm bám mới. Hãy buông tay khỏi điểm cũ và vươn tay ra, vươn thẳng người lên, mỗi lần hãy bước lên một nấc thang mới!
4. An cư
Đây có thể là một giai đoạn khó khăn khác đối với nhiều người. Họ có thể đã chia tay cái cũ và vươn tới cái mới, nhưng khi chưa đạt một mức độ hài long nào đấy, họ có thể vẫn bị cám dỗ bởi ý muốn quay lại. Đây chính là giai đoạn mà người ta tự hỏi: “Được rồi, mình lên đến đây rồi, giờ thì sao nhỉ?”.
Chìa khóa để đạt được sự ổn định là phải rất thận trọng với những ý nghĩ lởn vởn trong đầu.Bạn phải xem xét những ý nghĩ gây hoảng sợ như Trời ơi, mình đã làm gì thế nhỉ?Và hãy tâm niệm Đây là một cuộc phiêu lưu quan trọng để tập trung tinh thần tiến về phía trước!
Trong những tháng đầu tiên trên đất Mỹ, là một cậu bé, tôi vật lộn hết sức vất vả để được chấp nhận. Nhiều ngày đêm tôi nằm co ro trên giường, gặm nhấm cảm giác buồn bực về môi trường mới, tôi tránh tiếp xúc với các học sinh khác ở trường, lo sợ bị gạt bỏ, chế giễu.Nhưng dần dần tôi trở nên thích thú với nơi ở mới.Trước khi đến Mỹ, tôi chưa hề được gặp những người em họ của mình.Hóa ra họ rất thú vị. Ở nơi chúng tôi chuyển đến còn có bãi biển, những dãy núi và sa mạc, những thắng cảnh thuận tiện cho chúng tôi đến tham quan.
Và khi tôi bắt đầu nghĩ rằng California của nước Mỹ không đến nỗi tệ, cha mẹ tôi lại quyết định quay trở về Australia.Khi tôi lớn lên, học xong đại học, tôi lại chuyển đến California. Bây giờ tôi cảm thấy nơi này giống như nhà của mình!
5. Phát triển ở môi trường mới
Đây là giai đoạn tạo sự chuyển đổi thành công.Bạn đã thực hiện một bước đột phá, giờ đã đến lúc bạn phát triển ở môi trường mới.Quả thực, bạn không thể phát triển mà không thay đổi.Mặc dù quá trình thay đổi có thể gây căng thẳng, thậm chí hết sức đau đớn về tinh thần và thể chất, sự phát triển luôn đáng để bạn nỗ lực.
Tôi đã hiểu được điều đó qua công việc của chính mình.Vài năm trước, tôi phải tái cấu trúc lại công ty.Điều đó đồng nghĩa với việc phải cho một số người thôi việc.Tôi sợ phải cho bất cứ ai nghỉ việc.Tôi ghét điều đó vô cùng.Tôi là một người luôn khích lệ người khác chứ không phải là một gã thích mang tin xấu đến cho người mà mình quan tâm. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn gặp những cơn ác mộng liên quan đến việc tôi cho một số nhân viên của công ty thôi việc, những người mà tôi đã thân quen và yêu mến như bạn bè. Nhưng nhìn lại việc đó, tôi biết công ty sẽ không bao giờ có thể phát triển được nếu như không thực hiện thay đổi đó.Chúng tôi đã gặt hái được thành quả đáng kể.Tôi không thể nói rằng tôi vui mừng khi cho thôi việc một số nhân viên cũ, cho đến bây giờ tôi vẫn rất nhớ họ.
Những đau đớn tăng lên là dấu hiệu cho thấy bạn đang vươn tới tầm cao mới. Bạn không nhất thiết phải cảm thấy thích thú trước những đau đớn ấy, nhưng bạn nên biết rằng trước khi tạo ra được bước đột phát dẫn tới những ngày tốt đẹp hơn, bạn luôn phải trải qua gian nan, thử thách và đau đớn.
Cuộc Sống Không Giới Hạn Cuộc Sống Không Giới Hạn - Nick Vujicic Cuộc Sống Không Giới Hạn