Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng trong cuộc sống.

Lou Holtz

 
 
 
 
 
Tác giả: Nick Vujicic
Dịch giả: Nguyễn Bích Lan
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 93
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2552 / 33
Cập nhật: 2016-06-09 04:35:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Nỗi Đau Khôn Cùng Của Người Mẹ
ôi là đưa con đầu lòng. Sự kiện đưa con đầu lòng chào đời thường mang đến niềm vui cho bất cứ gia đình nào, ấy thế mà tôi sinh ra, tuyệt đối không một ai gửi hoa chúc mừng mẹ tôi. Điều đó càng làm tổn thương mẹ, và khiên mẹ tuyệt vọng hơn.
Nhìn cha bằng đôi mắt đẫm ướt, mẹ hỏi: “Em không đáng được nhận hoa sao?”.
“Anh xin lỗi”, cha tôi nói. “Đáng chứ, em đáng được nhận hoa lắm chứ”. Nói rồi ông vội tìm đến quầy bán hoa của bệnh viện và nhanh chóng trở về cùng với một bó hoa.
Tôi không hề biết những chuyện đó cho tới lúc mười bà tuổi, khi tôi bắt đầu hỏi cha mẹ về cái ngày tôi chào đời, về phản ứng đầu tiên của họ khi biết đứa con mới chào đời của mình không tay, không chân. Hôm ấy tôi đã có một ngày rất tồi tệ ở trường và khi kể chuyện trường lớp cho mẹ nghe, mẹ đã khóc cùng tôi. Tôi nói với mẹ rằng tôi chán vì không có tay có chân lắm rồi, rằng tôi buồn lắm. Mẹ chia sẻ với tôi những giọt lệ buồn tủi đó và nói cha mẹ hiểu rằng Chúa có một kế hoạch dành cho tôi và một ngày nào đó Người sẽ tiết lộ kế hoạch ấy. Tôi vẫn tiếp tục đặt ra những câu hỏi, hết lần này đến lần khác, lúc thì hỏi riêng cha hoặc mẹ, khi thì hỏi cả hai người. Tôi hỏi một phần là do tính tò mò, một phần là để phản ứng lại những câu hỏi dai dẳng, đeo bám mà tôi luôn phải cố gắng để ngăn chặn từ phía những đứa bạn học hiếu kỳ.
Thoạt đầu tôi cảm thấy hơi sợ trước những gì cha mẹ có thể sẽ kể cho tôi nghe, bởi vì tôi biết trong chuyện đó có một số điều họ cảm thấy khó có thể gợi lại, và tôi không muốn làm họ khó xử. Trong những cuộc trò chuyện ban đầu, cha mẹ tôi tỏ ra rất thận trọng và dè chừng khi trả lời các câu hỏi của tôi. Khi tôi lớn hơn, nhất quyết hỏi cho bằng được, họ đã kể cho tôi nghe cảm giác của họ và những nỗi sợ mà họ đã trải qua ngày đó bởi họ biết rằng tôi đã đủ lớn để đối mặt với những sự thật ấy. Tuy vậy, khi mẹ kể với tôi rằng sau khi tôi chào đời mẹ đã không muốn ôm tôi, tôi cảm thấy sự thật đó mới khó chấp nhận làm sao, ấy là tôi đã nói nhẹ đi về cảm giác của mình lúc ấy rồi đấy. Tôi đã đủ bất an và buồn khổ rồi, ấy thế mà tôi lại phải đối mặt với sự thật rằng chính mẹ đẻ của tôi còn không thể chịu đựng nổi việc nhìn thấy tôi, không muốn ôm tôi vào lòng… Ôi chao, bạn thử tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi đau đớn, buồn tủi lắm. Tôi cảm thấy mình bị ruồng bỏ, nhưng rồi tôi nghĩ đến tất cả những gì cha mẹ đã làm cho mình bấy lâu nay. Trong chừng ấy năm cha mẹ đã luôn chứng tỏ tình yêu của họ dành cho tôi. Khi chúng tôi tâm sự với nhau về những ngày ấy, tôi đã đủ lớn để đặt mình vào vị trí của mẹ, để hiểu nỗi lòng của người. Ngoài những linh cảm ra, mẹ tôi không hề nhận được sự cảnh báo nào trong suốt thời gian mẹ mang thai. Vậy nên mẹ sốc và sợ hãi cũng là điều dễ hiểu. Nếu tôi là một người cha, một người mẹ, tôi sẽ phản ứng thế nào khi con mình sinh ra với hình hài dị biệt như thế, với khuyết tật nặng nề đến mức ấy? Tôi không dám chắc là tôi có thể đối mặt với sự thật tốt như họ. Tôi nói để họ biết cảm nhận đó của mình và qua thời gian, càng ngày tôi và cha mẹ càng có thể đi sâu hơn vào chi tiết, chia sẻ với nhau nhiều hơn về những chuyện trong quá khứ.
Tôi mừng vì chúng tôi đã đợi cho tới khi tôi đủ bình tâm, đã biết từ trong sâu thẳm trái tim rằng cha mẹ tôi yêu thương tôi. Chúng tôi tiếp tục chia sẻ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nỗi sợ hãi, và cha mẹ đã giúp tôi cảm nhận được rằng đức tin của họ đã cho phép họ hiểu rằng tôi sinh ra là để phụng sự mục đích của Chúa. Tôi là một đứa trẻ luôn lạc quan và có lòng quyết tâm mãnh liệt. Các giáo viên của tôi, những phụ huynh khác và cả những người lạ thường nói với cha mẹ tôi rằng thái độ sống của tôi khích lệ họ trong cuộc sống. Về phần mình, tôi hiểu rằng những thách thức của cá nhân tôi vốn đã rất lớn, nhưng nhiều người trong cuộc đời này còn phải đối mặt với những thách thức lớn hơn, phải chịu đựng những gánh nặng ghê gớm hơn những gánh nặng của tôi.
Giờ đây trong những chuyến đi vòng quanh thế giới, tôi được tận mắt chứng kiến những phận người ở đáy cùng của sự khổ cực, những nỗi đau không thể nào diễn tả bằng lời, những nỗi đau khiến tôi cảm thấy biết ơn cuộc đời vì những gì tôi đang có và trở nên ít bận tâm đến những gì mình không có. Tôi đã thấy những đứa trẻ mồ côi mang trong mình căn bệnh khiến cơ thể các em bi biến dạng, bị tàn tật suốt đời. Tôi đã thấy những cô gái trẻ bị buộc phải trở thành nô lệ tình dục, phải sống trong tủi nhục ê chề. Tôi đã thấy những người đàn ông bị ngồi tù vì họ quá nghèo túng, không thể trả nổi những khoản nợ.
Đau khổ không phải là điều hiếm gặp trên thế gian này và những nỗi đau ập đến với con người thường thảm khốc vô cùng, nhưng ngay cả trong những khu ổ chuột tồi tàn nhất, giữa những thảm họa khủng khiếp nhất, tôi vẫn cảm thấy ấm lòng, cảm thấy phấn khởi khi tận mắt chứng kiến con người ta không chỉ sống sót được mà còn phát triển hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Rõ ràng niềm vui không phải là điều mà tôi mong đợi sẽ tìm thấy ở một nơi được gọi là “Thành Phố Rác”, cái khu ổ chuột tồi tàn nhất ở ngoại ô Cairo của Ai Cập. Vùng phu cận Manchieyet Nasser, khu ổ chuột lớn nhất Ai Cập ấy, nằm nép mình trên những vách đá cao. Cái biệt danh xấu xí nhưng rất chính xác ấy cũng như tiếng tăm của cái cộng đồng dân cư rất đặc biệt này bắt nguồn từ thực tế rằng phần lớn trong số 50.000 dân sinh sống ở đó kiếm ăn qua ngày bằng việc sục sạo khắp Cairo, lôi rác thải từ khắp các ngõ ngách của thành phố về để tìm lấy tất cả những thứ hữu dụng. Mỗi ngày họ bới hàng đống đồ phế thải cao như núi mà 18 triệu dân của một thành phố đã quăng đi với hy vọng tìm thấy những thứ để bán, để tái chế, hoặc đem về dùng.
Giữa những con đường được viền hai bên bởi những đống rác, những chỗ quay nhốt lợn tạm bợ, những đống chất thải hôi thối, bạn trông đợi con người nơi đây vượt qua được nỗi thất vọng là may mắn lắm rồi; tuy nhiên, trong chuyến thăm khu ổ chuột này năm 2009, tôi chứng kiến điều hoàn toàn ngược lại. Dân cư nơi đây sống cuộc sống rất vất vả, chật vật, hẳn rồi, nhưng những người tôi gặp ở đó lại rất quan tâm đến người khác, và họ dường như khá hạnh phúc, tràn đầy niềm tin. Ai Cập có tới 90% dân số là người theo đạo Hồi. “Thành Phố Rác” là khu dân cư duy nhất có người Cơ Đốc giáo chiếm đa số. Gần 98% dân ở đây là người Cơ Đốc Ai Cập.
Tôi từng đến nhiều khu ổ chuột tồi tàn nhất trên thế giới. Đây là một trong những khu ổ chuột có điều kiện môi trường tồi tệ nhất, nhưng cũng là một trong những nơi con người sống chân tình nhất. Tôi và người dân ở đó, khoảng 150 người, chen chúc nhau trong một ngôi nhà xây bằng xi măng rất chật hẹp được sử dụng làm nhà thờ của giáo xứ. Khi tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình, tôi thực sự ấn tượng bởi niềm vui và hạnh phúc toát lên từ những ánh mắt, những khuôn mặt của khán giả. Họ tươi cười với tôi. Trong đời mình dường như hiếm khi tôi được hạnh phúc đến như vậy. Vừa kể cho họ nghe Chúa Jesus đã làm thay đổi cuộc đời tôi như thế nào, tôi vừa bày tỏ sự cảm kích trước những người dân đã biết vượt qua nghịch cảnh bằng đức tin vững chãi.
Tôi đã trò chuyện với các chức sắc nhà thờ ấy về việc khu dân cư này đã thay đổi như thế nào nhờ sức mạnh của Chúa. Niềm hy vọng của họ không đơn giản được đặt vào trái đất này mà được gửi gắm vào sự vĩnh hằng. Trong khi chờ đợi, họ sẽ tin vào những điều kỳ diệu và tạ ơn Chúa vì chính bản thân Người và vì những gì Người đã làm cho thế giới. Trước khi rời khỏi nơi này, chúng tôi trao tặng một số hộ gia đình gạo, trà và ít tiền đủ để họ mua gạo ăn trong tuần. Chúng tôi cũng phân phát một số dụng cụ thể thao, những quả bong đá và dây nhảy cho trẻ em. Các em lập tức mời mọi người chơi chung và giữa những đống rác bẩn thỉu đó, chúng tôi đã chơi bóng với nhau, cùng cười vui vẻ. Tôi sẽ không bao giờ quên những em nhỏ đó cũng như nụ cười của các em. Một lần nữa những gì tôi đã thấy ở khu ổ chuột ấy chứng minh cho tôi thấy rằng hạnh phúc có thể đến với chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Làm thế nào những đứa trẻ sống trong cảnh túng quẫn ở cái khu ổ chuột tồi tàn đó vẫn có thể cười? Làm thế nào mà những người tù vẫn có thể cười? Làm thế nào mà những người tù vẫn có thể hát một cách vui vẻ? Họ vượt lên được hoàn cảnh của mình bằng cách chấp nhận rằng, ở đời có những sự việc nhất định nằm ngoài sự kiểm soát và tầm hiểu biết của họ; ý thức được điều đó họ hướng sự tập trung của mình vào những gì họ có thể hiểu và kiểm soát được. Cha mẹ tôi cũng hành động đúng như vậy. Họ hướng về phía trước bằng cách quyết định tin tưởng ở lời dạy của Chúa rằng “tất cả mọi việc đều diễn ra vì sự tốt đẹp của những người yêu kính Chúa, những người được kêu gọi theo mục đích của Người”.
Cuộc Sống Không Giới Hạn Cuộc Sống Không Giới Hạn - Nick Vujicic Cuộc Sống Không Giới Hạn