Thất bại lớn nhất của một người là anh ta không bao giờ chịu thừa nhận mình có thể bị thất bại.

Gerald N. Weiskott

 
 
 
 
 
Tác giả: James Mcgovern
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2176 / 76
Cập nhật: 2016-02-22 20:55:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10: Nordhausen Thất Thủ
gày 10-4-1945, các đơn vị tiền phong tức các toán Task Force của sư đoàn 3 thiết giáp Mỹ, đã tới Espchenrode. Và Nordhausen chỉ là một thành phố nhỏ, sẽ bị chiếm giữ vì nó nằm trên trục tiến quân của quân đội Mỹ đến sông Elbe, nơi quân Mỹ phải tiếp giáp với Hồng quân Sô Viết.
Sư đoàn 3 thiết giáp là thành phần của đoàn quân đổ bộ Normandie. Nó đã xuyên qua đất Pháp và ngày 25 tháng 3, sư đoàn này đã thiết lập một vùng đầu cầu tại Remagen. Buổi chiều ngày 30 tháng 3, trong khi vùng La Ruhr đang trên đà bị công hãm, thì vị tư lệnh của sư đoàn Lucky Spear¬head là tướng Maurice Rose bị tử thương sau cuộc đụng độ dữ dội với chiến xa Tigre và Panther của Đức!
Giận dữ vì chủ tướng bị sát hại, sư đoàn này hùng hổ xông quân đi trước và đến ngày 9 tháng 4 đã vượt qua sông Weser cách Nordhausen 70 cây số. Nhưng không có một ai trong các người lính của đoàn quân chiến xa, cũng không ai trong toán lính lục quân của sư đoàn 104 bộ binh, có biệt danh là sư đoàn Timberwolf, đang trợ lực cho sư đoàn 3 thiết kỵ, được nghe nói đến tên W. Von Braun hay tên W. Dornberger cũng không nghe nói đến cơ xưởng chế tạo đặt ngầm của Mitlel Werke chắc hẳn là người ta có nghe biết đến hỏa tiễn V2, nhưng đến tháng 4 năm 1945, thì V2 gần như chỉ còn trong ký ức - đây là các tiếng nổ ly kỳ đã tàn phá các thủ phủ Luân Đôn (Anh) và Bruxelles (Bỉ) trong kỳ mùa Thu và Đông vừa qua. Bởi lý do thiếu hiệu lực chính xác của loại vũ khí hoạt động tầm xa của nó, V2 không được sử dụng trên các chiến trận và lính Mỹ (GI) chỉ lo ngại về loại chiến xa "Tigre", mìn và đại bác 88 nhiều hơn vì hiệu quả về sát hại của chúng.
Không một chuyên viên tình báo khoa học nào, cũng không có nhà bác học dân sự nào được theo các toán tiền phong Task Force của sư đoàn 3 thiết giáp đang tiến về Espchenrode, và Nordhausen, khi mà bất cứ nơi nào Lucky Spearhead giẫm chân đến, sư đoàn này đều nhanh chóng làm chủ tình hình. Sở dĩ có sự kiện trên là vì các gián điệp khoa học chỉ làm vướng bận cuộc điều binh, gây trở ngại cho công việc thiết yếu của các nhà chỉ huy quân sự là tiêu diệt cho được các lực lượng Đức và sớm châm dứt cuộc chiến. Quân Anh và Nga, họ cũng vậy, đều không muốn các viên điều tra kỹ thuật ở trong vùng giao tranh. Ngày 10 tháng 4, đơn vị tiền phong Task Force của Đại tá Welborn đã chạm phải một sự kháng cự vừa bất ngờ, vừa đẫm máu trong làng Espchenrode: 6 đại đội ưu tú có đặt cán bộ sĩ quan cuồng tín s.s. bên trong, được Kammler gởi đến để làm chậm lại cuộc tiến quân của Mỹ, đã phải bị thanh toán bởi đoàn thiết giáp, các p.47 Thunder¬bolt và lực lượng bộ binh, trong các trận đánh thật ác liệt khi phải chiếm từng ngôi nhà. Trận chiến kéo dài trong 4 giờ.
Sáng sớm hôm sau, đơn vị B của Tướng Truman Boudinot tiến vào Nordhausen. Nơi đây, chỉ gặp một sự kháng cự cầm chừng. Hai cánh quân tiền phong của Task Force, cánh xung kích mạn Bắc của Đại tá Welborn, và cánh phía Nam của Trung tá Lovelady, đã gặp lại nhau gần cùng lúc tại trung tâm thành phố, đang bị đổ nát trong khói bụi mịt mờ. Lucky Spearhead được lệnh đợi sư đoàn 104 bộ binh đến thay, rồi mới tiếp tục tiến quân về phía Đông. Đối với người của sư đoàn 3 thiết giáp, Nordhausen rồi chỉ là một câu chuyện đã qua.
Song, Đại tá Welborn được cơ quan thám báo cho biết trước rằng ông "phải đề phòng có một sự gì hơi bất thường trong khu vực Nordhausen". Tướng Boudinol và Trung tá Lovelady cũng nhận được một sự lưu ý như vậy. Cả ba ông này đều để ý đến tính cách có chút gì bí hiểm của nguồn tin trên; và đã từng là những chiến binh già giặn, họ biết qua sự kinh nghiệm - một kinh nghiệm được trả rất đắt giá - là đã bao lần, các sở tình báo và bộ tham mưu thường hay bị lầm, nên họ không thể bị chi phối vào sự quan trọng hóa ấy.
Nhưng, lần này, chỉ trong vòng 20 phút, trước cảnh đổ nát của thành phố Nordhausen, họ cho nhận thấy sở tình báo, nếu đã sai, có lẽ vì nguồn tin bị hiểu theo nghĩa quá gia giảm. Điều mà toán quân B khám phá ra được không phải chỉ là "một cái gì có chút bất thường" như tin đã được lưu ý, mà nó còn là cái gì đã làm cho ngay cả tướng Truman Boudinot phải phát rét", trong khi lính GI (Mỹ) của sư đoàn 8 thiết giáp đã từng xem vị tướng này còn lỳ lợm hơn cả danh tướng thiết giáp Patton.
Boudinot được dẫn đến một trại tập trung ở Nordhausen để chứng kiến hằng trăm xác chết nằm trơ dưới đất, hoặc sắp lớp trong các liều gỗ "phân nửa trần truồng, miệng há hốc nằm trên bùn, trong cỏ hoặc chất chồng như các khúc củi nằm trong các góc lều hay dưới cầu thang".
Một mùi nồng nặc xác chết tỏa tràn trong không khí. Còn một số "sinh vật" hãy còn sống với "da bọc xương", rách rưới, khấp khểnh tiến lại gần, đưa tay quờ quạng. Ở trại tập trung Nordhausen, có đến hàng ngàn "sinh vật loại người không ra người" như vậy, bên khoảng độ năm ngàn cơ thể đang ở "thời kỳ bị phân rữa ít nhiều".
Tướng Boudinot chưa bao giờ chứng kiến phải một cảnh tượng ghê khiếp như vậy, và cũng sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng rất thương tâm này! Ông không có ý định trù trừ ở lại Nordhausen, nhưng trước buổi hoàng hôn, ông lại bị rơi vào một cái gì "quái dị" hơn nữa. Cách 4 cây số về phía Tây Bắc của thành phố Niedersachswerfen, Đại tá Welborn và Trung tá Lovelady gặp những hình nhân da boc xương, khoác chiếc áo choàng sọc rằn, nói với họ bằng những ngôn từ không hiểu được. Các thông ngôn dịch lại mấy điều của họ nói là các bộ xương đói rách lang thang này muốn cho người Mỹ biết "có cái gì ly kỳ... quan trọng... ở trong lòng núi...". Hai sĩ quan Mỹ thuận để cho họ đưa tới cửa miệng một đường hầm rộng lớn. Nơi đây, có đường rầy chạy sâu vào lòng nui. Các ông này thấy một số các vật dài, sắc nhọn, có gắn 4 tai cánh và được đặt trên sàn phẳng của các chiếc xe vận tải. Họ bèn thông báo tức khắc bằng vô tuyến cho sĩ quan tình báo của đơn vị là Thiếu tá William Castille biết. Khi ông này đến nơi, cả ba đi sâu vào trong đường hầm. Họ biết ngay là họ đang ở trong cơ xưởng ngầm, nơi đã chế tạo loại vũ khí V.
Castille có cảm tưởng như đang lạc vào "hang động của vị phù thủy nào". Hai đường hầm song song, dài khoảng gần 2 cây số, được đào sâu trong núi đá. Các bộ phận của V1 và V2 được chất thành những lớp lang đều đặn. Những đường hầm phụ nằm ngang được trang bị các dụng cụ và máy móc điều chỉnh. Điện thoại, quạt máy, và đèn điện ở đây hoạt động không ngừng. Cả một cơ sở ngầm vĩ đại và rất phức tạp hãy còn nguyên vẹn. Theo vẻ bề ngoài của nó, thì có lẽ các chuyên viên, và những người có nhiệm vụ bảo vệ đã rút đi, để lại nguyên vẹn cơ sở này. Castille thông báo ngay sự khám phá đặc biệt này cho tổng hành dinh Sở Tình báo quân đội, đặt bản doanh tại Ba Lê, và các người ở đây đến phiên họ, cũng báo cho các toán chuyên môn của ngành Quân cụ, hiện đang đặc biệt quan tâm đến vũ khí V.
Ngoài ra, Castille, Welborn và Lovelady còn bắt gặp một nơi mới nữa cũng rất khốc liệt: trại tập trung Dora. Mỗi sáng sớm từ 4 giờ, các tù nhân ở Nordhausen lên đường đến cơ xưởng ngầm, nhưng Dora thì ở tại khu vực của cơ sở. Hằng hà tù nhân đã bị điên điên khùng khùng, vì đói khát, đã đón mừng các người Mỹ với một nỗi vui cuồng loạn. Năm người trong bọn họ muốn công kênh Trung úy Gontard, nhưng họ lại yếu đến độ không đưa nỗi người Mỹ này lên vai họ. Các toán quân y cấp tốc điều động đến Dora. Hàng ngàn kẻ đáng thương kia được khẩn cấp chở đến nhà thương bằng cáng hay xe hồng thập tự. Còn xe ủi đất của công binh, đào các hố khổng lồ để chôn hằng trăm xác chết. Sự hiện diện của người Mỹ ở đây đây đã tạo nên một hỗn loạn và bọn S.S. trong khi lo bôn tẩu, không còn kịp thi hành các chỉ thị của Kammler nhằm tiêu hủy tất cả các chứng tích tàn bạo của trại tập trung.
Ngày hôm sau, 12 tháng 4 năm 45, khi có sư đoàn 04 bộ binh đến thay, sư đoàn 3 thiết rời Nordhausen và tiếp tục cuộc hành trình về phía Đông, theo hướng Sangerhausen và Saale. Các hình ảnh gợi lại những gì đã chứng kiến trong hai trại tập trung của tử thần, làm cho lính thiết kỵ của sư đoàn 3, càng trở nên giận dữ, trong những trận đánh sau cùng của cuộc chiến.
Đại tá Trichel, chỉ huy trưởng phân bộ hỏa tiễn của Ngũ Giác Đài, từ tháng 3, đã yêu cầu Đại tá Toftoy trưởng ban tin tức kỹ thuật của ngành Quân cụ ở Ba Lê, cho gởi về White Sands, 100 hỏa tiễn V2. Toftoy đã đoán trước rằng Mittelwerke sẽ nằm trong tay của sư đoàn Timberwolf, nhưng cho đến giờ này, ông cũng chưa tìm được dù chỉ một chiếc V2 thôi, ở tình trạng sử dụng được, vì quân Đức đã phóng tất cả các hỏa tiễn của họ, theo nhu cầu cung ứng cho trường bắn. Từ nay về sau, người Mỹ và chỉ có họ thôi, là sở hữu chủ của tất cả các cơ xưởng hỏa tiễn này.
Đem các V2 ra khỏi nước Đức đầy hỗn loạn này, nơi cuộc chiến còn đang tiếp diễn, nơi đường sá bị tắt nghẽn cả l ối đi, và các đường xe lửa bị phá hủy vì bị oanh tạc, để đưa chúng đến Anvers ( h ảicảng xứ Bỉ) là cả một sự khó khăn vô kể. Tuy nhiên, vì người Mỹ đã kiểm soát Mittelwerke và tất cả các vùng phụ cận nên Đại tá Toftoy không còn lý do để bảo rằng công tác không thể thực hiện được. Ông lo hoạch định cho chuyển các hỏa tiễn V2 và dành ưu tiên một cho cuộc di tản này.
Và bây giờ thì Thiếu tá Staver có thể đi vào hành động. Ngày 20-4, ông đến bản doanh của ngành Quân cụ ở Ba Lê, và có ý muốn Nordhausen nếu điều kiện cho phép. Đợi cho vùng Nordhausen được giải tỏa là ông sẽ gởi gấp các kỹ sư dân sự của chương trình Hermès đến tất cả các khu vực đã dứt hẳn sự kháng cự của địch.
Sở Tình báo Anh đã đưa đến cho ông một bản văn như sau:
Cios số: - 4/149
Ưu tiên: - 01
Vị trí: - ở khoảng mười cây số về phía Tây- Nam Garmisch - Partenkirchen (Tyrol).
Hoạt động: - nghiên cứu và thực hiện loại hỏa tiễn và phi đạn điều khiển.
Nhân sự: - Giáo sư tiến sĩ Wernher Freiherr Von Braun
- Giám đốc Riedel
- Tiến sĩ Demant (hoặc Demanz)
- Kỹ sư trưởng Ludewig (xem nơi số 4/ 95 cho những tên của các vị khác)
Chú thích: - Phúc trình đáng tin cậy, báo cho biết phần lớn cơ sở nghiên cứu ở Peenemunde (4/95) được mang đến nơi này. Cơ xưởng ngầm được đào sâu trong núi.
Staver đã đề tên ông Von Braun ngay trên đầu bảng danh sách đen và ông nhăn mặt tiếc rẻ khi hay tin viên Giám đốc kỹ thuật của chương V2 và một số cộng sự viên ưu tú của ông này đã cùng đến Bavière. Nhưng, dù có cuộc di chuyển đột ngột của nhóm người tối ư quan trọng kia, Nordhausen vẫn luôn luôn là mục tiêu căn bản của vị Thiếu tá này. Ông cho rằng hẳn phải có một số lớn các chuyên viên còn ở lại và tất nhiên nhiều tài liệu sẽ cũng được để lại. Vùng "Alpes bavaroises" rồi đến lúc cũng sẽ bị chiếm bởi quân Mỹ, nhưng Staver có lý để tin rằng muốn chiếm được vùng ấy, cũng phải bị mất nhiều tháng nữa.
Thật vậy, các vị chỉ huy quân sự Mỹ, cho các lời tuyên bố lặp đi lặp lại của Hitler và các chức quyền cao cấp của Đức Quốc Xã là thật, khi họ quả quyết là đã chuẩn bị một cuộc sửa soạn cho cuộc kháng chiến ở tại nút Bavière. Chính Tướng Eisenhower, ngày 11-3-45, đã nhận được một phúc trình mật cho rằng quân Đức đã thiết lập trong núi Alpes, một vị trí kháng cự cuối cùng "mà tính chất của địa thế thực rất khó vào được", và tiếp theo bản phúc trình thì chính nơi đây, được bảo vệ nhờ lợi thế của thiên nhiên và vũ khí bí mật rất có hiệu lực, chưa từng được sáng chế bao giờ, các sức mạnh đã từng dẫn dắt nước Đức cho tới giờ này, sẽ được hồi sinh để chuẩn bị khôi phục lại nước Đức. Cũng chính nơi đây, các chiến cụ sẽ được chế tạo trong các cơ xưởng an toàn trước bom đạn, còn đồ tiếp tế và trang bị sẽ tồn trữ trong các hang ngầm rộng lớn và các phân đội lính trẻ được đặc biệt chọn lựa ra, sẽ tập luyện theo lối du kích để tạo một đội quân bí mật, có nhiệm vụ giải phóng nước Đức thoát khỏi các lực lượng chiếm đóng.
Tướng Bedell Smith, tham mưu trưởng của Eisenhower, suy tính kỹ càng về một "trận chiến kéo dài", sẽ làm hao nhiều nhân mạng, để chiếm lấy tuyến thủ cuối cùng của Đức.
Căn cứ vào các viễn tượng trên, Staver hết hy vọng quân đội Mỹ kỳ này tiến được vào vùng mà nơi ấy các chuyên viên hỏa tiễn Đức đang làm việc. Và ngay cả khi quân đội Mỹ bao vây được vùng này đi nữa, thì các chuyên viên kia ắt sẽ liệu cho một cuộc lui trốn lý tưởng từ các thành lũy thiên nhiên rất kiên cố, vì dãy Alpes "austro - bavaroises " là một tiếp hợp các rừng rậm, đầy ổ chim ưng, với nhiều mũi đất cao sừng sững, có tuyết băng phủ mờ. Và trò chơi trốn kiếm nơi đây sẽ kéo dài đến vô tận. Thế nên Staver quyết định đến Nordhausen, nơi đây có lực lượng T của đoàn quân thứ nhất đang trấn giữ. Chờ ngày kia, khi phòng tuyến Alpes thất thủ, chừng ấy ông sẽ tiếp tục cuộc truy tìm ở Bavière.
Sự gấp rút của Thiếu tá Staver rất chính đáng vì các cơ quan tình báo Anh và Nga cũng đang theo cùng nhịp bước như ông, nhưng có điều là từ rày về sau, họ thật khó có thể thắng lướt được người Mỹ. Dù vậy, Staver lại còn phải đương đầu với một nguy cơ cũng khá trầm trọng, đến từ các cơ quan riêng biệt của quân đội Mỹ. Các toán kỹ thuật của Hải quân và Không quân Mỹ đang tranh giành hoạt động và có thể tước cả công khó của cơ Sở Tình báo Quân cụ. Nắm cho được trong tay loại V2 là mục tiêu số 1 của tất cả các đối thủ hiện giờ.
Toán cố vấn và khoa học của quân lực, một cơ quan tối mật, do tướng Arnold lập ra và điều khiển bởi giáo sư Theodore Von Karman, đã thu thập được vô số tin tức về các tiến bộ khoa học sau cùng của Đức, trong lãnh vực khí động học. Khi tướng Knerr, phó tổng giám đốc cơ quan chiến lược không lực Mỹ (U.S.S.T.A.F.) ở Âu châu, hiểu rõ tầm quan trọng các khám phá của Karman và toán cộng sự của ông ta, thì vào tháng 3-1945, ông viết cho tướng Spaatz, chỉ huy cơ sở USSTAF: "Việc chiếm giữ các cơ sở khoa học và kỹ nghệ Đức cho biết là chúng ta đã có một chậm trễ đáng ngại trong sô" các lãnh vực tìm tòi. Nếu chúng ta không nắm ngay cơ hội, để đoạt lấy các vật liệu kia và các bộ óc đã khai sáng ra chúng, và để theo đuổi tiếp các công trình này, thì chúng ta sẽ còn bị trễ nải nhiều năm, đó là lúc chúng ta sẽ phải nghiên cứu lại các chứng nghiệm đã được khai thác rồi".
Khi Robert Lowett, phụ tá Bộ Chiến tranh, đặc trách ngành Không quân, vào đầu tháng 4-1945, đến thị sát các khu chiến ở Âu châu, tướng Knerr có nài nỉ ông giúp lưu ý bên cạnh Bộ Chiến tranh, thế nào để người ta không tra vấn các nhà khoa học Đức bị bắt giữ, và cho mang họ về Mỹ, để họ có thê tiếp tục công trình nghiên cứu của họ ở bên đó. Ông còn đề nghị thêm là nếu cho các nhà khoa học này được di tản với cả gia đình của họ, "không những vì lý do trấn an tinh thần, khi họ thấy gia đình được an toàn", mà còn ngăn cảnh được người Nga sử dụng các sinh vật quý giá này như các con tin.
Các lời khuyến cáo trên không được cứu xét ngay nhưng cũng đã gây được một hậu quả trong việc sưu tầm tin tức. Bộ Chiến tranh khởi xét việc có thể nào chấp nhận được một công tác chưa bao giờ có trong lịch sử Mỹ quốc là cho du nhập đông đảo các nhà bác học tù nhân Đức vào nước Mỹ. Kinh nghiệm của họ sẽ rất hữu ích trong cuộc chiến với người Nhật hiện đang còn tiếp diễn lâu dài sau
cuộc chiến thắng ở Âu châu. Vả lại, cuộc du nhập này còn cấm ngăn được Nga Sô thừa hưởng các thu hoạch khoa học của người Đức.
Các điều tra viên, như Thiếu tá Staver, hiển nhiên không thể biết được kế hoạch trên đang được tiến hành ở Hoa Thịnh Đốn, và bọn họ tiếp tục hành sự cho đến cuối tháng 6.
Bộ Chiến tranh biết người Nga đã dấn thân vào cuộc chiến theo đúng nghĩa của nó, để quyết tâm thực hiện các chương trình dài hạn. Năm 1945 Liên Bang Sô Viết - mặc dù nước này đã lấy được bí mật về bom nguyên tử của Đồng Minh họ, chưa có những hỏa tiễn to lớn, không cả máy bay phản lực, cũng không có tiềm thủy đĩnh thôi lực điện. Vậy mà người Đức đã có hỏa tiễn, có máy phản lực, có tàu ngầm điện: thật rõ ràng là cơ quan tình báo Sô Viết đã cố gắng chiếm cho được các phát minh trên cũng như nhiều khám phá khác nữa.
Thật vậy, một ủy ban đặc biệt, do Malenkov điều khiển, được lập ra vào cuối năm 1944. Dưới sự bảo trợ của Hội đồng các ủy viên Nhân dân. ủy ban này gồm các đại diện của viện Dụng cụ hàng không (VIAM, của Trung ương Học viện Khí động học và Thủy động học (TSAGI), của viện nghiên cứu Khoa học về trang bị hàng không (NISO) và các kỹ sư thuộc các ủy hội khác, gồm luôn cả những đặc quyền, để có danh sách về nhân sự và các cơ sở thiết trí, họ phải bám theo chân binh đội Hồng quân và điệp viên đang hoạt động tại Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc, Áo và Đức. Đến tháng 2-1945, tại hội nghị Yalta, Staline đã đòi một bồi khoản tương đương với khoảng mười tỷ đô la, và các nhóm trên có quyền thu các món nợ.
Vì người Mỹ đã chiếm được cao nguyên Harz, nơi có liên quan ít nhất là với hỏa tiễn có tầm xa của Đức và các người đã sáng chế ra chúng, nên người Nga sẽ bị vỡ mộng như trước kia họ đã thất vọng ở Blizna và ở Peenemunde. Tất nhiên, Thiếu tá Staver cũng không biết một cách đích xác các ý định của Nga Sô như thế nào, nhưng ông tin rằng người Nga sẽ không chịu thua một cách quá dễ dàng về V2, ngay như nếu chính người Mỹ đã phỗng tay trên. Ông lại còn ngại cả sự ganh đua của người Anh. Thế nên, ông phải cấp bách đến Nordhausen để hoàn thành công tác mà Đại tá Trichel đã giao phó.
Nhờ người Anh đã cho biết là Von Braun và các cộng sự viên quan trọng đã rút về núi Alpes, nên vị Thiếu tá này, trước khi đi, còn để lại một mật văn, cốt ý để giúp tiến sĩ Richard Porter, trưởng toán kỹ sư dân chính của chương trình Hermès, tiện việc theo dõi.
Porter, 32 tuổi, sinh ở Salina, thuộc tiểu bang Kansas. Khi công ty General Electric chọn ông để điều khiển chương trình Hermès, ông được xem như là một trong các nhà bác học trẻ sáng chói nhất của Mỹ. Ông đã từng lãnh trách nhiệm hoàn thành hệ thống điều khiển xạ kích điện tử của oanh tạc cơ B.29. Trong khi chờ lúc có thể đảm trách công việc nghiên cứu khoa học về V2 Porter và các cộng sự viên lo nghiên cứu về các mục tiêu khác của phi đạn vô tuyến điều khiển, trong khu vực của Mỹ.
Staver tin rằng Porter, đang ở bên đại học Heidellberg. Ông muốn là đến khi nào Porter trở lại Ba Lê, ông này sẽ hiểu được là có một số lớn các chuyên viên hỏa tiễn Đức hiện đang ở tại Bavière. Nếu quân Mỹ thành công chiếm giữ được "phòng tuyến cuối cùng của Đức" nhanh hơn người ta mong đợi, thì Porter sẽ được chỉ thị bỏ tất cả các cuộc điều tra khác trong khuôn khổ của danh sách đen và bằng mọi cách, với thời hạn nhanh nhất, tìm cho được Von Braun và các cộng sự viên của nhà bác học này.
Cuộc Săn Tìm Vũ Khí Bí Mật Của Hitler Cuộc Săn Tìm Vũ Khí Bí Mật Của Hitler - James Mcgovern Cuộc Săn Tìm Vũ Khí Bí Mật Của Hitler