As a rule reading fiction is as hard to me as trying to hit a target by hurling feathers at it. I need resistance to celebrate!

William James

 
 
 
 
 
Tác giả: James Mcgovern
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2176 / 76
Cập nhật: 2016-02-22 20:55:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Giờ Quyết Định
háng giêng năm 1945, Hồng quân đã mở cuộc tấn công rầm rộ nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến đến giờ. 180 sư đoàn ồ ạt tấn công ở Đông Phổ và Ba Lan. Vị tân Tham mưu trưởng quân đội Đức là tướng thiết giáp Heinz Guderian đã ghi: "Từ ngày 27 tháng giêng, làn sóng Hồng quân hùng hổ tràn ngập chúng tôi như một cơn đại họa." Cùng ngày đó, đợt sóng ngầm lại bủa vây Đông Phổ chỉ còn 150 cây số nữa thì đến Bá Linh. Và cũng còn cách Peenemunde có 150 cây số.
Từ mùa xuân năm 1943, Werhner Von Braun đã biết rằng Đức không thể nào thắng trận được và hỏa tiễn V2 sẽ không phải là "vũ khí nhiệm màu" có khả năng xoay ngược được tình hình quân sự. Một cộng sự viên của ông có nhắc lại lời nói đượm tính chất "thực tế" mà ông đã trình bày trong văn phòng ở Peenemunde giữa đám kỹ sư đầy nhiệt thành: "Đừng quên là chúng ta chỉ mới ở vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phi hành bằng hỏa tiễn. Dường như điều này đã chứng minh một lần nữa về một sự kiện đáng buồn: thường thường những tiến bộ khoa học quan trọng và đổi mới chỉ thành công khi chúng được áp dụng trên địa hạt quân sự trước."
Thật sự thì V2 không phải là một Wunderwaffe (vũ khí nhiệm mầu) như Goebbels đã tuyên bố. Đến ngày 27 tháng giêng năm 1945, Von Braun thây rằng chẳng những nước Đức hoàn toàn thất trận, mà còn không làm sao ngăn được làn sóng đỏ đang cuồn cuộn chảy về Peenemunde. Bây giờ thì kể như ván đã đóng thuyền rồi, không còn thay đổi gì được nữa. Người xướng ngôn viên đài phát thanh Đức vừa loan báo với một giọng đầy tin tưởng rằng: tiền tuyến đã ổn định… Nhưng ông ta chưa dứt câu thì đài đã bị chiếm và quân Nga phát thanh ngay trên luồng sóng điện ấy: "Tuyên truyền! Láo toét! Hôm nay Hồng quân đã thực hiện được cuộc xâm nhập ở…"
Từng đoàn người chạy nạn, sự sợ hãi kinh hoàng còn in trên nét mặt, đang tìm đường băng qua Poméraine để đến miền Tây. Những cụ già hì hục còng lưng đẩy chiếc xe bù ệch nặng trĩu chất đầy sản nghiệp của cả đời cụ. Những thiếu phụ trẻ mệt lả vì đói khát đang lội bì bõm trong vũng tuyết, lưng đai con nhỏ cũng đang mê man thiêm thiếp vì lạnh cóng. Khi Von Braun một mình đi lang thang trên những con đường đầy hố bom ở Peenemunde, ông chợt thấy những kỹ sư đang tập sử dụng súng và lưỡi lê. Căn cứ thí nghiệm này phải được phòng vệ, mặc dù nó không quan trọng về chiến lược cũng như chiến thuật. Sự phòng thủ yếu ớt ở đây sẽ đem lại được gì, hay rốt lại trung tâm hỏa tiễn này cũng đến bị tiêu hủy mà thôi. Nhìn dưới một khía cạnh khác, nếu Peenemunde không được phòng thủ thì nó sẽ rụng như một trái chín muồi và người Nga sẽ chiếm được A4. Người Nga sẽ chiếm tất cả, từ những tài liệu kỹ thuật, giàn thí nghiệm, phòng nghiên cứu… cho đến năm ngàn kỹ thuật thượng thặng. Những người này am tường một ngành kỹ thuật chuyên biệt, hoàn toàn tối tân chưa quốc gia nào sánh kịp. Như vậy, chỉ trong một cú, người Nga sẽ chiếm trọn được một sự tiến bộ về hỏa tiễn, điều khiển vô địch trên thế giới. Sau này, nếu họ quyết định tận lực sử dụng hỏa tiễn không vì mục tiêu quân sự, thì họ sẽ là người đứng đầu trong cuộc chạy đua chinh phục không gian.
Đây là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan mà Von Braun tin rằng ông sẽ tìm được giải pháp. Là một người mới 32 tuổi, nhưng một khi ông ta đã quyết định về Peenemunde, thì ông ta sẽ làm thay đổi tất cả. Từ khi Himmler để cử Hans Kammler làm ủy viên đặc biệt vào tháng tám, thì Dornberger cũng nhận được một chức vụ mới ở Bộ Vũ trang. Tại Bá Linh, ông cầm đầu một nhóm chuyên viên phụ trách việc thực hiện những vũ khí dùng để "bẻ gãy ưu thế không trung của địch". Còn Von Braun chỉ là một dân chính, ông không có quyền phát biểu sáng kiến cho quân đội hay cho lực lượng S.S.. Ở Peenemunde, ông chỉ có thể tìm biện pháp duy nhất để bảo vệ căn cứ: đó là di tản tất cả chuyên viên ưu tú và vật liệu tối cần thiết.
Sau cuộc oanh kích ngày 17 tháng 8 năm 1943, căn cứ thí nghiệm của quân đội ở Peenemunde đã đổi tên và trở thành Heimat Artill Park (bãi pháo binh quốc nội, viết tắt là H.A.P.) Sau đó vào khoảng mùa hè năm 1944, chính quyền lại đổi H.A.P. thành một cơ sở dân chính, lấy tên là E.W. Elektromechanische Werke (sở điện cơ học) với hy vọng đánh lừa Sở Tình báo địch và gia tăng hiệu năng của E.W. Chủ nhân công ty điện lực tư lớn nhất là Paul Storch được đề cử làm tổng giám đốc E.W. Nói về ông này, Dornberger đã dùng chữ bóng bẩy: đó là người "lạ mặt với công việc của chúng ta". Tuy nhiên, Storch cũng có khả năng và khôn khéo. Ông ta cũng tự biết kiến thức của mình trên lĩnh vực hỏa tiễn rất giới hạn. Sau khi Dornberger bị đẩy đi xa vì nhân cách cao quý của ông không thích hợp với bọn S.S., thì Storch để Von Braun tùy nghi điều động ở trung tâm. Nhưng, dù sao thì Von Braun cũng không thẻ nào ngăn chặn Kammler và bọn S.S. lộng quyền ở Peenemunde. Ngay khi đã đối diện với một tình trạng không lối thoát như thế này, bọn họ cũng không hề có ý định di tản căn cứ đi. Hơn nữa, nhiều vị kỹ sư ở E.W khi công khai tuyên bố: dời bỏ căn cứ là một việc cần thiết, đã bị bắt, bị xử tử. Thi thể của họ bị treo lên cây ở những con đường đông đúc nhất, với bảng yết thị: "Tôi quá hèn nhát không bảo vệ quê hương".
Mãi đến ngày 31 tháng giêng năm 1945, trời lạnh như cắt và từ xa dội lại tiếng đại bác đì đùng của quân Nga, Von Braun nhận được công điện của Kammler. Lúc ấy Kammler đang ở Nordhausen và ra chỉ thị: Tất cả nhân viên E.W. đều phải rời khỏi Peenemunde và triệt thoái về Nordhausen để tiếp tục công việc ở tỏng xưởng ngầm. Tất cả đều nhằm mục đích tập trung chương trình trang bị trọng yếu về trung tâm nước Đức, để tránh việc rơi vào tay Đồng Minh.
Thế mà, cũng trong ngày ấy, Von Braun lại nhận được một lệnh khác do vị Tư lệnh Quân đoàn bảo vệ Poméranie đưa xuống, Usedom cũng nằm trong vùng này, dưới quyền kiểm soát của ông ta. Ông ta quyết định: tất cả kỹ sư cơ quan E.W. phải tập hợp lại thành một toán nhân dân vũ trang và phải ở lại tại chỗ để bảo vệ Usedom chống Sô Viết.
Đối với Von Braun thì hai cái chỉ thị trái ngược nhau ấy tượng trưng một cách trung thực cho tình trạng lạ lùng của nước Đức đang phân tán bấy giờ. Không thể thi hành lệnh thứ nhất, cũng như không thể theo chỉ thị thứ nhì được. Trong tình trạng hỗn độn này thật khó mà biết đích thực chính quyền thuộc về ai. Nhiều cộng sự viên đã nói với ông là một cuộc di tản rầm rộ về miền Tây như vậy chắc chắn sẽ thất bại, giải pháp khôn ngoan nhất là bất động, không đi đâu cả. Họ lý luận rằng người Nga chưa có hỏa tiễn tầm xa, vậy chắc chắn họ sẽ ưu đãi chuyên viên Đức, nếu những người này còn sống sót sau trận Usedom.
Von Braun cũng đã bàn tính tương lai của E.W. với vài vị phụ tá thân tín của ông. Những người này đều muốn rằng cả hỏa tiễn lẫn cá nhân họ đều không phải rơi vào tay Sô Viết. Braun quyết định ngay: phải theo lệnh của Kammler. Điều quan trọng thứ nhất là ngăn chặn không cho người Nga chiếm được E.W., điều thứ hai là phải đi đến con đường của liên minh Anh-Mỹ.
Bây giờ phải thực hiện việc di chuyển năm ngàn người, kể cả đàn bà, trẻ con trên một lộ trình dài 375 cây số. Ban ngày, tất cả đường lộ, đường sắt nào còn dùng được đều bị phi cơ Đồng Minh kềm tỏa, sẵn sàng rỉa hàng loạt đạn đại liên xuống. Tuy vậy, ở E.W., người ta bắt đầu bỏ vô thùng những vật dụng cần thiết và lập danh sách những người phải tản cư. Khoảng một trăm chiếc xe vận tải và hai chuyến xe lửa được lệnh chạy ban đêm, khởi hành về Nam trong một đoàn công voa riêng biệt. Tất cả những gì có ích lợi cho khoa học, gồm những tài liệu thiết yếu đều được đưa đi.
Chuyến xe lửa đầu tiên trở 500 kỹ thuật gia và gia đình rời Peenemunde ngày 17 tháng 2 năm 1945. Von Braun đáp máy bay đến Nordhausen để xem xét cơ sở mới dành cho E.W. Xong rồi, ông lại trở về Peenemunde để hộ tống chuyến công voa đầu tiên đi bằng đường bộ. Chuyến này bị cản lại ở Eberswadle, nằm giữa Peenemunde và Bá Linh. Viên sĩ quan phụ trách ở đó bảo với Von Braun rằng: vùng này cấm lưu thông dân sự. Thật là một giây phút hồi hộp. Khi vị chỉ huy hỏi ý bộ tham mưu quân đoàn thì ở đấy trả lời là: họ đã ra lệnh cho kỹ sư của E.W. phải lập thành toán nhân dân vũ trang và phải ở lại Peenemunde. Như vậy là đoàn xe phải lộn trở lại.
Đây là lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng Von Braun thầm nhủ rằng chính Himmler đã có ý độc chiếm chương trình hỏa tiễn. Ông đã thận trọng không đưa ra những sự vụ lệnh cũng như giấy thông hành để chứng tỏ sự liên hệ giữa E.W. và Reichsfuhrer. Hơn nữa, trên xe, trên toa và trên những thùng hàng đều có dán nhãn VZBV, là một cái nhãn hiệu vừa bí mật, vừa khôi hài nên người ngoài không thể đoán gì được.
Viên sĩ quan từ chối không chịu giở cây cản lên. "hai bên gườm gườm nhìn nhau" (theo lời Von Braun). Von Braun buộc lòng phải nói với hắn ta: VZBV có nghĩa là Vorhaben zur besonderen Verwendung (dự án thiết bị đặc biệt). Đây là công tác tối mật do chính Himmler đã ra lệnh. Vì giọng nói của Von Braun đầy tin tưởng và vì ở chế độ Đức Quốc xã vào khoảng tháng 2 năm 1945, ít có ai dám đi ngược lại ý muốn của Himmler và bọn S.S. nên cuối cùng vị chỉ huy ở Ebesswalde cho phép đoàn công voa tiếp tục lên đường.
Vào khoảng giữa tháng 3, khi mà Swinemunde nằm cách Peenemunde 35 cây số đã lọt vào tay quân Nga, thì cuộc di tản đã hoàn tất. Các chuyên viên và gia đình tạm cư trong những làng mạc rải rác chung quanh Nordhausen, nhất là ở Bleicherode, một trung tâm kỹ nghệ dệt. Tướng Dornberger và bộ tham mưu của ông rời Bá Linh để về Bad Sacha, một nơi nghỉ mát ở đồng quê.
Một cuộc di cư quan trọng như vậy không thể nào qua mắt được cơ quan Tình báo Đồng Minh. Cơ quan Tình báo Sô Viết có tất cả lý do để tin rằng họ sẽ thành công trong việc bắt được chuyên viên về hỏa tiễn của Đức. Họ biết ngay những người nào vừa rời khỏi Peenemunde và đang cư trú ở đâu. Đơn vị của Thiếu tá Vivilov tràn ngập Peenemunde ngày 5 tháng 3: người Nga không tìm thấy được những gì đáng kể. Nhóm chuyên viên theo chân quân đội nhận xét rằng ở Peenemunde không còn tài liệu hay đồ án căn bản gì cả. Những phòng thí nghiệm hay giàn phóng đã thoát nạn trong cuộc oanh kích của phi cơ Anh-Mỹ, cũng bị lực lượng nhân dân vũ trang tiêu hủy từng phần trước khi rút lui. Theo Vivilov, sự tàn phá ở trung tâm hỏa tiễn vĩ đại lên đến 75 phần trăm.
Tuy nhiên, sau khi lục soát kỹ lưỡng căn cứ điêu tàn này, nngười Nga cũng ước lượng được những hoạt động trước đây ở Peenemunde và thành lập một danh sách đầy đủ tên những kỹ thuật gia chính yếu vừa rời bỏ trung tâm đi. Tình báo Nga đã không tìm được Dornberger, hay Von Braun, Steinhoff, hay bất cứ một chuyên viên lỗi lạc nào. Họ cũng không chiếm được một kho quan trọng chứa đầy vũ khí V2 nguyên vẹn, hay một vài văn kiện nào. Nhưng quyết tâm của họ vẫn không lay chuyển. Họ cũng biết rằng quân Mỹ đang đặt chân lên núi Thuringe và hình như sắp chiếm Nordhausen và Bleicherode, nghĩa là đang thắng lợi hơn họ. Mặc dầu, biết rằng quân Mỹ đã chiếm được nhiều ưu thế địa hình, nhưng người Nga và Anh vẫn không bỏ cuộc.
Ở Nordhausen-Bleicherode, Von Braun vẫn miệt mài trong việc nghiên cứu lý thuyết, vì theo ông bất cứ lúc nào có thể thì ông cũng cố hết sức để kiện toàn nghệ thuật của hỏa tiễn. Ông vẫn biết rằng sự sụp đổ của Đức Quốc xã chỉ còn là vấn đề thời gian và tiếp tục nghiên cứu về V2 hay những vũ khí khác dùng để ngăn chặn sự sụp đổ ấy thì chỉ là một trò hề bi thảm. Những pháo xạ trường được dựng lên ở Lehesten và Leutenberg. Cuộc nghiên cứu vẫn được theo đuổi ở dưới hầm sâu thuộc Nordhausen, trong những khám đường bỏ hoang trong những nhà xe lụp xụp, hay trong những lâu đài trống trải… nghĩa là trong bất cứ nơi nào có được cái mái che kín đáo.
Von Braun nhận thấy rằng cần phải có một phòng thí nghiệm mới hoạt động được. Ông liền đi lục lạo khắp nơi trong vùng quê để tìm, sau rốt ông lục lạo khắp nơi trong vùng quê đi tìm, sau rốt ông khám phá được gần sông Léna một cái pháo đài vĩ đại thuộc Leuchtenberg. Pháo đài này sửa sang lại có thể trở thành một phòng thí nghiệm lý tưởng của ông. Ông liền quyết định về Bá Linh để trình bày cặn kẽ vấn đề.
Ông rời Bleicherode vào hai giờ sáng ngày 16 tháng 3 bằng xe riêng. Vào giờ này thì có thể thoát được sự kiểm soát của phi cơ Đồng Minh lúc nào cũng sẵn sàng khạc đạn xuống bất cứ vật gì động đậy trên đường. Sau khi qua khỏi Naumburg, xe bắt đầu chạy vào xa lộ và lao thẳng về Bá Linh. Đèn pha chỉ để cầm chừng cho vừa đủ thấy mà thôi. Từ hai tháng qua dường như không lúc nào được ngủ nên Von Braun thiu thiu ngủ.
Ông chợt giật mình vì một cảm giác là lạ. Sau này ông nhớ lại, thì trong một phút ông tưởng ông đang ngồi trong chiếc máy bay không động cơ planeur mà ông thường dùng trước chiến tranh. Chiếc xe Hannomag-Storm đã lạc tay lái. Người tài xế dân sự trẻ tuổi của ông cũng quá mỏi mệt, nên ngủ gục. Xe không người điều khiển chạy xịa qua một bên, rồi đâm đầu vào đường ray xe lửa ở phía dưới. Von Braun cố hết sức dùng vai đẩy mạnh cửa xe ra. Ông đem được người tài xế bất tỉnh ra khỏi xe trước khi máy xe phát nổ. Bây giờ, ông mới cảm thấy đau buốt nơi tay trái. Cánh tay ông nằm bất động trên đầu gối, rồi ông thiếp đi.
Vào giờ này, xa lộ vắng hoe, hai người có thể ra máu đến chết. Nhưng may mắn là có một chiếc xe khác chạy đến. Trước khi đi, Braun có hẹn với Hannes Luehrsen là kiến trúc sư chính ở E.W. và Bernhard Tessman, người phụ trách điều chỉnh dụng cụ thí nghiệm. Hai người này cũng phải có mặt tại Bộ để giúp Braun trình bày, bảo vệ lập trường của mình, và lãnh dự chi cần thiết để biến pháo đài Leuchtenberg thành phòng thí nghiệm. Hai người chạy sau Von Braun, nên đã chứng kiến tận mắt tai nạn. Họ dừng lại, sau khi săn sóc cần thiết mấy vết thương, họ liền chạy đi tìm xe cấp cứu. Mãi bốn giờ sau xe cấp cứu mới đến được.
Tên tài xế bị một vết nứt ở sọ, nhưng anh ta đã thoát nguy. Còn tay Von Braun bị thương hai chỗ, xương vai bị vỡ phải băng bột. Mặt ông cũng đầy thương tích nhưng nặng nhất là vết thương hả miệng phía trên môi phải khâu lại. Bây giờ cái sẹo vẫn còn và tay trái cảu ông cũng hơi có tật.
Vì nóng lòng thực hiện phòng thí nghiệm nên Braun phải hết lời giãi bày mới bước được ra khỏi nhà thương ngày 21 tháng 3. Ngực và vai trái của ông hãy còn băng bột to sù. Ông ở trong một ngôi nhà rộng lớn, tiện nghi của một kỹ nghệ gia ở Bleicherode. Ngày 23 tháng 3, ông tổ chức một bữa tiệc sinh nhật thứ 33 của ông. Khách khứa gồm có Dornberger với có vợ trẻ của ông ta, và nhiều cộng sự viên đã hợp tác với ông lúc mới bắt đầu cuộc thí nghiệm năm 1930. Tất cả đều cố gắng tỏ ra vui vẻ và gạt vấn đề chiến tranh qua một bên, nhưng niềm vui của họ thật gượng gạo. Ai cũng biết rằng lực lượng Nga đang tràn ngập Đông Đức, họ đang tiến về sông Elbe, còn lực lượng của Anh-Mỹ thì sắp vượt qua sông Rhin và dồn vào miền Trung nước Đức để sát nhập với Hồng quân. Tất cả đều hiểu rằng nhiều nhất là hai tháng nữa, họ phải dấu thánh giá trên những cuộc nghiên cứu hỏa tiễn cho quốc gia họ. Chiến tranh sắp chấm dứt. Hầu như không có người nào hiện diện hôm đó dám hy vọng rằng mình sẽ có được cái may mắn tiếp tục công việc trong tương lai, chắc chắn là ảm đạm tối đen.
Dĩ nhiên họ không biết rằng tương lai của họ đang được một số người đặc biệt chiếu cố. Đó là những chuyên viên của ba lực lượng Đồng Minh mạnh nhất. Tình báo đặc biệt của Anh-Mỹ đã ghi tên họ trên một danh sách tối mật và họ đã trở thành những "mục tiêu" quan trọng. Theo Thiếu tá Robert Staver của Quân đội Mỹ, một trong những người đã lập nên danh sách đó thì: "Khi khai thác họ chúng ta sẽ thu được những tài liệu có ích về phương diện chiến lược. Chúng sẽ có một giá trị rất lớn trong những mục tiêu hành quân của Đồng Minh, hoặc là chúng sẽ tạo nên một mối đe dọa trầm trọng. Cho nên Đồng Minh phải tìm được ngay những chuyên viên Đức trước hoặc sau ngày đình chiến. Người ta gọi danh sách ấy là gì? Danh sách đen".
Cuộc Săn Tìm Vũ Khí Bí Mật Của Hitler Cuộc Săn Tìm Vũ Khí Bí Mật Của Hitler - James Mcgovern Cuộc Săn Tìm Vũ Khí Bí Mật Của Hitler