Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Hữu Mạnh
Upload bìa: Hiroshi Kobayashi
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5847 / 325
Cập nhật: 2015-05-15 10:53:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Cuộc Kháng Chiến Lần Thứ Hai
ến Chương Dương cướp giáo,
Cửa Hàm Tử bắt thù...”
Trần Quang Khải
Vào một ngày tháng 11 năm Giáp Thân (8-12-1284 - 6-1-1285) từ vùng đất phía bắc Chiêm Thành giáp Đại Việt, viên bại tướng Mông Cổ là Toa Đô đã tâu về với Hốt Tất Liệt:
“Giao Chỉ liền đất với Chân Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến, nên lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ ở ba đạo Việt Lý (vùng Quảng Trị ngày nay - T.G.), Triều Châu (miền bắc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - T.G.), Tỳ Lan (tây bắc đảo Hải Nam - T.G.), lấy lương ở đó cấp cho quân sĩ, tránh được việc vận tải đường biển mệt nhọc” ( ).
Để nghị của Toa Đô phù hợp với âm mưu của tên vua Mông Cổ - Hốt Tất Liệt. Ngay khi đặt được nền thống trị của mình lên toàn bộ đất Trung Quốc, Hốt Tất Liệt đã muôn mau chóng mở rộng bản đồ đế quốc Mông Cổ đến các nước Đông Nam Á và đặc biệt xúc tiến mạnh mẽ kế hoạch xâm lược Đại Việt. Năm 1279, Nam Tống mất, cũng là năm Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng chiến thuyền đánh Đại Việt. Sau việc lập An Nam tuyên úy ty và sai một nghìn quân đưa Trần Di Ái về nước năm 1282 bị thất bại, Hốt Tất Liệt đã luôn luôn sách nhiễu vương triều Trần, mượn đường, đòi lương, kiếm cớ gây sự để tấn công xâm lược.
Cho đến nay, khi Toa Đô đã thất bại thảm hại trên đất Chiêm Thành và hai vạn quân tiếp viện của Ô Mã Nhi cũng tan tác vì bão biển, Hốt Tất Liệt càng muốn mau chóng chiếm lấy Đại Việt. Những đội quân viễn chinh đường biển của Mông Cổ bị thất bại liên tiếp làm cho vua Nguyên thấy không thể trì hoãn việc lập một căn cứ cho quân bộ kỵ trên đất liền. Không có một nơi nào có vị trí thuận lợi để chọn làm căn cứ tốt như Đại Việt, Toa Đô đã nghĩ như thế. Nhưng khi lời tâu của y chưa về đến Đại Đô thì đội quân xâm lược Đại Việt đã lên đường theo lệnh Hốt Tất Liệt. Tên chúa tể Mông Cổ đã làm trước cái việc mà Toa Đô mong muốn.
Do thất bại nặng nề ở Đại Việt năm 1258 và ở Chiêm Thành năm 1283, nên lần này đi đánh Đại Việt, Hốt Tất Liệt đã huy động một lực lượng rất lớn ( ). Trong số đó có cả số quân tan vỡ ở Chiêm Thành trở về ( ). Để chỉ huy đội quân khổng lồ đó, vua Nguyên đã chọn những tên tướng giỏi, từng lập nhiều chiến công. Thoát Hoan (Toyan) và A-ric Kha-y-a (Aiiq-Qaya) được cử cầm đầu đạo quân viễn chinh này ( ).
Thoát Hoan là con của Hốt Tất Liệt, được phong làm Trấn Nam vương ngày 21 tháng 7 năm 1284( ), A-rich Kha-y-a là viên tướng người Ui-gua (Uigur) được Hốt Tất Liệt trọng dụng từ khi mới lên ngôi. Y là một viên tướng giỏi, rất gian hùng và tàn bạo, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chinh phục Nam Tống, được xếp vào loại công thần của vương triều Nguyên ( ). Hốt Tất Liệt đã cử y làm binh chương chính sự ở hành tỉnh Kinh Hồ, chuyên trách việc xâm lược các nước ở phương Nam. Giờ đây, tên tướng nhiều uy quyền đó được giao nhiệm vụ phụ tá tên hoàng tử Mông Cổ đem quân tiến vào Đại Việt.
Bên cạnh A-ric Kha-y-a còn có Lý Hằng, viên tướng đã đánh bại Văn Thiên Tường, cùng với Trương Hoằng Phạm tiêu diệt vương triều Nam Tống trong chiến dịch Nhai Sơn ( ). Ngoài ra, trong đạo quân xâm lược Đại Việt lần này có nhiều tên tướng khác đã quen chiến trận ở miền Nam Trung Quốc.
Để tạo thành hai gọng kìm tấn công vào hai mặt của Đại Việt, Thoát Hoan đã sai viên tả thừa Tang-gu-tai (Tang’utai) ( ) đến Chiêm Thành, ra lệnh cho Toa Đô đem quân từ Ô Lý, Việt Lý đánh vào mặt nam của Đại Việt ( ).
Để cung cấp cho đạo quân xâm lược, nhà Nguyên đã chuẩn bị một số lương thực rất lớn. Theo lời của viên quan ỏ hành tỉnh Hồ Quảng thì “A-ric Kha-y-a xuất chinh, thu 3 vạn thạch lương, dân đã khốn đốn”. Nhân dân Trung Quốc ở các tỉnh miền Nam không những phải nạp thóc gạo mà còn phải chịu phu dịch chuyển vàn lương thực. Trên con đường của đạo quân xâm lược, các địa phương phía Bắc phải trưng lương và vận chuyển xuống phương Nam. Chẳng hạn, theo một bi ký thì bấy giờ Sâm Châu (nay là huyện Sâm tỉnh Hổ Nam) phải nộp một nghìn thạch gạo và phải chở đến Quế Châu (nay là huyện Quế Lâm tỉnh Quảng Tây). Viên vạn hộ coi Sâm Châu là Để Trạch đã nói: “Từ đây vào đất Quế, đi bộ nghìn dặm, dân phải gồng gánh, mỗi người được năm đấu mà thôi, thế là phải hai nghìn người làm phu gánh, lại mang theo quần áo lương thực đến một nửa, đi chưa đến nửa đường, ắt vứt tất cả mà bỏ trốn, có thể biết trước được như vậy”. Lấy cớ để tránh được tình trạng đó, y đã bỏ tiền cho các huyện vay đến Quế Châu mua gạo, rồi trả lãi cho y ( ).
Ngoài việc chuẩn bị lương thảo, Hốt Tất Liệt đã chuẩn bị thuốc men và thầy thuốc cho đội quân viễn chinh. Kinh nghiệm lịch sử dạy cho y biết rằng những đoàn quân xâm lược phương Bắc xuống Đại Việt không chỉ khốn đốn vì sức chống trả ngoan cuồng của quân dân Đại Việt mà còn vì sự “phản ứng” của khí hậu phương Nam.Trong số những thầy thuốc đi theo đội quân Thoát Hoan có Trâu Tôn. về sau tên thầy thuốc này bị bắt, khi được tha, y đã ở lại Đại Việt ( ).
Đưa quân nhiều tướng giỏi, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, Hốt Tất Liệt tưởng có thể dễ dàng biến nước ta thành một tỉnh của đế quốc Nguyên Mông ( ). Nhưng đó chỉ là mộng tưởng của tên vua Mông Cổ. Quân dân Đại Việt, đứng đầu là vương triều Trần, tất nhiên không chịu khoanh tay ngồi đợi quân giặc đến cướp nước. Trong hơn hai mươi năm đấu tranh ngoại giao, nhà Trần đã thấy rõ dã tâm của bọn phong kiến Nguyên Mông. Những năm về sau, triều đình Trần càng dự đoán được cuộc chiến tranh xâm lược to lốn này. Vì vậy, bể ngoài nhà Trần cố giữ quan hệ hòa hảo với Hốt Tất Liệt, nhưng bên trong vẫn ra sức chuẩn bị lực lượng để đối phó. Ngoài việc lo xây dựng, củng cố quốc gia về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự... nói chung, những năm gần chiến tranh triều đình Trần đã xúc tiến một loạt những biện pháp nhằm đưa toàn quốc vào cái thế sẵn sàng chiến đấu. Tháng 10 năm Nhâm Ngọ (2-11-1-12-1282), hai tháng sau khi được tin viên trấn thủ Lạng Châu là Lương Uất báo về: quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành nhưng thực ra định xâm lược ( ), vua Trần đã ra Bình Than, đóng lại ở Trần Xá Loan ( ) mở hội nghị vương hầu bách quan. Cuộc họp này có mục đích “bàn kế đánh phòng” và “chia quân giữ nơi hiểm yếu” ( ).
Không họp ở Thăng Long có lẽ một phần vi triều đình Trần muốn tránh con mắt dò xét của bọn sứ Nguyên. Trong lúc ở kinh thành, “sứ giặc đi lại ngoài đường” ( ) thì một cuộc họp lớn như thế nhất định không thoát khỏi sự chú ý của chúng. Nếu không dò biết được nội dung hội nghị và kế hoạch phòng thủ của ta thì chúng cũng có thể phỏng đoán được mục đích của hội nghị do việc tụ hội đông đảo quý tộc quan liêu một cách bất thường. Vào những năm 1281, 1282, quan hệ ngoại giao Việt - Nguyên đã rất căng thẳng, nhưng vương triều Trần vẫn còn cố gắng trì hoãn thời gian để chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Vi thế, để tránh được kẻ thù kiếm cớ gây chuyện lôi thôi, việc giữ bí mật cuộc hội nghị lớn này là cần thiết.
Nhưng có lẽ cuộc họp trên sông nước Bình Than còn vì một lý do khác quan trọng hơn. Sông Bình Than - sông Lục Đầu ngày nay - là một địa điểm xung yếu. Từ Bình Than có thể theo đường sông tỏa ra các lộ phía bắc và phía đông kinh đô Thăng Long. Bình Than nằm trên con đường từ phía bắc xuống theo thung lũng sông Thương và từ biển vào theo sông Bạch Đằng. Ngay từ thời Lý, danh tướng Lý Thường Kiệt đã chọn nơi đây làm địa điểm tập trung một phần lực lượng quan trọng để bảo vệ kinh đô. Các cứ điểm quân sự thời Trần cũng ở dọc theo sông Bình Than. Chính vì thế, cuộc hội nghị mở ở Bình Than còn có ý nghĩa là để cho vương hầu tướng lĩnh có thể quan sát thực địa mà bàn cách phòng thủ và chiến đấu. Sau hội nghị, các tướng có thể kéo quân về các vị trí đã định ở các lộ, “chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu”.
Với mục đích bàn kế đánh giặc giữ nước, hội nghị quân sự Bình Than có một ý nghĩa chính trị to lớn là làm cho chủ trương kháng chiến của triều đình thấm xuống khắp vương hầu bách quan, huy động được lực lượng của tất cả các tầng lớp quý tộc quan liêu tham gia kháng chiến tích cực.
Đây là lần đầu tiên, sử giả biên niên phong kiến ghi chép đến một cuộc hội nghị quý tộc quan liêu rộng rãi. Phiêu kỵ đại tướng quân Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, một viên tướng dũng lược, vì phạm tội bị cách chức, ra bán than ỏ Chí Linh. Đến nay, vua Trần tha tội cho ông, gọi về hội nghị. Khánh Dư đến Bình Than, còn mặc áo ngắn, đội nón lá. Trong cuộc họp, Khánh Dư đả có nhiều ý kiến phù hợp với ý vua ( ).
Chúng ta không có tài liệu về những ý kiến được thảo luận trong hội nghị Bình Than. Toàn thư chỉ cho biết hội nghị “bàn kế đánh, phòng”. Nhưng rõ ràng chủ trương kháng chiến đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Giai cấp phong kiến lúc này còn mang một tinh thần quốc gia dân tộc mạnh mẽ, họ có quyết tâm kháng chiến để bảo vệ đất nước. Sau hai mươi lăm năm nén hờn nhịn nhục trong cuộc đấu tranh ngoại giao, họ thấy đã đến lúc phải cầm lấy vũ khí chống giặc giữ nước. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của họ trong quá trình chiến tranh đã chứng minh ý chí đó của họ. Hội nghị Bình Than đã góp phần khích động tinh thần kháng chiến của quý tộc quan liêu và củng cố mối đoàn kết của giai cấp phong kiến trước cuộc xâm lược của kẻ thù dân tộc.
Tất cả các vương hầu quý tộc đểu có mặt ở Binh Than; nhưng những thiếu niên như Hoài Nhân Vương Kiện, Hoài Văn Hầu Quốc Toản không được tham dự hội nghị vì còn ít tuổi. Uất ức vì không được dự bàn việc nước, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam cầm trong tay mà không biết. Lúc trở về, Quốc Toản lập một đội quân hơn một nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, chờ ngày giết giặc cứu nước. Trên lá cờ của đội quân do người thiếu niên đó chỉ huy, người ta thấy đề sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua) ( ).
Việc mộ quân lính, sắm khí giới của cậu bé Hoài Văn Hầu cũng cho ta hình dung được không khí rộn ràng chuẩn bị kháng chiến trong toàn quân, toàn dân ở kinh đô cũng như ở phủ đệ các vương hầu sau cuộc hội nghị trên sông Bình Than.
Trong thời kỳ chuẩn bị đó, bài Hịch tì tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã có tác dụng cổ vũ tinh thần tướng sĩ rất mạnh mẽ. Như ngọn gió mạnh, bài hịch đã làm bốc cháy trong lòng tướng sĩ ngọn lửa căm thù giặc và như tiếng trống trận, bài hịch đã giục giã họ xông lên đem thân đền nợ nước. Lịch sử và văn học dân tộc đòi đời ghi lại kiệt tác đó. Cho đến nay, chúng ta vẫn còn như nghe rõ những lời kêu gọi tha thiết, sôi nổi, tràn đầy hùng khí của gần bảy trăm năm về trước:
“Ta thường nghe: Kỳ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế ( ). Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu vương( ); Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ ( ); Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước ( ); Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung ( ); Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc ( ). Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được?.
Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước, hẵng tạm không bàn, nay ta lấy chuyện Tống Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Tỳ tướng của ông là Nguyễn Văn Lập lại là người thế nào? Mà lấy thành Điếu Ngư ( ) nhỏ như cái đấu, chống quân Mông-kha đông hàng trăm vạn, khiến cho sinh linh bên Tống, đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Đãi Ngột Lang ( ) là người thế nào? Tỳ tướng của ông là Cân Tu Tư lại là người thế nào? Mà xông vào lam chướng trên đường muôn dặm, đánh quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời rối ren, lớn gặp buổi khó nhọc, ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem tấm thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. Thác mệnh Hối Tất Liệt ( ) mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam vương( ) mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đỉa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt nằm da nuốt gan uống máu quân thù, tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm.
Các ngươi ở lâu môn hạ, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười, so với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gi?
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quán giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiểu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đàm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, vườn ruộng giàu không chuộc được tấm thân ngàn vàng, vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc; tiền của dẫu nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, chủ tôi nhà ta cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bỗng lộc các ngươi củng về tay kẻ khác, chẳng những gia quyến ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị bắt đi; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?
Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi” ( )làm nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội ( )làm răn sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ ( ), có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam vương ở Cảo Nhai ( ). Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến ta được yên ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi củng bách niên giai lão; chang những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẵng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những thụy hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi phỏng có được không?
Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là tôi chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo, thì trọn đời là nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc ( ), muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa? Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi biết rõ lòng ta ( )."
Bài hịch đã xoáy vào những nỗi uất ức căm thù của tướng sĩ trong bao nhiêu năm và phấn khích tinh thần chiến đấu của họ. Họ hoàn toàn không phải là những người “tướng triều đình hầu quân giặc mà không biết tức”, “điềm nhiên không muôn rửa nhục”. Đã đến lúc họ trả lời cho chủ tướng rằng họ quyết không “quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc”. Tinh thần quyết chiến được bài hịch khích lệ đã từ các tướng sĩ truyền đến toàn quân ( ).Quân sĩ bừng bừng dũng khí, không một người lính nào.không thấy vinh dự được hy sinh cứu nước. “Vì lòng trung, vì căm giận”, các chiến sĩ đã tự động thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ!) để nói lên quyết tâm của mình.
Nhưng tinh thần quyết tâm chống giặc nếu chỉ hạn chế trong những người lãnh đạo, trong vương hầu bách quan, trong tướng lình và chiến sĩ thì hoàn toàn chưa đủ. Muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ và thiện chiến của Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a, cần có sự tham gia chống giặc của toàn thể nhân dân. Vương triều Trần đã nhận thức được vai trò của nhân dân qua cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258. Cho đến nay, trước một cuộc chiến tranh mới, vương triều Trần đã tìm đến sự ủng hộ của nhân dân.
Vào tháng chạp năm Giáp Thân niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 (7-1 - 5-2-1285), Thượng hoàng Thánh Tông đã triệu tập phụ lão trong nước về kinh đô Thăng Long, đặt tiệc ở thềm điện Diên Hồng, hỏi kế đánh giặc. Trả lời cho câu hỏi của vua Trần là nên đánh hay không, các phụ lão đã đồng thanh hô “Đánh!”, “vạn người cùng nói như từ một miệng” ( ).
Tiếng hô “Đánh” của các phụ lão ở điện Diên Hồng biểu lộ tinh thần quyết chiến của toàn dân. Những bậc phụ lão, những người đại biểu có uy tín của nhân dân đã nói lên được tiếng nói của cả dân tộc. Hội nghị Diên Hồng là một cuộc họp mặt đại biểu rộng rải của toàn dân tộc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Các bô lão đã mang tới vua Trần câu trả lời quyết chiến của nhân dân ở các lộ trong cả nước, và cũng mang từ Thăng Long về khắp nơi cái không khí quyết tâm chống giặc giữ nước của hội nghị Diên Hồng,của kinh thành, của triều đình, truyền cho con cháu, cho nhân dân địa phương mình, cổ vũ mọi người tham gia kháng chiến. Sau khi chép bằng những câu ngắn nhưng mạnh về cuộc hội nghị lịch sử ở điện Diên Hồng, nhà sử học Ngô Sĩ Liên cũng đã nói: “Đó là Thánh Tông muốn xem sự ái hộ thành thật của hạ dân và muốn cho họ nghe dụ hỏi mà cảm kích phấn phát lên” ( ). Đúng là qua hội nghị Diên Hồng, triều đình Trần đã thấy rằng chủ trương kháng chiến được nhân dân ủng hộ và cũng qua hội nghị đó, lòng yêu nước của nhân dân được khích lệ.
Chính với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân cả nước đã thực hiện những mệnh lệnh chuẩn bị kháng chiến của triều đình. Ở khắp các lộ, người ta thấy những bảng treo với dòng chữ: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng" ( ).
Trong khi nhân dân các lộ quyết tâm chiến đấu đến cùng và chuẩn bị kế hoạch vườn không nhà trống như vậy, thì triều (tinh cũng gấp rút thực hiện kế hoạch phòng thủ chu đáo. Ngay sau hội nghị quân sự Bình Than, quân đội của triều đình đã tiến đến trấn giữ các nơi hiểm yếu. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, viên dũng tướng đã có những ý kiến về kế hoạch đánh phòng hợp ý vua trong hội nghị vương hầu, được cử làm Phó đô tướng quân ( ). Sau đó, vua Trần lại trao chức Thượng tướng thái sư cho Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, một vị tướng tài, con của Thái Tông ( ). Từ tháng 10 năm Thiệu Bảo 5 (20-101 20-11-1283), vua Trần đích thân chỉ huy các vương hầu điều quân thủy bộ ra tập trận ( ). Đây là một dịp biểu dương lực lượng, rèn luyện quân tướng và lựa chọn nhân tài. Trước khi tham gia cuộc đại tập này, hẳn vương hầu tướng lĩnh đã ngày đêm đốc thúc binh sĩ trau dồi kỹ thuật chiến đấu. Vào dịp này, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh tất cả các lực lượng quân sự trong nước ( ). Đồng thời nhà vua cũng sai chọn những người có tài năng quân sự trong các quân hiệu để chỉ huy các đội ngũ ( ). Đến tháng 8 năm Thiệu Bảo 6 (11-9 - 9-10-1284), Quốc công Hưng Đạo vương lại điều động tất cả các vương hầu đem quân đến Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, mé trên cầu Long Biên, gần dốc Hàng Than ngày nay), tổ chức một cuộc tổng duyệt binh rất lớn ở ngay Thăng Long. Sau đó, chia quân đóng giữ Bình Than (Lục Đầu ngày nay) và tất cả các nơi xung yếu ( ). Hưng Đạo vương đã đem đại bộ phận quân thủy bộ chủ lực lên trấn giữ vùng Lạng Sơn. Quân của điên tiến Phạm Ngũ Lão ( ) và các tướng khác đóng ở các cửa ải quan trọng suốt từ biên giới cho đến Chi Lăng. Quản quân Nguyễn Lộc đóng quân ở châu Thất Nguyên (nay là huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn) ( ). Bản doanh của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đóng ở ải Nội Bàng ( ). Để ngăn giặc theo con đường tây bắc từ Vân Nam xuống. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật được lệnh trấn giữ Tuyên Quang ( ) và Hoài Thượng hầu Trần Văn Lộng giữ vùng Tam Đái ( ).
Xem cách phòng thủ, chúng ta thấy rằng lúc đầu, nhà Trần cũng như Trần Quốc Tuấn vẫn muốn dồn lực lượng ra ngăn chặn quân giặc, bảo vệ kinh đô.
Như vậy là về mọi mặt tinh thần và vật chất, vương triều Trần cũng như toàn quân, toàn dân đã chuẩn bị sẵn sàng để đón đợi cuộc tấn công xâm lược của đế quốc Nguyên Mông. Chiến tranh đã sắp nổ ra, nhưng trong những ngày hòa bình cuối cùng, vương triều Trần vẫn tiếp tục thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo. Cần phải trì hoãn và tranh thủ thời gian, dầu là hàng ngày hàng giờ, để chuẩn bị và củng cố thêm lực lượng.
Tháng 7 năm 1284, vua Trần đã sai trung đại phu Trần Khiêm Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ xin hoãn binh ( ). Tháng 8 năm 1284, sứ bộ Đoàn An, Lê Quý (hay Lê Anh?) lại sang Nguyên. Bấy giờ đội quân viễn chinh cùa Thoát Hoan đã lên đường. Cũng trong tháng 8, vua Trần lại sai trung đại phu Nguyễn Đạo Học đi sứ Nguyên ( ). Thoát Hoan sai lý vấn quan Quy Lê (Kula) ( ) và tuyên sứ Ta-khai Xa-ric (Taqai-Sariq) đi với Nguyễn Đạo Học sang Đại Việt, đưa thư của A-ric Kha-y-a trách hỏi vua Trần, buộc phải chở lương thực đến Chiêm Thành cho quân Nguyên và phải lên đón Trấn Nam vương Thoát Hoan.
Đạo quân của Thoát Hoan tiến đến huyện Hành Sơn (huyện Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam) thì được tin Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đem quân án ngự ở biên giới. Quy Lê và Ta-khai Xa-ric trở về cùng với các sứ Đại Việt là trung lượng đại phu Trần Đức Quân và triều tán lang Trần Tự Tông, mang theo bức thư của vua Trần Thánh Tông từ chối việc mượn đường: “Từ nước tôi đến Chiêm Thành, đường thủy đường bộ đều không tiện” ( ).
Tháng 11 năm 1284, quân Thoát Hoan tiến đến Vĩnh Châu (huyện Linh Lăng, tỉnh Hồ Nam) ( ). Trần Thánh Tông đưa thư nói “đồ cống định thu vào tháng 10 (9-11 - 7-12-1284), xin sửa soạn đinh lực trước”. A-ric Kha-y-a sai vạn hộ Triệu Tu Kỷ viết thư cho vua Trần, đòi phải “mở đường,sửa soạn lương, thân đến đón Trấn Nam vương”( ). Thoát Hoan đến Ưng Châu (Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây) thì được tin tướng Trần là Phạm Ngũ Lão đóng giữ ỏ các địa điểm Khả Lan Vi, Đại Trợ (chưa rõ ở đâu) ( ). Đến Châu Tư Minh (huyện Ninh Minh, Quảng Tây), Thoát Hoan lại gửi thư cho vua Trần ( ). Cho đến lúc đạo quân của Thoát Hoan đã tiến đến Lộc Châu (nay là huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), trên các ải biên giới, quân Trần đã cầm vũ khí hướng về phía kẻ thù, Trần Thánh Tông vẫn sai thiện trung đại phu Nguyễn Đức Dư và triều thỉnh lang Nguyễn Văn Hàn đem thư đến Thoát Hoan, yêu cầu lui quân. Trong thư nhắc đến tờ chiếu của Hốt Tất Liệt năm 1261: “Trước đây, được vâng thánh chiếu nói rằng: “Sắc riêng cho quân ta không vào bờ cõi nhà ngươi”, thế mà nay thấy ở Ung Châu doanh trại cầu đường nối nhau san sát...”. Đồng thời vua Trần cũng đưa thư cho A-ric Kha-y-a ( ). Bọn kẻ cướp đã giữ Nguyễn Văn Hàn lại, sai viên tổng bả A Ly (’Ali) ( ) đi cùng Nguyễn Đức Dư, mang thư đến vua Trần với những lời lừa bịp xảo trá: “Sở dĩ đây quân là vì Chiêm Thành, không phải vì An Nam ( ).
Đức Dư, mang thư đến vua Trần với những lời lừa bịp xảo trá: “Sở dĩ đây quân là vì Chiêm Thành, không phải vì An Nam ( ).
Kẻ thù đã tiến vào bờ cõi, chiên tranh không trì hoàn được nữa.
Khi tiến đến Lộc Châu, được tin ở các cửa ải Khâu Ôn và Khâu Cấp đều có quân Trần trấn giữ, A-ric Kha-y-a liền chia quân ra làm hai cánh để tiến ( ). Ngày Giáp Tý 21 tháng chạp năm Giáp Thân (27-1-1285), hai cánh quân cùng tiến. Cánh phía tây do vạn hộ Bôn-kha-đa (Bolqadar) ( ), chiêu thảo A Thâm ( ) chỉ huy tiến theo con đường huyện Khâu Ôn (nay là huyện Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn), tức tiến theo đường quốc lộ số 1 ngày nay ( ). Cánh phía đông do viên Kê-sic (Khiếp Tiết) Xa-tác-tai (*Satartai) ( ) và vạn hộ Lý Bang Hiến chỉ huy, tiến theo đường núi Cấp Lĩnh (hay Khâu Cấp), tức là theo con đường từ Lộc Bình (Lạng Sơn) đi Sơn Động (Hà Bấc) ngày nay ( ) - Đại quân của Thoát Hoan cũng tiến theo cánh quân phía đông ( ). A-ric Kha-y-a cùng đi với Thoát Hoan ( ).
Cánh quân phía đông của địch đã tiến rất vất vả. Vì bị quân ta ngăn chặn, viên tổng bả A Ly đi đưa thư cho vua Trần không thể tiến được. A-ric Kha-y-a phải sai viên vạn hộ Nghê Nhuận đi thăm dò tình hình để định kế hoạch tiến quân ( ). Sau đó, các viên tướng Xa Tác Tai, Lý Bang Hiến Tôn Hựu phải đem quân đánh để mở đường. Sau khi vượt qua ải Khâu Cấp, quân Nguyên đã giao chiến với quân ta ở ải Khả Ly ( ). Tôn Hựu đã bắt được hai viên tướng Trần là quản quân phụng ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu ( ). Họ đều bị giết ( ). Sau đó, cánh quân Nguyên phía đông lại tiến đánh ải Động Bản ( ), ở đây, tướng Trần là Tần Sầm bị hy sinh.
Quân Nguyên dò biết Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đang đóng ở ải Nội Bàng liền tiến quân đến thôn Biến Trú ( ). Sắp đến bản doanh của Trần Quốc Tuấn, bọn giặc phải thận trọng. Dừng lại ở thôn Biến Trú, chúng cho người đưa thư dụ dỗ Quốc Tuấn mở đường và đón Trấn Nam vương Thoát Hoan. Tất nhiên việc đó không thành. Quân Nguyên lại tiến đến Nội Bàng, ở đây chúng lại được lệnh của Thoát Hoan phải cho người đi “chiêu dụ” Hưng Đạo vương. Mưu kế của Thoát Hoan vô hiệu, bọn tướng giặc phải bố trí một kế hoạch tấn công lớn vào Nội Bàng. Ngày Canh Ngọ, 27 tháng chạp (2-2-1285) ( ) chúng đã chia quân làm sau mũi tấn công vào cửa ải này ( ).
Ở đây, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đưa quân ra định quyết ngăn cản đường tiến của giặc. Nhưng trước thế giặc ồ ạt, tấn công từ nhiều mặt, quân Trần bị tổn thất ( ). Đại liêu ban là Đoàn Thai bị bắt ( ).
Đồng thời, cánh quân Nguyên phía tây do Bôn-kha-đa chỉ huy cũng đã vượt qua ải Khâu Ôn (có lẽ là đèo Dang ở phía bắc Ôn Châu) đánh chiếm được ải Chi Lăng, tức cửa quan Lão Thử (gần ga Chi Lăng ngày nay) ( ). Trong tình hình đó, Trần Quốc Tuấn đã quyết định rút lui về Vạn Kiếp ( ).
Bấy giờ, gia nô của Trần Quốc Tuấn là Yết Kiêu giữ thuyền ở bến Bãi Tân( ), Quốc Tuấn thấy chu sư đã tan vỡ, muốn theo đường núi rút lui. Dã Tượng, một gia nô khác, đã nói với Quốc Tuấn: “Yết Kiêu chưa thấy Đại vương, tất không chịu dời thuyền”. Quốc Tuấn đến bến Bãi, quả nhiên một mình thuyền Yết Kiêu còn đỗ ở đó. Thuyền vừa xuôi thì kỵ binh của giặc đuổi tới nhưng không kịp ( ). Trần Quốc Tuấn đã thoát được nhờ lòng quả cảm và tinh thần kỷ luật không rời bỏ vị trí chiến đấu khi chưa có lệnh của Yết Kiêu. Cảm kích trước lòng trung nghĩa của người gia nô, Quốc Tuấn đã nói: “ôi chim hồng hộc có thể bay cao được tất phải nhờ vào sáu trụ xương cánh, nếu không có thì cũng như chim thường thôi!” ( ).
Nghe tin quân ta không ngăn được giặc, phải rút lui, vua Trần không kịp ăn cơm, vội vã đi thuyền nhẹ ra Hải Đông gặp Trần Quốc Tuấn ( ). Có lẽ chính lúc này, trước thế mạnh của giặc, vua Trần đã phải hỏi thử Quốc Tuấn xem có nên hàng giặc hay không. Người anh hùng của dân tộc đã đáp một câu đầy khí phách mà lịch sử mãi mãi còn ghi nhớ: “Trước hết chém đầu thần rồi sau hãy hàng” ( ).
Giặc đang mạnh, quân ta có tổn thất, nhưng lực lượng vẫn còn và nhất là sĩ khí không giảm sứt. Vì thế, Trần Quốc Tuấn đã bình tĩnh, cùng vua Trần bàn bạc kế hoạch đối phó Với kẻ thù. Quốc Tuấn đã huy động thêm quân dân các lộ và quân các vương hầu đến để bổ sung lực lượng. “Hưng Đạo vương vâng mệnh điểu quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm, chọn những người dũng cảm làm tiên phong”. “Thế quân phấn chấn lên. Chư quân nghe thấy thế, không ai là không đến tập hợp ( ).
Bấy giờ, trông thấy lực lượng còn hùng hậu, Nhân Tông đã cảm xúc, viết vào đuôi thuyền hai câu thơ: "Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”.
(Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ, Hoan Diễn còn kia chục vạn quân" ( ).
Đúng như lòi thơ tin tưởng của vua Trần, các đạo quân về tập hợp ở Vạn Kiếp mới chỉ là quân các lộ miền đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng số quân đó đã rất lớn. Riêng số quân của các vương con Trần Quốc Tuấn cũng đã lên tới hai mươi vạn: “Hưng Vũ vương Hiến, Minh Hiến vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí vương Nghiễn đem hai mươi vạn quân các xứ Bàng Hà (nay là đất huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và đất huyện Tiên Lãng - Hải Phòng -T.G.), Na Sầm (tức Na Ngạn, thuộc đất huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ngày nay - T.G.), Trà Hương nay là đất huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương - T.G.), An Sinh (nay thuộc đất huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh -T.G.), Long Nhãn (nay thuộc đất huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, vùng xung quanh chỗ hợp lưu sông Thương và sông Lục Nam - T.G.) đến hội ở Vạn Kiếp, chịu sự điều khiển của Hưng Đạo vương để chống quân Nguyên” ( ).
Sau khi đã tập hợp được binh lực, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn định dùng tất cả lực lượng đó, dựa vào địa thế của vùng Vạn Kiếp và sông Bình Than, bố trí một phòng tuyến để ngăn chặn bước tiến của quân thù. Quốc Tuấn đã chia quân đóng giữ Vạn Kiếp, núi Phả Lại ( ) và Bắc Giang (tức vùng tỉnh Bắc Ninh). Trần Quốc Tuấn còn đem hơn nghìn chiếc thuyền đóng cách Vạn Kiếp mười dặm ( ).
Quân Thoát Hoan đuổi theo Trần Quốc Tuấn không kịp. Nhưng vì đại quân của Quốc Tuấn đã rút nên quân ta ở các ải khác cũng rút lui hoặc chỉ chiến đấu cầm chừng nên các cánh quân Nguyên đã tiến một cách dễ dàng. Sau khi cánh quân phía tây của Bôn-kha-đa chiếm được ải Chi Lăng, các tài liệu không cho chúng ta biết gì vể cánh quân này. Có lẽ Bôn-kha-đa đã đem quân theo thung lũng sông Thương hợp với cánh quân của Thoát Hoan trước khi tấn công vào Vạn Kiếp ( ). Ở Vạn Kiếp, ta tập trung một lực lượng rất lớn, nhất định quân Nguyên cũng phải hội quân để nhằm tiêu diệt ta. Thoát Hoan đã chuẩn bị rất cẩn thận trước khi đánh Vạn Kiếp. Bọn xâm lược đã tiến vào ải Nội Bàng ngày 2 tháng 2 năm 1285 mà mãi mười ngày sau, chúng mới đánh Vạn Kiếp. Không thể nói quân Thoát Hoan tiến từ Nội Bàng đến Vạn Kiếp mất mười ngày trong khi sự kháng cự của ta ở mạn trên không đáng kể.
Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a tiến quân đến gần Vạn Kiếp, thấy Trần Quốc Tuấn tập trung nhiều binh lực, đã dừng lại, chuẩn bị kỹ càng kế hoạch tấn công. Khi dò biết Trần Quốc Tuấn còn hơn một nghìn binh thuyền đóng cách Vạn Kiếp mười dặm, Thoát Hoan liền sai quân sĩ của hắn đi tìm thuyền ở ven sông, tìm cướp ván gỗ đinh vôi, lập công trường đóng chiến thuyền. Thoát Hoan tuyển các cánh thủy quân, ra lệnh cho Ô Mã Nhi Bạt Đô (`Oraar - ba`atur) thống lĩnh.
Bọn Ô Mã Nhi nhặt được ở bò sông hai tờ giấy, đó là thư vua Trần gửi cho Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a. Trong thư có những câu: “Chiếu trước (1261-T.G.) nói là “lệnh riêng cho quân ta không vào nước ngươi”, thế mà nay lấy cớ nước Chiêm Thành đã thần phục lại phản, đem đại quân qua nước tôi, tàn hại trăm họ, đó là việc làm của thái tử sai lầm chứ không phải nước tôi sai lầm, xin đừng làm khác với chiếu trước, rút lui đại quân..." ( ). Phải chăng đấy là bản thảo những bức thư cũ, hoặc là, đã đến lúc quyết chiến, những bức thư ngoại giao đã trở thành vô ích, vua Trần vứt nó đi và nói chuyện với kẻ thù bằng vũ khí? A-ric Kha-y-a đưa thư cho Nguyễn Văn Hàn, sứ ta đã bị quân Nguyên bắt giữ trước đây, đem về cho vua Trần, đe dọa, dụ dỗ, đòi lui quân mở dường cho quân Nguyên “đi đánh Chiêm Thành" ( ).
Ngày 6 tháng giêng năm Ất Dậu (11-2-1285), Ô Mã Nhi bắt đầu chia quân tấn công vào các căn cứ của quân ta ở Vạn Kiếp và núi Phả Lại ( ). Một cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra trên phòng tuyến sông Bình Than (tức sông Lục Đầu ngày nay). Thế quân giặc rất mạnh. Vua Trần đã đem các quân Thánh Dực và hơn một nghìn chiến thuyền đến tăng viện cho Trần Quốc Tuấn ( ). Trong khi tấn công Vạn Kiếp, viên tướng Nguyên là vạn hộ Nghê Nhuận đã tử trận ở Lưu Thôn( ). Ngày Nhâm Ngọ - 9 tháng giêng (14-2-1285), bọn tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, chiêu thảo Na Khai(Naqai)( ), trấn phủ Tôn Lâm Đức đã đem chiến thuyền giao chiến với quân vua Trần ở Bài Than (tức Bình Than) ( ).
Mặc dầu có quân tiếp viện và đã chiến đấu tiêu hao sinh lực địch, Trần Quốc Tuấn cũng nhận thấy rằng chưa thể chặn đứng được bước tiến của giặc và dễ dàng chiến thắng chúng cho nên sau trận đánh ngày 14 tháng 2 năm 1285, quân ta đã rút khỏi các địa điểm Vạn Kiếp, Phả Lại, Bài Than ( ).
Nhiều tài liệu chép rằng quân Trần đã tan vỡ, nhưng đó là do đã đứng trên lập trường của kẻ thù, huênh hoang khoác lác (An Nam chí lược, Nguyên sử) hoặc chỉ nhìn một cách hời hợt mặt ngoài (Toàn thư). Quân Nguyên chiếm được Vạn Kiếp và các địa điểm trên sông Bình Than không phải do chúng đã “đánh tan” được quân ta mà là do quân ta đã chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Chính nhờ đó mà chỉ sau vài ngày quân ta đã có thể bố trí một trận lớn trên bờ sông Hồng.
Có lẽ vua Trần và Trần Quốc Tuấn đã đem quân rút lui theo đường thủy, từ sông Lục Đầu vào sông Đuống mà về Thăng Long.
Sau khi chiếm được Vạn Kiếp và núi Phả Lại, Thoát Hoan, A-ric Kha-y-a cùng với Ô Mã Nhi tiến quân đánh chiếm vùng Vũ Ninh (nay là huyện Quế Võ, Hà Bắc). Từ Phả Lại đến Vũ Ninh, hẳn quân Nguyên đã tiến theo đường tỉnh lộ số 18 ngày nay. Sau đó, chúng lại tiến xuống Đông Ngàn (nay là đất huyện Tiên Sơn thuộc Bắc Ninh và huyện Đông Anh thuộc Hà Nội), chắc là theo con đường quốc lộ số 1 từ Bắc Ninh về Hà Nội ngày nay. Đến sông Đuống, quân Nguyên đã đánh nhau với một bộ phận binh thuyền của ta ở đây và Thoát Hoan đã sai quân buộc bè làm cầu phao, vượt sông Đuống, tiến đến Gia Lâm ( ). Trên con đường tiến quân, giặc bắt được một số quân ta. Thấy chữ “Sát Thát” trên cánh tay những binh sĩ này, chúng liền đem giết hết ( ).
Ngày 12 tháng giêng âm lịch (17-2-1285) quân Nguyên tiến về phía Đông Bộ Đầu, đóng lại bên sông Hổng, dựng một lá cờ lớn ( ). Quân ta sau khi rút từ các nơi về, đã tổ chức một tuyến phòng ngự ở bờ phía bắc sông Hồng. Chính vua Trần đã trực tiếp chỉ huy việc chống giặc ở đây ( ). Binh thuyền của ta bố trí dọc theo sông, rào gỗ được dựng lên làm chiến luỹ. Những cỗ pháo đã chuẩn bị sẵn sàng bắn vào quân giặc. Khi quân Nguyên đến bờ sông, quân ta đã khai pháo, hò reo thách đánh ( ).
Đến chiều hôm đó (17-2-1285) vua Trần muốn sai người đến trại viên tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, vờ cầu hòa để điều tra tình hình của giặc. Đỗ Khắc Chung đã tình nguyện xin đi. Trước sự uy hiếp của Ô Mã Nhi, Khắc Chung đã bình tĩnh ứng đối linh hoạt, khiến tướng giặc phải khâm phục. Đêm đó, Khắc Chung ở lại trong trại giặc. Giò Mão (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng) hôm sau, tức ngày 13 tháng giêng (18-2-1285), Khắc Chung đã an toàn trở về với những điều đã dò xét được bên phía kẻ thù.Ô Mã Nhi hối hận vì đã thả Khắc Chung, cho quân đuổi theo nhưng không kịp. Hôm đó quân ta đã giao chiên với quân Nguyên trên bờ sông Hồng ( ).
Trận cản giặc trên sông Hồng có mục đích là bảo vệ cho cuộc rút lui chiến lược của triều đình, hoàng gia và quân dân ra khỏi Thăng Long được an toàn. Tất nhiên nhiều tên xâm lược đã bỏ mạng trước chiến lũy của quân Trần. Nhưng khi những lực lượng cuối cùng đã ra khỏi kinh đô, đoàn binh thuyền của ta dọc sông Hồng cũng rút về xuôi. Bấy giờ, Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a mới có thể cho quân vượt qua sông. Chúng đem quân đóng lại dưới chân thành Thăng Long. Có lẽ tòa thành im lìm đó đã làm những tên tướng Mông Cổ khiếp sợ. Mãi đến hôm sau, khi dò biết được trong thành chẳng còn ai, Trấn Nam vương Thoát Hoan mới dám vào thành. Hôm đó là ngày 14 tháng giêng năm Ất Dậu (19-2-1285) ( ). Thăng Long chỉ còn là một tòa thành trống, cửa Đại Hưng, điện Thiên An, gác Triều Thiên không còn một bóng người. Bọn giặc vào thành chỉ thấy “cung thất nhẵn không, duy còn mấy tờ chiếu sắc (của Hốt Tất Liệt - T.G.) và điệp văn của trung thư (cơ quan trung ương của triều Nguyên - T.G.) đều đã bị xé bỏ đi,ngoài ra còn một số giấy tờ, đều là của các biên tướng nam bắc báo cáo tin tức và tình hình chống địch” ( ).
Thoát Hoan chè chén với bọn tướng tá trong cung đình vua Trần ( ), nhưng có lẽ hắn hoảng sợ vì phải đóng quân trong tòa thành trống này, khi khắp nơi đều thấy những bảng kêu gọi nhân dân liều chết đánh giặc không được hàng ( ). Vì thế, hắn đã rút quân ra khỏi kinh thành, trở lại đóng quân ở bờ phía bắc sông Hồng ( ).
Trong khi đại quân theo vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn rút khỏi kinh đô Thăng Long thì Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đã chiến đấu với cánh quân Nguyên từ Vân Nam xuống. Trước đây, Nhật Duật được lệnh trấn thủ lộ Tuyên Quang ( ). Năm 1285, viên bình chương chính sự hành tỉnh Vân Nam là Na-xir út -Đin (Ná sír ud-Dĩn) đã đem một nghìn quân Mông Cổ và Kha-ra-jang (Qarajang, tức quân người Ô Man ở Vần Nam) tiến vào biên giới Đại Việt phía Tuyên Quang để phối hợp với cánh quân của Thoát Hoan ở phía đông ( ). Bấy giờ, Chiêu Văn vương Nhật Duật đóng ở trại Thu Vật (tức huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ngày này). Sau khi giao chiến với giặc, cũng như các cánh quân phía đông, Nhật Duật đã rút lui để bảo toàn lực lượng. Quân của Nhật Duật đi thuyền xuôi theo dòng sông về phía dưới (có lẽ là theo sông Chảy vào sông Lô). Quân giặc đuổi theo dọc hai bờ sông. Nhật Duật ngoảnh lại, thấy quân giặc tiến từ từ, liền bảo với quân sĩ của ông: “Phàm đuổi thì cần nhanh, nay giặc tiến từ từ, sợ có tiền quân chắn ngang phía trước”. Những người được sai đi trinh sát đều trở về báo quả là giặc đã cắt ngang phía hạ lưu, đúng như lời tiên đoán của Nhật Duật. Ông liền cho quân bỏ thuyền, lên bộ, do đó thoát khỏi quỷ kế của địch và toàn quân đã rút lui an toàn ( ). Ngày rằm tháng giêng năm Ất Dậu (20-2-1285) một ngày sau khi Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, cánh quân của Trần Nhật Duật về đến Bạch Hạc. Bấy giò trong quân của Nhật Duật có nhiều người Tống, trong số đó có đạo sĩ Hứa Tông Đạo, người ở Phúc Châu thuộc lộ Phúc Kiến, sang Đại Việt từ năm 1276. Đoàn quân của Nhật Duật đã dừng lại trên bờ sông Bạch Hạc (chỗ gần cầu Việt Trì ngày nay), cắt tóc làm lễ tuyên thệ, nguyện lấy lòng trung để báo ơn vua. Sau đó, cánh quân của Nhật Duật đã vượt qua vùng các dân tộc thiểu số rút về chỗ vua Trần đóng quân ( ).
Một đoạn bài minh chuông Thông Thánh Quán (Bạch Hạc) của Hứa Tông Đạo, người Trung Quốc ở trong quân Trần Nhật Duật, nói vể cuộc chiến đấu ở lộ Tuyên Quang (1285).
Bấy giờ, thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông, cùng triều đình, tông thất và đại quân đã theo sông Hồng rút về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định)( ). Sau khi chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan một mặt đợi cánh quân của Toa Đô từ Chiêm Thành tiến ra, một mặt sai các tướng tá truy kích quân Trần. Hữu thừa Kôn Trếch (Koncak) ( ) được lệnh dẫn vạn hộ Mang Khu Đai (Mangqudai) ( ) và vạn hộ Bôn Kha Đa (Bolqadar) đuổi theo bằng đường bộ. Còn tả thừa Lý Hằng thì dẫn Ô Mã Nhi Bạt Đô (O’raar-ba’atur) đuổi theo bằng đường thủy ( ).
Trên con đường rút lui, quân ta vẫn bố trí các trận đánh ngăn cản đường tiến của giặc. Trận đầu tiên sau khi quân ta rút khỏi kinh thành xảy ra ở bãi Đà Mạc (hay Thiên Mạc, tức bãi Mạn Trù bên sông Hồng ỏ Khoái Châu, Hải Hưng), Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng án ngữ ở đây đã chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ đường rút quân của nhà vua. Nhưng vì địch mạnh, quân ít, Trân Bình Trọng đã sa vào tay giặc. Kẻ thù tìm hết cách dò hỏi tình hình quân ta, nhưng mặc cho chúng dọa nạt, dụ dỗ, ông vẫn không hề khuất phục. Ông đã tuyệt thực, nêu cao khí tiết trung dũng của người tướng anh hùng. Giặc toan mua chuộc ông, hỏi ông có muốn làm vương phương Bắc hay không. Ông lớn tiếng trả lời giặc: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” ( ). Không ham giàu sang, coi thường tính mạng, chĩ biết hy sinh vì Tổ quốc, Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng đã tiêu biểu cho tinh thần của cả dân tộc ta lúc đó. Ngày 21 tháng giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), giặc đã giết ông ( ), cảm động vì cái chết dũng cảm của Bảo Nghĩa vương, vua Trần đã vật vã thương khóc( ), nhưng vẫn bình tĩnh định kế hoạch chặn đánh quân Nguyên. Quân Trần rút về cửa ai Hải Thị (có lẽ là cửa sông Luộc gặp sông Hồng), đóng cọc đắp bờ chắn sông để đánh địch ( ). Quân Nguyên đuổi đên Hải Thị. Giặc phốỉ hợp thủy bộ trên dưới bắn vào quân ta rất dữ dội( ). Quân ta lui hẳn về đóng ở vùng Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình).
Lúc đó, Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a đang tăng cường khống chế vùng sau lưng mà chứng đã đi qua. Trên dọc đường chính từ biên giới Lạng Sơn về đến Thăng Long, quân Nguyên đóng trại san sát. “Vạn hộ Lý Bang Hiến, Lưu Thế Anh dẫn quân mở đường từ Vĩnh Bình vào An Nam, cứ 30 dặm thì lập một trại, 60 dặm đặt một trạm ngựa. Mỗi trại, mỗi trạm đóng 300 quân trân giữ, tuần tra ( ). Ngoài việc đóng giữ các trại trạm đó, quân Nguyên còn xây dựng thêm đồn lũy để mong củng cố và phát triển phạm vi kiểm soát của chúng: “Lại sai Lưu Thế Anh dựng đồn, chuyên đôn đốc công việc của trại, trạm” ( ). Nhưng trên một miền đất rộng lớn dó, địch không thể có quân rải cho đủ và ngay ở vùng chiếm đoóng chúng cũng không thể kiểm soát nổi. Có một số cánh quân của ta không rút đi đã ở lại tiếp tục hoạt động sau lưng địch cùng với nhân dân, tìm cách chống giặc. Chẳng hạn như cánh quân của quản quân Nguyễn Lộc đã đóng ở châu Thất Nguyên (huyện Tràng Định, Lạng Sơn ngày nay) trước khi quân giặc tiến vào biên giới Lạng Sơn, cho đến nay cánh quân đó vẫn hoạt động ở vùng trại Vinh Bình (vùng biên giới các huyện Văn Uyên, Cao Lộc tĩnh Lạng Sơn ngày nay) ( ). Chính hoạt động của những cánh quân đó cùng với việc tự động “liều chết chống giặc” của nhân dân đã làm cho Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a phải tăng cường việc phòng thủ ồ hậu phương của chúng.
Từ khi Thoát Hoan xuất quân, Toa Đô đã được lệnh từ Chiêm Thành tiến ra để phối hợp. Triều đình Trần cũng đã nghĩ đến điều đó. Chính vì thế mà vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã để một số quân lớn trấn giữ ở miền Diễn Châu và Nghệ An (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Trong khi hầu hết quân lực vùng đồng bằng Bắc Bộ được huy động vể cứ điểm Vạn Kiếp thì - như lời thơ của Nhân Tông - “Hoan Diễn còn kia chục vạn quân” (Hoan Diễn do tồn thập vạn binh). Miền đất phía nam này từ trước vua Trần đã giao cho những vương hầu thân tín trấn trị. Nâm 1269, Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang (anh Thánh Tông) được phong làm Vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân vào giữ đất Diễn Châu ( ). Đến nay, để ngăn cánh quân Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, người chiến tướng vừa vượt qua vòng vây của giặc ở mặt trận Tuyên Quang đã được lệnh vội vã lên đường vào trấn giữ Nghệ An ( ). Trong lúc cả nước đang chống giặc thì Chương Hiến hầu Trần Kiện, con Tĩnh Quốc vương Quốc Khang, vì hiềm khích với hoàng tử Tá Thiên vương Đức Việp, đã nằm dài ở hương Tức Mặc, lấy cớ học đạo Lão Trang. Để tăng cường bảo vệ phía nam, vua Trần đã gọi y ra, sai đem quân vào Thanh Hóa ( ). Ngày 28 tháng giêng năm Ất Dậu (5-3-1285), vua Trần lại theo lời đề nghị của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuân, cử thêm thượng tướng thái sư Chiêu Minh vương Trần Quang Khải vào tăng viện cho Nghệ An ( ).
Hai vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn quyết tâm giữ vững mặt nam, còn mặt bắc thì lấy Thiên Trường, Trường Yên làm căn cứ, củng cố lực lượng, để tiến lên đánh bật quân Thoát Hoan, giải phóng Thăng Long. Vào lúc này, vua Trần và Quốc Tuấn đã bắt đầu có ý định phản công. Thăng Long tuy lọt vào tay giặc nhưng lực lượng của ta vẫn bảo toàn được ( ), các lộ phía đông và phía nam của đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn là nguồn tài lực và nhân lực phong phú. Sau khi rút khỏi Thăng Long, sau mấy trận cản giặc ở vùng Khoái Lộ (Khoái Châu, Hưng Yên), hai vua Trần đem quân về Thiên Trường (Nam Định), Trường Yên (Ninh Bình) ( ), về đến đây, triều đình Trần bắt tay ngay vào việc củng cố lực lượng. Ngay A-ric Kha-y-a cũng phải thừa nhận là bấy giờ ở Thiên Trường và Trường Yên, vua Trần đã tập hợp được binh lực ( ).
Xây dựng lực lượng ở Thiên Trường và Trường Yên, vua Trần đã chuẩn bị cho việc theo sông Hồng tiến lên phản công kẻ thù. Trong lúc đó, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão đem hơn một nghìn chiến thuyền tiến lên đóng ở Vạn Kiếp ( ). Việc Trần Quốc Tuấn đem quân trở lại Vạn Kiếp chứng tỏ rằng Thoát Hoan không kiểm soát được các phủ lộ phía đông như Long Hưng (Thái Bình), Hồng (Nam Hải Dương), Nam Sách (Bắc Hải Dương),... và cũng nói lên rằng quân địch đã không kiểm soát được những vùng mà chúng đã đi qua. Có lẽ Trần Quốc Tuấn đã từ Long Hưng (Thái Bình) tiến về Vạn Kiếp theo đường sông Thái Bình. Đóng quân ở Vạn Kiếp lần này, Quốc Tuấn muốn tạo một gọng kìm tấn công vào phía bắc của quân Thoát Hoan, phối hợp với cánh quân tiến từ Thiên Trường lên theo đường sông Hồng, đồng thời chặn đường rút lui của địch. Hơn một nghìn chiến thuyền rút khỏi Vạn Kiếp sau trận ngày 14 tháng 2 năm 1285, bây giờ Quốc Tuấn lại trở về Vạn Kiếp với hơn một nghìn chiến thuyền. Như vậy là lực lượng quân ta đã bảo toàn và khôi phục. Trong lúc đó, ở vùng sau lưng địch, những hoạt động chiến đấu chống giặc của các cánh quân địa phương và nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ. Nguyễn Lộc trước đây hoạt động ở vùng Thất Nguyên (Tràng Định), Vĩnh Bình (Cao Lộc), thì nay đã mở rộng phạm vi khắp vùng Lạng Sơn ( ).
Tình hình đó đã làm cho Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a vô cùng lo lắng. Bọn chúng vội vàng xin Hốt Tất Liệt cho quân tiếp viện. Đây là tình hình bi đát mà A-ric Kha-y-a đã báo về với Hốt Tất Liệt: “Ở hai xứ Thiên Trường và Trường Yên mà Trần Nhật Huyên trốn đến, binh lực lại tập hợp, Hưng Đạo vương tụ tập hơn một nghìn chiếc thuyền ở Vạn Kiếp, Nguyễn Lộc ở Vinh Bình, còn quan quân thì đi xa, đánh lâu ở lơ lửng quãng giữa, Toa Đô và Tang-gu-tai ( ) thì đến không đúng kỳ hạn” ( ). “Ở lơ lửng quãng giữa” có nghĩa là ở phía bắc (Lạng Sơn), phía đông (Vạn Kiếp, Hải Dương) và phía nam (Thái Bình, Nam Định), quân thù đều gặp sức chiến đấu của quân dân ta.
Một mặt xin tăng viện ( ), một mặt Thoát Hoan cố gắng tập trung binh lực tấn công xuống Thiên Trường, hòng bắt được triều đình Trần, phá vỡ căn cứ của quân ta, thông con đường liên lạc với Toa Đô, thoát ra khỏi cái thế bị “lơ lửng ở quãng giữa” hiện tại.
Vào lúc đó, vua Trần cũng đã chuẩn bị lực lượng ngược sông Hồng, tiến đánh Thoát Hoan. Ngày mồng 3 tháng 2 âm lịch (10-3-1285), quân ta gặp địch do Thoát Hoan chỉ huy ở sông Đại Hoàng (khúc sông Hồng chảy qua huyện Lý Nhân, Hà Nam). Trong lần giao chiến này quân ta lại rút lui ( ).
Quân Nguyên đang lúng túng mà quân ta chưa thể chiến thắng được là vì thực lực của chúng vẫn còn mạnh. Từ sau khi chiếm Thăng Long, chủ lực địch chưa bị hao tổn nhiều, về phía ta, lực lượng đã bắt đầu khôi phục nhưng phải dồn một phần lớn cho việc chống giữ miền Thanh - Nghệ. Ở mặt trận phía nam này, quân ta chưa thể chặn đứng được giặc. Cánh quân của Toa Đô đang ồ ạt tấn công ra. Chính do tình hình đó mà quân Trần phải rút lui sau trận trên sông Đại Hoàng.
Từ cuối tháng giêng âm lịch, bọn đại vương Giảo Kỳ ( ), hữu thừa Toa Đô, tả thừa Tang-gu-tai, tham chính Khê-đê ( ) từ Chiêm Thành đánh vào Bố Chính (vùng các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch tỉnh Quảng Bình ngày nay) rồi tiến ra Nghệ An. Trần Nhật Duật và Trịnh Đình Toản (Trần Quốc Toản?) chống cự ở Nghệ An không cản được địch, phải rút lui ( ). Lúc đó quân của Trần Quang Khải chưa vào đến Nghệ An (ngày 28 tháng giêng âm lịch (5-3-1285) Quang Khải mới đi). Một bộ phận quân Nguyên tiến thẳng ra Thanh Hóa. Ở đây, chúng đã gặp Chương Hiến hầu Trần Kiện. Tên quý tộc hèn nhát này, trước lúc cầm quân đi, còn “ở ẩn”, học đạo Lão Trang vì bất mãn. Khi kẻ thù chưa đến, hắn đã run sợ và âm mưu phản bội ( ). Ngày Giáp Thìn, mồng 1 tháng 2 âm lịch (8-3-1285), Trần Kiện đã cùng với bọn Lê Trắc và gia thuộc hàng giặc ( ).
Việc Trần Kiện phản bội, nắm trong tay một vạn quân mà hàng giặc, sau đó lại dẫn đường cho kẻ thù tấn công quân ta, làm cho việc phòng thủ mặt nam của quân ta gặp thêm nhiều khó khăn. Ngày Ất Tỵ, mồng 2 tháng 2 (9-3-1285), Giảo Kỳ đem quân lội qua cửa nam kênh Vệ Bố ( ). Ở đây, tướng Trần là Đinh Xa và Nguyễn Tất Thông bị hy sinh ( ).
Ngày Kỷ Đậu, mồng 6 tháng 2 (13-3-1285), Trần Kiện lại dẫn đường cho bọn Giảo Kỳ đánh Chiêu Minh vương Quang Khải ở bến Phú Tân ( ). Tham gia chiến đấu ở Thanh Hóa bấy giờ còn có Văn Túc vương Đạo Tái, Tá Thiên vương Đức Việp và Chiêu Hiếu vương (chưa rõ tên). Chiêu Hiếu vương và đại liêu Hộ đã bị hy sinh ( ). Quang Khải liền lui quân. Như vậy là địch đã chiếm được Thanh - Nghệ. Quân ta, trừ bọn Trần Kiện hàng giặc, còn thì đã rút lui.
Ở phía bắc, quân ta cùng đã rút lui sau trận Đại Hoàng. Tình hình đó làm cho Thoát Hoan gỡ được thế bị động. Rút được kinh nghiệm lần trước, hắn đã dồn binh lực gấp rút đuổi theo vua Trần.
Vua Trần phải tìm kế hoãn binh, sai Trung Hiếu hầu Trần Dương gặp Thoát Hoan xin cầu hòa và sai cận thị Đào Kiên đem công chúa An Tư, em út của Thánh Tông, cho Thoát Hoan ( ). Đấy chỉ là mưu sách cốt để làm trì hoãn việc truy kích cửa Thoát Hoan để quân ta rút lui được dễ dàng thôi. Thoát Hoan đã giam giữ Trần Dương ( ) và sai thiên hộ họ Ngải đòi vua Trần phải thân đến gặp hắn. Vua Trần tất nhiên không chịu ( ).
Thoát Hoan lại đuổi theo quân Trần ráo riết hơn nữa. Lúc này, Chiêu Minh vương Quang Khải đã ra bắc gặp vua Trần. Hưng Đạo vương Quốc Tuấn thì từ sau khi thấy cánh quân ngược sông Hồng chưa thể tiến được, cũng đã rút quân từ Vạn Kiếp về chỗ vua Trần ( ). Bây giờ, Toa Đô đã chiếm được Nghệ An, Thanh Hóa, đang đem hết lực lượng tiến ra bắc, phối hợp với cánh quân Thoát Hoan, định ép triều đình Trần vào giữa để bắt gọn. Trong tình thế vô cùng nguy hiểm đó, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định rút về các lộ phía đông giáp bờ biển (vùng Hải Phòng, Quảng Ninh ngày nay), là vùng mà sức kiểm soát của kẻ thù chưa vươn tới được, chờ cho cánh quân của Toa Đô ra hết phía bắc, sẽ quay vòng vào Thanh Hóa là vùng địch đã đi qua. Và như vậy lúc đó quân ta sẽ thoát khỏi cái thế bị kẹp giữa hai gọng kìm, chỉ còn phải chống cự ở một phía. Đó là một kế hoạch rút lui thần kỳ, vô cùng sáng suốt.
Vua Trần từ Thiên Trường, ra cửa Giao Hải (cửa sông Hồng ỏ huyện Xuân Thủy, Nam Định) đi theo biển, ngược lên phía bắc rồi quay vào Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, ỏ huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ( ). Quân giặc đuổi đến cửa Giao Hải thi bị mất hút không biết vua Trần đi đâu ( ), sở dĩ bọn chúng đuổi không kịp vì vua Trần và triều đình đã rút lui bằng thuyền nhỏ ( ). Đến Tam Trí, vua Trần sai đem thuyền ngự đi không ra cửa Ngọc Sơn (Vạn Ninh, Móng Cái) để đánh lừa giặc ( ). Nhưng rồi bọn tướng lĩnh Nguyên cũng phát hiện được và lại đem quân đuổi theo.
Lúc đó, Toa Đô cũng đã dẫn quân từ Thanh Hóa ra đến Trường Yên (Ninh Bình). Cánh quân này đóng lâu ở Chiêm Thành, khổ sở đói khát vì ít lương thực, nay càng thiếu thốn. Tang-gu-tai và Lưu Khuê báo cáo tình hình đó với Thoát Hoan ( ), Bấy giờ Thoát Hoan đang đóng quân ở Thiên Trường. Hắn biết rằng vua Trần đã ra phía Hải Đông (nay là Quảng Ninh), không cần đánh ép hai mặt nữa, mặt khác hắn cũng chưa muốn tập trung quân vì vấn để cung cấp lương thực rất khó khăn. Chính; vì thế, Thoát Hoan đã ra lệnh cho Toa Đô đóng quân lại ở Trường Yên để kiếm lương ăn ( ). Từ Nghệ An, Thanh Hóa ra đến Trường Yên, Toa Đô đã bắt được một số quan lại của ta và một số người Tống lánh nạn ( ). Một bộ phận cánh quân Toa Đô do Giảo Kỳ và Tang-gu-tai chỉ huy tiến ra phối hợp với quân Thoát Hoan, còn Toa Đô vẫn ở lại Trưòng Yên ( ). Thoát Hoan sai Lý Hằng, Ô Mã Nhi cùng Giảo Kỳ và Tang-gu-tai đuổi theo vua Trần ở ngoài biển. Ngày Giáp Tuất, 2 tháng 3 âm lịch (7-4-1285), hai vua Trần liền bỏ thuyền, đi bộ, về Thủy Chú, lấy thuyền ra sông Nam Triệu (tức sông Bạch Đằng), rồi lại ra cửa Đại Bàng (cửa Văn Úc), theo đường biển đi thẳng vào "Thanh Hóa ( ). Mãi đến ngày Nhâm Ngọ, 10 tháng 3 (15-4-1285), thủy quân của Giảo Kỳ, Tang-gu-tai mới đến “vây” ở Tam Trĩ ( ). Quân của Lý Hằng cũng đuổi theo vua Trần ở biển nhưng không gặp ( ). Sau đó quân Nguyên bắt được một số. thuyền bỏ lại, biết là vua Trần đã lên bộ. Chứng liền đuổi ba ngày ba đêm trên đường bộ ( ), nhưng lúc đó quân ta đã xuống thuyền rút lui vào Thanh Hoá ( ).
Đại quân rút khỏi miền Bắc. Đó là cơ hội cho một số tôn thất quan lại hèn nhát đầu hàng giặc. Khi quân Nguyên đuổi theo vua Trần đến cửa Giao Hải thì Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn cùng với bố hắn là Vũ Đạo hầu, em hắn là Minh Thành hầu, con trai hắn là Minh Trí hầu và con rể là Trương Hoài hầu hàng Nguyên( ). Một số quan nhà Tống lưu vong ở Đại Việt bây giờ cũng hàng Nguyên như tham chính họ Tăng, Tô Bảo Chương (con thiếu bảo họ Tô), Trần Đinh Tôn (con Trần Trọng Huy) ( ). Văn Chiêu hầu Trần Vãn Lộng, viên tướng giữ sông Tam Đái trước kia, cũng đã hàng giặc. Đến ngày 15 tháng 3 âm lịch (21-4-1285), Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc cùng con là Nghĩa Quốc hầu và bọn Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long đem gia đình ra hàng ( ).
Khi bọn tướng Nguyên đuổi theo vua Trần không kịp, Thoát Hoan cho rút quân về đóng ở Thăng Long và các địa điểm dọc sông Hồng. Lý Hằng đề nghị đóng thành ở Thiên Trường, tích trữ lương thực, chờ giao chiến với quân Trần, nhưng các tướng khác bàn là không nên, cuối cùng, chúng rút khỏi Thiên Trường. Có lẽ Hằng đã thấy rõ vị trí xung yếu của Thiên Trường - nơi mà trước kia vua Trần đã lấy làm căn cứ, có thể đóng quân ở đấy để ngăn chặn cuộc phản công của quân Trần từ Thanh Hóa ra, nhưng bọn tướng tá khác lại sợ đóng quân phân tán nhiều nơi, dễ bị tập kích.
Trường Yên lại quay lại tấn công vào Thanh Hóa. Để giúp Toa Đô tập kích quân Trần ở Thanh Hóa, Ô Mã Nhi được lệnh đem một nghìn ba trăm quân và sáu mươi chiến thuyền vào phối hợp với Toa Đô ( ). Như vậy là trong khoảng nửa cuối tháng 3 âm lịch, Toa Đô lại một lần nữa đánh Thanh Hóa, nơi mà cánh quân của y đã vượt qua, có điều lần này thì tấn công từ phía bắc vào. Nhưng cánh quân mệt mỏi của Toa Đô, chưa kịp nghỉ ở Trường Yên, đã không thể nào tiến mạnh và tất nhiên không thể tìm ra chỗ ở của vua Trần. Quân ta rút vào Thanh Hóa là để củng cố lực ỉượng, đợi thời cơ phản công địch.
Quân giặc đang gặp khó khăn về lương thực vì đường tiếp tế từ Trung Quốc đến thì xa còn nhân dân thì phản kháng khắp nơi, làm vườn không nhà trống hoặc chiến đấu quyết liệt không để chúng tự do cướp bóc. Trong lúc đó, mùa hè đến, giáng lên đầu chúng những tai họa mới. Quân giặc ốm đau rất nhiều vì “gặp lúc nắng mưa, bệnh dịch hoành hành” ( ). Nhưng không phải chỉ có thế, mùa mưa nhiệt đới còn làm cho giặc khôn khổ vì nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại ( ).
Chính vào lúc đó, phong trào đánh giặc của nhân dân đang nổi lên mạnh mẽ. Nhân tình thế khó khăn của kẻ thù, nhân dân khắp nơi tăng cường hoạt động chống giặc. Tiêu biểu nhất là việc nhân dân miền núi Lạng Sơn phối hợp với cánh quân địa phương của triều đình đánh tan đoàn hộ tống bọn Việt gian sang kinh đô Nguyên.
Tháng 4 âm lịch (tháng 5-1285), Thoát Hoan sai Mang-lai Xi-ban (Manglai Siban)( ) đưa bọn Việt gian Chương Hiến hầu Trần Kiện, Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn và em hắn là Minh Thành hầu, con của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc là Nghĩa Quốc hầu cùng với gia thuộc chúng về Trung Quốc ( ). Khi bọn chúng đi qua Lạng Sơn, đội dân binh người Tày do Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh chỉ huy, phối hợp với cánh quân Trần ở địa phương đã tập kích bọn chúng ở trại Ma Lục vùng Chi Lăng ( ). Bọn Việt gian và đoàn quân hộ tống của Mang-lai Xi-ban bị vây đánh cả ngày lẫn đêm, chúng thoát khỏi chỗ phục kích này lại gặp chỗ phục kích khác ( ). Nguyễn Địa Lô là gia nô của Trần Quốc Tuấn đã bắn chết Trần Kiện ngay trên mình ngựa. Thuộc hạ của Kiện là Lê Trắc vác xác hắn trên ngựa chạy đến Khâu Ôn (Ôn Châu, Lạng Sơn) mới chôn ( ). Trần Tú Hoãn thoát được sang biên giới, Nghĩa Quốc hầu chạy trốn trở lại vào doanh trại quân Nguyên ( ). Các xe lương thực, hành lý của chúng đều lọt vào tay quân dân ta ( ). Bọn tùy tùng cũng bị giết chết gần một nửa ( ).
Cuộc chiến đấu mãnh liệt của quân dân khắp các địa phương, đặc biệt là chiến thắng ở trại Ma Lục đã tạo điều kiện để mở đầu một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến: giai đoạn phản công thắng lợi.
Vào lúc quân thù đang gặp nhiều khó khăn vì lương thực, khí hậu và vô cùng hoang mang hoảng sợ trước sự tập kích mãnh liệt của quân dân các địa phương thì từ căn cứ Thanh Hóa, vua Trần và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thấy rằng thời cơ phản công đã đến. Bấy giờ Toa Đô cũng đang đóng ỏ Thanh Hóa. Tháng 4 năm Ât Dậu (6/5-4/6/1285), Hưng Đạo vương cùng với Chiêu Minh vương Quang Khải, Chiêu Văn vương Nhật Duật và các tướng lĩnh khác đem binh thuyền vượt qua vùng chiếm đóng của Toa Đô, tiến ra Bắc ( ). Trước đây, khi lực lượng chưa đủ mạnh, quân ta đã rút vể Thanh Hóa để tránh sự tấn công từ hai mặt của kẻ thù, thì đến nay, Trần Quốc Tuân lại chủ trương đánh ra Bắc cắt đôi lực lượng kẻ thù, không để cho Toa Đô và Thoát Hoan phối hợp với nhau. Mục tiêu tấn công trưóc tiên của Trần Quốc Tuấn là các cứ điểm của giặc đóng dọc khúc sông Hồng chảy qua vùng Hưng Yên ngày nay. Chiếm được phòng tuyến này, quân Trần có thể thực hiện được việc cắt đứt con đường nối Toa Đô và Thoát Hoan, đồng thời có thể tiến lên đánh chiếm Thăng Long.
Một bộ phận quân Nguyên đóng ở các đồn đọc sông Hồng này là cánh quân từ Chiêm Thành kéo ra do Giảo Kỳ và Tang-gu-tai chỉ huy trước đây đã tiến ra phối hợp với Thoát Hoan ( ). Cánh quân từ Chiêm Thành kéo ra này, sau khi vượt qua vùng Thanh - Nghệ, lại tiếp tục tham gia cuộc truy kích vua Trần vào giữa tháng 3 âm lịch, bây giờ đã vô cùng mệt mỏi. Đối với cánh quân từ Chiêm Thành kéo ra, vua Trần đã có nhận xét: “Quân giặc nhiểu năm đi xa, quân nhu chồ đi vạn dặm tất rất mệt nhọc. Lấy nhàn đối mệt, trước hết làm mất khí thế của chúng thì nhất định phá được" ( ).
Trong tháng 4 năm Ất Dậu (6-5 - 4-6-1285), Hưng Đạo vương đã đem quân tấn công vào đồn A Lỗ. Đồn này nằm gần chỗ sông Hồng nối với sông Luộc ngày nay, có lẽ đây là cứ điểm đầu tiên trên phòng tuyến của quân Nguyên trên sông Hồng. Viên tướng Nguyên giữ đồn này là vạn hộ Lưu Thế Anh đã phải rút chạy ( ).
Cũng trong tháng 4 âm lịch, một loạt các đồn trại khác của giặc trên sông Hồng bị quân ta tấn công. Chiêu Thành vương (không rõ tên), Hoài Văn hầu Quốc Toản và tướng quân Nguyễn Khoái được lệnh đem quân đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết ( ). Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật và các tướng khác đã đánh tan giặc ở cửa Hàm Tử ( ). Cũng như những ngày chiến đấu ở mặt trận Tuyên Quang, trong quân Nhật Duật giờ đây vẫn có nhiều binh sĩ Tống. Họ là những người Trung Quốc không chịu sống dưới ách áp bức của bọn thống trị ngoại tộc, đã sang Đại Việt, cùng với quân dân Việt kể vai chiến đấu chống kẻ thù chung. Trong số đó có Triệu Trung đã trở thành gia tướng của Nhật Duật. Trong trận Hàm Tử, Triệu Trung và những người cùng tổ quốc với ông đã mặc áo Tống, cầm cung tên, chiến đấu dưới quân kỷ của Nhật Duật, đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng này ( ).
Sau chiến thắng Hàm Tử, Chiêu Minh vương Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản cùng các tướng khác đem quân vào đánh Chương Dương ( ) và Thăng Long. Phối hợp với quân chủ lực của triểu đình còn có các đạo dân binh ở các lộ do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và em là Nguyễn Truyển chỉ huy ( ). Quân ta đã tiến đánh Thăng Long từ các mặt bộ và thủy. Trong khi tấn công vào thành, tướng Trần là Trung Thành vương đã đánh tan quân giặc do thiên hộ Mã Vinh chỉ huy ở Giang Khẩu (vùng phố Hàng Buồm, Hà Nội hiện nay) ( ). Sau đó quân ta vây chặt lấy thành Thăng Long và tấn công rất dữ dội. Tài liệu thời Nguyên chép rằng: “... Thủy lục đến đánh vào đại doanh, vây thành mấy vòng, tuy chết nhiều nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông, quan quân (chỉ quân Nguyên - T.G) sớm tối đánh rất khốn đốn, thiếu thốn, khí giới đều hết...” ( ). Trong tình hình đó, Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a đã họp bọn tướng lĩnh để bàn bạc. Bọn chúng cũng phải nhận rằng: “Người Giao (chỉ quân ta I T.G) chống đánh quan quân (chỉ quân Nguyên - T.G), tuy mấy lần thua tan(!), nhưng quân tăng càng đông; quan quân mỏi mệt, tử thương cũng nhiều, quân mã Mông Cổ không thể nào thi thố được tài năng...” ( ). Trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta, Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a đã phải tháo chạy khỏi Thăng Long, vượt qua sông Hồng, đóng quân lại ở phía bắc sông ( ). Như vậy là vào khoảng cuối tháng tư âm lịch, sau một thời gian ngắn phản công mạnh mẽ - nói như tài liệu kẻ thù, “tháng tư, quân Giao nổi lên rất lớn” ( ), quân ta đã khôi phục được kinh đô Thăng Long ( ).
Vào đầu tháng 5 âm lịch, hai vua Trần cũng kéo quân từ Thanh Hóa ra. Ngày 3 tháng 5 (7-6-1285), vua Trần đánh tan quân Nguyên ở Trường Yên (Ninh Bình), chém được đầu giặc vô số. Có lẽ đây là một bộ phận cánh quân của Toa Đô đã đóng lại ở đây khi y tiến quân từ Trường Yên vào Thanh Hóa.
Hai ngày sau, ngày Đinh Sửu, 5 tháng 5 (9-6-1285), cánh quân của Giảo Kỳ xâm nhập vào Thăng Long. Có lẽ y vừa bị đánh bại ở phòng tuyến sông Hồng, và bây giờ đang cố tìm đường chạy vể Thăng Long, mong gặp hoàng tử Trấn Nam vương của y ở đây. Nhưng Giảo Kỳ không ngờ là Thoát Hoan đã rút chạy khỏi kinh thành. Gặp sức chiến đấu của quân dân bảo vệ Thăng Long, Giảo Kỳ vội vã rút quân qua sông Hồng, ở đây, quân Giảo Kỳ đã gặp quân Thoát Hoan ( ).
Bấy giờ, đồn trại của Thoát Hoan ở phía bắc sông Hồng, chắc là ỏ vùng Gia Lâm, đang bị quân Trần tấn công liên tiếp. Khi cánh quân của Giảo Kỳ đã đến, Thoát Hoan liền cho rút quân. Đó là ngày 6 tháng 5 năm Ất Dậu (10/6/
1285) ( ). Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh vương Trần Tung đã đem hơn hai vạn quân đón đánh, kịch chiến với tướng giặc là Lưu Thế Anh ( ). Quân Thoát Hoan thua chạy đến sông Như Nguyệt (tức sông Cầu), lại gặp phải đội quân của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đổ ra đánh. Đội quân của viên dũng tướng trẻ tuổi dưới lá cờ sáu chữ đã tiến vào khôi phục kinh đô Thăng Long nay lại xuất hiện ở đây, đánh cho quân thù tan tác. Nhưng trong chiến thắng vẻ vang đó, bên dòng sông Như Nguyệt, người thiếu niên anh dũng Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đã hy sinh ( ).
Bị thua ở sông Như Nguyệt, bọn Thoát Hoan hốt hoảng tháo chạy nhưng đến sông Sách (tức sông Thương chảy qua vùng Vạn Kiếp), chúng lại lọt vào trận địa phục kích của Trần Quốc Tuấn. Quân giặc bắc cầu phao sang sông. Cánh quân của viên tả thừa Tang-gu-tai chưa sang kịp thì quân mai phục của ta từ trong rừng đã đổ ra, đánh vào sườn quân giặc. Bọn chúng xô nhau giẫm đứt cả cầu phao, ngã xuống sông chết đuối rất nhiều ( ).
Sau khi bị phục kích ở sông Sách. Thoát Hoan phải cho Lý Hằng đi bảo vệ phía sau. Cả đoàn bại quân chạy thục mạng về phía châu Tư Minh. Quân ta đã sẵn sàng đón chúng ở các cửa ải biên giới. Đến Vinh Bình, quân Thoát Hoan đã gặp quân phục kích của Hưng Vũ vương Hiến, con trai Trần Quốc Tuấn. Bọn tướng giặc phải giấu Thoát Hoan vào trong ống đồng để chạy trôn. Lý Hằng bị trúng tên độc ở đầu gối bên trái.Một tên lính liều mạng cõng Hằng chạy về đến Tư Minh thì thuốc độc ngấm ra, Hằng chết ( ).
Trong khi cánh quân của Thoát Hoan và A-ric Kha-y-a liều chết mở một con đường máu để trốn chạy vể phía biên giới đông bắc thì một cánh quân Nguyên khác cũng tìm đường tẩu thoát về Vân Nam. Hẳn đây là cánh quân của Na-xi-rut Đin (Nasir ud-Dìn) đã từng giáp chiến với quân Chiêu Văn vương Nhật Duật ỏ trại Thu Vật (huyện Yên Bình, Yên Bái) bên sông Chảy lúc tấn công vào Đại Việt. Giờ đây, cùng chịu một số phận thất bại như các cánh quân khác, cánh quân này lại bỏ chạy theo con đường mà chúng đã tiến vào. Có lẽ chúng sẽ chạy thoát vì bây giờ, toàn bộ quân chù lực của triều đình Trần đang được tung vào việc truy kích, tập kích cánh quân lớn của Thoát Hoan và chuẩn bị đón đánh cánh quân của Toa Đô. Nhưng điều may mắn đó không đến với chúng. Khi bọn giặc đi qua huyện Phù Ninh (nay là huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ), chúng đã vấp phải sức chiến đấu ngoan cường và mưu trí của nhân dân dân tộc thiểu số ( ). Phụ đạo tử huyện Phù Ninh là Hà Đặc cùng với nhân dân đóng ở trên núi chuẩn bị tập kích giặc.
Quân Nguyên tiến đến đóng ở động Cự Đà( ). Hà Đặc đã lấy tre đan thành những hình người to lớn cho mặc giáp, đợi chiều tối thì dẫn ra dẫn vào. Trên các cây lớn, Hà Đặc đã dùi lỗ rồi cắm vào đấy những mũi tên lớn. Bọn giặc vô cùng khiếp sợ trước đội quân người khổng lồ có sức khỏe như thần, bắn được những mũi tên lớn xuyên cây đó. Chúng không dám tiến đánh Hà Đặc. Trong tình hình đó, Hà Đặc cùng vói nhân dân đã xuất kích, đánh tan quân giặc. Bọn giặc tìm đường chạy trốn. Hà Đặc đuổi đến A Lạp, bắc cầu phao qua sông ( ). Say sưa trong cuộc truy kích kẻ thù, người anh hùng miền núi đó đã tử trận. Em Hà Đặc là Hà Chương bị giặc bắt, nhân lúc giặc sơ hở, đã tìm cách trốn thoát. Cũng trí dũng như người anh của mình, lúc trốn khỏi trại giặc, Hà Chương đã tìm cách lấy trộm được y phục và cờ xí của kẻ thù. Hà Chương lại cùng với những dân quân của mình cải trang thành quân Nguyên bằng những y phục và cờ xí đã lấy được, tiến vào doanh trại của giặc. Bọn giặc tưởng là quân của chúng nên đã bị quân Hà Chương tập kích bất ngờ. Trở tay không kịp, giặc thua chạy tan tác ( ).
Trong khi ở phía bắc, quân chủ lực của Trần Quốc Tuấn cùng với dân binh các lộ miền xuôi và miền núi đang liên tiếp chiến thắng, đuổi bọn xâm lược ra khỏi biên giới thì ỏ phía nam, sau chiến thắng ở Trường Yên, hai vua Trần cũng đang tiến quân ra.
Bấy giờ Toa Đô đóng quân ở Thanh Hóa, không biết Thoát Hoan đã đại bại, nên muốn tiến ra Thăng Long, phối hợp với Thoát Hoan ( ). Ngày 7 tháng 5 âm lịch (11-6-1285), vua Trần được tin Toa Đô kéo quân từ Thanh Hóa ra ( ). Ngày 15 tháng 5 (19-6-1285), hai vua về đến Long Hưng (Thái Bình), bái yết các lăng mộ tổ tiên nhà Trần. Ngày 17 tháng 5 (21-6-1285), Toa Đô và Ô Mã Nhi đã theo đường biển vào sông Hồng, tiến lên sông Thiên Mạc (khúc sông Hồng ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên) ( ). Ba ngày sau, ngày 20 tháng 5 (24-6-1285) vua Trần tiến quân đánh Toa Đô. Đến Đại Mang Bộ, tướng Nguyên là tổng quản Trương Hiển ra hàng ( ). Hôm đó, quân ta tiếp tục tiến đến Tây Kết, đánh tan quân giặc, giết và làm bị thương được rất nhiều, Toa Đô bị chém đầu ( ), Ô Mã Nhi và vạn hộ Lưu Khuê đi thuyền nhẹ trốn ra biển ( ). Tiểu Lý đi thuyền phía sau thấy cơ không thoát được, tự đâm cổ, vua Trần cho người cứu sống ( ).
Như vậy là qua hai tháng phản công, sau những chiến thắng liên tiếp: Tây Kết lần thứ nhất, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp, Tây Kết lần thứ hai... quân dân Đại Việt đã quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 7 (9-7-1285), hai vua Trần cùng triều đình, tướng tá và quân dân đã trở về Thăng Long. Cảnh hoang tàn đổ nát của kinh thành không làm mờ được khí thế của dân tộc vừa chiến thắng. Niềm tự hào với những chiến công oanh liệt dạt dào trong bài thơ khải hoàn của thượng tướng Trần Quang Khải:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san” ( ).
(Bến Chương Dương cướp giáo,
Cửa Hàm Tử bắt thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước cũ muôn thu)./.
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii - Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii