Love is as much of an object as an obsession, everybody wants it, everybody seeks it, but few ever achieve it, those who do will cherish it, be lost in it, and among all, never… never forget it.

Curtis Judalet

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Hữu Mạnh
Upload bìa: Hiroshi Kobayashi
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5847 / 325
Cập nhật: 2015-05-15 10:53:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Đế Quốc Mông Cổ
hông còn một dòng suối, một con sông nào
không tràn đầy nước mắt chúng ta,
Không còn một ngọn núi một cánh đồng nào
không bị quân Ta-ta giày xéo...”.
V.Frik (1210 -1290)
(nhà thơ Ác-mê-nỉ)
Thế kỷ XIII bắt đầu vào lúc thảo nguyên Mông Cổ đang cuốn bụi và thấm máu vì những cuộc chiến tranh bộ lạc tàn khốc.
“Trời có sao Đang quay cuồng.
Người người đã nổi dậy
Không về chỗ ngủ của mình nữa
Mà cướp đoạt của cải lẫn nhau.
Đất có cỏ Đang lật nhào.
Người người đã nổi dậy
Không nằm trong chăn của mình nữa
Mà đánh lẫn nhau” ( ).
Khúc hát ngắn chép trong Lịch sử bí mật Mông Cổ đã phản ánh tình hình các bộ lạc Mông Cổ vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII.
Trước Thế kỷ XIII, người Mông Cổ sống thành các bộ lạc hay liên minh bộ lạc. Các bộ lạc Mông Cổ sống trên vùng thảo nguyên châu Á, phía bắc đến hồ Bai Can, thượng lưu sông I-ê-ni-xê-i và sông Iếc-tư-sơ, phía nam qua sa mạc Gô Bi, đến gần Trường thành. Đại bộ phận là bộ lạc chăn nuôi du mục.
Tài sản chủ yếu của các bộ tộc Mông cổ là bò, cừu và ngựa. Ngựa đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống du mục của người Mông Cổ. Triệu Hồng đời Tống, tác giả Mông Thát bị lục đã viết: “Người Thát (tức người Mông cổ - T.G.) lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là sinh kế của họ" ( ).
Người Mông Cổ du mục theo hình thức Cu-ry-en (Küriyän, tiếng Mông Cổ có nghĩa là lều trại). Theo Ra-sít ut-Đin (Rasid ud-Dĩn) ( ), mỗi cu-ry-en bao gồm chừng một nghìn lều. Khi bộ lạc đi đến đâu, cu-ry-en đóng lại đó, lều thủ lĩnh bộ lạc ở giữa. Cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, các gia đình cá thể giàu có mở rộng uy lực, xuất hiện tôi tớ nô lệ. Phương thức cu-ry-en tức phương thức công xã dồn dần được thay thế bằng phương thức a-in (ayĩl) tức phương thức du mục của gia đình cá thể.
Nô lệ gia đình có tác dụng không nhỏ trong quá trình hình thành xã hội có giai cấp của người Mông Cổ nhưng nó không trở thành hình thái kinh tế chiếm hữu nô lệ. Do ảnh hưởng của các cư dân định cư phong kiến, đặc biệt là Trung Quốc và do sự phát triển quan hệ tông pháp trong các bộ lạc du mục, người Mông Cổ đã tiến thẳng từ hình thái công xã nguyên thủy sang hình thái phong kiến, không trải qua hình thái chiếm hữu nô lệ.
Dưới chế độ công xã nguyên thủy, bãi chăn nuôi và đàn súc đều là tài sản của thị tộc Mông cổ. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, đàn gia súc biến thành tài sản của gia đình cá thể, còn bãi chăn nuôi thì vẫn là tài sản của thị tộc trong thời gian rất lâu. Nhưng dần dần, tầng lớp Nô-y-an (noyan, quý tộc Mông cổ) chiếm đoạt đất đai, bãi chăn nuôi của công xã và biến những người tự do A-rat (arat) trực tiếp sản xuất thành tầng lớp lệ thuộc, bị nô dịch cố định trên đất đai. A-rat phải cung cấp củi đốt, vắt sữa, chế sữa và đi thăm các đàn súc cho Nô-y-an. Lao động cưỡng bức đã phát sinh và phát triển như vậy.
Giữa thế kỷ XII, thủ lĩnh các bộ lạc hay liên minh bộ lạc đã dựa vào tập đoàn quý tộc Nô-y-an và đội thân binh Nô-ke (nokar) tiến hành các cuộc chiến tranh cướp bãi chăn nuôi, đất săn bắn, tranh đoạt uy lực. Đó cũng là quá trình xây dựng quốc gia thống nhất Mông Cổ. Người chiến thắng cuối cùng là Tê-mu-jin (Tamüjin) ( ).
Tê-mu-jin sinh ra trên bờ sông Ô-nôn (Ônon), trong bộ lạc Ta-y-tri-ut (Tayiẽĩut), cha là Y-ê-xu-gây - ba-tua (Yasugai-ba’atur). Năm 1164, Y-ê-xu-gây chết. Sau một thời gian lưu lạc, Tê-mu-jin dần dần tập hợp được lực lượng, vào khoảng 1.200, Tê-mu-jin bắt đầu cuộc chiến tranh chinh phục các bộ lạc khác. Từ năm 1204 đến 1205, tất cả các bộ lạc chủ yếu của Mông Cổ lần lượt hàng phục trước vó ngựa Tê-mu-jin.
Năm 1206, một khu-rin-tai (quriltai, đại hội quý tộc) mở trên bờ sông Ô Môn, giai cấp Nô-y-a đã tôn Tê-mü-jin làm Trin-ghit Khan (Cinggis-qan, Thành Cát Tư Hãn) nghĩa là hãn (vua Mông cổ) mạnh nhất. Cuộc chiến tranh liên miên giữa các bộ lạc kết thúc. Một nhà nước phong kiến quân sự độc tài tập quyền ra đời. Quan hệ phong kiến nảy sinh sớm trong xã hội Mông Cô từ cuối thế kỷ XII, nay đã phát triển mạnh mẽ. Quá trình hình thành bộ tộc Mông Cổ được đẩy mạnh, khắc phục tính phân tán bộ lạc. Kinh tế và văn hóa có điều kiện phát triển. Chính vì thế, chúng ta thây rằng việc thống nhất quốc gia Mông Cổ của Trin-ghit Khan có một ý nghĩa tiến bộ lớn.
Nhưng ngay sau đó, Trin-ghit Khan và tập đoàn quý tộc phong kiến đã đem tất cả tinh lực của bộ tộc Mông cổ vừa hình thành dốc vào chiến tranh xâm lược và nô dịch các dân tộc khác. Những đoàn kỵ binh Mông Cổ lại ồ ạt kéo sang phương Đông và phương Tây, gieo rắc kinh hoàng và chết chóc xuống những vùng xa hơn ở châu Âu và châu Á.
Năm 1211, Trin-ghit Khan tiến quân vào miền Bắc Trung Quốc. Bấy giờ miền đất phía Bắc Trung Quốc bị tộc Nữ Chân chiếm cứ, lập nên nước Kim (từ năm 1115). Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc và sự khuynh loát lẫn nhau của bọn phong kiến Nữ Chân đã làm cho vương triều Kim suy yếu. Năm 1215, quân Mông Cổ chiếm được Trung Đô (Bắc Kinh), nhưng sau khi cướp được nhiều của cải và tù binh, Trin-ghit Khan rút quân khỏi Trung Quốc.
Năm 1218, quân Mông Cổ chiếm vùng Đông Tuốc-ke-xtan (Turkestan). Trong đoàn kỵ binh và bộ binh Mông Cổ, người ta thấy có những vũ khí đánh thành học được của người Trung Quốc trong lần viễn chinh 1211-1215. Bấy giờ, quân Mông Cổ đã có những cỗ pháo bắn ra những bình đựng các chất cháy.
Năm 1219, đội quân của Trin-ghit Khán tiến về vương quốc Khô-re-xmơ (Khorezm). Tháng 2 năm 1220,thành Bu-kha-ra (Buqara) nổi tiếng bị chiếm.Bọn xâm lược đã đuổi hết cư dân ra khỏi thành, vơ vét của cải rồi phóng lửa đốt. “Đó là một ngày vô cùng bất hạnh; chỉ nghe thấy tiếng khóc bi ai vĩnh biệt của già trẻ trai giá.Bọn dã man làm nhục phụ nữ trước mặt những người bất hạnh.... Có những người thà chết không muốn trông thấy thảm cảnh ấy". Nhà sử học Ip-an A-xia (Ibn al-Athĩr, 1160-1293) ( ) đã viết như vậy về người Bu-kha-ra bị tàn phá.Từ Bu-kha-ra bốc cháy, Trin-ghit Khan tiến thẳng đến Xã-mác-khan (Samarqand), một thành thị giàu có cổ xưa, có một nền văn hóa rực rỡ ở Trung Á. Xa-mác-khan cũng phải chịu một số phận như Bu-kha-ra. Tòa thánh lộng lẫy với những cung đền Hồi giáo từ nay trỏ thành hoang phế. Năm 1222, đạo sĩ Trung Quốc là Khâu Xứ Cơ (Trường Xuân chân nhân) đi qua đô thành này đã thấy cư dân ở đây không còn được một phần tư dân số" trước kia ( ). Sau khi tàn phá Xa-mác-khan, quân Mông Cổ tấn công thủ đô của vương quốc Khô-re-xmơ là Uốc-ghen-trơ (Urgenc). Nhân dân thành Uốc-ghen-trơ đã chiến đấu rất kiên cường. Mấy nghìn quân Mông Cổ, dưới quyền chỉ huy của những viên mãnh tưóng Jô-tri (Jöci), Tra-ga-tai (Cayatai), Ô-gô-đây (Ogôdải) ba con trai của Trin-ghit Khan đã vây đánh suốt trong vòng 5 tháng mới chiếm được. Tháng 4 năm 1221, uốc-ghen-trơ thất thủ. Sau khi đã tàn sát cư dân và trưng tập thợ thủ công, bọn chiến thắng cuồng bạo đã phá đê sông A-mu Đa-ri-a cho nước tràn vào thành. Ip-an A-xia đã viết: “Những thành khác bị phá, cư dân còn lại hoặc ẩn náu hay bỏ chạy, hoặc trôn vào những đống thây người mà thoát được. Chỉ những người dân Khô-re-xmơ (chỉ UỐc-ghen-trơ-T.G.) thoát khỏi bị bắt đi thì đểu chết đuối trong nước sông A-mu” ( ). Ngày 25 tháng 2 năm 1221, Tô-lui (Tolui) ( ), con út của Trin-ghit Khan đã hạ thành Méc-vơ (Merv). Vì nhân dân Méc-vơ đã chiến đấu anh dũng nên toàn thành đã bị tàn sát trừ 400 người thợ thủ công. Theo Ip-an A-xia, người ta đã đếm được 70 vạn xác chết quanh thành Méc-vơ. Khô-re-xmơ, một quốc gia văn minh phồn vinh trước đây, nay đã trở thành một vùng hoang vắng. Vua Khô-re-xmơ là Mô-ham-mét (Mohammed) chạy trốn rồi chết trên một hòn đảo nhỏ ở Ca-xpiên (Lý Hải). Nhiều thành thị trở thành gò hoang. “Nghệ thuật nhũng thư viện phong phú, nền nông nghiệp ưu việt, cung điện và giáo đường - tất cả sạch không”. K.Mác đã viết về hậu quả cuộc xâm lược Trung Á của người Mông cổ như vậy ( ).
Năm 1221, hai viên tướng Mông Cổ là Xu-bu-tai (Subutai) và Jê-bê (Jábá) đem quân xâm nhập A-déc-bai-jan, tiến đến Gơ-ru-di-a. Sau khi chiếm Sê-ma-kha, đội quân viễn chinh vượt núi Cáp-ca-dơ tiến lên phía bắc, tràn đến Cơ-rưm và chiếm vùng Xu-đac. Năm 1223, Xu-bu-tai và Jê-bê đánh tan liên quân Nga 8 vạn người do các công tước Ki-ép, Ga-li-sơ, Trec-ni-gốp và Xmô-len chỉ huy trên bờ sông Can-ca (Kalka). Thuyền bị đốt cháy trụi, số quân thoát được không quá một phần mười. Bọn tướng xâm lược bắt trói các vương công Nga, bắc ván lên đầu họ và ngồi lên đó, ăn mừng chiến thắng. Quân Nga sở dĩ thất bại là vì ngay trong lúc nguy cấp, các công quốc vẫn bất hòa với nhau. Quân Mông Cổ không ngừng lại ỏ thảo nguyên Nam Nga mà tiếp tục tiến đến trung bộ sông Vôn-ga. Ở đấy, họ đã gặp sức chiến đấu mãnh liệt của dân Bun-ga. Bị phục kích, quân Mông Cổ đã thất bại thảm hại, tìm đường chạy trốn.
Mùa thu năm 1225, Trin-ghit Khan trở về Mông Cổ. Nửa năm sau, Trin-ghit Khan lại kéo quần về phía đông, đánh nước Tan-gut (Tangut, tức Tây Hạ), Tan-gut thất bại, thành thị bị cướp phá và thiêu huỷ. Nhưng đó cũng là chiến thắng cuối cùng trong đời Trin-ghit Khan. Tháng 8 năm 1227, Trin-ghit Khan chết trên đường viễn chinh ỏ huyện Thanh Thuỷ (Cam Túc), tây nam Lục Bàn Sơn.
Khi Trin-ghit Khan còn sống, lãnh thổ rộng lớn của đế quốc Mông Cổ đã chia cho bốn con trai của y. Những đất phong đó gọi là ulus. Ưlus của con trưởng Jô-tri ở phía tây sông Iếc-tư-sơ, suốt một dải thảo nguyên Tuốc-kê-xtan, từ hạ du sông A-mu Đa-ri-a đến sông Xưa Đa-ri-a. Con thứ hai là Tra-ga-tai, chiếm vùng thảo nguyên Ka-sơ-ga và lưu vực sông I-li.Vùng tây Mông Cổ giữa núi An-tai và hồ Ẹan-ca-sơ thuộc quyền O-gô-đây, người con thứ ba. Con út là Tô-lui thừa kế miền đất cũ của cha.
Theo Lịch sử bí mật Mông Cổ và Tập sử biên niên của Rarsit ut-Đin thì trước đây, Trin-ghit Khan đã chỉ định Ô-gô-xiây thừa kế ngôi hãn. Nhưng sau khi Trin-ghit Khan chết, quyền lực thực tế nằm trong tay Tô-lui.
Năm 1228, khu-rin-tai mở trên bờ sông Kê-ru-len (Karụlan). Đại biểu các ulus đều về họp. Bọn quý tộc hoàng thất đã cử Ô-gô-đây ( ) lên ngôi hãn. Yến tiệc mừng hãn mới tưng bừng bên sông Kê-ru-len. Bốn mươi mỹ nữ trang sức đầy vàng ngọc bị làm vật hiến tế cho linh hồn Trin-ghit Khan ( ).
Ô-gô-đây lên ngôi khi bản đồ đế quốc Mông Cổ đã vô cùng rộng lớn. Trừ Mông Cổ ra, đế quốc Mông cổ bao gồm cả vùng Bắc Trung Quốc, Tuốc-ke-xtan, Trung Á, vùng thảo nguyên từ sông Iếc-tư-sơ đến sông Vôn-ga, phần lớn đất I-răng và đất Cáp-ca-dơ. Giai cấp thống trị ỏ các quốc gia bị chinh phục, đại địa chủ, tăng lữ cao cấp và đại thương nhân phục vụ bọn xâm lược, mong duy trì đặc quyển và tài sản của mình. Ách áp bức đè nặng lên vai nhân dân láo động du mục và định cư. Thuế khóa nặng nể. Thợ thủ công bị trưng tập lao dịch cho người Mông Cổ. Năm 1235, thủ đô Kha-ra Khô-rum (Qara Qorum) được xây dựng trên bờ sông Oóc-khôn (Orkhon). Tham gia xây dựng đô thành và vương cung ấy là những thợ tù binh Trung Quốc, Tát-jich, Tuyếc, Ba Tư và các dân tộc khác.
Do sự thống trị tàn bạo của bọn chúa dị tộc Mông Cổ, nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy. Chẳng hạn năm 1238, Ma-hơ-mút Ta-ra-bi (Mahmùd Tarabi) đã vùng lên đuổi bọn xâm lược ra khỏi Bu-kha-ra và dựa vào nông dân, đánh tan quân đội Mông Cổ chiếm đóng và bọn chúa phong kiến địa phương. Nhưng cuộc khởi nghĩa bị trấn áp.
Sau khi Trin-ghit Khan chết, các cuộc viễn chinh xâm lược vẫn tiếp tục. Kế hoạch đánh chiếm nước Kim ở Bắc Trung Quốc đã được Trin-ghit Khan vạch ra cho cận thần từ trên giường bệnh. Năm 1232, Ô-gô-đây và Tô-lui tấn công vào đất Hà Nam, liên minh với Nam Tông đánh Kim. Tháng 5 năm 1232, tướng Xu-bu-tai chiếm Biện Kinh (Khai Phong). Kim Ai Tông chạy vế Quy Đức rồi chạy về Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam). Quân Mông Cổ liên minh với Nam Tống đánh Kim, giao ước là sau khi diệt Kim, Tống sẽ được thu phục ba kinh thành (Đông Kinh là Khai Phong, Tây Kinh là Hà Nam tức Lạc Dương, Nam Kinh là Ứng Thiên tức Thương Khâu). Tông Lý Tông đã sai Mạnh Hồng đem hai vạn quân và ba mươi vạn thạch lương giúp Mông Cổ vây Thái Châu. Năm 1234, thành Thái Châu vỡ, Kim Ai Tông tự sát ở Ư-lan-hiên. Nước Kim mất. Nam Tống theo điều ước, tiến quân lấy lại đất cũ, nhưng quân Mông Cổ đã tháo nước sông Hoàng Hà làm ngập quân Tông. Năm 1236, Ô-gô-đây sai quân đánh Tống. Đạo thứ nhất do Kha-đan (Qađan) con thứ hai của O-gô-đây chỉ huy, qua Tứ Xuyên, đánh vào Thành Đô, đạo thứ hai do Ku-tru (Kucu) con khác của Ô-gô-đây và tướng Tê-mu-tai (Tẳmmutai) chỉ huy đánh chiếm Tương Dương ở Hồ Bắc, một đạo do thân vương Kun Ba-kha (Kun-Buqa) và tướng Tra-gan (Éayan) tiến đến vùng Hán Khẩu ngày nay. Cuộc chiến tranh 40 năm xâm lược Nam Tông đã mở màn.
Vấn đề viễn chinh lưu vực sông Vôn-ga và vùng từ đó về phía Tây đã được bọn quý tộc Mông Cổ nêu ra từ Khu-rin-tai năm 1228 và trong Khu-rin-tai năm 1235 lại được nhắc đến. Mùa xuân năm 1236, một đạo quân mười lăm vạn ồ ạt kéo sang phía Tây. Cầm đầu đạo quân là thống soái Ba-tu (Batu) ( ), con trưởng của Jô-tri, cháu Trin-ghit Khan. Viên lão tướng Xu-bu-tai làm tiên phong. Ba-tu đã qua mùa đông 1236-1237 ỏ gần vùng Vôn-ga. Tháng 12 năm 1237, quân Mông Cổ tấn công công quốc Ri-a-dan. Đại công I-u-ri I-go-rê-vích bị chết. Đầu năm 1238, quân Mông Cổ chiếm Mát-xcơ-va. Tháng 2 năm 1238, công quốc Vơ-la-đi-mia bị chiếm. Đại công I-u-ri Vơ-xê-lô-đô-vích bỏ chạy rồi bị giết. Một loạt 14 thị trấn như Rô-xtốp, I-a-rô-xláp, I-u-ri-ép và Đơ-mi-tơ-rốp,... bị tàn phá. Tháng 3 năm 1238, Ba-tu định tiến về Nốp-gô-rốt nhưng gặp sức phản kháng mãnh liệt của nhân dân Nga nên phải rút lui vể thảo nguyên. Năm 1239, Ba-tu bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc chinh phục đất Nga. Các thành Pê-rê-i-a-xláp và Tréc-ni-gốp lần lượt bị tàn phá. Năm 1240, quân Mông Cổ tấn công Ki-ép. Thân vương Mi-khai-in trốn sang Hung-ga-ri, viên quý tộc Đi-mi-tơ-ri giữ thành. Ba-tu cho quân bao vây dày đặc quanh thành Ki-ép. Biên niên sử Nga chép: “Tiếng ầm ầm của vô số" chiếc xe Mông Cổ, tiếng bò rống, tiếng lạc đà kêu, tiếng ngựa hí và tiếng gào đánh của những người dã man làm thành một thứ huyên náo mà ngay trong thành cũng không thể nghe thấy được...” ( ). Nhân dân U-cơ-ren đã anh dũng chiến đâu nhưng cuối cùng, ngày 6 tháng 12 năm 1240 ( ), thành Ki-ép cổ kính đã bị chiếm và tàn phá. Quân đội và nhân dân bị giết vô số hàng nghìn người bị bắt làm nô lệ.
Từ Ư-cơ-ren, một cánh quân Mông Cổ do Bai-đa (Baidar) và Khai-đu (Qaidu) chỉ huy tiến vào Ba Lan. Mùa đông năm 1240-1241, quân Mông Cổ vượt qua sông Vi-xtun đóng băng, tấn công Xan-đô-mia (Sandomierz) và đốt cháy trụi Cơ-ra-cốp. Quân Mông Cổ không chiếm được Vơ-rô-xláp ( ) nhưng sau đó, tiến đến Xê-lê-di, đánh tan 3 vạn liên quân Ba Lan I Đức do công tước Xi-lê-di Hen-rich II chỉ huy ở Van-stát (Wahlstadt) gần Líc-nít (Liegnitz) ngày 9 tháng 4 năm 1241. Sau chiến thắng đó, cánh quân này tiến qua Mô-ra-vi để hợp với cánh quân của Ba-tu. Đại quân của Ba-tu đã từ ba đường tiến đánh Hung-ga-ri. Ngày 11 tháng 4 năm 1241, Xu-bu-tai đã thắng quân Hung và gần chỗ hợp lưu sông Xay-o (Sayo) và sông Tít-xa (Tisza). Thủ đô Pe-xtd (Pest) bị hạ, vua Hung là Bê-la chạy trốn ra bờ biển A-đơ-ri-a-tic. Tháng 7 năm 1241, kỵ binh Mông Cổ đến Nôi-stát (Neu-stadt) gần Viên. Tháng 12 năm 1241, Ba-tu vượt qua sông Đa-nuýp đóng băng, chiếm thành Gran, đô cũ của Hung-ga-ri. Nhân dân ở đây đã đốt hết nhà cửa, giết ngựa, giấu vàng bạc, không để tài sản lọt vào tay giặc. Bọn xâm lược Mông Cổ phẫn nộ, đã đem nướng người trên lửa và chặt đầu phụ nữ trong thành. Đẩu năm 1242, đội tiên phong của quân Mông Cổ truy kích vua Hung đã đến quần đảo vùng Đan-ma-xi (bờ biển Nam Tư) gần thành Vơ-ni-dơ nước Ý. Cả châu Âu chấn động. Theo sử biên niên của Pháp thì mối lo sợ trước quân Mông Cổ đã làm đình trệ cả sự buôn bán. Các sử gia biên niên Anh cho chúng ta biết rằng bây giờ việc thông thương giữa đất Anh với lục địa bị gián đoạn. Ở Đức, xuất hiện bài kinh cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Ta-ta (tức Mông Cổ)”. Giáo hoàng La-mã Giơ-rê-goa (Grégoire) IX đã hiệu triệu tổ chức thập tự quân chống Mông Cổ. Trong thư gửi cho tín đồ Cơ đốc giáo, Giáo hoàng đã viết: “Nhiều việc khiến ta lo lắng như những việc đáng buồn ở đất Thánh, những mốì lo âu của giáo hội, tình hình đáng thương của đế quốc La-mã. Nhưng ta nguyện quên hết những lo âu đó mà chú tâm đến cái tai họa Ta-ta, sợ rằng hiện nay uy danh của đạo Cơ đốc sẽ bị bọn Ta-ta tiêu diệt mất. Nghĩ đến đó là ta xương nát tủy khô, thân gầy sức kiệt, đau xót vô cùng, khiến ta không biết làm gì đây”.
Nhưng sức chiến đấu của người Nga, người Ba Lan, người Tiệp và người Hung đã làm yếu lực lượng đội quân viễn chinh Mông Cổ. Quân Mông Cổ tiến lên trước, nhưng hậu phương phía sau không ổn định. Nông dân Hung-ga-ri đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của người nữ anh hùng Lan-ka xinh đẹp. Khi thất bại, Lan-ka đã tự sát, không để lọt vào tay giặc ( ). Pơ-lăng Các-panh (Plan Carpin) đã cho chúng ta biết nhiều người Mông Cổ chết ở Ba Lan và Hung ( ). Mùa xuân 1242, Ba-tu phải rút quân về phía Đông, qua Bun-ga-ri và Nga, đến vùng Vôn-ga. Do cuộc viễn chinh của Ba-tu, đất phong (ulus) của Jô-tri mở rộng, lập thành nước hãn Kim Trướng (Lều Vàng). Nước Nga chịu ách thống trị của nước hãn này hơn 200 năm.
Năm 1241, Ô-gô-đây chết, Tra-ga-tai (Cayatai)( ) cũng chết năm đó. Tình hình đế quốc Mông Cổ trở nên phức tạp. Các gia tộc dòng Trin-ghit Khan mâu thuẫn với nhau. Do đó, ngôi hãn bỏ trống trong 5 năm, vợ Ô-gô-đây là Tô-rê-ghê-nê (Tõrãgãnă) nhiếp chính. Mãi đến Khu-rin-tai năm 1246, con Ô-gô-đây là Gu-y-uc (Güyük) ( ) mới được cử làm hãn. Nhưng Ba-tu, con Jô-tri, ra mặt chống lại Gu-y-uc, không thừa nhận y là đại hãn và không chịu tuyên thệ. Gu-y-uc đem quân đánh Ba-tu nhưng chưa ra khỏi biên giới thì chết giữa đường năm 1248.
Gia tộc Jô-tri liên kết với gia tộc Tô-lui chống lại gia tộc Ô-gô-đây và Tra-ga-tai. Trong Khu-rin-tai 1251, do áp lực của bọn con cháu Jô-tri và Tô-lui, con Tô-lui là Mông Ke (Mongkâ) được cử làm đại hãn.
Sau khi lên ngôi hãn, Mông-ke tiến hành việc trấn áp những kẻ thù của y. Mông-ke đã cử những đạo quán đặc biệt đánh phá lãnh địa Ô-gô-đây và Tra-ga-tai, do đó, hai vương thất này mất hết ảnh hưởng cũ, ulus không còn rộng lớn như trước nữa. Trên thực tế, đế quốc Mông Cổ trong những năm đó chia làm hai: lãnh địa của Mông Ke và lãnh địa của Ba-tu (hãn Kim Trướng).
Trong thời kỳ thống trị của hãn Mông-ke, nhân dân ở Bắc Trung Quốc, đông Tuốc-ke-xtan, Trung Á, I-răng, Nam Cáp-ca-dơ và châu Âu bị bóc lột nặng nề. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Mông-ke phải ra sức củng cố chính quyền trung ương và khống chế các vùng đã chinh phục. Chính quyền Mông Cổ đã dựa vào bọn đại địa chủ và tăng lữ cao cấp ở các nước bị chinh phục. Hãn Mông Cổ cũng rất chú ý đến bọn lái buôn giàu có. Bọn xâm lược chọn trong bọn chúa phong kiến và thương nhân Hồi giáo các quan lại cai trị các đất bị chinh phục.
Mông-ke vẫn tiếp tục các cuộc viễn chinh xâm lược. Năm 1253, Mông Ke đã cử em là Hu-lê-gu (Hulagu) ( ) hoàn thành việc chinh phục Ba Tư.
Đất Ba Tư đã bị các tướng Mông Cổ là Troóc-ma-gan (Cormayan), Bai-ju (Baiju) En ji-ghi-dai (Eljigidai) xâm lược nhiều lần từ năm 1231 Bấy giờ, I-xma-in (Isma’ìl) là đất độc lập cuối cùng của nước I-răng. Ngày 2 tháng 1 năm 1256, Hu-lê-gu vượt sông A-mu Đa-ri-a. Chúa I-xma-in là Rốc-nut-Đin Cua-sa (Rokn ud-Dĩn Kursah) đầu hàng ngày 19 tháng 11 năm 1256. Sau khi tiêu diệt I-xma-in, Hu-lê-gu cho quân tấn công Ba-gơ-đát (Bagdad) và lãnh thổ của Kha-líp (Khalife vua Hồi giáo) An Mu-xta-xim (alMusta’sim). Mu-xta-xim và cận thần đều hèn nhát, Hu-lê-gu đã dễ dàng chiếm được Ba-gơ-đát. Ngày 15 tháng 2 năm 1258, quân Mông Cổ tiến vào đô thành nổi tiếng đó, cướp phá của cải, thiêu huỷ cung điện và tàn sát cư dân. Hu-lê-gu đã bỏ Mu-xta-xim vào một cái túi rồi cho ngựa xéo chết.
Sau khi chiếm Ba-gơ-đát, Hu-lê-gu tiến quân chiếm vùng Lưỡng Hà, xâm nhập Xi-ri. Nhưng đên năm 1259, thủ lĩnh quân Ma-mơ-luc (Mameluk) Ai Cập là Khu-tu-dơ (Qutuz) đánh bại quân Mông Cổ, bắt sống tướng Kit Bu-kha (Kit-Buqa) đuổi quân xâm lược khỏi đất Xi-ri, chặn được thế tiến công của Hu-lê-gu. Hu-lê-gu trở về Ba Tư, thiết lập một nước hãn mới và sáp nhập các vùng A-dec-bai-jan, Ác-mê-ni, Gơ-ru-di-a vào bản đồ của quốc gia mới. Vào những năm 60 của thế kỷ XIII, nước hãn Ba Tư cũng như nước hãn Kim Trướng thực tế đã thoát ly chính quyền trung ương của đại hãn Mông Cổ.
Về phía Đông, Mông-ke cùng với em là Hốt Tất Liệt (Qubilai, Khu-bi-lai) ( ) tiếp tục cuộc chiến tranh chinh phục miền Nam Trung Quốc. Đến năm 1279, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ xâm chiếm. Trong và sau khi chinh phục miền Nam Trung Quốc, đế quốc Mông Cổ đã gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời âm mưu phát triển thế lực ra các nước khác ở Đồng và Đông Nam Á.
Như vậy là trong vòng nửa thế kỷ, bọn phong kiến Mông Cổ đã kéo thế giới vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Một đế quốc rộng mênh mông được thành lập từ bờ Hắc Hải đến Thái Bình Dương.
Cuộc chiến tranh xâm lược nổ ra giữa lúc chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ phong kiến hình thành. Bọn thống trị phong kiến Mông Cổ lợi dụng thể chất cường tráng, tinh thần chiến đấu, tài năng cưỡi ngựa bắn cung của nhân dân Mông Cổ và tổ chức quân sự đặc biệt của xã hội du mục, đã tổ chức một quân đội hùng mạnh, tiến hành các cuộc viễn chinh xâm lược. Theo Ju-vây-ni (Jweyni) nhà sử học thế kỷ XIII ( ) thì tất cả dân du mục trong thời bình đều phải làm nghĩa vụ cho hãn và quý tộc Nô-y-an, trong thời chiến, người đến tuổi chịu binh dịch đều phải vào quân đội. Ngoài ra các hãn đểu có đội quân hộ vệ (kaisk) rất đông. Qua những cuộc chiến tranh xâm lược, bọn phong kiến Mông Cổ còn lợi dụng nhân lực và binh lính của nước bị chinh phục để mở rộng đội ngũ của mình.
Lịch sử bí mật Mông Cổ và Ra-sit ut-Đin cho biết rằng kỷ luật quân đội Mông Cổ rất chặt chẽ, ai vi phạm quân kỷ bị trừng phạt rất nặng.
Quân đội Mông Cổ rất thiện chiến. Thêm vào đó, thiên tài quân sự của Trin-ghit Khan (Thành Cát Tư Hãn) đã sáng tạo những chiến lược, chiến thuật thích hợp với điều kiện bản thân và hoàn cảnh khách quan. Những người kế thừa cũng tiếp thu được những chiến lược, chiến thuật đó. Quân Mông Cổ đặc biệt biết lợi dụng điểu kiện hành động nhanh chóng mẫn tiệp của kỵ đội. Bành Đại Nhã đời Tông, tác giả Hắc Thát sự lược, đã chép: “Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi, không tiến quân... Trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người, nghìn quân kỵ tản ra, có thể dài đến trăm dặm... địch phân tất phân, địch hợp tất hợp, cho nên kỵ đội là ưu thế của họ, hoặc xa hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tụ hoặc tán, hoặc hiện hoặc ẩn, đến như rơi trên trời xuống, đi như chớp giật...” ( ).
Bành Đại Nhã còn chép rất rõ cách tấn công bằng kỵ đội của quân Mông Cổ: “Phép phá địch của họ, trước hết là lên chỗ cao nhìn ra xa, xem địa thế, xét địch tình. Vì chuyên thừa cơ địch rối loạn nên lúc bắt đầu giao phong, thường dùng kỵ đội xông thẳng vào trận địch, mới xông vào mà địch đã núng thì không kể đông hay ít, ồ ạt tiến lên, địch tuy chục vạn, cũng không thể đương được. Nếu địch không núng, thì đội phía trước tản ngang ra, đội tiếp theo xông lên, nếu không vào được thì đội sau nữa lại tiến lên như vậy. Nếu trận địch vững chắc, trăm kế không xông vào được, thì họ xua bò, quất ngựa cho súc vật đâm vào trận địch, ít khi mà địch không bại. Nếu địch chĩa giáo tủa ra chống, không để ngựa xông vào, thì họ cho quân kỵ bọc xung quanh, thỉnh thoảng bắn một mũi tên, khiến cho địch phải vất vả. Cầm cự ít lâu, địch tất không có ăn hay thiếu củi nước, không thể không nao núng, bấy giờ họ mới tiến quân uy hiếp, hoặc là trận địch đã núng nhưng họ không đánh ngay, đợi địch mệt mỏi rồi mới xông vào. Nếu quân của họ ít thì trước hết lấy đất rải ra, sau đó lấy cây kéo, khiến cho bụi bay mù trời, địch nghi là quân đông, thường tự tan vỡ, nếu không tan vỡ thì khi xông vào, tất thế nào cũng phá được. Có khi họ xua hàng binh lên trước, cố để cho thua, đợi lúc địch kiệt sức, mới đem quân tinh nhuệ ra đánh. Có khi vừa giao chiến, đã giả thua chạy, vờ bỏ xe cộ, vứt vàng bạc, địch cho là bại thật, đuổi mãi không thôi, gặp phải quân kỵ phục kích của họ, thưòng là bị tiêu diệt hết.... Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết, không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp ( ). Do điều kiện tiến nhanh của kỵ đội, quân Mông Cổ thường quen đánh những trận vu hồi lớn. Khi đánh vào một vùng nào hay một địa điểm nào, họ thưòng tấn công bằng nhiều gọng kìm từ các phía lại. Họ thường tránh thực đánh hư, dụ địch ra khỏi căn cứ mà tiêu diệt.
Với đội quân thiện chiến đó, Trin-ghit Khan và những người thừa kế đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thế giới. Về sau, khi học được cách chế tạo các vũ khí đánh thành của ngưòi Trung Quốc và người Tây Á, quân đội Mông Cổ lại càng hùng mạnh. Nhưng đội quân hùng mạnh đó, một lần tấn công vào Chiêm Thành, ba lần tấn công vào Đại Việt, đều bị thất bại nhục nhã. Nhân dân Việt Nam thế kỷ XIII đã ghi vào lịch sử dân tộc những trang sáng chói./.
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii - Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii