I have learned not to worry about love;

But to honor its coming with all my heart.

Alice Walker

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Hữu Mạnh
Upload bìa: Hiroshi Kobayashi
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5847 / 325
Cập nhật: 2015-05-15 10:53:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1: Đại Việt Trước Cuộc Kháng Chiến
ới sức dân, làm kế rễ sâu gốc vững,
ấy là thượng sách giữ nước...”.
Trần Quốc Tuấn
Trong phần tư đầu tiên của thế kỷ XIII, Đại Việt đang lâm vào tình trạng nội chiến giữa các thế lực phong kiến cát cứ. Vương triều Lý chỉ còn là một hơi thở thoi thóp. Chính quyền trung ương suy yếu, lúc thì dựa vào tập đoàn phong kiến địa phương này, lúc thì dựa vào tập đoàn phong kiến địa phường khác. Thăng Long mấy lần bị đốt phá, vua Lý phải trốn khỏi kinh thành.
Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Người chết đói nhiều, người sống sót phá sản, lưu vong. Bọn phong kiến cát cứ lại bắt nhân dân làm phu dịch, đào hào, đắp luỹ và xua họ vào cuộc nội chiến đẫm máu. Thời kỳ đen tối đó kéo dài dằng dặc trong suốt mười mấy năm trời. Thế rồi, một thế lực phong kiến mạnh nhất, họ Trần, đã dần dần chiếm được ưu thế, khống chế được chính quyền trung ương đang tàn tạ, chiến thắng được các tập đoàn phong kiến cát cứ khác, thống nhất đất nước. Quyền lực họ Trần ngày càng lớn. Huệ Tông nhà Lý phát điên, trao ngai vàng cho Chiêu Hoàng, một cô gái lên bảy. Điều đó càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến ngày 11 tháng chạp năm Ất Dậu (10-1-1226), ngôi vua về tay Trần Cảnh. Thế là vương triều Lý đổ, vương triểu Trần thành lập.
Hoà bình đã trở lại trên đất nước, nhân dân được yên ổn làm ăn. Họ Trần khôi phục được chính quyền thống nhất, chấm dứt cuộc nội chiến phong kiến, về khách quan đã đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân. Nền kinh tế đầu đời Trần lại bắt đầu phát triển.
Để khôi phục lại sức sản xuất bị đình đốn cuối thòi Lý, nhà Trần đã chú trọng tổ chức khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp. Ở mỗi lộ, có hai viên đồn điền chánh sứ và phó sứ đôn đốc việc khai khẩn đồn điền của quân dân. Năm 1266, vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu mộ những người dân nghèo đói phiêu tán làm nô tỳ, khai khẩn ruộng hoang, lập thành các điền trang. Bọn quý tộc lại sai nô tỳ đến những vùng ven biển, đắp đê ngăn nước mặn, qua hai ba năm, đất khai phá trỏ thành đồng ruộng, đó là những tư trang của quý tộc. Nô tỳ được phép lấy vợ lấy chồng, cư trú và canh tác ở đấy.
Thời Trần sơ, nhà nước rất chú ý việc đắp đê phòng lụt. Năm 1248, Thái Tông hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến bãi biển để đề phòng nước sông dâng to, gọi là đê “đỉnh nhĩ” (quai vạc), đặt chức hà đê chánh sứ và phó sứ để trông coi việc đắp đê. Năm 1255, vua Trần sai Lưu Miễn đắp các đê ở Thanh Hóa. Cũng năm này, nhiệm vụ của các hà đê sứ được quy định rõ ràng hơn: “Tuyến tản quan làm hà đê chánh phó sứ ở các lộ, khi việc cày cấy rỗi thì đốc quân lính đắp đê đập, đào khe ngòi để phòng lụt hạn” ( ). Sách An Nam chí cho chúng ta biết khá rõ về tình hình đê điều thời Trần: “Xứ Giao Chỉ, dân cư trù mật, đất không đủ cày, cho nên người trước đắp đê cao ở hai bên bờ sông ngòi đề phòng nước lụt; đất làm muối ở ven biển, bị nước mặn lấn vào, bọn quý tộc thế gian muốn chiếm riêng đất đó, để tự ý đắp đê ngăn nước mặn rồi gieo giống cày cấy ở bên trong, như thế là để yên dân và khai thác hết mối lợi của đất đai. Lại như sông Phú Lương (tức sông Hồng - T.G.), phát nguyên ở trong vùng núi Tây Bắc, chảy quanh co về phía Đông Nam, tràn trề mênh mông, khoảng mùa hạ, mùa thu, trời mưa dầm dề, thuỷ hoạn xảy ra, cho nên hai bên bờ sông đều đắp đê để phòng bị. Một con đê từ sông Đáy đến sông Hải Triều (tức sông Luộc - T.G.), sông Phù Vạn thì dứt. Một con đê từ bến sông Bạch Hạc đến các vùng sông Lỗ, sông Đại Lũng, cửa Mãnh, cửa Ninh thì dứt. Đê đều cao ba thước, rộng năm trượng, đặt hà đê [chánh] phó sứ để trông nom. Mỗi năm vào tháng giêng, quan coi đê đốc thúc nhân dân phụ cận, không phân sang hèn già trẻ đều đi đắp đê. Chỗ nào thấp trũng thì đắp cao thêm, chỗ nào lở thì bồi đắp vào.Đến đầu mùa hạ thì xong việc.
Ấy là lệ thường hằng năm. Vào khoảng tháng sáu, tháng bảy, nước sông dâng to, đê sứ phải tự mình ra sức tuần hành xem xét, gặp chỗ bị lở thì sửa chữa ngay, nếu lười biếng thì mất chức. Nếu để cư dân trôi đắm, lúa má chìm hại thì lượng theo nặng nhẹ mà trách phạt. Từ đó, thủy tai không còn nữa mà đời sông của dân được sung sướng, đất không bỏ sót nguồn lợi nao" ( ).
Nhà Trần cũng đã đào thêm một số kênh và sông, có tác dụng về mặt giao thông cũng như về mặt thủy lợi. Năm 1231, vua Trần sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc đem phủ quân đào kênh Trầm và kênh Hào từ phủ Thanh Hóa (thuộc huyện Tĩnh Gia) đến địa giới phía nam Diễn Châu. Sông Tô Lịch được khơi sâu thêm nhiều lần, lần đầu tiên vào năm 1256.
Do điều kiện thiên nhiên cũng như do sức lao động của nhân dân và chính sách bảo vệ sản xuất nông nghiệp, châu thổ các sông Hồng, sông Mã... đã trở thành vùng sản xuất nhiều lúa. Uông Đại Uyên, người Trung Quốc đời Nguyên, tác giả sách Đảo di chí lược, đã chép rằng: “Nước Đại Việt... đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần lớn phì nhiêu” ( ). Trần Phu, sứ nhà Nguyên đến nước ta, đã ghi lại rằng: “Lúa mỗi năm chín bôn lân, tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn mườn mượt "( ). Đấy là tình hình sau chiến tranh nhưng ít nhiều cũng cho chúng ta hình dung được vẻ phong thịnh của nông nghiệp trong những ngày hòa bình trước cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ.
Từ buổi đầu đời Trần, bên cạnh ruộng đất làng xã và ruộng đất phong cấp của quý tộc thuộc sở hữu nhà nước, bộ phận ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh mẽ( ). Năm 1237, Trần Thái Tông đã xuống chiếu định thể lệ làm chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền. Năm 1254, Thái Tông cho phép bán quan điền, tức ruộng công, cho dân mua làm ruộng tư, cứ mỗi “diện” (bây giờ gọi mẫu là diện) giá 5 quan tiền ( ).
Chế độ thuế khóa được quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất. Thuế ruộng tư thời Trần mỗi mẫu 3 thăng thóc. Nông dân cày ruộng công mỗi mẫu phải nộp 100 thăng. Năm 1242, Trần Thái Tông quy định thuế nhân đinh nộp bằng tiền và đánh lũy tiến theo ruộng đất. Người nào có ruộng từ một đến hai mẫu, phải nộp một quan tiền, có từ ba đến bốn mẫu nộp hai quan, và từ năm mẫu trở lên nộp ba quan. Ai không có ruộng đất thì được miễn. Thuế ruộng bãi dâu và ruộng muối đều nộp bằng tiền. Ngoài ra, nhà Trần còn đánh thuê nhiều loại thổ sản bằng tiền.
Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp, công thương nghiệp cũng được phục hồi và phát triển sau một thời kỳ đình đồn vì nội chiến cuối Lý. Những công nghiệp phụ thuộc công trình kiến trúc như làm gạch ngói, làm đá, sơn then... tiếp tục phát triển. Việc khai thác các khoáng sản kim loại như vàng, bạc, sắt, đồng, chì thiếc đã có từ dưới thời Lý, có men rất đẹp. Nghề khắc bản in có từ thời Lý nay được tiến hành tiếp tục. Nghề đúc đồng phát triển nhanh chóng. Nghề dệt thời Trần đã đạt đến một trình độ kỹ thuật khá cao. Những người thợ thủ công bấy giờ đã dệt được the, đoạn, gấm màu, lụa năm màu, lĩnh năm màu... đồ gốm thời Trần cũng như thời Lý, có men rất đẹp. Nghề khắc bản in có từ thời Lý đến thời Trần vẫn tiếp tục phát triển. Nhà Trần đã cho in kinh Đại tạng và các sách Phật phổ biến trong toàn quốc. Đồ mỹ nghệ, nhất là các sản phẩm xa xỉ bằng vàng bạc ngọc ngà, đã được chế tạo rất tinh xảo.
Thủ công nghiệp ỏ nông thôn tuy gắn liền với nông nghiệp nhưng bấy giờ cũng đã xuất hiện các làng chuyên môn sản xuất một thứ sản phẩm thủ công nghiệp nhất định. Giữa các vùng có sự trao đổi rộng rãi với nhau. Kinh tế hàng hoá đã phát triển từ thời Lý, nay vẫn tiếp tục phát triển. Sách Đảo di chí lược chép rằng: “Đất Giao Chỉ sản vàng, bạc, đồng,thép,thiếc, chì, ngà voi, lông chim trả, nhục quế, cau. Hàng trao đổi thì dùng các thứ như the, lĩnh các màu, lụa, vải thanh bố, lược ngà, giấy đồng, thau, sắt... Lưu thông sử dụng tiền đồng” ( ). Năm 1226, Trần Thái Tông đã định quy chế về tiền tệ. Tiền lưu hành trong nhân dân,tức là tiền Tỉnh mạch, thì mỗi tiền có 69 đồng, tiền nộp cho nhà nước, tức là tiền Thượng cung, thì mỗi tiền có 70 đồng. An Nam chí lược chép rằng thời Trần có tiêu dùng tiền Trung Quốc thời Đường và thời Tống.
Giao thông phát triển thúc đẩy việc buôn bán trong nước phát đạt, thị trường trong nước mở rộng. Các đường giao thông bộ được sửa đắp, dọc các đường đều dựng trạm cho hành khách nghỉ ngơi. Nhà trạm quét vôi trắng. Suốt thời Trần, các sông ngòi được đào vét luôn luôn. Bấy giờ đã có những thuyền đi sông và đi biển lớn. Có những chiếc thuyền đến ba mươi người chèo hay hơn trăm người chèo.
Do nhu cầu trao đổi buôn bán, các đơn vị đo lường dần dần được thông nhất. An Nam chí lược chép: “Đồ đo lường và cân giống như Trung Quốc, duy có các hàng vàng bạc, vải vóc, tơ gai và thuốc là tự tính lấy mà thôi” ( ). Trước cuộc chiến tranh lần thứ hai, năm 1280, vua Trần đã ban hành thước mộc và thước đo vải cùng một kích thước thống nhất.
Ngoài các chợ lớn ở kinh thành, nông thôn có nhiều chợ. Những dòng ghi chép sau đây của Trần Phu sau chiến tranh cũng cho ta biết được tình hình chợ búa nông thôn: “Chợ ở thôn xóm hai tháng họp một lần, trăm thứ hàng hóa tụ tập lại ở đấy, cứ năm dặm thì dựng một ngôi nhà, bốn mặt đều đặt chông, để làm nơi họp chợ” ( ).
Ngoại thương thời Trần cũng khá phát đạt. Thương nhân đến nước ta nhiều nhất là người Trung Quốc. Trong số lái buôn nước ngoài đến ta, còn có những lái buôn người Hồi Hột (Uigụr) ( ). Có lẽ họ đã vượt qua vùng cao nguyên tây nam Trung Quốc, đến Vân Nam và vào nước ta theo sông Hồng.
Vân Đồn vẫn là một địa điểm hải thương quan trọng, đón thương thuyền của các nước đến Đại Việt. Ở Vân Đồn, có một dòng nước chảy giữa hai dãy núi. Người ta đã dựng lên các rào chắn bằng gỗ, tạo thành một cảng biển để thuyền bè ra vào. Nhân dân ở dọc hai bên bờ ( ). Từ khi các cửa biển ở vùng Diễn Châu (Nghệ An) bị cạn, thuyền buôn nước ngoài đổ về Vân Đồn càng đông hơn. Trong số thuyền buôn cập bến Vân Đồn, có thuyền Trung Quốc, thuyền Java, thuyền Xiêm và thuyền một số nước khác vùng Nam Dương hay Ân Độ Dương.... Ngoài Vân Đồn ra, thuyền buôn nước ngoài còn cập bến ỏ nhiều cửa biển khác. An Nam tức sự chép: “Phủ Thanh Hóa... cách thành Giao Châu hơn hai trăm dặm. Các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền, rất đông... Thật là một trấn lớn” ( ).
Như vậy, chúng ta đã thấy rằng sau khi họ Trần nắm chính quyền, kết thúc cuộc nội chiến cuối Lý, nền kinh tế của Đại Việt lại tiếp tục hưng vượng lên, cả nông nghiệp lẫn công thương nghiệp.
Về mặt tổ chức chính trị, họ Trần ra sức củng cố và phát triển nhà nước phong kiến tập quyền. Tất cả những chức vị quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ.
Các vương hầu họ Trần, ngoài việc nắm giữ những chức vị trọng yếu ở triều đình, còn được phân phong đi trấn trị các nơi. Vương hầu có quyền lực lớn ở vùng mình trấn trị. Các vương hầu còn được phong thái ấp và có phủ đệ riêng. Ngô Sĩ Liên chép: “Chế độ nhà Trần, vương hầu đều ở phủ đệ riêng ở các hương, khi có triều yết thì về kinh, xong việc lại trở về phủ đệ như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (Hải Dương), Thủ Độ ở Quắc Hương (Mỹ Lộc, Nam Định), Quốc Trấn ở Chí Linh (Hải Dương), đến lúc vào triều làm tể tướng, mới thống lĩnh tất cả việc thiên hạ..." ( ). Một đặc quyền khác của vương hầu quý tộc là được chiêu mộ quân đội riêng.
Quý tộc được quyền trấn trị các nơi, có thái ấp và quân đội riêng, tất cả những điều đó biểu hiện rằng nhà nước phong kiến thời Trần vẫn còn mang những yếu tố phân tán. Tuy nhiên, những yếu tố này hoàn toàn bị hạn chế. Vương hầu có quyền thừa ấm - tức là kế tiếp được phong tước nhưng không phải là được tập chức. Vương hầu không phải bao giờ cũng có quyền thừa kế thái ấp. Vì ruộng đất là quốc hữu, nhà vua có thể lấy lại ruộng đất của người này ban cho người khác. Hơn nữa, bộ phận ruộng đất chủ yếu là ruộng đất công làng xã, quan hệ giữa nông dân cày cấy ruộng công làng xã nộp tô thuế với nhà nước là cơ sở chính của nhà nước tập quyền trong giai đoạn này. Kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần đẩy lùi yếu tố kinh tế phân tán. Do những điều kiện đó, tuy còn mang trong mình những yếu tố phân tán, nhà nước phong kiến thời Trần vẫn là một nhà nước tập quyền mạnh mẽ. Giữa quý tộc và nhà vua không có mâu thuẫn sâu sắc, trái lại, thế lực của tập đoàn quý tộc Trần càng làm tăng cường thêm sức mạnh của vương triều Trần. Nhà nước có thể huy động quân đội vương hầu lúc cần thiết. Ngô Sĩ Liên đã từng nhận xét: “Năm Nguyên Phong (niên hiệu đời Trần Thái Tông -T.G.), giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đều đem gia đồng và hương binh, thổ hào sung vào đội quân cần vương; việc biến năm Đạo Định ( ), vương hầu lại đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng để đón vua mới. Như thế thì chế độ nhà Trần cũng làm tăng thêm được sức mạnh của cái thế “duy thành” ( ). Đúng như lời Ngô Sĩ Liên, tập đoàn quý tộc tôn thất họ Trần quả là bức tường thành bảo vệ ngai vàng vua Trần.
Tầng lớp nắm địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước là quý tộc Trần. Nhưng bên dưới là cả một bộ máy quan liêu phức tạp từ trung ương đến các địa phương. Nhà Trần đã chia lại các đơn vị hành chính. Năm 1242, đổi 24 lộ thời Lý làm 12 lộ. Ở trung ương, ngoài những chức vụ quan trọng trong cơ quan tối cao do tôn thất họ Trần nắm giữ, bên dưới còn có một tập đoàn quan liêu đông đảo chia làm hai ban văn - võ, làm việc trong các cơ quan có nhiệm vụ khác nhau. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì các cơ quan trung ương thời Trần gồm có các quán, các sảnh, cục, đài, viện. Cơ quan hành chính và tư pháp ỏ kinh đô Thăng Long là Bình bạc ty. Năm 1265, Bình bạc ty đổi thành Đại an phủ sứ, về sau lại đổi ra Kinh sư đại doãn. Ở lộ thì có an phủ sứ, trấn thủ, thông phán... Ngoài ra còn có hà đê sứ coi về đê điều,, đồn điền sứ coi về đồn điển. Phủ thì có tri phủ, châu thì có tri châu, tào vận sứ... ở xã thì đặt chức đại tư xã và tiểu tư xã, còn gọi là đại toát và tiểu toát. Các chức quan chỉ huy quân đội ở địa phương thì có kinh lược, phòng ngự, sát thủ ngự...
Tổ chức bộ máy nhà nước đã được quy định ngay từ buổi đầu thời Trần. Năm 1230, đã biên soạn sách Thông chế, khảo xét các luật lệ thời trước, sửa đổi hình luật và lễ nghi, tất cả gồm 20 quyển. Cùng năm đó, biên soạn sách Quốc triều thường lễ, ghi chép các việc của triều đình. Quan lại thời Trần đểu có lương bổng, đó là một điểm khác với thời Lý. Năm 1236, nhà Trần đã quy định lương bổng cho các quan văn võ trung ương và địa phương. Tiền lương đó lấy vào tiền thuế. Năm 1244, nhà nước lại quy định lương bổng một lần nữa.
Thời Trần, việc tuyển dụng quan lại bằng khoa cử phát triển hơn thời Lý. Năm 1232, mở khoa thi Thái học sinh đầu tiên. Từ đó về sau, trong vòng mười năm lại mở một khoa. Ngoài ra, để tuyển nhân viên tuỳ thuộc trong các cơ quan, nhà Trần còn mở các kỳ thi lại viên. Những người dự thi phải thảo các giấy tờ hành chính, gọi là bạ đầu. Cũng có khi thi bằng phép viết, phép tính.
Nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét về bộ máy quan liêu thời Trần là “các chức quan trong (ở trung ương -T.G.), quan ngoài (ở địa phương - T.G.) lớn nhỏ đều có hệ thống ( ). Việc tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ từ trung ương đến tận đơn vị xã như vậy cho chúng ta thấy được nhà nước thời Trần tập trung hơn một bước so với thời Lý.
Thời Lý đã có Hình thư, thời Trần san định lại các luật lệ thời trước. Từ năm 1226, ngay sau khi Trần Cảnh lên ngôi, đã định các điểu luật lệnh. Bốn năm sau, định hình luật. Năm 1244, lại định hình luật một lần nữa.
Hiện nay, chúng ta không có đầy đủ tài liệu về nội dung pháp luật thời Trần nhưng qua một vài điều luật ghi chép rải rác trong sử cũ và An Nam chí lược, chúng ta cũng thấy được rằng pháp luật thời Trần bảo vệ chính quyền chuyên chế phong kiến, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của quý tộc, bảo vệ trật tự đẳng cấp phong kiến, phân biệt rõ rệt quý tộc quan liêu với nhân dân, phân biệt dân tự do với tâng lớp cuối cùng cùa xã hội là nô tỳ. Pháp luật thời Trần còn phản ánh sự phát triển của tư hữu ruộng đất và bảo vệ quyền lợi vay lãi ( ).
Ngoài việc tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ để củng cố chính quyền phong kiến tập trung, nhà Trần ngay từ buổi đầu, đã ra sức xây dựng một đội quân hùng mạnh. Năm 1239, Trần Thái Tông đã hạ chiếu tuyển trai tráng sung vào quân đội, chia làm ba bậc thượng trung và hạ. Năm 1241, lại tuyển những người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ sung làm thượng đô túc vệ. Nhưng đến năm 1246 thì quân đội nhà Trần mới được tổ chức thật chu đáo. Mùa xuân năm đó, tuyển những người khỏe mạnh sung vào quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Mỗi quân hiệu túc vệ được tuyển trong dân đinh một số lộ nhất định. Đinh tráng ở lộ Thiên Trường (Nam Định) và lộ Long Hưng (Thái Bình) sung vào các quân hiệu Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần, lộ Hồng (vùng tây Hải Dương) và lộ Khoái (vùng nam Hưng Yên) sung quân hiệu Tả Thánh Dực và Hữu Thánh Dực, lộ Trường Yên (Ninh Bình) và lộ Kiến Xương (nam Thái Bình) sung vào quân hiệu Thánh Dực và Thần Sách. Còn một số khác sung vào cấm quân trong cấm vệ. Hạng thứ ba gọi là đoàn đội trạo nhi, tức là đội chèo thuyền, thủy thủ của thuyền trận.
Chúng ta chưa có đầy đủ tài liệu để biết chắc chắn về quân số thường trực thời Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1267, quy định quân ngũ, mỗi quân gồm có 30 đô, đô có 80 người ( ). Có lẽ do đó mà Phan Huy Chú đã chép: “Số quân triều nhà Trần lúc trước, mỗi đội quân hai ngàn bốn trăm người, quân ở trong cấm vệ và quân ở các lộ không đầy mười vạn người” ( ). Theo An Nam chí lược thì mỗi đô có 50 người. Chúng ta không biết được tất cả tên của các đô. An Nam chí lược chép rằng quân đội thời Trần gồm có thân quân và du quân. Thân quân (chắc là quân túc vệ) gồm có đô Thánh Dực, đô Thần Dực, đô Long Dực, đô Hổ Dực và Phụng nha quan chức lang. Du quân (có lẽ là quân điều động đi các nơi) gồm có đô Thiết Lâm, đô Thiết Hạm, đô Hùng Hổ, đô Vũ Ân. Ngoài quân túc vệ ở kinh đô và quân các lộ do nhà nước tổ chức, quý tộc tôn thất họ Trần còn được phép thành lập những đội quân riêng. Thành phần chủ yếu của lực lượng này là gia nô nô tỳ. Quân đội này thường được gọi là quân vương hầu gia đồng. Theo An Nam chí lược thì quân vương hầu gia đồng cũng đặt thành các đô như đô Toàn Hầu, đô Dược Đồng, đô Sơn Lão,... Lực lượng này cũng có một số quân đáng kể. Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản tuy còn bé mà đã có một đội quân gia nô và thân thuộc đông đến hơn nghìn người. Khi có chiến tranh, nhà nước có thể điều động được lực lượng quân đội này. Khi có chiến tranh, vương hầu cũng có quyền được mộ đinh tráng ở các lộ làm lính.
Sở dĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân xâm lược Mông Cổ, nhà Trần đã có một lực lượng quân đội đông đảo là vì “lúc có việc thì toàn dân là lính” ( ). Theo An Nam chí lược, “việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy. Cứ năm người một ngũ, mười ngũ làm một đô, lại chọn hai người nhanh giỏi dạy tập vũ nghệ. Khi nào có việc điều động thì gọi ra, khi không có việc thì trở về nhà làm ruộng”. Như vậy, nhà Trần cũng áp dụng chính sách ngụ binh ư nông như thời Lý. Quân túc vệ có tuế bổng, còn quân các lộ thì chia phiên nhau về làm ruộng tự cấp. Thanh niên đến tuổi đinh tráng, gọi là hoàng nam, hằng năm khai vào đơn số, tức là sổ hộ khẩu. Lúc chiến tranh, cứ theo sổ hộ khẩu, gọi tất cả ra lính. Phan Huy Chú viết: “Bách tính đều là lính nên mới phá được giặc to và làm mạnh được thế nước” ( ).
Quân đội thời Trần được luyện tập thường xuyên. Trong những năm chuẩn bị kháng chiến, thường có những cuộc diễn tập lớn. Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn đã nói: “Quân lính cần tinh nhuệ, không cần nhiều” ( ). Các tướng lĩnh tôn thất đều được học tập quân sự ỏ Giảng Võ đường. Binh pháp rất được coi trọng. Vấn đề học tập binh pháp là nhiệm vụ bắt buộc của tướng sĩ. Ngoài Trần Quốc Tuấn, trong hàng tướng tá nhà Trần, có nhiều nhà chỉ huy quân sự ưu tú. Phạm Ngũ Lão đã đối xử với quân lính với mối tình cha con. Chính viên dũng tướng kiêm nhà thơ đó đã từng có những câu:
“Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu...".
(Cầm ngang ngọn giáo vì sông núi đã mấy mùa thu
Ba quân như hùm beo, khí thể dường như muốn nuốt cả trâu).
Phải chăng Phạm Ngũ Lão muôn nói lên khí thế oai hùng của đội quân “phụ tử” do ông chỉ huy và của toàn thể quân đội thời Trần. Một quân đội như thế, với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dũng cảm cao độ, nhất định sẽ chiến thắng bọn xâm lược.
Như vậy là trong giai đoạn trước cuộc kháng chiên lần thứ nhất và cả trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, nhà Trần đã ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố bộ máy nhà nước và xây dựng một quân đội hùng mạnh.
Tất cả những việc đó đểu xuất phát từ quyền lợi của giai cấp phong kiến nhằm bảo vệ quyền lực thống trị của mình. Nhưng trong hoàn cảnh bấy giờ, khi mà nhân dân vừa trải qua cuộc nội chiến cuối Lý, khi mà đế quốc Mông Cổ đang mở rộng cuộc chinh phục xuống phương Nam, yêu cầu của giai cấp phong kiến đứng đầu là quý tộc họ Trần, đã phù hợp với yêu cầu của nhân dân ở chỗ phải xây dựng một quốc gia giàu mạnh và kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chính sự phù hợp đó đã khiến cho vương triều Trần có thể đoàn kết được toàn dân thành một đội ngũ vững chắc, xông lên tiêu diệt “giặc Mông Cổ là kẻ thù không đội trời chung”. Trong đội ngũ đó, có những người dân phiêu tán vừa trở về quê hương làm ăn sau những năm loạn lạc, có những bần dân và nô tỳ đang sống với gia đình của họ trong vùng khai hoang ở bờ biển, có những nông dân vừa được mua thêm mảnh ruộng nhỏ từ năm Nguyên Phong thứ tư... Tất cả những người đó đã tiến lên dưới ngọn cờ của giai cấp phong kiến. Giai cấp phong kiến đã dẫn họ ra chiến trường để bảo vệ điền trang thái ấp, những đất thang mộc của quý tộc, nhưng đồng thời cũng bảo vệ phần mộ, gia hương, xóm làng mình, bảo vệ Tổ quốc.
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii - Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ Xiii