The wise man reads both books and life itself.

Lin Yutang

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Upload bìa: Van Mo
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3309 / 168
Cập nhật: 2016-10-05 22:36:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
ự Chối Bỏ Và Báo Trả
Máccô 12,1-12
'Đức Giêsu bắt đầu dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: “Có người kia trồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. 2 Đen mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền đê thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. J Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. 4 Ổng lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục. 5 Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đảnh, người thì họ giết. 6 Ông chỉ cỏn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nói: “Chúng sẽ nể con ta. ” 7 Nhưnq bọn tá điền ấy bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rói! Nào ta giêt quách nỏ đi, và gia tài sẽ về tay ta. ” s Thể là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho. 9 Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. 10 Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. 11 Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta!
Họ tìm cách bắt Đức Giêsu, nhimg lại sợ dân chúng; quả vậy, họ thừa hiếu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ẩy. Thể là họ để Người lại đó mà đi.
Khi đề cập những nguyên tắc tổng quát để cắt nghĩa các dụ ngôn, chúng tôi có nói rằng chúng ta chẳng bao giờ nên xem một dụ ngôn như một câu chuyện ngụ ngôn, không nên tìm một ý nào đó cho từng chi tiết. Ngay từ đầu các dụ ngôn của Chúa Giêsu không nhằm để người ta đọc, nhưng là thuật lại cho người khác nghe và ý nghĩa của chúng là điều gì lóe lên ngay khi người ta vừa nghe kể. Nhưng trong một phạm vi nào đó, dụ ngôn này là một ngoại lệ. Nó là một sự ghép nối, một gạch nối giữa câu chuyện ngụ ngôn và một dụ ngôn. Không phải các chi tiết trong đó đều có nghĩa gì, nhưng phần lớn các chi tiết đều có nghĩa hơn thường lệ. Sở dĩ có như vậy vì Chúa Giêsu đang nói chuyện bằng các hình ảnh có sẵn trong tư tưởng và trí tưởng tượng của dân Do Thái.
Người chủ vườn nho là Thiên Chúa, vườn nho chính là Nước Trời được trao cho dân Israel. Đây là một bức tranh quen thuộc, người Do Thái nào cũng biết. Trong Cựu Ước, nó từng được sử dụng cách sinh động ở Isaia 5,1-7 mà đoạn sách này đã vay mượn một vài chi tiết và ngôn ngữ. Vườn nho này được trang bị thật đầy đủ, có một hàng rào đánh dấu ranh giới, để phòng ngừa trộm cướp và bảo vệ nó khỏi bị heo rừng phá hại. Có cả một cái hầm ủ rượu. Trong vườn nho, thường có một bạn ép rượu, nơi đạp trái nho bằng chân. Bên dưới bàn ép rượu là một cái hầm để cho nước nho chảy vào đó. Cũng có một ngọn tháp. Trong tháp đó, người ta chứa rượu, những người làm vườn ở trong đó và từ ngọn tháp cao, họ có thể canh chừng trộm cướp vào mùa thu hoạch. Những người làm vườn nho tiêu biểu cho nhà cầm quyền Israel qua suốt lịch sử của dân tộc họ. Các đầy tớ của vườn nho được sai đến tiêu biểu cho các ngôn sứ. Tôi tổ hay nô lệ của Thiên Chúa là một danh hiệu thông thường, Môsê đã được gọi như vậy (Gs 14,7) Aharon đã được gọi như vậy (Gs 24,9). Đavít cũng được gọi như vậy (2Sm 3,18) và danh hiệu ây vẫn xuất hiện đều đặn trong các sách ngôn sứ (Am 3 7; Gr 7,25; Dcr 1,6). Con trai của chủ vườn nho là chính Chúa Giêsu, lúc ây người nghe cũng nhận diện được các nhân vật như thế vì các tư tưởng và hình ảnh đều quá quen thuộc với họ.
Chính câu chuyện cũng là chuyện kể về việc rất có thể xảy ra tại Palestine vào thời Chúa Giêsu. Xứ này có nhiều lao động bất ổn và nhiều chủ đất vắng mặt. Chủ vườn nho có thể là một người Do Thái muốn tìm một xứ nào thoải mái hơn ở Palestine, hoặc cũng có thể là một người Roma xem vườn nho như chỗ đầu tư vốn liếng. Nếu chủ vườn nho theo đúng luật, thì lần đầu tiên để thâu hoa lợi là năm năm sau khi trồng (Lv 19,23-25). Trong trường hợp ấy tiền thuê được trả bằng hiện vật. Nó có thể là một số nhất định hay một số phần trăm hoa lợi được thỏa thuận, hoặc là một số quy định nào đó bất luận việc thu hoạch ra sao chăng nữa. Câu chuyện không phải là không thể xảy ra. Chúng ta biết đây là loại sự việc đã thật sự xảy ra tại Palestine.
Dụ ngôn vốn đầy những việc có thật, cho nên chúng tôi chỉ xin ghi nhận vắn tắt như sau: Nó cho chúng ta biết nhiều điều về Thiên Chúa.
1/ Lòng bao dung của Thiên Chúa. Vườn nho được trang bị đầy đủ, giúp những người thuê vườn làm việc dễ dàng và có lỢiỂ Thiên Chúa bao dung trong đời sống và trong công việc Ngài giao cho loài người.
2/ Lòng tin cậy của Thiên Chúa. Ông chủ vườn nho đi xa, giao trọn vườn nho mình cho những người thuê vườn điều hành. Thiên Chúa tin cậy chúng ta đến độ cho chúng ta được tự do điều hành đời sống theo ý mình. Có người nói “Điều tốt đẹp nơi Thiên Chúa là Ngài cho phép chúng ta muốn làm gì tùy ý”.
3/ Sự nhẫn nhịn của Thiên Chúa. Ông chủ vườn tạo cơ hội cho những người thuê vườn trả nợ, không phải chỉ một lần, nhưng là rất nhiều lần. Ngài đã rất kiên nhẫn đối với họ, điều mà thực ra họ không xứng đáng nhận.
4/ Cuối cùng, thì công lý của Thiên Chúa sẽ thắng. Loài người có thể lạm dụng lòng kiên trì nhẫn nhịn của Thiên Chúa, nhưng cuối cùng sẽ có phán xét và công lý. Thiên Chúa có thể chịu đựng lâu dài sự không vâng lời và phản loạn, nhưng cuối cùng, Ngài sẽ hành động.
Dụ ngôn này cho chúng ta biết nhiều điều về Chúa Giêsu:
1/ Ngài tự xem mình là đầy tớ, nhưng là con của Thiên Chúa. Ngài đã tự tách rời việc thừa kế khỏi các ngôn sứ, các vị vốn là đầy tớ, nhưng Ngài chính là con ông chủ. Và trong Ngài Thiên Chúa sẽ nói lên tiếng nói sau cùng, dứt khoát. Dụ ngôn này là sự cô" tình thách thức nhà cầm quyền Do Thái, vì nó hàm chứa lời tự xưng không lầm lẫn vào đâu được rằng Ngài là Đấng Mêsia.
2/ Ngài biết rõ là Ngài sắp phải chịu chết. Thập giá không hề đến cách bất ngờ cho Chúa Giêsu. Ngài biết rõ con đường Ngài đã chọn không thể dẫn đến một kết cục nào khác. Chỗ cao trọng, lòng can dảm của Chúa, là Ngài vẫn tiến tới không hề chùn bước.
3/ Ngài chắc chắn về chiến thắng tối hậu của mình. Ngài biết rõ sẽ bị xử tệ và bị giết, nhưng Ngài cũng biết rõ như thế chưa phải là hết, sau khi bị loại trừ, chối bỏ, Ngài sẽ chiến thắng vẻ vang.
Dụ ngôn này cho chúng ta biết vài điểm về loài người.
1/ Lý do khiến những kẻ thuê vườn giết con trai của chủ là để chiếm lấy vườn nho. Họ nghĩ, ông chủ đang ở rất xa chẳng làm gì được họ, hoặc ông ta đã chết và chẳng hay biết gì. Loài người vẫn tưởng rằng họ có thể chống lại Thiên Chúa và mọi việc đều êm xuôi. Nhưng Thiên Chúa vẫn sống. Loài người vẫn tìm cách tự tung, tự tác, muốn làm gì thì làm, nhưng Thiên Chúa vẫn kiên trì nhẫn nhịn và ngày báo trả sẽ đến.
2/ Nếu người nào khước từ các đặc quyền và trách nhiệm của mình, thì các đặc quyền ấy sẽ được chuyển sang cho người khác. Trong dụ ngôn này hàm chứa toàn thể mầm sông của các việc sẽ đến - việc dân Do Thái khước từ đặc quyền và trách nhiệm ấy được chuyển sang cho Giáo Hội.
Dụ ngôn kết thúc bằng một câu trích dẫn Cựu Ước đã trở thành rất rõ ràng và thiết thân với Hội Thánh. Câu trích dẫn về tảng đá bị loại ra ở trong Thánh vịnh 118, 22.23. Tảng đá bị loại ra trở thành tảng đá kết hợp các góc của ngôi nhà lại với nhau, là tảng đá then chốt cho một vòm cửa, quan trọng vô cùng. Đoạn sách này vốn có sức thu hút mạnh mẽ các tác giả thời Giáo Hội sơ khai. Nó được trích dẫn hoặc ám chỉ trong Cv 4,11; Tv 2,4.7; Rm 9,32.33; Ep 2,20). Thoạt tiên, trong Thánh vịnh nó ám chỉ dân Israel, các đại cường quốc đã tưởng rằng chính họ là những kiến trúc sư tạo ra cơ cấu của thế gian này và vẫn xem dân Israel là không quan trọng, chẳng có vinh dự gì cả. Nhưng theo tác giả Thánh vịnh thì dân tộc bị xem là không quan trọng đó, một ngày kia sẽ trở thành dân tộc vĩ đại nhất thế giới dưới triều đại của Thiên Chúa. Các tác giả thấy trong giấc mơ của tác giả Thánh vịnh đều đã ứng nghiệm hoàn toàn trong sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
Xê da Với Thiên Chúa
Máccô 12,13-17
Họ cử mấy người Pharisêu và may người thuộc phe Hêrôdê đến củng Người đê Người phải lờ lời mà mắc bay. N Những người này đến và nói: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật. Thầy chang vị nế ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Vậy có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? Chúng tôi phải nộp hay không phải nộp? ” 15 Nhimg Đức Giêsu biết họ giả hình, nên Người nói: “Tại sao các nqưòi lại thử tôi? Đem một đồng bạc cho tôi xem!” 16 Họ liền đưa cho Người. Người hỏi: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?’’ Họ đáp: “Của Xêda. ” 17 Đức Giêsu bảo họ: “Của Xêda, trá về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa. ” Và họ hết sức ngạc nhiên về Người.
Phía sau câu hỏi rắc rối này có một lịch sử cay đắng. Hêrôđê đại đế cai trị cả xứ Palestine trong tư thế một chư hầu của Roma. Vua vốn trung thành với người Roma, được họ coi trọng và dành cho nhiều tự do. Khi Hêrôđê băng hà vào năm 4 TCN, nhà vua chia vương quốc làm ba phần. Vua giao cho Hêrôđê Acrippa xứ Galilê và Bêrê, cho Hêrôđê Philípphê khu vực hoang vu đến tận miền Đông Bắc, chung quanh Tracônít, xứ Iturê, xứ Abilen. Phần đất phía Nam, bao gồm cả xứ Giuđê và Samari được ban cho Akhêlaô Antipa và Philípphê đã sớm ổn định, nói chung họ đã cai trị cách khôn ngoan và khá tốt đẹp. Nhưng Akhêlaô bị thất bại hoàn toàn. Kết quả là năm 6 SCN, người Roma phải can thiệp và trực tiếp cai trị xứ. Mọi việc xảy ra không vừa ý người Roma đến nỗi phần đất phía Nam xứ Palestine không còn được kể là vương quốc bán độc lập chịu triều cống nữa. Nó trở thành một tỉnh của đế quốc Roma do một quan tổng đốc ca trị. Các tỉnh thuộc đế quốc Roma gồm hai loại. Những tỉnh an ổn, không cần có quân đội trú đóng thì ở dưới quyền của nghị viện và do một vị thống đốc cai trị. Những trung tâm thường loạn lạc đòi hỏi có quân đội trú đóng thì đặc dưới quyền trực tiếp của hoàng đế và do các quan tổng đốc cai trị. Lẽ dĩ nhiên miền Nam xứ Palestine thuộc hạng thứ hai, phần triều cống phải nộp trực tiếp cho hoàng đế.
Hành động đầu tiên của quan tổng đốc Cyrenius là thực hiện kiểm tra dân sô" trong xứ nhằm chuẩn bị đầy đủ cho việc đánh thuế đúng mức, cũng như việc hành chính chung. Các thành phần dân chúng an phận hơn đã chấp nhận việc đó như một sự cần thiết, không tránh né được, như có một người tên Giuđa người Gôlônít đã nổi tiếng chống đối dữ dội. Ông ta tuyên bố như sấm sét rằng “Nộp thuế thì chẳng khác gì bắt đầu làm nô lệ”. Ông ta xách động dân chúng nội dậy và bảo rằng Thiên Chúa sẽ ban ơn cho họ, nếu họ chịu tập trung mọi bạo lực có thể tập hợp được. Ông ta đưa ra lập trường là chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng cai trị duy nhất đối với dân Do Thái. Người Roma đã đối phó với Giuđa bằng sự thành công bình thường của họ, nhưng tiếng kêu gọi xung trận của Giuđa chẳng bao giờ bị dập tắt hẳn. Khẩu hiệu của người Do Thái yêu nước cuồng nhiệt là “Không nộp thuế cho người Roma”.
Các sắc thuế họ bị bắt buộc phải nộp gồm ba loại:
1/ Thuế đất, gồm 1/10 lúa gạo, 1/5 hoa lợi về rượu và trái cây. Thuế này phải nộp một phần bằng hiện vật, một phần bằng tiền.
2/ Thuế lợi tức gồm 1% lợi tức của mỗi người.
3/ Thuế thân đánh vào đàn ông từ 14-65 tuổi và phụ nữ từ 12 đến 65. Tiền thuế thân là một đoniê mỗi người (bằng tiền công một ngày làm thuê). Đây là sắc thuế mà mọi người muốn sống còn đều phải đóng.
Người Pharisêu và đảng viên Hêrôđê đã nêu vấn đề một cách tế nhị, họ bắt đầu bằng thái độ nịnh hót. Thái độ nịnh bợ của họ nhằm hai mục đích: một là đánh tan sự nghi ngờ của Chúa Giêsu nếu có, và nó còn khiến Ngài khó lòng trách được việc trả lời mà không bị mất tiếng tăm.
Căn cứ vào tình hình lúc ấy, câu hỏi mà phái Pharisêu và đảng viên Hêrôđê đặt ra cho Chúa Giêsu quả là một kiệt tác quỉ quyệt. Chắc chúng tưởng rằng chúng đã đẩy được Ngài vào một ngõ cụt của một nan đề không lối thoát. Nếu Ngài trả lời rằng nộp thuế là hợp pháp thì ảnh hưởng của Ngài trên dân chúng sẽ vĩnh viễn bị tiêu tan, người ta sẽ cho Ngài là một kẻ phản quốc hèn nhát. Nếu Ngài bảo rằng nộp thuế như vậy là bất hợp pháp thì chúng sẽ trình báo cho nhà cầm quyền bắt Ngài vì tội làm cách mạng. Họ chắc chắn là Chúa Giêsu sẽ sa vào chiếc bẫy đã giăng đó, không thể có lối thoát nào khác.
Chúa Giêsu phán “Hãy đem cho ta một đồng đơniê”. cần chú ý ỉà chính Ngài không có lấy một đồng. Ngài hỏi hình và hiệu trên đồng tiền là của ai. Hình trên đồng tiền chắc phải là của Tibêriô vị hoàng đế đương quyền. Tất cả các hoàng đế Roma đều được gọi là Xêda. Vòng quanh đồng tiền, chắc phải có đề hiệu của “Xêda Tibêriô thần Augusto con trai Augusto” và ở mặt sau chắc phải là danh hiệu “pontiíex maximus” (thầy cả thượng phẩm của dân tộc Roma). Bây giờ chúng ta cần biết qua quan điểm xưa về tiền đúc, bằng không, chúng ta sẽ khó hiểu được toàn thể biến cô" này. Liên hệ với tiền đúc, các dân tộc đời xưa có ba nguyên tắc bất biến sau đây:
1/ Tiền đúc là biểu hiện của quyền lực. Sau khi chinh phục được một nước hoặc sau khi nổi dậy thành công, việc làm đầu tiên của bất cứ lãnh tụ nào cũng là cho đúc ra loại tiền riêng của mình. Việc đó bảo đảm dứt khoát cho vương quyền và thế lực.
2/ Nơi nào đồng tiền có giá trị, thì quyền lực của nhà vua được kính trọng. Quyền lực của một ông vua có thể đo bằng khu vực mà đồng tiền của vua ấy được lưu hành.
3/ Vì trên đồng tiền có hình đầu và vương hiệu cho nên ít ra theo một ý nghĩa, nó được xem như tài sản riêng của vua ấy. Do đó, câu trả lời của Chúa Giêsu thật ra có nghĩa là “Bởi vì việc dùng đồng tiền của Tibêriô, các ông đã thừa nhận uy quyền về chính trị của vua ấy trên xứ Palestine rồi, ngoài những điều này ra thì đồng tiền này vẫn là của riêng hoàng đế vì trên đó có trên ông ta. Như vậy khi các ông nộp thuế cho hoàng đế là các ông cũng chỉ trả lại cho ông ta những cái vốn đã thuộc về ông ta. Hãy cứ trả lại cho ông ta, nhưng phải nhớ là trong đời sống các ông còn một lãnh vực khác thuộc về Thiên Chúa chứ không phải thuộc về Xêda.
Chưa hề có ai khác đã thiết đặt một nguyên tắc gây được nhiều ảnh hưởng đến thế. Đây là một nguyên tắc đã đồng thời duy trì cả phần quyền lực dân sự lẫn phần quyền lực tôn giáo. Ravvlinson đã nhắc lại cho chúng ta rằng Lord Acton, nhà đại sử gia, đã nói về câu này của Chúa Giêsu như sau “Những lời lẽ này... tạo cho người dân một thế lực thiêng liêng nó chưa hề được hưởng và những ràng buộc chưa bao giờ được thừa nhận do sự bảo vệ của lương tâm và nó đánh đổ chế độ độc đoán, độc tài, mở màn cho tự do”. Những lời này khẳng định các quyền lợi của nhà nước, quyền tự do của lương tâm.
Nói chung, Tân Ước đã quy định ba nguyên tắc liên hệ đến cá nhân tín hữu với nhà nước.
1/ Nhà nước vốn do Thiên Chúa thiết đặt. Nếu không có luật thì đời sống sẽ hỗn loạn. Loài người sẽ không thể sống chung với nhau, nếu không đồng ý với nhau tuân giữ các luật lệ để cùng tồn tại. Nếu không có nhà nước, người dân không được hưởng nhiều lợi ích có giá trị. Không thể có cá nhân nào tự cung ứng được nước uống, các hệ thông cống rãnh, giao thông, tự tổ chức lấy an ninh xã hội cho riêng mình được. Nhà nước là nguồn gốc của nhiều điều khiến đời sông có thể sống được.
2/ Không có ai có thể nhận mọi lợi ích do nhà nước cung cho mình, mà lại khước từ mọi trách nhiệm. Không ai có thể chối cãi được việc chính quyền Roma đã đem đến cho thế giới thời cổ một nền an ninh mà người ta không hề có trước đó. Ngoại trừ một số khu vực khét tiếng xưa nay, phần lớn vùng biển được quét sạch bọn cướp biển và các trục lộ giao thông không còn bọn trộm cướp nữa, nổi loạn biến thành hòa bình, sự cai trị chuyên chế thất thường đã được thay thế bằng nền công lý vô tư của Roma. Như E.J. Goođspeeđ viết “Vinh quang của đế quốc Roma là nó đem hòa bình đến cho một thế giới loạn lạc. Dưới thời cai trị của Roma, các vùng Tiểu Á và phương Đông được hưởng thái bình Roma (Pax Romana). Dưới chế độ cai trị của Roma, người dân tỉnh nhỏ cảm thấy mình được an tâm hành nghề, làm ăn buôn bán, cung cấp cho gia đình, liên lạc thư từ, và đi đây đó có an toàn nhờ bàn tay mạnh sức của Roma”. Điều vẫn còn đúng ngày nay, ấy là không có người nào được xem là khả kính nếu người ấy tiếp nhận mọi lợi ích về sinh hoạt do nhà nước cung ứng cho mình, nhưng lại tránh né mọi trách nhiệm công dân.
3/ Nhưng vẫn có một giới hạn. E.A.Abbott đã có một tư tưởng gợi ý rất hay. Đồng tiền có hình Xêda trên đó nên thuộc về Xêda. Con người vốn là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo nên con người theo hình ảnh Ngài (St 1,26.27) do đó con người thuộc về Thiên Chúa. Câu kết luận tất yếu của sự việc đó là nếu nhà nước giữ đúng cương vị của mình, và đòi hỏi thích đáng, thì mỗi cá nhân phải trung tín phục vụ, nhưng nói cho cùng, thì cả nhà nước lẫn con người đều thuộc về Thiên Chúa. Do đó, nếu có tranh chấp giữa nhà nước và Thiên Chúa, thì sự trung thành với Thiên Chúa phải được đặt lên hàng đầu. Điều vẫn luôn là sự thật, ấy là trong mọi hoàn cảnh bình thường, Ki tô giáo phải luôn luôn khiến cho Kitô hữu trở thành một công dân tốt.
Ý Niệm Sai Lầm về Đời Sau
Máccô 12,18-27
18 Có những người thuộc nhỏm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không cỏ sự sổng lại. Họ hỏi Người: 19 “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chủng ta rằng: “Nen anh hay em của người nào chết đi, đế lại vợ mà không đế lại con, thì người ấy phải lay nàng, đế sinh con nối dòng cho anh hay em mình. ” 20 Vậy có bảy anh em trai. Người thứ nhất lẩy vợ, nhưng chết đi mà không đế lại một đứa con noi dòng. 21 Người thứ hai lấy bà đó, rồi cũng chết mà không đê lại một đứa con nối dòng. Người thứ ba cũng vậy. 22 Cả bảy người đều không đế lại một đứa con nổi dòng. Sau cùng, người đàn bà cũng chết. 23 Trong ngày sổng lại, khỉ họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong so họ? Vĩ bảy người đó đã lấy bà làm vợ. ” 24 Đức Giêsu nói: “Chang phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao? 25 Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chăng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời. 26 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, các ông đã không đọc trong sách Môsê đoạn nói về bụi gai sao? Thiên Chúa phán với ông ẩy thế nào? Người phán: Ta là Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaảc, và Thiên Chúa của Giacóp. 27 Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhimg là của kẻ sổng. Các ông lầm to! ”
Đây là lần đầu tiên người Xađốc xuất hiện trong sách Máccô và sự xuất hiện của họ nói lên đặc tính của họ. Xađốc là một đảng phái nhưng không có số đông trong dân Do Thái. Họ thuộc giai cấp quý phái và giàu có, phần lớn là các thầy tư tế. Chức vụ thầy Cả thượng phẩm thường do người Xađốc nắm giữ. Vì là đảng phái giàu có, tất nhiên họ cũng là đảng hợp tác với chính quyền để được yên thân và bảo vệ được tài sản và các đặc quyền của họ. Chính tầng lớp cai trị đều tự họ mà ra, đó là những kẻ sẵn sàng cộng tác với người Roma trong việc cai trị đất nước. Họ khác hẳn phái Pharisêu trong một số vấn đề. Trước hết, người Xađốc chỉ thừa nhận Kinh Thánh thành văn, và chú trọng nhiều vào Ngũ Kinh là năm quyển đầu của Cựu Ước hơn là phần còn lại. Họ không thừa nhận luật lệ truyền khẩu và truyền thống là các luật lệ, quy tắc mà người Pharisêu rất coi trọng. Họ đứng trên lập trường luật thành văn của Môsê. Điều thứ hai là người Xađôc không tin bất tử, bất diệt, không tin cả ma quỉ lẫn thiên thần. Họ bảo rằng trong các sách sớm nhất của Kinh Thánh, không hề có bằng chứng nào về bất tử, bất diệt nên họ không thừa nhận.
Thế là người Xađốc đến cùng Chúa Giêsu với một câu đố nhằm khiến niềm tin vào sự sông lại của mỗi người trở thành lố bịch. Luật Do Thái có một định chế gọi là hôn nhân theo người Lêvi (Levirate Marriage). Các quy tắc về luật hôn nhân này đã được nêu lên trong Đnl 25,5-10 quy định: nếu, một nhóm các anh em ruột sống chung với nhau, đây là điểm mà người Xađốc có ý bỏ sót khi trích dẫn điều luật, nếu có một người chết đi mà không có con, thì bổn phận của người em kế đó là phải lấy vợ góa của anh mình làm vỢ để nối dõi cho anh. về lý thuyết, thì điều này cứ tiếp tục tiếp diễn bao lâu vẫn còn có các em trai và bao lâu chưa có người con nào được sinh ra. Nếu có một đứa con trai được sanh ra, nó được xem là con của người chồng đầu tiên. Rõ ràng đến luật ây (Đnl 25,5-10) nhằm bảo đảm hai việc: một là dòng họ ấy được nối tiếp, hai là sản nghiệp của dòng họ ấy vẫn được giữ lại cho dòng họ. Điều rất lạ đối với chúng ta là trong luật Hy Lạp cũng có những điểm tương tự. Họ có một quy tắc là nếu một người cha có nhiều đất đai, nhưng chỉ sanh được một con gái mà thôi, nàng vì là phụ nữ, nên không được trực tiếp kế thừa. Người thừa kế trực tiếp phải là chồng hoặc con trai cô ấy. Nhưng nếu cô ta chưa có chồng, người cha có thể để sản nghiệp và đứa con gái mình lại cho bất cứ người nào ông ta chọn làm người thừa kế. Muốn hưởng tài sản thì phải cưới cô gái và để thực hiện điều này người được chọn có thể phải ly dị ngay cả người vợ mà mình đang chung sống nữa. Nếu cha chết đi không để lại di chúc, thì người bà con gần nhất có quyền hỏi cô ấy làm vợ, thế là nguyên tắc đó cũng giống trong luật Do Thái. Toàn bộ vân đề chỉ nhằm mục đích duy trì dòng họ và giữ lại phần sản nghiệp vốn thuộc dòng họ ây.
Cho nên câu hỏi người Xađốc đưa ra bằng cấch trình bầy một trường hợp được họ phóng đại về bảy anh em nhưng là một câu chuyện vốn căn cứ trên một điều luật Do Thái mà ai cũng biết. Vân đề của người Xađốc chỉ đơn giản như sau: nếu theo quy tắc về hôn nhân của luật người Lêvi, một phụ nữ đã lần lượt nhận cả bảy anh em làm chồng, và nếu có việc người chết sống lại, thì khi sống lại, người ây sẽ là vợ của ai? Người Xađốc tưởng rằng khi đặt vấn đề như vậy, họ đã khiến được ý niệm về sự sống lại trở thành hoàn toàn lố bịch, kỳ quặc.
Câu trả lời của Chúa Giêsu gồm hai phần.
1/ Ngài đề cập điều chúng ta có thể gọi là thể thức của sự sống lại. Ngài vạch rõ một khi sự sống lại xảy ra và một người đã thực sự sống lại, thì các định luật cũ của sự sống thể xác sẽ không còn giá trị nữa. Nhưng người sống lại sẽ giống như các thiên thần, và những chuyện thuộc về thân xác như cưới vợ, lây chồng sẽ không còn nữa. Chúa Giêsu không nói điều gì mới. Thật ra, họ đã biết trong sách của Hênóc có lời hứa rằng “Người ta được niềm vui lớn như các thiên thần trên trời vậy”. Trong sách Khải Huyền của Barúc có chép người công chính sẽ được làm cho giống như các thiên thần vậy”. Còn chính sách vở của các Rabi cũng bảo rằng trong đời sau: sẽ không có ăn uống, sanh con, đẻ cái, mặc cả bán mua, ghen tuông, hận thù và chiến tranh, nhưng người công chính sẽ ngồi xuống với chiếc mão miện trên đầu và mãn nguyện với vinh quang của Thiên Chúa, vấn đề Chúa Giêsu muốn nhân mạnh, là không nên suy nghĩ về đời sau bằng ngôn ngữ của đời sống hiện tại.
2/ Ngài đề cập sự kiện sông lại. Tại đây Ngài đã giáp mặt với người Xađốc trên chính vùng đất thuộc về họ. Họ cô" nhấn mạnh rằng trong Ngũ Kinh là bộ sách mà họ nghiên cứu rất kỹ cũng không có bằng chứng hiển nhiên về sự sống lại. Nhưng Chúa Giêsu đã lấy chứng cớ của Ngài ngay trong Ngũ Kinh. Trong Xuất hành 3,6 Đức Chúa Trời đã tự xưng Ngài là Thiên Chúa của Ápraham. Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp. Nếu Chúa là Thiên Chúa của các vị thánh tổ ấy, điều đó có nghĩa là các vị ấy vẫn sống bởi vì Thiên Chúa hằng sông thì phải là Chúa của người sống, chứ không phải của những kẻ đã chết. Mà nếu các thánh tổ ấy hãy còn sống, thì sự sông lại đã được chứng minh. Ngay trên lập trường lý luận của họ, bằng một luận cứ khiến họ phải ngậm miệng không trả lời nổi, Chúa Giêsu đã đánh bại những người Xađốc.
1/ Người Xađốc đã sai lầm khi lấy hình ảnh trần gian để hình dung thiên đàng. Họ lấy chữ nghĩa, ngôn từ của đất để suy nghĩ và tư tưởng về cõi trời. Loài người vẫn thường làm thế. Dân da đỏ vốn là thợ săn bẩm sinh, họ quan niệm thiên đàng là khu rừng đầy các muông thú để họ săn đuổi thỏa thích. Dân Vikings bẩm sinh là các chiến sĩ, nghĩ về một valhalla là nơi họ sẽ đánh nhau suốt ngày, nơi mà ban đêm kẻ chết sống lại và được lành mạnh như cũ, nơi mà ban đêm họ được dự dạ yến, uông rượu trong những cái chén làm bằng xương sọ của những kẻ thù mà họ chinh phục được. Người Hồi giáo vốn sống trong sa mạc, chẳng được hưởng cuộc sống xa xỉ thì quan niệm thiên đàng ià nơi người ta sẽ sông với đầy thú vui thân xác và nhục cảm. Dân Do Thái ghét biển nên quan niệm rằng thiên đàng là nơi không có biển. Mọi người đều sỢ đau khổ và buồn phiền nên thiên đàng sẽ là nơi mà đau khổ, buồn phiền và khóc lóc đều bị xóa sạch. Loài người luôn tạo ra trong tư tưởng một cảnh thiên đàng phù hợp với chính họ, lắm khi họ cũng có các ý niệm thật đẹp đẽ, những tư tưởng rất gần. Nhưng ta nên nhớ Phaolô đã nói đúng (lCr 2,9) khi ông lấy lời ngôn sứ (Is 64,4) làm lời của mình “Ây là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng chưa nghĩ đến. Nhưng Chúa đã sắm sẩn điều ấy cho những người yêu mến Ngài. Đời sống trên thiên đàng sẽ cao trọng hơn bất cứ quan niệm nào mà đời này có thể cung ứng cho ta.
2/ Cuôì cùng, Chúa Giêsu lập nền cho niềm tin của Ngài về sự sông lại trên sự kiện là liên hệ giữa Thiên Chúa và người thánh thiện là một mô'i liên hệ không có gì làm gián đoạn được. Thiên Chúa vôn là bạn thân của Ápraham, Isaác và Giacóp khi các vị ấy còn sông. Tinh bạn ấy sẽ không chấm dứt khi các vị ây qua đời. Loisy đã nói “Thiên Chúa không thể thôi làm Thiên Chúa của những người từng phục vụ và yêu mến Ngài”. Tác giả Thánh vịnh nói “Tôi cứ ở cùng Chúa luôn luôn, Chúa đã nắm lấy tay hữu tôi. Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, rồi sau tiếp rước tôi trong sự vinh hiển” (Tv 73,23-24). Ông không thể quan niệm được một ngày nào đó mối liên hệ giữa mình với Thiên Chúa sẽ gián đoạn. Tóm lại, chỉ có một điều bất tử, bất diệt đó là tình yêu thương.
Mến Chúa Yêu Người
Máccô 12,28-34
Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giêsu và những người thuộc nhóm Xađổc tranh luận với nhau. Thay Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đúng đầu? ” 29 Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.31 Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó. ”32 Ông kinh sư nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác.33 Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quỷ hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ. ”34 Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” Sau đỏ, không ai dám chất vẩn Người nữa.
Kinh sư và Xađốc vốn không ưa nhau, công việc của Kinh sư là giải thích luật, trong mọi vân đề liên hệ đến luật lệ, quy tắc Nghề nghiệp của Kinh sư là phải biết và ứng dụng luật truyền khẩu, trong khi như chúng ta đã thây, người Xađốc không thừa nhận luật truyền khẩu. Do đó chắc chắn đám Kinh sư đã rất hài lòng khi thấy người Xađốc bị thua cuộc.
Một Kinh sư liền đến hỏi Chúa Giêsu về một vấn đề vốn được bàn cãi rất nhiều trong giới Rabi. Trong Do Thái giáo, người ta có hai khuynh hướng: Một khuynh hướng muốn mở rộng luật vô hạn định thành hàng trăm, hàng ngàn điều luật và quy tắc. Nhưng cũng có một khuynh hướng cố sức tóm tắt lại chỉ trong một câu, một câu cô đọng toàn thể thông điệp của lề luậtế Có lần một người mới nhập giáo Do Thái yêu cầu Hellel dạy ông ta toàn thể lề luật trong thời gian ông ta có thể đứng trên một chân. Câu trả lời của Hellel là “Điều gì ngươi ghét thì đừng làm cho người khác. Đó là trọn vẹn lề luật, phần còn lại là nhằm giải thích, hãy đi và học lấy”. Akiba đã nói “Hãy yêu thương người lân cận như bạn thân”, đó là nguyên tắc tổng quát và quan trọng nhất của lề luật. Simôn, người công chính có nói “Thế giới này đứng trên ba điều: lề luật, thờ phượng và yêu thương.
Ta có thể thấy rõ là các Rabi đã cô" gắng tìm cách mở rộng cũng như vừa muôn thu gọn luật. Thật ra đã có hai trường phái tư tưởng. Có những người tin trong luật có những vấn đề nặng nhẹ khác nhau, có nhiều nguyên tắc đáng xem là quan trọng hơn mà ta phải lãnh hội. Như Augustinô đã nói “Hãy yêu mến Thiên Chúa rồi làm gì tùy ý”. Nhưng có nhiều người cực lực chông lại, họ chủ trương rằng một nguyên tắc nhỏ nhặt cũng có tính cách bắt buộc y như một nguyên tắc quan trọng nhất, và cố gắng phân biệt chỗ khác nhau tương đối giữa chúng, là điều vô cùng nguy hiểm. Chuyên gia về luật hỏi Chúa Giêsu về một vấn đề hết sức sinh động trong tư tưởng Do Thái giáo vẫn gây nhiều tranh luận xưa nay.
Để trả lời Chúa Giêsu đã nhập chung hai điều răn quan trọng lại với nhau.
1/ “Hỡi Israel hãy nghe, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất”. Câu duy nhất này chính là tín điều thật sự của Do Thái giáo (Đnl 6,4). Nó có ba cách dùng. Nó được gọi là Shema, Shema là thể mệnh lệnh của động từ “nghe” trong tiếng Do Thái và được đặt ở đầu câu. (a) Đây là câu đã và vẫn còn được đọc lên khi khởi sự giờ thờ phượng trong hội đường, toàn thể bài Shema là Đệ nhị luật 6,4-9; 11,13-21; Dân số 15,37-41. Đây là bản tuyên ngôn, dạy Đức Chúa Trời là Thiên Chúa duy nhất, nền tảng của độc thần Do Thái, (b) Ba khúc sách của Shema được chép lại trong các thẻ bài da (Mt 23,5) là những hộp nhỏ bằng da mà người Do Thái ngoan đạo đeo trên trán và trên cườm tay khi cầu nguyện. Khi cầu nguyện người ấy tự nhắc nhở mình nhớ tín điều của tôn giáo mình, (c) Shema được chép trong một hộp nhỏ hình trụ gọi là Mezuzah vẫn còn được treo trước cửa nhà người Do Thái và trên cửa mỗi phòng trong nhà, để nhắc họ nhớ đến Chúa trong lúc đi ra, đi vào. Khi Chúa Giêsu trích dẫn câu này, như điều răn thứ nhất, thì mọi người Do Thái mộ đạo đều nhất trí với Ngài.
2/ “Hãy yêu người lân cân như chính mình” là câu trích dẫn Lêvi 19,18. Trong câu này, Chúa Giêsu chỉ sửa đổi một điểm. Trong nguyên văn câu này đề cập kẻ lân cận là người Do Thái, chứ không bao gồm người ngoại, là kẻ mà dân Do Thái được phép thù ghét. Nhưng Chúa Giêsu đã trích dẫn câu ấy mà không xác định, cũng không giới hạn đối tượng của nó. Ngài đã lấy một điều luật cũ đổ đầy vào đó một ý nghĩa mới.
Điều mới lạ mà Chúa Giêsu làm là ghép chung hai điều răn này lại với nhau. Trước đó, chưa hề có một Rabi nào làm như vậy. Chỉ có một lần việc đó được gợi ý mà thôi. Vào khoảng năm 100 TCN, có người viết một loạt luận văn gọi là “Các giao ước (di chúc) của 12 vị tộc trưởng”, trong đó, một tác giả vô danh đã ghi những lời 12 vị tộc trưởng để nói lên những giáo huấn thật hay. Trong giao ước của Isaia (5,2) chúng ta đọc thấy:
“Hãy yêu mến Đức Chúa và yêu thương kẻ lân cận ngươi Hãy thương xót kẻ nghèo khổ, yếu đuối ”
Cũng trong giao ước ấy (7,6) chúng ta đọc thấy:
“Tôi yêu mến Đức Chúa
Tôi cũng hết lòng yêu thương mọi người y như vậy”
Trong giao ước của Dan (5,3) chúng ta đọc thấy
“Suốt đời ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Và yêu thương nhau với lòng thành thật" Nhưng cho đến thời Chúa Giêsu, chưa có ai nhập chung cả hai điều răn ấy lại thành một. Với Chúa Giêsu theo đạo là mến Chúa yêu người. Ngài có ý dạy phương pháp duy nhất để người ta chứng minh được mình yêu mến Chúa là yêu thương người khác.
Kinh sư ở đây sẵn sàng chấp nhận điều đó, và tiếp tụi nói rằng một tình yêu như thế thật tốt hơn mọi thứ của lễ. Trong vân đề này ông ta đã ở trong cùng một luồng tư tưởng cao thượng nhất của dân tộc ông. Từ xa xưa, Samuên đã nói “Đức Chúa có ưa thích các lễ toàn thiêu và hy lễ như ưa thích người ta vâng lời Đức Chúa không? Này, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tôi hơn là dậy mở cửa” (lSm 15,22). Ôsê đã từng nghe Chúa phán “Vì ta muốn nghe lòng nhân từ chứ không muôn của lễ” (Os 6,6). Nhưng người ta vẫn để cho nghi lễ chiếm chỗ của tình thương. Người ta vẫn để cho thờ phượng trở thành một vấn đề của nhà thờ, thay vì xem đó là một vấn đề của cả cuộc sống. Sở dĩ thầy tư tế và người Lêvi có thể làm ngơ bỏ đi khi thấy người bộ hành Samari bị thương trên đường vì họ đang vội vả đi cho kịp giờ hành lễế Ông này đã vượt hẳn lên trên người đồng thời của ông, cho nên chính ông đã bày tỏ sự đồng cảm với Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã nhìn ông bằng ánh mắt đầy yêu thương, một cái nhìn kèm theo một lời kêu gọi khi Ngài phán cùng ông “Ngươi đã tiến được khá xa rồi đấy, vậy ngươi lại không đi cho trọn đường, không chấp nhận các điều kiện của ta để trở thành một công dân chân chính của Nước Thiên Chúa hay sao?
Con Đavít
Máccô 12,35-37a
35 Khi giảng dạy trong Đen Thờ, Đức Giêsu lên tiếng hỏi: “Sao các kinh sư lại nói Đấng Kitô là con vua Đavít? 36 Chỉnh vua Đavít được Thảnh Thần soi sáng đã nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hừu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con.37 Chính vua Đavỉt gọi Đấng Kitô là Chúa Thưọyig, thì Đang Kỉtô lại là con vua ẩy thế nào được? ” Đám người đông đảo nghe Đức Giêsu cách thích thủ.
Với chúng ta đây là một đoạn sách khó hiểu, vì các tư tưởng và phương pháp lý luận được dùng vốn xa lạ với chúng ta. Nhưng với đám dân chúng nghe Chúa Giêsu trong khuôn viên đền thờ Giêrusalem thì chẳng có gì khó hiểu cả, vì họ rất quen với các lập luận và sử dụng Kinh Thánh như thế.
Chúng ta nên bắt đầu bằng cách ghi nhận một điểm, điều sẽ giúp cho đoạn sách này sáng tỏ hơn. Câu 35 chép “Sao các Kinh SƯ lại nói Đấng Kitô là con vua Đa vít?” Trong những phần đầu của các sách Phúc Âm, từ Chúa Kitô chưa phải là một tên riêng như cách chúng ta hiểu ngày nay. Thật ra trong đoạn sách này, trước từ Chúa Kitô vốn có một mạo từ xác định, cho nên phải được dịch là Đấng Cứu Thế. Từ Hy văn Christos và từ Do Thái Messiah cả hai cùng có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Sở dĩ người ta dùng danh hiệu đó vì đời xưa khi một người được tôn lên làm vua, thì được xức dầu như nghi thức vẫn còn cử hành trong lễ đăng quang ở một vài quốc gia ngày nay. Cả hai chữ Christos và Messiah đều có nghĩa là Vua được xức dầu của Thiên Chúa, Đấng vĩ đại từ Thiên Chúa đến để giải cứu dân Ngài. Vì thế khi Chúa Giêsu hỏi “Sao các kinh sư lại nói Đấng Kitô là vua Đavít?” thì Ngài không trực tiếp ám chỉ chính mình. Ngài chỉ hỏi “Tại sao các kinh sư lại bảo rằng Vua được xức dầu của Thiên Chúa, Đấng phải đến là con vua Đavít?”.
Luận cứ mà Chúa Giêsu nêu ra trước để hậu thuẫn cho câu hỏi của Ngài là như vầy, Ngài trích dẫn thánh vịnh 110,1 “Đức Chúa phán cùng Chúa tôi rằng hãy ngồi bên hữu Ta”. Thời bấy giờ người Do Thái tin tất cả các Thánh vịnh đều do Đavít sáng tác. Họ cũng cho rằng Thánh vịnh này ám chỉ Đấng Mêsia sẽ đến. Nhưng trong câu này, Đavít lại gọi Đấng sắp đến đó là Chúa của ông, do đó Chúa Giêsu mới hỏi nếu Đấng ấy là con vua Đavít thì có lý nào Đavít lại gọi Ngài bằng Chúa.
Chúa Giêsu muốn dạy gì? Trong tất cả các danh hiệu cho Đấng Mêsia sẽ đến, thì danh hiệu Con Vua Đavít là phổ thông hơn cả. Qua mọi thời đại, dân Do Thái trông chờ Đấng Giải Phóng do Thiên Chúa sai đến và Đấng ấy phải thuộc dòng dõi Đavít (Is 9,2-7; 11,1-9; Gr 23,5 và Tv 3,14-18; 37,24; 89,20). Người ta cũng thường gọi Chúa Giêsu bằng danh hiệu đó, nhất là các đám đông (Mc 10,44; Mt 9,27; 12,23; 15,22; 21,9-15)Ề Suốt Tân Ước, có niềm tin rằng Chúa Giêsu quả thật là con Đavít đến trần gian bằng xương bằng thịt (Rm 1,3; 2Tm 2,8; Mt 1,1-17; Lc 3,23-38). Các gia phả của Chúa Giêsu trong Matthêu và Luca đều chứng minh thực sự Ngài thuộc dòng dõi Đavít. Điều Chúa Giêsu làm ở đây không phải Ngài phủ nhận Đấng Mêsia là Con Vua Đavít. Cũng không nói rằng Ngài không là Con Vua Đa vít. Điều Ngài muôn nói chính Ngài là Con Vua Đavít và còn hơn thế nữa, không những chỉ là Con Vua Đavít mà còn là Chúa của Vua Đavít nữa!
Chỗ rắc rối là danh hiệu Con Vua Đavít đã tự hòa nhập, không tách rời ra được, với ý niệm về một Đấng Mêsia chiến thắng. Nó có liên hệ với mọi hy vọng, mọi giấc mơ, mọi mục tiêu, mọi tham vọng ái quốc và chính trị. Chúa Giêsu muốn nói rằng danh hiệu Con Vua Đavít, như vẫn được dùng để mô tả Ngài là hoàn toàn thiếu sót để Ngài là Chúa. Nhưng từ Chúa (Kurios) theo Hy Văn từ tiếng Do Thái để chỉ Đức Chúa. Cách dùng chữ này luôn khiến người ta nghĩ đến Thiên Chúa. Điều Chúa Giêsu muốn nói không phải Ngài đã đến để lập vương quốc trên trần gian này. Ngài đến là để đưa loài người trở về với Thiên Chúa.
Tại đây, Chúa Giêsu đang làm việc mà Ngài luôn muốn làm, Ngài đang cố gắng xua khỏi tâm trí người Do Thái ý niệm về một Đấng Mêsia chiến thắng. Đấng sẽ thiết lập một đế quốc trên thế gian này và tìm cách thaỵ vào đó ý niệm về một Đấng Mêsia tôi tớ của Thiên Chúa sẽ đem nhân loại đến với tình yêu của Thiên Chúa.
Luật Tôn Giáo Sai Lầm
Máccô 12,37-40
37 Chỉnh vua Đavít gọi Đang Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ẩy thế nào được? “Đám người đông đảo nghe Đức Giêsu cách thích thủ. 38 Trong lúc giảng dạy, Đức Giêsu nói rang: “Anh em phải coi chùng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xủng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. 39 Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đảm tiệc. 40 Họ nuốt hết tài sản của các bà goả, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn. ”
Có thể câu đầu của đoạn sách này cùng đi với đoạn này chứ không phải với đoạn trước như bản Kinh Thánh của chúng ta. Cách phân chia câu trong Tân Ước chỉ bắt đầu vào thế kỷ thứ 16 do Stephanus. Người ta kể rằng ông ta đã làm công việc ấy trong khi cỡi ngựa đi từ nhà đến xưởng in của mình. Do đó, cách phân chia không phải luôn thích đáng và dường như đây là một trong nhiều phân đoạn cần phải điều chỉnh lại. Nói cách đúng hơn là dân chúng thích nghe Chúa Giêsu tố giác các Kinh sư hơn là thích nghe một đoạn lý luận thần học. Có nhiều người vẫn bị thu hút bởi những lời công kích.
Trong đoạn này, Chúa Giêsu nêu một loạt nhiều lời tố cáo các Kinh sư. Họ thích mặc áo dài để đi dạo. Bên phương Đông, mặc áo dài quét đất là dấu hiệu của một người khả kính. Và đây là loại áo mà kẻ mặc nó không thể tỏ ra hấp tấp, cũng không thể mặc để làm việc, nên đó là dấu hiệu của kẻ nhàn nhã, khả kính. Có thể câu này cũng có một nghĩa khác. Theo sách Dân số 15,38, người Do Thái mang thêm tua áo ở vạt áo ngoài của họ. Các tua áo ây nhắc cho họ nhớ rằng họ là dân của Chúa. Rất có thể các kinh sư này mặc những tua áo quá khổ để chứng tỏ địa vị cao trọng đặc biệt của họ. Dầu sao, thì họ cũng thích ăn mặc như vậy để tự hào về vinh dự mà thiên hạ dành cho mình.
Họ thích được người ta chào mình giữa chợ cách kính trọng. Chính danh hiệu Rabi có nghĩa là “Đại nhân của tôi”. Được chào như vậy thì lòng cao ngạo khoe khoang của họ được thỏa mãn.
Họ thích ngồi chỗ cao nhất trong hội đường. Trong hội đường có một chiếc ghế danh dự đặt trước cái rương nơi đựng các sách kinh, đối diện với dân chúng là chỗ dành cho những người đặc biệt ngồi. Lợi điểm của chỗ này là ai ngồi đây thì không bao giờ bị khuất cả, mọi người trong cộng đoàn đều nhìn thấy.
Họ thích ngồi chỗ cao trong các đám tiệc. Trong đám tiệc vị trí chỗ ngồi được sắp xếp kỹ lưỡng. Chỗ danh dự nhất là ở bên phải chủ nhà, chỗ thứ hai là bên trái và tiếp tục như vậy từ phải sang trái chung quanh bàn ăn. Người ta dễ dàng nhận ra ngay thứ bậc của một người căn cứ vào chỗ ngồi sắp xếp cho họ trong một bữa tiệc. Họ nuốt tài sản của các bà góa. Đây là một tố cáo nặng lời. Josephus vốn là một người Pharisêu, nói về một số lần âm mưu trong lịch sử dân Do Thái rằng “Người Pharisêu tự đánh giá rất cao về sự hiểu biết chính xác luật lệ tổ tiên họ và phô trương cho người ta thây họ (người Pharisêu) được Thiên Chúa mến chuộng. Họ dụ dỗ “Nhiều phụ nữ trong các âm mưu tạo phản” của họ. Ý niệm ẩn sâu việc này là, theo quy định, một Kinh sư không hề nhận tiền công khi giảng dạy. Ông ta phải dạy dỗ miễn phí và vẫn làm một nghề bằng lao động chân tay để mưu sinh. Nhưng các Kinh sư có ý giàn cảnh để mọi người hiểu rằng không có bổn phận nào được kể là cao quý, được ưu đãi hơn bổn phận cung cấp nhu cầu cho một Rabi, việc cung cấp ấy chắc chắn sẽ đem lại cho người làm việc đó một chỗ cao trên thiên đàng. Trong các vấn đề liên hệ đến tôn giáo, có một sự kiện đáng buồn là phụ nữ vẫn thường bị các tay lang băm tôn giáo bắt nạt và dường như các Kinh sư và người Pharisêu ở đây cũng lợi dụng những người chất phác để được cung cấp mọi sự như vậy.
Việc các Kinh sư và người Pharisêu hay cầu nguyện dài dòng thì ai ai cũng rõ. Người ta bảo rằng những bài cầu nguyện ấy không nhắm dâng lên cho Chúa mà nhằm phô chương trước mặt người ta. Họ cầu nguyện tại những nơi và theo những cách mà ai cũng phải thấy rằng họ là những người ngoan đạo.
Đây là một trong những đoạn sách cho thấy Chúa Giêsu tỏ ra nghiêm khắc, cảnh cáo chúng ta về ba điểm:
1/ Cảnh cáo việc muốn được chức vị cao. Ngày nay điều này hãy còn đúng, nhiều những nhận một chức vụ trong Hội Thánh, vì nghĩ nhờ có công lao mà mình xứng đáng được chức vị ấy chứ không phải vì muốn phục vụ Chúa và anh em trong Chúa một cách bất vị kỷ. Người ta vẫn còn xem chức vụ trong Hội Thánh như một đặc quyền chứ không phải như một trọng trách.
2/ Cảnh cáo việc muốn được coi trọng. Hầu hết mọi người đều muôn được người khác kính trọng mình. Thế nhưng sự kiện căn bản trong Kitô giáo, là người ta phải tự giấu mình đi, chứ không phải tự tôn mình lên. Có chuyện kể rằng ngày xưa có một tu sĩ nhân đức, thánh thiện, được giao cho chức tu viện trưởng một tu viện nọ. Ông ta khiêm hạ đến nỗi khi mới đến, người ta sai ông đi rửa chén trong nhà bếp và chẳng có ai nhận ra ông. Chẳng phản đối nửa lời, ông ta đi làm bổn phận rửa chén đĩa và nhiều việc tay chân khác. Sau một thời gian rất lâu, khi vị Giám Mục Giáo Phận đến, người ta mới phát giác ra sự sai lầm của mình, và người tu sĩ khiêm hạ nọ được đặt làm địa vị thật sự của ông ta. Một người bước vào chức vụ, đòi sự kính trọng dành cho mình thì đã bắt đầu sai lầm, và nếu không chịu thay đổi, sẽ chẳng bao giờ trở thành tôi tớ của Chúa và của anh em mình theo đúng nghĩa.
3/ Cảnh cáo việc buôn thần bán thánh. Ngày nay, thiên hạ vẫn có thể lợi dụng tôn giáo để tìm tư lợi, để được thăng quan tiến chức. Câu chuyện trên đây là một lời cảnh cáo những ai trong Hội Thánh về những gì họ mong có thể lợi dụng chứ không nhằm đầu tư công sức, tài sản nào đó.
Của Dâng Nhiều Nhất
Máccô 12,41-44
41 Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đen Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lam người giàu bỏ thật nhiều tiền. 42 Cũng có một bà goả nghèo đến bỏ vào đỏ hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma. 43 Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goả nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. 44 Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cải túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả nhĩmq gì bà có để nuôi song mình. ”
Giữa sân dành cho người ngoại và sân dành cho phụ nữ có Cửa Đẹp. Chúa Giêsu đã đến ngồi yên lặng tại đó sau khi đã tranh luận gay gắt trong sân dành cho người ngoại và các, hành lang. Trong sân dành cho phụ nữ, có 13 thùng thu tiền mà theo hình dạng của chúng, người ta gọi là “kèn đồng”. Mỗi thùng nhằm một việc phục vụ riêng, chẳng hạn để nhận tiền mua lúa mì, rượu hoặc dầu cho việc tế lễ. Những thùng này đựng của đóng góp cho chi phí tế lễ hàng ngày và chi phí của đền thờ. Nhiều người dâng vào đó những số tiền rất lớn. Bấy giờ, có một bà góa nghèo đến, bà ta bỏ vào hai đồng tiền nhỏ. Đó là đồng gọi là Lépton, nghĩa đen là một đồng mỏng, là đồng có giá trị nhỏ nhất trong các đồng tiền. Vậy mà Chúa Giêsu nói bà đã đóng góp nhiều hơn tất cả mọi người khác, vì những người khác chỉ bỏ vào đó số tiền họ đã dành dụm được khá dễ dàng và vẫn còn giữ lại khá nhiều, trong khi quả phụ này đã bỏ vào tất cả những gì bà có. Đây là bài học về việc dâng cúng.
1/ Muốn của dâng trở thành một của dâng đích thực, thì phải là một của dâng do lòng hy sinh, vấn đề không nằm ở số tiền dâng mà ở cái giá người dâng phải trả, không phải là tầm cỡ của lễ vật, nhưng là sự hy sinh. Lòng hào hiệp chân chính là dâng hiến cho đến khi nào chính mình phải chịu tổn thiệt. Phải xét lại xem việc dâng hiến cho công việc của Chúa, chúng ta có chút hi sinh nào không. Có rất ít người muốn sẵn sàng dâng nhiều hơn nữa cho công việc của Chúa. Có thể dâu hiệu về sự suy thoái của Hội Thánh và về sự thất bại của Kitô giáo, là của dâng không còn là tự nguyện nữa và tín hữu sẽ không dâng gì cả nếu không được lại một điều gì. Nhiều người trong chúng ta khi đọc chuyện này không khỏi cảm thấy xấu hổ!
2/ Dâng hiến trọn vẹn. Bà góa này có thể giữ lại một đồng tiền. Một đồng tiền nhỏ thì cũng chẳng bao nhiêu, nhưng dầu sao nó cũng còn một chút gì, dù vậy bà ta đã dâng hết những gì bà ta có. Ớ đây có một chân lý biểu tượng quan trọng. Có một điều bi thảm trong đời sống chúng ta là thường vẫn còn một phần nào đó trong đời sông không được chúng ta dâng cho Chúa. Dù sao chúng ta vẫn còn giữ lại một chút gì đó. Chúng ta ít khi chịu tiến đến chỗ thực hiện hy sinh và vâng phục trọn vẹn.
3/ Điều vô cùng lạ lùng và đẹp đẽ, ấy là người được Tân Ước và Chúa Giêsu nêu lên cho lịch sử như một gương mẫu về lòng hào hiệp, lại là một người chỉ dâng có hai đồng tiền nhỏ, bằng một phần tư xu. Chúng ta có thể cảm nhận chúng ta không có gì nhiều trong lãnh vực của dâng vật chất. Nhưng nếu chúng ta sẩn lòng dâng hết những gì mình có cho Chúa, Ngài sẽ dùng làm được nhiều việc quá sức tưởng tượng của chúng ta.
Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô. Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô. - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô.