They say love is blind…and marriage is an institution. Well, I’m not ready for an institution for the blind just yet.

Mae West

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ết Xấu Với Lòng Cảm Thương
Gioan 7,53 - 8,1-11
53 Sau đó, ai nấy trở về nh(ì mình.
8 1 Còn Đức Giêsu thì đến núi Ô-liu. 2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. -? Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đíữig ở giữa, 4 rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đùn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5 Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đùn bù đỏ. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” 6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhiùĩg Đức Giêsu cúi xuống lấy n í-ón tay viết trên đất. 7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. ”H Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. 9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10 Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cà rồi? Không ai lên án chị sao?" “ Người đàn bei đáp: "Thưa ỏng, không có ai cả. ” Đức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!
Các kinh sư và Pharisêu cô" tìm một lời tô" cáo để hạ uy tín Chúa Giêsu. Và đây là một sự việc họ nghĩ có thể lợi dụng để đưa Ngài vào ngõ bí. Khi có một vấn đề khó khăn liên hệ đến luật, theo thói quen, tự nhiên người ta tìm đến một vị Thầy, một Rabi để nhờ giải quyết. Xem Chúa Giêsu như một Rabi, các kinh sư và Pharisêu đem đến Ngài một phụ nữa bị bắt gặp quả tang đang phạm tội ngoại tình. Theo luật Do Thái, ngoại tình là trọng tội. Các Rabi dạy: “người Do Thái phải bị xử tử khi phạm tội thờ ngẫu tượng, sát nhân và ngoại tình”. Ngoại tình là một trong ba tội lớn nhất và phạm nhân phải chịu chết, mặc dù cách xử tử có thể khác nhau. Lêvi 10,10 chép: “Nếu người nam nào phạm tội tà dâm với vợ của người lân cận, cả hai phải bị xử tử”, ở đây ấn định cách xử tử. Đệ Nhị Luật 22,13-24 qui định cách xử tử liên quan đến một phụ nữ đã hứa hôn. Trong trường hợp này, cô gái và người nam đã quyến rũ nàng phải bị đưa ra ngoài cửa thành, “và các ngươi sẽ
216 WILLIAM BARCLAY
7,53-8,1-1 1
ném đá cho cả hai đều chết”. Kinh Mishnah, bộ luật thành văn Do Thái, ghi rõ ràng cách trừng phạt tội naoại tình là thắt cổ, và qui định cả cách thắt cổ nữa: “tội nhân bị nhốt trong hầm phân ngập tới đầu gối, trên cổ quấn một chiếc khăn mềm bên trong, và một chiếc khăn khô bên ngoài (để không bị dấu vết, vì hình phạt này là hình phạt của Chúa). Rồi hai người kéo hai đầu khăn đi hai chiều, cho đến khi tội nhân chết”. Kinh Mishnah nhắc lại rằng một phụ nữ đã hứa hôn mà còn phạm tội ngoại tình thì phải bị xử tử bằng cách ném đá. Theo quan điểm thuần túy pháp lý thì các kinh sư và Pharisêu hoàn toàn đúng. Người phụ nữ này đáng bị ném đá chết.
Các kinh sư và Pharisêu muốn Chúa Giêsu phải đối đầu với một nan đề: nếu Chúa Giêsu bảo người đàn bà này phải bị ném đá cho đến chết thì sẽ có hai hậu quả. Thứ nhất, Ngài không còn được nổi tiếng là người đầy yêu thương nhân từ, sẽ chẳng bao giờ còn được gọi là người bạn thân thiết của tội nhân. Thứ hai nếu ra lệnh xử tử, Ngài sẽ đi ngược với luật Rôma, vì neười Do Thái không có quyền kết tội tử hình hay xử tử bất cứ một ai. Nếu Ngài bảo tha cho người đàn bà ấy thì Ngài sẽ bị tố cáo là dạy người ta phá bỏ luật Môsê, là chẳng những dung tha mà còn khuyết khích người ta phạm tội ngoại tình. Đó là cách mà các kinh sư và Pharisêu đã gài bẫy Chúa Giêsu. Nhưng Chúa đã khiến cuộc tấn công này đổ ngay trên đầu họ.
Trước tiên, Chúa Giêsu cúi xuống, lấy ngón tay viết trên mặt đất. Tại sao Ngài lại làm như thế? Có thể có bcín lý do.
1. Ngài muôn trì hoãn trong chốc lát để không quyết định vội vàng. Trong khoảnh khắc ngắn gọn ấy, Ngài có thể vừa suy nghĩ, vừa trình vấn đề lên Đức Chúa Cha.
2. Có vài cổ bản Kinh Thánh thêm câu: “như thế Ngài không nghe họ nói gì”. Có thể Chúa Giêsu cố tình buộc các kinh sư và Pharisêu phải lập lại lời tố cáo để trong khi nhắc lại, họ nhận thức được sự tàn ác của họ.
3. Trong quyển Ecce Homo, Seeley có một gợi ý rất hay: “Chúa Giêsu cảm thấy xấu hổ vô cùng. Ngài không thể nào chịu được cái nhìn của đám đông, của những kẻ buộc tội và có lẽ ít hơn hết, của người đàn bà đó. Trong lúc bốì rối và xấu hổ cực độ đó, Ngài cúi xuống dường như để dấu mặt đi và bắt đầu viết trên mặt
7,53-8,1-1 1
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 217
đất”. Rất có thể những cái liếc mắt đầy dục vọng của bọn kinh sư và Pharisêu, cái nhìn trợn trừng tàn bạo của họ, sự tò mò dâm đãng của đám đông, sự xấu hổ của người đàn bà, tất cả đã kết hợp lại dày vò tấm lòng vừa đau đớn, vừa thương hại của Chúa Giêsu, cho nên Ngài che giấu cặp mắt của Ngài.
4. Nhưng điều gợi ý thú vị hơn hết xuất phát từ một số thủ bản sau này. Bản Tân Ước tiếng Acmêni dịch như sau: “Chính Ngài cúi xuống, lấy ngón tay viết trên mặt đất để tuyên bô" tội lỗi họ; và họ thây rõ nhiều trọng tội của họ trên các viên đá”. Ý ở đây là Chúa Giêsu đã viết trên mặt đất các tội lỗi của chính những kẻ đang tố cáo người phụ nữ ấy. Điều này có thể đúng. Trong tiếng Hy Lạp, chữ viết là graphein, nhưng chữ được dùng ở đây là katagraphein, có nghĩa là viết một bản cáo trạng chống một neười nào (một trong những nghĩa của chữ kata là chông lại). Bởi thế nên Gióp nói “ Chúa viết ra (katagraphein) những điều cay đắng chông lại tôi” (G 13, 26). Có thể Chúa Giêsu buộc những kẻ đang tố cáo người khác phải đối diện với 'ban liệt kê tội lỗi của chính mình.
Dù sao, các kinh sư và Pharisêu vẫn một mực đòi hỏi Chúa Giêsu phải trả lời, và họ được trả lời. Chúa Giêsu nói đại khái như thế này: '‘được rồi! Ném đá đi! Nhưng phải để người nào vô tội ném đá trước!”. Chữ vô tội (anamatètos) chẳng những có nghĩa là không có tội mà còn có nghĩa là không có ước muốn tội lỗi nào cả. Chúa Giêsu nói rằng: “Phải, các ông có thể ném đá bà ta, nhưng với điều kiện là chính các ông phải chưa bao giờ muốn làm như bà này đã làm”. Mọi người đều im lặng, và những kẻ tố cáo rút lui từ từ.
Chúa Giêsu còn lại một mình với người đàn bà. Thánh Augustinô đã viết: “bây giờ chỉ còn lại nỗi khổ (miseris) tràn đầy và một tấm lòng thương xót (misericodia) lớn lao”. Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: “Không còn ai buộc tội chị sao?”. Bà ta đáp: “thưa không”. Ngài phán: “Ta cũng không kết tội chị. Hãy đi, làm lại cuộc đời và đừng bao giờ phạm tội nữa”.
Đoạn này cho chúng ta thấy hai điều về thái độ của các kinh sư và Pharisêu.
1. Chúng ta thây quan niệm của họ về thẩm quyền. Các kinh sư và Pharisêu là những nhà chuyên môn về luật thời đó. Các vân đề
218 WILLIAM BARCLAY
7,53-8,1-1 I
khó khăn đều đưa tới cho họ quyết định. Đôi với họ, thẩm quyền là để phê phán, khống chế và kết tội. Họ hoàn toàn khôns thấy thẩm quyền phải được xây dựng trên tình thương, thông cảm và nhằm mục đích cải hóa kẻ phạm tội. Họ quan niệm vai trò của họ là có quyền đứng trên mọi người khác, như những giám thị nghiêm khắc tìm ra từng lỗi lầm, từng hành động trái luật, và thẳng tay giáng xuống những trừng phạt không dung thứ. Họ chẳng bao giờ thấy họ phải có nhiệm vụ cứu giúp tội nhân.
Ngày nay vẫn còn nhiều người xem địa vị cầm quyền cho mình kết án và nhiệm vụ trừng phạt. Họ nghĩ thẩm quyền của họ đã cho phcp họ làm những nsười bảo vệ luân lý, được huấn luyện để phân thây tội nhân. Nhưns thẩm quyền chân chính phải được xây dựng trên sự thông cảm. Khi thây một tử tù đi trên đường đến trụ hành quyết, George Whitefield đã nói lên câu bất hủ này: “nếu không nhờ ân sủng của Chúa thì tôi cũng đi đến đó”.
Nhiệm vụ đầu tiên của người cầm quyền là cố tìm hiểu động lực thúc đẩy tội nhân phạm tội và hoàn cảnh đẩy đưa, chào mời tội lỗi. Khôn" ai có quyền phê phán kẻ khác, trừ khi đã cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh của kẻ bị phê phán. Nhiệm vụ thứ hai của người cầm quyền là phải tìm cách cải hóa người làm sai. cầm quyền mà chỉ quan tâm đến việc trừng phạt là sai lầm; cầm quyền mà khiến kẻ làm sai tuyệt vọng hay uất ức là thất bại. Nhiệm vụ của người cầm quyền không phải là để lưu đày hay loại trừ kẻ phạm tội ra khỏi xã hội lành mạnh, nhưng để khiến cho tội nhân trở thành người tốt. Người cầm quyền phải 2Ìống như một lương y, chỉ có một ao ước duy nhất là cứu giúp người khác.
2. Biến cố này cho thấy cách sông động thái độ thô bạo của các kinh sư và Pharisêu đối với dân chúng. Họ không xem người phụ nữ này là một người, nhưns như một đồ vật, một dụng cụ nhờ đó họ được lý do để tố cáo Chúa Giêsu. Họ dùng bà như dùng một dụng cụ, để thực hiện ý đồ riêng của mình. Đối với họ, bà không có tên tuổi, không có tính tình, không có cảm giác; bà chỉ là một con chốt trong một ván cờ được dùng để tìm cách diệt trừ Chúa Giêsu.
Xem người khác như một đồ vật là một sai lầm; xem người khác như một trường hợp là phi đạo đức. Có người nói Beatrice Webb, về sau trở thành Lady Passfield, một kinh tế gia lỗi lạc,
/,:»»,1-11
TIN MƯNG THEO THẢNH GIOAN 219
bà ta “xem con người như những mẫu hàng biết đi”. Tiến sĩ Paul Tournier, trong quyển sổ Tay Của Một Bác Sĩ có đề cập đến điều ông gọi là “nhân vị chủ nghĩa của Kinh Thánh”. Ông cho thây Kinh Thánh rất quý trọng các tên người. Chúa phán với Môsê: “Ta biết ngươi bởi danh ngươi”(Xh 23,17); Chúa phán với Siru: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel, đã lấy tên ngươi gọi ngươi” (Is 45,3)- Có nhiều trang trong Kinh Thánh chép toàn tên người. Tiến sĩTournier nhấn mạnh đây là bằng chứng cho thấy Kinh Thánh đặt con người lên trên hết, không phải như là một thành phần của đám đông, hay là một cái gì trừu tượng, một ý niệm, một con số, nhưng là một người. Ông viết: “Tên riêng là biểu tượng của một người. Nếu tôi quên tên một thân chủ, hay nếu tôi tự nhủ: À, anh chàng đau túi mật hay đau phổi mình khám hôm nọ, thì tôi đã chú ý đến cái túi mật hay lá phổi của họ hơn là chính họ, một con người”. Ông nhấn mạnh một bệnh nhân bao giờ cũng phải là con người, chứ không phải là một trường hợp.
Có thể các kinh sư và Pharisêu đã không biết tên của phụ nữ đó. Đối với họ, bà khônạ là gì cả, ngoại trừ là một trường hợp ngoại tình trắng trỢn, và có thể được dùng như là một dụng cụ nhằm thỏa mãn mục đích của họ. Ngay trong giây phút con người trở thành đồ vật, tinh thần Kitô giáo khône tồn tại nữa. Chúa sử dụng uy quyền của Ngài để dìu dắt con người đến chỗ tốt lành, thánh thiện. Đốì với Chúa, không ai trở thành một vật dụng. Chúng ta phải hiểu điều này khi sử dụng uy quyền của mình, hay ít ra phải tìm cách hàn gắn, chữa trị kẻ lầm lỗi. Không thể nào chúng ta bắt đầu hành động được như vậy, trừ khi chúng ta nhớ rằng mỗi người nam, người nữ là một người, chứ không phải một đồ vật.
Không những thế, biến có này cho chúng ta biết nhiều điều về Chúa và thái độ của Ngài đối với tội nhân.
1. Nguyên tắc đầu tiên của Chúa Giêsu là, chỉ có người vô tội mới được quyền đoán xét lầm lỗi của kẻ khác. Chúa Giêsu phán: “các ngươi đừng đoán xét, để mình khỏi bị đoán xét” (Mt 7,1). Ngài phán người đoán xét anh em mình chẳng khác gì kẻ có cả một cái đà lớn trong mắt mình, lại muốn lấy cái rác nhỏ dính trong mắt người khác (Mt 7, 3-5). Một trong những lỗi lầm thông thường nhất trong đời sống là chúng ta đòi hỏi kẻ khác phải đạt những tiêu chuẩn mà chính chúng ta không hề cố gắng đạt tới. Nhiều người
trong chúng ta kết án người khác về những lỗi lầm mà mình vấp phạm. Không thể dựa trên kiến thức để xét đoán người khác, vì ai cũng có tri thức. Phải dựa trên sự thành đạt đạo đức để xét đoán, nhưng không ai trong chúng ta là người toàn diện cả. Thực trạng của con người cho thấy chỉ một mình Chúa có quyền đoán xét, lý do hết sức giản dị là, không một ai lành thánh đủ để có thể đoán xét người khác.
2. Một nguyên tắc khác không kém quan trọng đối với Chúa Giêsu là khi đối diện với người lầm lỗi, trước tiên phải có lòng cảm thương. Có người bảo rằng nhiệm vụ của bác sĩ là “Thỉnh thoảng chữa lành, thường thường làm bớt đau đớn, và luôn an ủi”. Khi một bệnh nhân được đưa đến bác sĩ, thì một lương y chẳng bao giờ ghê tởm bệnh nhân, cho dù người ấy đang mắc phải một chứng bệnh đáng ghê tởm. Thật ra, sự ghê tởm, nhờm gớm thường khó tránh được, nhưng nó bị lòng ước muốn trợ giúp, chữa trị lấn át. Khi đôi diện với người phạm lỗi, trước tiên chúng ta không nên có cảm nghĩ: “ Đối với hạng người như vậy mình không nên tiếp tục liên hệ”, nhưng phải nói: “mình có thể làm gì để giúp người ấy?”. Nói cách đơn giản, chúng ta phải dành cho nsười ấy sự thương cảm mà chúng ta vẫn mong người khác dành cho chúng ta khi chúng ta lỡ sa vào cùng một hoàn cảnh như thế.
3. Điều quan trọng chúng ta phải thấu triệt là cách Chúa Giêsu đối xử với phụ nữ này. Từ đoạn này, chúng ta dễ rút ra một bài học hoàn toàn sai lầm là Chúa đã tha thứ cách nhẹ nhàng, dễ dàng, như thể tội này chẳng có gì quan tâm. Điều Ngài nói: “Lúc này ta cũng không định tội con, hãy đi, và đừng phạm tội nữa”. Trong một cách, Chúa Giêsu không hủy bỏ việc xét đoán và nói: “ Đừng lo, không sao đâu”. Điều Ngài làm là hoãn lại lời kết án. Ngài phán: “Bây giờ ta chưa xét đoán con. Hãy đi và chứng minh rằng con có thể sông tốt lành hơn. Con đã phạm tội, hãy đi và đừng tái phạm. Ta sẽ luôn giúp đỡ con. Đến ngày tận thế ta sẽ xét lại xem con đã sông như thế nào”. Thái độ của Chúa Giêsu đối với tội nhân bao giờ cũng bao gồm một số điều sau đây.
a. Có cơ hội. Chúa ban cho cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Như thế Ngài đã bảo người đàn bà ấy rằng: “Ta biết con lộn xộn lắm, nhưng cuộc đời vẫn chưa chấm dứt. Bây giờ ta cho con thêm một cơ hội để chuộc lấy mình”. Trong Chúa Giêsu có tin lành về một
7,53-8,1-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 221
dịp thứ hai. Ngài luôn tha thiết quan tâm đến một người, không những đã sống như thế nào, mà còn có thể trở nên như thế nào. Ngài không hề bảo những gì n«ười ta đã làm là không quan trọng. Vi phạm luật và làm người khác đau khổ luôn luôn là những việc hệ trọng. Nhưng Chúa Giêsu biết rõ mỗi người đều có một tương lai cũng như đã từng có một quá khứ.
b. Một sự cảm thương. Điều khác nhau căn bản giữa Chúa Giêsu với các kinh sư và Pharisêu là họ muôn định tội, còn Chúa muốn tha thứ. Nếu đọc kỹ câu chuyện này, chúns ta sẽ thấy các kinh sư và Pharisêu chỉ muốn ném đá người đàn bà này cho chết, và họ cảm thấy rất thích được làm điều này. Họ cảm thấy vui sướng khi hành quyết xét xử, còn Chúa Giêsu vui sướng khi hành quyền tha thứ. Chúa Giêsu nhìn tội nhân với sự thương cảm xuất phát từ tình yêu; các kinh SƯ và Pharisêu nhìn tội nhân với thái độ ghê tởm, bắt nguồn từ việc tự coi mình là thánh thiện.
c. Một thách thức. Chúa Giêsu thách thức người đàn bà này sống một đời sống vô tội, Ngài khône nói: “không sao đâu, đừng lo lắng chi. Cứ tiếp tục làm những gì ngươi từng làm”. Ngài dạy: “Con đã hoàn toàn sai. Hãy đi và phấn đấu. Hãy thay đổi hoàn toàn cách sống và đừng phạm tội nữa”. Đây không phải là một sự tha thứ dễ dãi, mà là một lời thách thức, vạch ra cho tội nhân thấy đỉnh cao của sự thánh thiện mà bà chưa bao giờ ao ước tới. Ngài thách đô" cuộc đời xấu xa sống thánh thiện.
d. Tin con người. Nghĩ cho kỹ, chúng ta phải bàng hoàng khi nghe Chúa Giêsu nói với người nữ này: “Hãy đi, đừng phạm tội nữa”. Điều lạ lùng và phấn khởi là Chúa tin vào con người. Đối diện với một người từng làm ác, Ngài khône bảo:: “Nsươi thật là một kẻ xấu xa, chẳng còn hy vọng gì nữa”. Nhưng Ngài bảo: “Hãy đi, đừng phạm tội nữa”. Ngài tin rằng với sự trợ giúp của Ngài, tội nhân có thể trở thành thánh nhân. Phương pháp của Chúa không phải là đưa ra cho con người một ý thức, mà họ đã có, họ là tội nhân khốn khổ, nhưng ban cho họ niềm hứng khởi để khám phá một điều mà trước kia họ chưa hề trông thây, đó là họ có tiềm năng trở thành những thánh nhân.
e. Có ý cảnh cáo tuy không nói ra. Tại đây chúng ta đối diện với sự chọn lựa vĩnh cửu, đời đời. Ngày hôm ấy, Chúa Giêsu bất
222 WILLIAM BARCLAY
8,12-20
người đàn bà phải lựa chọn, hoặc trở về đường lốì cũ, hoặc cùng Ngài tiến trên con đường mới. Đây là câu chuyện chưa kết thúc, vì mỗi đời sống đều chưa kết thúc cho đến khi nhắm mắt lìa đời.
Ánh Sáng Loài Người không Nhận Thấy
Gioan 8,12-20
12 Đức Giêsu lại líói với người Do Thúi: “Tôi là ánh sảng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng rối, nluỡĩg sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”1-' Người Pharisêu nói với Đức Gỉêsu: “Ông làm chứng cho chính mình; lời chứng của ông không thật! 14 Người trả lời: “Tôi cỏ làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật, bởi vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Còn các ông, các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu. 15 Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả. 16 Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chí có mình tôi, nhưng có tôi và Đấng đã sai tôi. 17 Trong Lề Luật của các ông, có chép rằng lời chứng của hai người là chứng thật. 18 Tôi làm chứng cho chính mình, và Chúa Cha là Đấng dã sai tôi cũng làm chứng cho tôi. ” lv Họ liền hỏi Nqười: “Cha ông ở đâu?" Đức Giêsu đáp: “Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi. Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi. ”20 Người đã nói nlĩững lời ấy, khi giảng dạy trong Đền Thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Không cố ai bắt Người, vì giờ của Người chưa đến.
Cuộc tranh luận này aiữa Chúa Giêsu với các nhà cầm quyền Do Thái diễn ra tại Kho Đền Thờ, trong sân phụ nữ. Sân thứ nhất dành cho người ngoại, sân thứ hai dành cho phụ nữ. Nó mang tên đó vì phụ nữ không được vượt qua khỏi sân này, trừ khi họ thật sự vào dâng lễ vật tại đền thờ trong sân dành cho các tư tế. Chung quanh sân phụ nữ có một vòm cửa và phía trong vòm cửa ấy, sát vào tường, là mười ba thùng đựng tiền dâng, các thùng đó được gọi là kèn đồng, vì có hình dáng chiếc kèn đồng, trên hẹp, dưới thì phình ra.
Trong mười ba thùng ấy, mỗi thùng nhận tiền dâng cho mỗi việc khác nhau. Hai thùng đầu, mỗi người Do Thái bỏ vào nửa
8,12-20
TIN MỪNG THEO THÁNH Ci IO AN 223
đồng siếc lơ để bảo trì Đền Thờ. Hai thùng thứ ba và thứ tư, người ta bỏ vào số tiền mua hai con bồ câu mà một phụ nữ phải dâng cho lễ thanh tẩy sau khi sinh nở (Lv 12,8). Thùng thứ năm đựng tiền đóng góp để mua củi nhằm duy trì ngọn lửa trên bàn thờ. Thùng thứ sáu là tiền đóng góp cho các nghi lễ xông hương trong đền thờ. Thùng thứ bảy để bảo trì các đạo cụ trong các nghi lễ của đền thờ. Thỉnh thoảng một người nam hay một gia đình dâng một số tiền riêng cho lễ Chuộc Tội hay Tạ ơn. Sáu thùng còn lại, dân chúng bỏ vào những số tiền còn thừa sau khi đã mua lễ vật hoặc bất cứ tiền nào mà họ muốn dâng.
Khu vực Đền Thờ rất nhộn nhịp, luôn luôn có người mộ đạo qua lại. Có lẽ không có chỗ nào tốt để tập họp thính giả mộ đạo và dạy dỗ họ hơn là khu vực Kho Đền Thờ.
Trong đoạn Kinh Thánh này, Chúa Giêsu nói lên lời tự xưng bất hủ: “ Ta là sự sáng của thế gian”. Tuyên bố câu này trong bối cảnh như trên khiến nó càng thêm sống động, càng gây ấn tượng mạnh cho nsười nghe. Buổi lễ mà Gioan đề cập đến cuộc đối thoại đã xảy ra là Lễ Lều (Ga 7,2). Chúng ta đã thấy (Ga 7,37) các nghi thức trong kỳ lễ đã tạo ra khung cảnh thích hợp cho con người. Nhưng còn một nghi lễ khác cũng liên hệ đến kỳ lễ này.
Vào tối ngày thứ nhất của ngày lễ, có một nghi lễ gọi là lễ Thắp Sáng Đền Thờ, được cử hành trong sân phụ nữ. Các hành lang được dựng lên chung quanh sân để chứa khách đến dự lễ. Giữa sân có bốn ngọn đèn lớn. Khi màn đêm buông xuống, bốn ngọn đèn ấy được thắp lên, và người ta cho rằng chúng soi sáng cả thành phố Giêrusalem, đến nỗi sân của các nhà trong thành đều được chiếu sáng. Cả đêm dài, cho đến khi gà gáy sáng, tất cả những nhân vật tai mắt, khôn ngoan và thánh thiện của Israel đều nhảy múa trước mặt Đức Chúa và hát bài Thánh Vịnh để vui mừng và cảm tạ Chúa trong khi dân chúng đứng xem. Chúa Giêsu nói: “Các ngươi đang thây ánh sáng từ Đền Thờ xuyên thủng màn đêm. Tôi là ánh sáng của thế gian, hễ ai theo tôi thì có sự sáng, không phải chỉ cho một đêm đầy phấn khởi, mà suốt cả đường đời của người ấy. Ánh sáng trong Đền Thờ có sáng thật, nhưng rồi cũng tàn lụi. Tôi là ánh sáng còn mãi cho đến đời đời”.
Chúa Giêsu phán: “Ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”. “Ánh sáng đem lại
224 WILLIAM BARCLAY
8,12-20
sự sống” có hai nghĩa. Trong tiếng Hy Lạp nó có nghĩa là ánh sáng xuất phát từ nguồn của sự sống, hoặc ánh sáng ban sự sống. Trong đoạn này, nó gồm cả hai nghĩa đó. Chúa Giêsu chính là ánh sáng của Thiên Chúa đến với loài người, và Chúa Giêsu cũng là ánh sáng ban sự sống cho loài người nữa. Như bông hoa chẳng bao giờ nở nếu thiếu ánh sáng mặt trời, đời sống chúng ta chẳng bao 2ÌỜ thể hiên được nét duyên dáng đẹp đẽ đáng lẽ phải có, nếu không được ánh sáng Chúa Giêsu hiện diện chiếu rọi.
Trong đoạn này, Chúa Giêsu đề cập đến việc đi theo Ngài. Chúng ta thường nói đến việc theo Chúa và khuyên bảo người khác theo Chúa. Điều đó có nghĩa gì? Trong tiếng Hy Lạp theo là akolouthein. Akolouthein có năm nghĩa khác nhau, nhưng liên hệ mật thiết với nhau.
1. Nó thường được dùng để chỉ việc một người lính đi theo chỉ huy trưởng của mình. Trên đường dài, trong chiến trận, trong các chiến dịch nơi viễn xứ, chỉ huy trưởng đi đâu, người lính đi theo đó. Kitô hữu là người lính mà Chúa Kitô là người chỉ huy trưởng.
2. Nó thường được dùng để chỉ việc người nô lệ đi theo chủ mình. Bất cứ chủ đi đâu, kẻ nô lệ đều phải theo hầu, luôn luôn sẩn sàng phục vụ chủ, thi hành công tác chủ giao phó. Người ấy phải gắn bó với tiếng kêu gọi và sai bảo của chủ. Kitô hữu là nô lệ mà niềm vui là được phục vụ Chúa Kitô.
3. Nó thường dùng để chỉ việc làm theo một lời khuyên bảo khôn ngoan của một người cố vấn. Khi không chắc một điều gì, người ta thườna tìm đến một nhà chuyên môn, và nếu khôn ngoan thì nahe theo ý kiến nhà chuyên môn ấy. Kitô hữu là người suốt đời quyết tâm đi theo lời dạy của Chúa Kitô.
4. Nó thườnc được dùng để chỉ việc tuân theo các luật lệ của một thành phcí hay một quốc gia. Muôn trở thành công dân hữu ích của một xã hội, người ta phải bằng lòng đặt mình dưới luật lệ của xã hội đó. Kitô hữu, là công dân Nước Trời, phải thừa nhận luật lệ của thiên quốc, và của Chúa Kitô như là luật điều khiển đời sống mình.
5. Nó thường được dùng để chỉ việc theo sát lập luận của vị thầy, hoặc theo sát luận điểm của một diễn giả. Kitô hữu là người
8,12-20
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 225
thấu triệt ý nghĩa lời giáo huân của Chúa Giêsu. Người ấy không phải nahe mà không hiểu, hay nghe mà chẳng hề để ý. Người ấy thâu hiểu và ghi khắc sứ điệp vào tâm trí, tạc vào trí nhớ, và dấu kín trong lòng để vâng theo.
Người theo Chúa Kitô là người tự hiến thân mình, linh hồn, và tâm trí để vâng phục Chúa. Theo Chúa là bước đi trong ánh sáng. Đi một mình, chúng ta phải mò mẫm và bị vấp ngã, vì có quá nhiều vấn đề của đời sống vốn vượt quá khả năng giải quyết của chúng ta. Đi một mình, chúng ta dễ lạc đường, vì không có tấm bản đồ an toàn cho đời sông. Mỗi chúng ta cần có sự khôn ngoan Chúa ban để đi trên đường đời. Những ai có người hướng đạo am tường và bản đồ chính xác sẽ kết thúc cuộc hành trình của mình một cách an toàn. Chúa Giêsu là người hướng đạo đó. Chỉ một mình Ngài mới có bản đồ của cuộc đời. Theo Ngài là bước đi trong an toàn qua đời này, và sẽ bước vào cõi hiển vinh đời sau.
Khi Chúa Giêsu tự xưng là ánh sáng của thế gian, các kinh sư và Pharisêu phản ứng thật giận dữ. Lời tự xưng ấy của Chúa Giêsu khó nshe đối với họ hơn là đốì với chúng ta ngày nay. Với họ, lời ấy nghe như, và quả thật là, lời tuyên xưng là Đấng Mesia, và hơn thế nữa, là lời tự nhận có thể làm công việc mà chỉ Đức Chúa Trời mới làm được. Trong tư tưởng và ngôn ngữ Do Thái, từ “ánh sáng” được kết hợp với Chúa. “Đức Chúa là ánh sáng tôi” (Tv 27,31); “Đức Chúa là sự sáng đời đời” (Is 60,19); “Nhờ ánh sáng Ngài tôi bước qua sự tối tăm” (G 29,3). Các Rabi tuyên bô" rằng tên Đấng Mesia là Ánh Sáng. Khi Chúa Giêsu tự xưng là Ánh Sáng Thế Gian, Ngài xác định Ngài là Đấng Tối Cao, không gì hơn được.
Luận chứng trong đoạn này khó hiểu và phức tạp, gồm ba điểm:
1. Thứ nhất, người Do Thái khẳng định câu nói của Chúa Giêsu vừa đưa ra không thể xem là chính xác vì thiếu chứng cớ. Theo họ, chỉ có lời của Ngài hỗ trợ cho câu này thôi. Theo Do Thái, bất cứ lời phát biểu nào cũng phải có hai nhân chứng mới được xem là thật: “Một nhân chứng không đủ để xác định tội một người, chỉ khi có hai hay ba người chứng mới định tội được” (Đnl 19,15). “Cứ theo lời của hai hoặc ba người chứng mới xử tử kẻ đáng bị chết, nhưng cứ như lời của một người chứng thì không đủ để xử tử” (Đnl
226 WILLIAM BARCLAY
8,12-20
17,6). “Một người chứng không đủ cớ giết ai” (Ds 35,30). Câu trả lời của Chúa Giêsu gồm hai phương diện.
Trước hết Chúa xác định chính lời chứng của Ngài là đủ. Ngài vốn biết rõ uy quyền của mình, nên không cần nhân chứng nào khác. Đây không phải thái độ kiêu ngạo hay tự tin. Nó chỉ là thí dụ điển hình cao nhất về điều vẫn xảy ra trong đời sống thường ngày. Một bác sĩ tài ba tin vào việc chẩn bệnh của mình, ông không cần ai làm chứng giúp ông, người chứng cho ông chính là tài năng của ông. Một luật gia hay thẩm phán lỗi lạc tin chắc vào tài năng của ông. Một luật gia hay thẩm phán lỗi lạc tin chắc vào cách luận tội và áp dụng luật của mình. Không phải là ông tự hào về sự hiểu biết của mình, nhưng vì ông biết rõ điều mình biết. Chúa Giêsu biết chắc sự gần gũi của Ngài với Chúa Cha đến nỗi Ngài không cần uy quyền nào khác làm chứng cho lời tự xưng của Ngài, ngoại trừ mối liên hệ của chính Ngài với Chúa Cha.
Thứ đến, Chúa Giêsu bảo, thật ra Ngài cũng có một nhân chứng thứ hai, nhân chứng đó là Chúa Cha. Làm thế nào chúng ta nói được rằng Thiên Chúa Cha làm chứng cho uy quyền tối cao của Chúa Giêsu?
a. Lời chứng của Chúa Cha ở trong các lời nói của Chúa Giêsu. Không ai có thể nói được lời khôn ngoan như thế, trừ phi Chúa Cha ban cho sự thông biết.
b. Lời chứng của Chúa Cha ở trong những việc làm của Chúa Giêsu. Không ai có thể làm được những việc như thế, trừ phi Chúa Cha hành động qua người ấy.
c. Lời chứng của Chúa Cha ở trong ảnh hưởng của Chúa Giêsu trên loài người. Rõ ràng, việc Ngài thay đổi lòng người là điều vượt trên khả năng loài người. Chính việc Chúa Giêsu khiến kẻ dữ trở nên người lành chứng tỏ quyền năng của Ngài không phải là quyền năng của loài người, nhưng quyền phép của Thiên Chúa.
Lời chứng của Chúa Cha ở trong phản ứng của loài người đối với Chúa Giêsu. Bất cứ lúc nào, nơi nào Chúa Giêsu được bày tỏ, và thập giá được rao giảng với tất cả vẻ cao cả huy hoàng, thì luôn có sự đáp ứng tức khắc và mạnh mẽ trong lòng người. Chính Thần Khí đang hoạt động và làm chứng trong lòng người. Chính Thiên
8,12-20
TIN MỪNG THEO THÁNH C.10AN 227
Chúa ở trong lòng chúng ta, làm cho chúng ta thấy Chúa Cha ở trong Chúa Giêsu.
Đây là cách Chúa Giêsu đáp lại luận chứng của các kinh sư và Pharisêu, họ cho rằng, lời Ngài không đáng tin nhận vì Ngài không có đầy đủ nhân chứng. Lời Ngài có hai nhân chứng, một là ý thức của Ngài về uy quyền của Ngài, và hai là Thiên Chúa.
2. Thứ hai Thiên Chúa nói về quyền xét sử của Ngài. Ngài đến trần gian trước nhất không nhằm xét xử, nhưng để yêu thương. Đồng thời, chính phản ứng của một người đối với Chúa Giêsu là sự xét xử cho họ. Nếu một người chẳng thấy có gì đẹp đẽ trong Chúa Giêsu, thì đã tự xét xử chính mình. Tại đây Chúa Giêsu đưa ra nét tương phản giữa hai sự xét xử.
a/ Có sự xét xử căn cứ trên sự hiểu biết và các tiêu chuẩn hời hợt bên ngoài của loài người. Đó là sự xét xử của các kinh sư và Pharisêu, nói cho cùng thì đó cũng là sự xét xử của mọi người, vì theo bản chât sự việc, loài người chẳng bao giờ thấu suốt những gì bên trong được cái vỏ bên ngoài che đậy.
b/ Có sự xét xử căn cứ trên sự hiểu biết thâu triệt mọi điều, kể cả các điều được dấu kín, và sự xét xử này chỉ thuộc về Chúa mà thôi. Chúa Giêsu tuyên bố mọi lời đoán xét Ngài đưa ra đều không phải là sự đoán xét của loài người, nhưng là sự đoán xét của Thiên Chúa, vì Ngài vốn là một với Chúa Cha. Đây vừa là lời an ủi, vừa là lời cảnh cáo đối với chúng ta. Chỉ có Chúa Giêsu mới thấu triệt mọi sự việc. Chính vì vậy mà Ngài có thể tỏ ra nhân từ thương xót không ai sánh bằng, đồng thời Ngài cũng thấu rõ mọi tội lỗi trong chúng ta, những tội lỗi mà loài người không thấy được. Sự đoán xét của Chúa Giêsu là trọn vẹn, vì được thực hiện bằng tri thức chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa.
3. Sau cùng, Chúa Giêsu nói thẳng với các kinh sư và Pharisêu rằng. Họ không thật sự hiểu biết Thiên Chúa. Sự kiện họ không nhận biết Ngài là ai là bằng cớ chứng minh điều này. Điều bi thảm là cả lịch sử Do Thái nhằm mục đích đưa dân Do Thái đến chỗ nhìn biêt Con Thiên Chúa khi Ngài giáng thế. Vậy mà họ quá quan tâm đến ý riêng, quá tha thiết với đường lối riêng, quá chắc chắn về quan niệm tôn giáo riêng, đến nỗi họ trở thành đui mù đôi với Thiên Chúa.
228 WILLIAM BARCLAY
8,21-30
Vô Tri Tai Hại
Gioan 8,21-30
21 Đức CÁêsu lại nói với họ: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được. ” 22 Người Do Thái mới nói: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói: ‘Nơi tôi đi, các ông không thể đến được’?” 23 Người bảo họ: “Các ông bởi hạ giới; cồn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. 24 Tôi đã nói với các ông Ici các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. ”25 Họ liền hỏi Người: “Ong Ici ai?” Đức Giêsu đáp: “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. 26 Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về cúc ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; cồn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói. ” 27 Họ không hiểu là Đức Giêsu nói với họ về Chúa Cha.
28 Người bảo họ: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tối nói như vậy.
29 Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp Ý'Người. ” 'w Khi Đức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.
Đây là một trong những đoạn có tính cách lý luận, tranh biện, tiêu biểu cho sách Phúc Âm Thứ Tư, rất khó làm sáng tỏ và rất khó hiểu. Có nhiều luận chứng được đan kết với nhau trong đoạn này.
Chúa Giêsu nói cho các đối thủ biết Ngài sắp đi xa. Và sau khi Ngài đã đi rồi, họ sẽ nhận thấy là họ mất Ngài, sẽ đi tìm nhưng không gặp được. Điều này quả là một lời tiên tri. Nó nhắc nhở chúng ta ba điều.
1. Có một số cơ hội đến nhưng sẽ không bao giờ trở lại. Mọi người đều có một cơ hội thuận tiện để quyết định tin nhận Chúa Giêsu làm Chúa và Chúa Cứu Thế của mình, nhưng có người khước từ cơ hội đó và mất đi mãi mãi.
2. Đời sống và thời gian vốn có giới hạn. Chúng ta phải quyết định tin Chúa Kitô trong khoảng thời gian giới hạn của mình, mà
8,21-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 229
không ai trong chúng ta biết được giới hạn đó. Ví thế, chúng ta phải quyết định ngay bây giờ.
3. Chính vì có cơ hội trong đời sống, cho nên cũng có phán xét. Cơ hội càng lớn chừng nào, càng mời gọi chừng nào, càng đến thường xuyên chừng nào, thì sự xét xử sẽ càng nặng chừng đó nếu nó bị khước từ hay không được để ý đến. Đoạn này khiến chúng ta phải đối diện với cơ hội mình có, và giới hạn của thời gian cho phép chúng ta nắm bắt cơ hội đó.
Khi Chúa Giêsu đề cập đến việc Ngài đi xa, Ngài muốn nói đến việc Ngài trở về cùng Chúa Cha và sự vinh hiển của Ngài. Chính ở điểm này các đối thủ của Ngài không hiểu nổi ý Ngài, vì khi họ đã liên tục không vâng lời, và khước từ tin nhận Ngài, họ đã tự mình cắt đứt mọi liên hệ với Thiên Chúa. Các đối thủ của Chúa đã nghe lời Ngài bằng một thái độ đùa cợt, chế giễu. Ngài bảo họ không thể theo Ngài đến nơi Ngài đi, thì họ cho rằng Ngài đi tự tử. Theo tư tưởng Do Thái, nơi sâu thẳm nhất của Âm phủ vốn dành cho những kẻ tự hủy hoại mạng sống. Cho nên những người này nói bằng giọng giễu cợt, ngụ ý xúc phạm nặng nề: “ Phải chăng ông ta sắp tự tử, đi đến chỗ sâu thẳm nhất của âm phủ? Nếu thật vậy, quả là chúng ta không thể theo ông ta được”
Chúa Giêsu lại phán nếu họ cứ tiếp tục khước từ Ngài thì họ sẽ chết trong tội lỗi của họ. Đây là một câu nói có tính cách tiên tri (Ed 3,18; 18,18). ở đây muốn nói hai điều.
1. Từ chỉ tội lỗi là hamartia, có liên hệ với việc bắn cung, và nghĩa đen là bắn không đúng mục tiêu. Người từ chốĩ không chịu tin nhận Chúa Giêsu làm Chúa và Chúa Cứu Thế đã đánh mất mục tiêu của đời sống. Người ấy sẽ chết với một đời sống không hoàn tất, vì thế chết đi mà không xứng đáng bước vào một đời sống cao hơn với Thiên Chúa.
2. Yếu tính của tội lỗi là phân rẽ chúng ta với Chúa. Lúc con người đầu tiên là Ađam phạm tội, thì bản năng đầu tiên thúc đẩy ông tránh mặt Chúa (St 3, 8-10). Người chết trong tội lỗi thì chết trong sự thù nghịch với Chúa. Người tin nhận Chúa Kitô được cùng đi với Chúa ngay trong đời này và chết là con đường dẫn đến một chuyến đi gần gũi hơn với Ngài. Từ chối Chúa Kitô là trở nên người
230 WILLIAM BARCLAY
8,21-30
xa lạ với Ngài. Tiếp nhận Ngài là bằng lòng kết bạn với Chúa, và trong tình bạn đó, nỗi sợ hãi cái chết đã bị xóa bỏ vĩnh viễn.
Chúa tiếp tục đưa ra một loạt những nét tương phản. Đối thủ của Ngài thuộc về đất, còn Ngài thuộc về trời; họ thuộc về thế gian, còn Ngài chẳng thuộc về thế gian.
Gioan thường nói đến đời này, thế gian này. Từ trong Hy Lạp là kosmos. Ông đã dùng chữ này theo cách riêng của ông.
1. Kosmos tương phản với thiên đàng. Chúa Giêsu đã từ thiên đàng đến thế gian (Ga 19). Ngài được Chúa Cha sai xuống thế gian (3,17). Ngài không thuộc về thế gian, các đối thủ của Ngài thuộc về thế gian (c.23). Kosmos là đời sống hay thay đổi, tạm thời mà chúng ta đang sống, là tất cả những gì thuộc về loài người, tương phản với những gì thuộc về Thiên Chúa.
2. Thế nhưng Kosmos không tách rời khỏi Thiên Chúa. Trước hết và sau cùng, thế gian do Chúa tạo ra (1,10). Thế gian đã được tạo dựng bởi lời của Ngài. Mặc dầu thế gian và thiên đàng khác nhau như vậy, nhưng vực thẳm giữa trời và đât không phải là không nối liền được.
3. Hơn thế nữa, Kosmos là đối tượng của tình yêu của Chúa. Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Ngài xuống cứu (3,16). Dù khác thế nào đi nữa, Chúa cũng không hề bỏ mặc thế gian, nó là đối tượng của tình yêu của Ngài, và là nơi nhận được món quà quý báu nhất của Ngài.
4. Đồng thời, Kosmos đang có chuyện bất ổn. Nó bị đui mù, khi Đấng Tạo Hóa vào thế gian, thế gian đã không nhận biết Ngài (1,10). Thê gian không thể nhận được Thần Chân Lý (14,17). Thế gian không thể nhận biết Chúa (17,25). Trong Kosmos có sự thù nghịch với Chúa và với những kẻ thuộc về Ngài. Thế gian thù ghét Chúa Kitô và những kẻ theo Ngài (15,18-19). Trong sự thù ghét đó, người theo Chúa Kitô chỉ có thể chờ đợi sự khó khăn, hoạn nạn mà thôi (16,33).
5. Ớ đây chúng ta có một loạt các sự kiện nối tiếp nhau cách lạ lùng. Thế gian vốn xa cách Chúa, thế nhưng giữa Ngài và thế gian không có vực sâu nào mà không thể nối liền được. Chúa đã tạo nên thế gian, yêu thương và sai Con một Ngài đến thế gian. Thế nhưng, thế gian lại đui mù và thù nghịch với Chúa.
8,21-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 23 1
Chỉ CÓ một kết luận thôi. G.K.Chesterton đã nói rằng chỉ có một điều chắc chắn liên hệ đến con người, đó là con người không phải như con người mà Chúa muôn khi Ngài đựng nên. Có một điều chắc chắn liên hệ đến Kosmos, đó là nó không như Kosmos mà Chúa muôn lúc đầu. Đã có cái gì trục trặc, bất ổn. Đó là tội lỗi. Chính tội lỗi đã ngăn cách thế gian với Chúa, đã làm cho thế gian đui mù đối với Chúa, chống nghịch Chúa.
Chúa Kitô đã đi vào thế giới bị trục trặc đó. Ngài đến với thuốc chữa. Ngài đem đến sự tha tội, sự tẩy sạch. Ngài đem đến sức mạnh và ân sủng để con người có thể sống như họ đang phải sống, và thế gian trở thành cái nó đang phải trở thành. Nhưng người ta có thể khước từ sự cứu chữa. Một bác sĩ cho bệnh nhân biết cách điều trị để có thể phục hồi sức khỏe. Ông bảo thẳng với bệnh nhân, nếu không chấp nhận cách chữa trị đó thì không thể tránh khỏi cái chết. Đó chính là điều Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi chẳng tin Ta là Đâng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi mình”.
Trong thế gian đã có gì trục trặc, bất ổn, điều đó ai cũng thấy. Cách cứu chữa duy nhất cho linh hồn mỗi người, và cho thế gian là thừa nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, vâng theo sự khôn ngoan trọn vẹn của Ngài, tin nhận Ngài làm Chúa và Chúa Cứu Thế của mình.
Chúng ta biết quá rõ căn bệnh đang ám ảnh và làm hư hoại thế gian. Chúa đặt trước chúng ta cách chữa trị. Nếu chúng ta từ chối, không chấp nhận thì đó là trách nhiệm của chúne ta.
Trong cả Tân Ước, không có câu nào khó dịch hơn Gioan 8,25. Không ai dám chắc câu ấy trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là gì. Có thể có nghĩa là: “ Ngay cả điều Ta đã nói với các ngươi từ ban đầu”. Có người đề nghị mấy cách dịch khác nhau như: “ Trước hết, thiết yếu nhất, Ta là Đấng như Ta đã nói với các ngươi”. “ Ta bảo với các ngươi rằng Ta là khởi nguyên”. “Làm sao mà Ta đi nói chuyện với các ngươi?”. Theo thiển ý, câu này còn có thể dịch: “Tất cả những gì Ta đã nói với các ngươi chỉ là phần bắt đầu”. Và nếu hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy rõ ý nghĩa thật sự của câu ấy theo ba cách:
1. Họ sẽ thây thập giá. Chỉ đến lúc Chúa Kitô bị treo lên, chúng ta mới thật sự thây được Ngài là ai. Chính tại đó, chúng ta
232 WILLIAM BARCLAY
8,31-32
mới thấy tình yêu không bỏ cuộc đối với con người, một tình yêu cho đến cùng.
2. Họ sẽ thây Ngài Phán Xét. Có nhiều xét xử chưa xảy đến. Hiện thời Ngài có thể như một người thợ mộc Nadaret đang sống ngoài vòng pháp luật, nhưng sẽ có ngày họ thấy Ngài là Vị Quan Tòa, và sẽ biết Ngài là ai.
3. Khi việc đó xảy ra họ sẽ thấy Chúa Giêsu là hiện thân ý Chúa. Ngài phán: “ Ta hằne đẹp lòng Ngài”. Người khác, dù tốt đến đâu cũng thỉnh thoảng mới tỏ ra vâng lời Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha liên tục, và hoàn toàn. Sẽ có ngày mỗi người đều thấy, và thừa nhận Chúa Giêsu chính là hiện thân của tâm trí Thiên Chúa.
Môn Đệ Đích Thực
Gioan 8,31-32
31 Vậy, Đức Giêsu nói với những người Do Thái đã tin Người: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; 32 các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông. ”
ít chỗ nào trong Tân Ước có một hình ảnh trọn vẹn về một môn đệ như ở đoạn này.
1. Làm môn đệ bắt đầu với lòng tin. Làm môn đệ Chúa Giêsu bắt đầu từ lúc biết đặt niềm tin vào những gì Ngài dạy, và những gì Ngài nói về tình thương của Thiên Chúa, vào những gì Ngài nói về sự kinh khiếp của tội lỗi, và những gì Ngài nói về ý nghĩa đích thực của đời sống.
2. Làm môn đệ nghĩa là luôn luôn ở trong lời của Chúa. Điều này bao hàm bốn điểm.
a. Môn đệ luôn luôn nghe lời Chúa Giêsu. Người ta kể rằng John Brown ở Hađington, khi giảng, thỉnh thoảng hay dừng lại một chút, như để lắng nghe tiếng Chúa Giêsu. Kitô hữu là người suốt đời luôn lắng nghe Chúa Giêsu, và không bao giờ quyêt định điều gì trước khi nghe lời Ngài.
8,31-32
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 233
b. Môn đệ luôn học hỏi nơi Chúa Giêsu. Trong tiếng Hy Lạp, chữ môn đệ là mathetes, có nghĩa đen là người học tập. Mỗi Kitô hữu phải suốt đời học hỏi ngày càng nhiều hơn về Chúa Giêsu. Lúc tâm trí đóng chặt, là lúc kết thúc cuộc đời làm môn đệ.
c. Môn đệ luôn đi sâu vào phần chân lý ẩn tàng trong lời dạy của Chúa Giêsu. Không ai chỉ nghe hay đọc lời Chúa Giêsu một lần mà có thể bảo mình đã hiểu hết ý nghĩa. Chỗ khác nhau giữa một tuyệt tác với một quyển sách nông cạn chính là chỗ người ta chỉ đọc quyển sách nông cạn một lần thôi chẳng cần đọc lại nữa, trong khi người ta đọc đi đọc lại một tuyệt tác nhiều lần. Ớ trong lời Chúa Giêsu có nghĩa là chúng ta luôn luôn nghiên cứu, suy gẫm về những gì Ngài phán dạy, để ý nghĩa lời Chúa sáng tỏ trong đời sống chúng ta.
d. Môn đệ luôn vâng lời Chúa Giêsu. Chúng ta học hỏi và nghiên cứu Lời Chúa không chỉ nhằm thỏa mãn tri thức hay để trí tuệ được thưởng thức điều hay, nhưng nhằm tìm xem Chúa muốn chúng ta làm gì. Môn đệ là người học để hành. Chân lý mà Chúa Giêsu đem đến là chân lý đòi hỏi hành động.
3. Làm môn đệ đưa đến hiểu biết chân lý. Học từ Chúa Giêsu là học chân lý. Chúa phán: “Các ngươi sẽ biết chân lý”. Chân lý đó là gì? Có nhiều cách trả lời câu hỏi này, nhưng câu trả lời bao quát nhất là chân lý mà Chúa đem đến chỉ cho chúng ta thấy rõ giá trị đích thực của đời sống. Câu hỏi căn bản mà mỗi người dù có ý thức hay vô ý thức phải trả lời là: “Tôi sống để làm gì? Để theo sự nghiệp? Để gom góp của cải vật chất? Để vui chơi? Để phục vụ Chúa?...”. Trong chân lý của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được những gì thực sự quan trọng, những gì là thứ yếu.
4. Làm môn đệ là được tự do. “ Chân lý sẽ giải phóng các ngươi”, ơ đây trong công tác phục vụ Chúa có tự do hoàn toàn. Làm môn đệ Chúa chúng ta được bốn tự do:
a. Chúng ta được giải phóng khỏi sự sợ hãi. Người nào đã là môn đệ của Chúa thì không phải đi một mình. Người ấy luôn luôn bước đi với Chúa Giêsu. Khi có Chúa kết bạn thì không còn sợ hãi nữa.
b. Chúng ta được giải phóng khỏi bản ngã. Nhiều người nhìn nhận điều ngăn trở lớn nhất của họ là cái “tôi” của họ. Có người
234 WILLIAM BARCLAY
8,33-36
đã tuyệt vọng kêu lên: “ Tôi không thể tự thay đổi con người của mình. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng không được”. Quyền năng và sự hiện diện của Chúa Giêsu sẽ tái tạo một người cho đến khi trở thành hoàn toàn mới.
c. Chúng ta được giải phóng khỏi tha nhân. Nhiều người sống với nỗi lo sợ không biết người khác nghĩ gì, nói gì về mình. H.
G. Wells đã nhận định: “Chúng ta nshe tiếng nói của người láng giềng lớn hơn tiếng của Chúa”. Môn đệ của Chúa là người không bận tâm về những gì người ta nói, vì người ấy chuyên tâm về những gì Chúa nói.
d. Chúng ta được giải Ị}hóng khỏi tội lỗi. Nhiều người đi đến tình trạng khủng khiếp, là họ phạm tội không phải vì muôn phạm tội, nhưng vì không thể khônc phạm tội. Tội lỗi đã trở thành ôns chủ của người ấy, đến độ dù cố gắng đến đâu cũng không thể dứt bỏ chúng được. Môn đệ của Chúa phá bỏ được mọi xiềng xích trói buộc họ vào tội lỗi. Ngài giúp người ấy trở thành con người như đáng phải trở thành.
Tự Do Và Nô Lệ
Gioan 8,33-36
JJ Họ đáp: “Chúng tôi là dòng dõi ông Ápraham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự clo?" 34 Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bao thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. 35 Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. 36 Vậy, nếu người Con có giải phỏng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do.
Lời bàn của Chúa Giêsu về tự do làm phật lòna người Do Thái. Họ cho rằng họ chưa hề làm nô lệ cho ai. Nhưng theo ý nghĩa lịch sử thì họ không đúng. Họ từng bị lưu đày sang Babylon; nsay lúc này họ đang bị người Rôma đô hộ. Nhưng người Do Thái cho tự do một giá trị thật cao và xem tự do là quyền bẩm sinh của mọi người Do Thái. Luật qui định rằng dù nghèo hèn đến đâu, người Do Thái không thể bị hạ thấp xuống hàng nô lệ. “ Nếu anh em ngươi ở gần
8,33-36
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 235
ngươi trở nên nghèo khổ, đem bán cho người ta, chớ nên bắt nó làm việc như nô lệ, vì họ là tôi tớ của Ta, mà Ta đã đem họ ra khỏi xứ Ai Cập, không nên bán họ như người ta bán nô lệ” (Lv 25, 39- 42). Thỉnh thoảng có nhiều cuộc bạo loạn bùng nổ, vì có một lãnh tụ dấy lên, nhấn mạnh rằng dân Do Thái không thể vâng theo bất cứ một vua chúa nào trên trái đất này, vì họ chỉ có một Vua duy nhất là Thiên Chúa.
Josephus đã viết về những người theo Giuđa ở Galilê, lãnh tụ một cuộc nổi dậy lừng danh chống lại người Rôma. “Họ tha thiết với quyền tự do, và bảo rằng Thiên Chúa là Vua, và là Chúa duy nhất của họ” (Josephus, Thời Xưa Của Do Thái Giáo 18,16). Khi người Do Thái bảo họ chưa làm nô lệ ai, họ nói đến một điều khoản căn bản trong phươna châm về đời sống của họ. Đúng là thỉnh thoảng họ bị một vài dân tộc khác đô hộ, đúng là chính lức này họ đane bị người Rôma đô hộ, nhưng sự thật, dù bị đô hộ, họ vẫn duy trì một tinh thần độc lập, nghĩa là họ có thể làm nô lệ phần thể xác, nhưng chẳng bao giờ làm nô lệ về phương diện tinh thần. Cyril ở Giêrưsalem viết về Giuse: “Giuse bị bán làm nô lệ, nhưng ông vẫn được tự do, tâm hồn quý phái của ông vẫn hoàn toàn rạng rỡ”. Chỉ cần gợi ý cho một người Do Thái rằng anh ta có thể bị xem như nô lệ, đó là một điều vô cùng xỉ nhục cho anh ta.
Nhưng Chúa Giêsu lại nói về tình trạng nô lệ khác. Ngài phán: “Ai phạm tội là tôi mọi của tội lỗi”. Chúa Giêsu đã nhắc lại một nguyên tắc mà nhà hiền triết Hy Lạp từng lặp đi lặp lại. Người Khắc Kỷ nói: “ Chỉ có người khôn ngoan mới tự do, kẻ ngu dại là nô lệ”. Socrates bảo: “Làm sao anh bảo mình là người tự do, trong khi các thú vui đang cai trị anh?”, về sau, Phaolô đã tạ ơn Chúa, vì Kitô hữu được giải phóng khỏi nô lệ tội lỗi (Rm 6.17-20).
Ớ đây có một điểm rất gợi ý và thú vị. Thỉnh thoảng khi có người bị quở trách hay bị cảnh cáo vì đã làm điều sai quấy, người ấy đáp: “Dĩ nhiên tôi có thể làm điều tôi thích”. Nhưng sự thật là kẻ phạm tội chẳng làm điều mình thích, mà làm điều tội lỗi thích. Họ để thói quen bám chặt mình đến độ không thể nào thoát ra được. Họ để lạc thú không chế hoàn toàn đến độ chẳng còn làm chi được. Seneca nói rằng cuối cùng, người ấy có thể lâm vào tình thế vừa ghét mà cũng vừa yêu tội lỗi của mình. Không thể nào làm điều mình thích, tội nhân đã đánh mất năng lực làm điều
236 WILLIAM BARCLAY
8,37-41
mình thích. Người ấy là nô lệ của thói quen, của phóng túng; những thú vui sai quấy đã làm chủ họ. Đó chính là quan điểm của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu cũng đưa ra một lời cảnh cáo ngầm, nhưng khi nghe, người Do Thái hiểu rất rõ. Từ nô lệ đã nhắc đến sự việc luôn luôn có sự khác nhau giữa nô lệ và người con trong gia đình. Con cái luôn ở trong nhà, nhưng nô lệ có thể bị đuổi bất cứ lúc nào. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói với dân Do Thái: “Các ngươi tưởng là con ở trong nhà Chúa, và không ai có quyền truất bỏ các naươi trước mặt Chúa. Hãy coi chừng, cách cư xử của các ngươi làm cho các ngươi thành nô lệ, mà nô lệ có thể bị đuối ra khỏi nhà chủ bất cứ lúc nào”. Đây là một lời hăm dọa. Lợi dụne lòng nhân từ thương xót của Chúa là điều khủng khiếp. Đó là việc dân Do Thái đang làm. Và cũng là lời cảnh cáo dành cho những người ngoài dân Do Thái.
Làm Con Thật Sự Gioan 8,37-41
37 Tôi biết các ônẹ Ici dòng dõi ông Ápraham, nhưng các ông tìm cách giết tôi, vì lời tỏi khônạ thấm vào lỏng các ông. ^ Phần tôi, tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tỏi; CỒIĨ các ông, các ông lùm những ẹì đã nghe cha các ỏn% nói. ” 3VHọ đáp: “Cha chúng tôi là ông Ápraham. ” Đức Giêsu nói: “Già như các ông là con cái ông Ápraham, hẳn các ông phải làm những việc ông Ápraham đã làm. 40 Thế mà bâx giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho cúc ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Ảpraham đã không làm. 41 C()n các ông, các ông lcitn những việc cha các ông làm. "
Họ mới nói: “Chúng tôi đâu phải là con hoang. Chúng tôi chỉ có một Cha: đó là Thiên Chúa!
Chúa Giê-su đang đánh một đòn chí mạng vào lời tự xưng tối quan trọng của mọi người Do Thái. Với dân Do Thái, Apraham là nhân vật vĩ đại nhất trong toàn lịch sử tôn giáo. Người Do Thái nghĩ họ được bảo đảm an toàn ở trong vòng ân huệ của Thiên Chúa chỉ vì họ là con cháu của Apraham. Tác già Thánh Vịnh đã ngỏ lời với
8,37-41
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 237
dân chúng: “Hỡi dòng dõi Apraham, tôi tớ Chúa, con cháu Giacóp, kẻ Ngài tuyến chọn” (Tv 105,6), Isaia nói với dân: “Nhưng hỡi Israel, ngươi là tôi tớ ta, còn ngươi, Giacóp, là kẻ ta đã chọn, dòng giống của Apraham bạn ta” (Is 41,8). Lòng ngưỡng mộ của dân Do Thái đối với Apraham là hoàn toàn hợp lý, vi Apraham quả là một vĩ nhân của lịch sử tôn giáo nhân loại. Nhưng những kết luận rút ra từ tính cách vĩ đại của Apraham thì hoàn toàn sai lầm. Dân Do Thái tin sự thánh thiện của Apraham là một công trạng, và công trạng này chang những đầy đủ cho riêng ông, mà còn cho cả dòng dõi ông nữa. Trong cuộc tranh luận giữa Justin Tứ Đạo với một người Do Thái tên Trypho về Do Thái, câu kết là: “Vương quốc đời đời sẽ được ban cho nhừng người thuộc dòng dõi của Apraham về phần xác, dù họ là tội nhân vô tín, không vâng lời hay không tin Chúa (Justin, Đối Thoại với Trypho, 140). Dân Do Thái tin họ luôn luôn được an toàn vì họ là con cháu của Apraham.
Thái độ của người Do Thái vẫn còn tái diễn trong đời sống neày nay:
1. vẫn còn nhiều người sống dựa trên gia phả hay một người danh tiếng nào đó. Neu vào một thời kỳ nào đó trong lịch sử gia tộc, có một người đã thật sự nổi bật trong công tác phục vụ Hội Thánh hay quốc gia, từ đó dòng dõi người ấy dựa vào đấy đế đòi hỏi một địa vị đặc biệt. Nhưng danh tiếng của một vĩ nhân chắng bao giờ nên dùng như một cớ để người ta khỏi phải hành động gì cả, mà nên dùng như một nguồn cảm hứng cho những cố gắng mới mẻ.
2. Có nhũng người vẫn sống bám vào lịch sử hay truyền thống. Nhiều tổ chức thổi phồng tầm quan trọng của mình, chỉ vì có một thời họ khá lừng danh. Nhiều hội đoàn dựa vào số vốn thuộc linh của quá khứ, nhung nếu chỉ xài số vốn ấy mà không thêm vào, chắc chắn có ngày sẽ cạn sạch.
Không một cá nhân, một Hội Thánh hay một quốc gia nào có thể sống bám vào một sự nghiệp trong quá khứ. Nhung đó lại là điều mà người Do Thái cố gắng bám vào
Chúa Giêsu đặt thẳng vấn đề. Ngài tuyên bố hậu duệ thật của Apraham là những người hành động như Apraham. Đó cũng là điều
238 WILLIAM BARCLAY
8,37-41
Gioan Tẩy Giả từng đề cập. Ông đã nói thẳng với dân chúng rằng ngày phán xét đã đến gần, khi xưng mình thuộc dòng dõi Apraham không giúp gì được, vi Thiên Chúa có thề khiến đá trở nên con cháu Apraham, nếu Ngài muốn (Mt 3,9; Lc 3,8). Đó cũng là lập luận mà Phao-lô đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Không phải thịt máu làm một người thành con cháu Apraham, nhưng là phàm cách đạo đức, và tinh thần trung tín.
Trong vấn đề đặc biệt này, Chúa Giê-su qui dồn về một việc: họ đang tìm cách giết Ngài, và đó chính là điều trái nghịch với Apraham đã làm. Khi sứ giả của Thiên Chúa đến với Apraham, ông đã sốt sắng tiếp đón rất long trọng (St 18,1 -8). Apraham đã hoan nghênh sứ giả của Thiên Chúa; dân Do Thái bây giờ lại tìm cách giết sứ giá cúa Thiên Chúa. Làm sao họ dám xưng là con cháu Apraham, trong khi hành vi, cử chí của họ hoàn toàn trái ngược?
Bằng cách nhắc lại câu chuyện trong St 18, Chúa Giê-su có ý nói Ngài là sứ giả của Chúa Cha. Rồi Ngài nói thăng với họ: 'Ta nói điều Ta đã thấy ở nơi Cha Ta”. Điều căn bản là Ngài không đem đến cho loài người ý riêng của Ngài, mà đem đến chính sứ điệp của Thiên Chúa. Chúa Giê-su không nói với người đồng loại những gì Ngài nghĩ; là con Thiên Chúa, Ngài nói với loài người những gì Thiên Chúa nghĩ. Ngài nói lại với loài người sự thật theo Thiên Chúa thấy.
Đến cuối đoạn này lại có một câu khang định kinh hoàng. Chúa Giê-su nói: “Các người làm công việc của cha mình”. Ngài vừa nói Apraham không phải là cha (tố tiên) của họ, vậy cha của họ là ai? Chúng ta phải chờ đến câu 44 mới thấy toàn tác động cùa điều này: Cha của họ là ma quỉ. Những kẻ vừa vênh váo tự khoe là con cháu Apraham, bây giờ phải sửng sốt khi đối diện với lời tố cáo họ là con cái ma quỉ.
Việc làm của họ chứng tỏ họ thật là con của ai, vì người ta chỉ có thể chứng minh là con cái Thiên Chúa qua hành vi cử chỉ của mình.
8,41-45
TIN MỪNG THEO THÁNH CiIOAN 239
Con Cái Ma Quĩ
Gioan 8,41-45
41 Còn các ông, các ông làm những việc cha các ông làm. »
Họ mới nói: «Chúng tôi đâu phải lù con hoang. Chúng tôi chỉ có một Cha: đó Ici Thiên Chúa! 42 Đức Giêsu bảo họ: «Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến. Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng chính NiịUỜi đã sai tôi. 43 Tại sao các ông không hiểu ngôn ngữ của tôi? Là vì các ông không thể nghe lời tôi nói.44 Cha các ông Ici ma quỉ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Nga\' từ đầu, nó đã là tên sút nhân. Nó đã khỏriíỊ đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Klîi nó nói dối là nỏ nói theo bản tính của nó, bởi vì IĨÓ là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối. 4Ĩ Còn tôi, chính vì tôi nói sự thật, nên các ông không tin tôi.
Chúa Giêsu vừa bảo người Do Thái ràng qua đời sống, hành vi cử chỉ và cách họ phản úng lại Ngài, đã chứng tỏ họ không phải là con cái thật của Apraham. Phản ứng của người Do Thái là đưa ra một lời tự xung còn cao hon nữa. Họ bảo, theo một cách thế đặc biệt, Thiên Chúa là Cha của dân Israel. Thiên Chúa phán bảo Môsê tâu với Pharaôn rằng: “Đức Chúa có phán như vầy: Israel là con Ta, tức trưởng nam Ta” (Xh 4,22). Lúc Mô-sê quở trách dân chúng vì họ không vâng lời, ông nói: “Hỡi dân ngu si khờ dại, các ngươi báo đáp Đức Chúa như vậy sao? Ngài há chang phải là cha ngươi, Đấng đã chuộc ngươi chăng?” (Dnl 32,6). Isaia nói lên lòng tin cậy Thiên Chúa: “Thật Ngài là Cha chúng tôi, dù Apraham chẳng biết chúng tôi. Israel chẳng nhận chúng tôi. Hỡi Đức Chúa, dù vậy, bây giờ Ngài là Cha chúng tôi” (Is 64,8). Malakhi thì hỏi: “Hết thảy chúng ta chẳng phải có chung một Cha hay sao? Chẳng phải chỉ có một Chúa đã dụng nên chúng ta sao?” (MI 2,10). Do đó dân Do Thái tự nhận rằng Thiên Chúa là Cha của họ.
Họ tự hào: “Chúng tôi chẳng phải là con ngoại tình”. Đây có thể nói lên hai điều. Trong Cựu Ước cách mô tả dân Israel đẹp nhất là họ được kể như Tân Nương của Thiên Chúa. Chính vì thế nên khi dân Israel quên Chúa chạy theo các tà thần, họ bị coi như đi hành dâm với các thần. Sự bất trung của họ là tội ngoại tình. Khi toàn dân đã
240 WILLIAM BARCLAY
8,41-45
bất trung như vậy, thi dân phản trắc phản trắc ấy bị gọi là “con cái của sự gian dâm” (Os 2,4). Khi người Do Thái nói với Chúa Giêsu họ không phải là con ngoại tình, họ ngụ ý mình không thuộc về một dân thờ ngẫu tượng, nhưng vẫn luôn luôn thờ phượng Thiên Chúa chân thật. Họ tuyên bố mình chắng bao giờ đi lạc xa Thiên Chúa, một lời tự xưng mà chỉ một dân tộc tự dìm mình trong sự công chính mới dám tự nhận như vậy.
Phản ứng cửa Chúa Giêsu đối với lời tự xưng của người Do Thái là trả lời điều đó không đúng; bằng chứng nếu quả thật Thiên Chúa là Cha của họ, họ đã yêu mến và hoan nghênh Ngài. Ớ đây, một lần nữa, chúng ta gặp phần tư tưỏTig chủ đạo của sách Phúc Âm Gioan. Trắc nghiệm dành cho một người là phản ứng của người ấy đối với Chúa Giêsu. Đối diện với Chúa Giêsu là đối diện với sự phán xét; Chúa Giêsu là viên đá thử vàng của Thiên Chúa, căn cứ vào đó mà mỗi người chịu xét xử.
Như thế, lý luận chặt chẽ của Chúa Giê-su được tiếp tục. Ngài nói: “Tại sao các ông lại không hiếu Tôi nói cái gì?”. Câu trả lời thật là đáng sợ, không phải vì họ neu xuấn về mặt trí thức, mà vì họ vốn điếc về mặt tâm linh. Họ từ chối không chịu nghe, không chịu hiểu. Một người có thể bịt tai đối với mọi lời cảnh cáo; nếu cứ tiếp tục như vậy mãi, sẽ đến lúc người ấy trở thành điếc thuộc linh. Trong sự phàn tích trên, một người chỉ có thể nghe được những gì mình muốn nghe, và nếu người ấy chi biết lắng nghe những dục vọng riêng của mình, cuối cùng, người ấy sẽ không nghe được các làn sóng của Thiên Chúa. Đó là việc dân Do Thái đã làm.
Đến lời kết án sắc bén: “Cha thật cùa người Do Thái là ma quỷ”. Chúa Giêsu đã chọn lựa hai đặc điểm cua ma quỷ.
I. Ma quỷ tự bản tính là kẻ sát nhân. Có lẽ Chúa Giêsu nghĩ đến hai điều. Người có thế nhớ lại câu chuyện xưa về Cain và Aben. Cain là kẻ giết người đầu tiên, và chính ma quỉ đã giục ông phạm tội đó. Có thế Ngài đang nghĩ về một điều trầm trọng hơn. Trước tiên, ma quỷ cám dồ loài người trong câu chuyện của sách Sáng Thế. Bởi ma quỉ và tội lồi đã vào trong thế gian, do tội lỗi mà có sự chết (Rm 5,13). Nếu không có cám dỗ thì cũng không có tội lỗi, mà không có tội lồi thì cũng không có sự chết. Do đó, theo một ý nghĩa, ma quỷ là kẻ giết cá nhân loại.
O^U-JU
1 UN JV1UINU I new 1 n AIN M UIUA1N
¿‘-f 1
Nhưng, bỏ qua các câu chuyện xưa, sự thật Chúa Giêsu đã đưa đến sự sống, còn mà quỷ đưa đến sự chết. Ma quỷ giết chết sự thánh thiện, sự trinh trắng, sự thành thật, vinh dự, vẻ đẹp, tất cả nhũng gì khiến cho đời sống đẹp đẽ đáng yêu. Ma quỷ giết chết sự bình an của tâm hồn, hạnh phúc và cả đến tình yêu. Ma quỷ tự bản chất là kẻ phá hủy. Chúa Cứu Thế tự bản chất đem sự sống. Chính lúc ấy, người Do Thái đang âm mưu giết Chúa Giêsu. Họ đang đi theo con đường cua ma quỷ.
2. Ma quỷ tự bản chất ưa thích sự giả dối. Mồi lời nói giả dối đều do ma quỷ sinh ra, gợi ý và đều phục vụ cho ma quỷ. Sự giả dối bao giờ cũng thù ghét chân lý, và luôn luôn tìm cách tiêu diệt chân lý. Khi người Do Thái và Chúa Giêsu gặp nhau, thì đó là lúc đạo giả chạm trán với đạo thật, và điều không tránh được là cái giả cố tìm cách tiêu diệt cái thật.
Chúa Giêsu lên án người Do Thái là con cái ma quỷ, vì tư tưởng họ hướng về việc tiêu diệt điều tốt lành, và làm hậu thuẫn cho điều giả dối. Bất cứ người nào tìm cách tiêu diệt chân lý là đang làm việc cho ma quỷ.
Lời Buộc Tội Quan Trọng Và Đức Tin Sáng Chói
Gioan 8,46-50
46Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi? 47 Ai thuộc về Thiên Chúa, thì nghe lời Thiên Chúa nói; còn các ông, các ông không chịu nghe, vì các ông không thuộc về Thiên Chúa.»
48 Người Do Thái đáp: «Chúng tôi bảo ông lù người Samari và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao?” 49Đức Gìêsu trả lời: «Tôi không bị quỷ ám. Nhưnẹ tôi tôn kính Cha tôi; còn các ông, các ông lại làm nhục tôi.50 Phần tôi, tôi không tìm vinh quang cho mình. Có Đấng tìm cho tôi VCI xét xử.
Chúng ta hình dung cảnh tượng này, như thể nó đang xảy ra trước mắt. Đây là một tấn kịch, không nhũng chỉ trong lời nói, mà còn trong những chồ nghỉ giữa hai câu nói nữa. Chúa Giêsu băt đầu
242 WILLIAM BARCLAY
o,wju
với một lời tự xưng phi thường. Ngài hỏi: “Trong các ông đây, có ai chứng minh được là tôi có tội?”. Tiếp theo đó là một khoảng thời gian im lặng, trong khi Chúa Giêsu rảo mắt nhìn đám đông xung quanh chờ xem có ai chấp nhận lời thách thức Ngu'ô'i vừa đưa ra. Im lặng vẫn kéo dài. Dù cố bới lông tìm vết, họ cũng chang đưa ra được một lời tố cáo nào chống lại Ngài. Rồi sau đó Ngài tiếp: “Các ông đã nhận là không tìm được một lời gì để tố cáo tôi. Vậy tại sao không tiếp nhận những gì tôi đã nói?”. Lại thêm một khoảng thời gian im lặng khó chịu. Và Chúa Giêsu tự trả lời câu hỏi của Ngài: “Sở dĩ các ông không tin nhận lời tôi, vì các ông khône thuộc về Thiên Chúa”.
Ớ đây Chúa Giêsu muốn nói điều gì? Hãy suy nghĩ thế này: không ai có thể học được một kinh nghiệm nếu không có phương tiện nhận lãnh. Một người điếc chăng bao giờ kinh nghiệm được sự rung động cùa âm nhạc. Một người mù chẳng bao giờ thưởng thức được màu sắc. Một người thiếu nhạy cám về thời gian và nhịp điệu chắne bao giờ thưởng thức nổi một vũ khúc.
Dân Do Thái vốn có cách suy nghĩ tuyệt diệu về Thần Khí Thiên Chúa. Họ tin rằng Thần Khí có hai chức năng quan trọng: mặc khải Chân Lý của Thiên Chúa cho loài người, và giúp người ta có thể nhận thức, lãnh hội được Chân Lý. Điều đó có nghĩa, nếu không có Thần Khí Thiên Chúa trong lòng, loài người không thê nào nhìn biết Chân Lý. Dù cho Chân Lý ấy có phơi bày trọn vẹn trước mắt, người ấy vẫn hoàn toàn không trông thấy, nhận biêt, lãnh hội và tiếp nhận cho riêng mình được. Chúa Giê-su nói với người Do Thái: “Các ông đã theo đường riêng, ý riêng của mình. Thần Khí không thể ngự vào lòng các ông, chính vì thế mà các ông khône nhận biết và không tin lời tôi”. Người Do Thái tin chắc họ là một dân tộc sùng đạo, nhưng vì họ khư khư bám chặt lấy các ý niêm tôn giáo riêng của họ, thay vì tiếp nhận các ý niệm từ Thiên Chúa, nên họ đã trôi lạc thật xa Chúa, đến độ trở thành vô thần. Họ đang lâm vào địa vị khủng khiếp của những người vô thần mà lại đi phục vụ Thiên Chúa.
Họ bị chạm tự ái khi nghe nói họ xa lạ với Thiên Chúa. Họ đã hò hét trút hết nỗi căm tức lên Chúa Giêsu. Họ cáo Ngài là người Samari và bị quỷ ám. Khi gọi Ngài là người Samari, họ ngụ ý gì? Họ muốn nói Ngài là kẻ thù của dân Israel, vì giữa dân Do Thái và dân Samari đã có mối hận thù chí tử. Họ cho Ngài là kẻ phá luật vì Ngài không tuân giữ luật. Nhưng trên hết, họ muốn kết án Ngài là
8,46-50
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 243
kẻ theo tà giáo, vì chữ “người Samari” với chữ “tà giáo” vốn đồng nghĩa. Thật kì dị khi Con Thiên Chúa lại bị gán cho danh hiệu tà giáo. Ngày nay nếu Chúa trở lại thế gian chắc chắn việc này cũng sẽ xảy ra.
Có thê chữ “người Samari” ỏ' đây là do sự chép lộn cua một chữ khác. Đế bắt đầu, cần chú ý là Chúa Giêsu đã đáp lại lời buộc tội Ngài bị quỷ ám, nhưng không trả lời câu tố cáo Ngài là người Samari. Điều này khiến chúng ta tự hỏi lời tố cáo của người Do Thái được chép lại đúne hay không. Trong nguyên bản tiếng Aram, từ chi người Samari là Shomeroni. Shomeron lại là một danh hiệu dành cho cluìa quỉ, cũng còn đưọ'c gọi là Ashmedal và Samael hay Satan. Một sự kiện cần chú ý là kinh Koran của người Hồi giáo bảo rằng người Do Thái đã bị Shomeroni, chúa quỷ, cám dỗ thờ ngẫu tượng. Vậy từ Shomeroni nghĩa là con qui. Rất có thế câu người Do Thái nói với Chúa Cìiêsu là: “Ngươi là con của quỷ; ngươi là quỷ; ngươi điên khùng với sự điên khùng của quỷ”.
Chúa Giêsu đáp lại rằng khác hắn với tôi tớ của quỉ, mục đích duy nhất của Ngài là tôn vinh Thiên Chúa, trong khi toàn thê hành vi, cử chỉ của người Do Thái liên tục làm nhục Thiên Chúa. Ngài phán: “không phải Ta bị quỉ ám đâu, nhưng chính các ngươi”
Tiếp theo là đức tin tuyệt vời và ngời sáng của Chúa Giêsu. Ngài phán: “Tôi không đi tìm vinh quang của đời này, tôi biết mình sẽ bị sì nhục, khước từ, ngược đãi và bị đóng đinh vào thập giá. Nhưng có Đấng một ngày khia sẽ đoán xét mọi việc theo đúng giá trị thật của chúng, sẽ ban cho mỗi người vinh dự xứng đáng; Ngài sẽ ban cho ta vinh quang đích thực, bởi vì đó chính là vinh quang của Ngài”. Chúa Giêsu biết chắc một điều: cuối cùng, Thiên Chúa sẽ bảo vệ vinh quang cho chính Ngài. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu chí thấy sự đau khố, sỉ nhục và chối bỏ; nhưng trong cõi đời đời, Ngài sẽ nhận lấy vinh quang, vì Ngài đã vâng theo ý của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu có thái độ lạc quan tuyệt vời, xuất phát từ một đức tin cao cả, một thái độ lạc quan bắt nguồn từ Thiên Chúa.
244 WILLIAM BARCLAY
8,51-55
Sự sống Và Vinh Quang
Gioan 8,51-55
51 Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết. ”
52 Người Do Thái liền nói: “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Ápraham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy; thế mà ông lại nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết. ’
53 chẳn ẹ lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi Ici ông Ápraham sao? Người đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết. Ônẹ tự coi mình là ai?” 54 Đức Giêsu đáp: “Nếu tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa cửa các ông. 55 Các ông không biết Người; còn tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, thì tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tỏi biết Người và giữ lời Người.
Đây là đoạn sách dẫn chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chúa Giêsu đưa ra nhiều lời tự xưng, mà lời sau còn phi thường hơn lời trước. Ngài tuyên bố hễ ai tuân giữ lời Ngài thì sẽ không bao giờ phải chết. Điều này khiến người Do Thái sửng sốt. Dacaria nói: “Cha ông các ngươi bây giờ ở đâu? Liệu các ngôn sứ có sổng mãi không? (Der 1,5). Apraham đã chết, các ngôn sứ đã chết, mà trong thời họ, trong thế hệ họ sống, họ há chắng giữ lời Thiên Chúa sao? Ông Giêsu này là ai mà dám tự đặt cho mình cao hơn những vĩ nhân của đức tin? Chính vi chi’ muốn hiểu theo nghĩa đen mà ngưòĩ Do Thái đã đóng kín trí khôn họ lại. Chúa Giêsu không nghĩ về sự sống và sự chết của thân xác. Ngài ngụ ý, đối với người hoàn toàn tin nhận Ngài, sự chết đã mất đi sức mạnh tối hậu của nó, bước vào hiệp thông với Thiên Chúa là bước vào mối liên hệ mà cả thời gian, lẫn cõi đời đời, đều không chia cách được. Một người như thế không đi từ sự sống đến sự chết, mà từ sự sống đến sự sống. Với họ, đó là bước vào ở gần Chúa hơn.
Từ đó, Chúa Giêsu tiếp tục đưa ra một khẳng định quan trọng, mọi vinh quang đích thực phải đến từ Thiên Chúa. Tự đề cao mình chẳng khó khăn gì. Tự bố trí chung quanh mình một vùng hào quang
8,56-59
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 245
nhân tạo cũng dễ. Được người khác tôn vinh cũng không quá khó. Thế gian tôn vinh những người thành công. Nhưng vinh quang đích thực là vinh dự mà chỉ cõi đời đời mới có thể cho chúng ta thấy, cũng như án lệnh của cõi đời đời không phải là án lệnh của đời tạm.
Rồi Chúa Giêsu đưa ra hai lời tự xưng chính yếu, vốn là nền tảng cúa đời sống Ngài.
1. Ngài là người duy nhất biết về Chúa Cha. Ngài tự nhận đã biết Chúa Cha mà chưa hề có ai biết và sẽ biết. Ngài cũng không hề hạ thấp lời tự xưng xuống, vì như thế là nói dối. Phưcmg pháp duy nhất để hiểu biết đầy đủ tấm lòng và tâm trí Chúa Cha là nhờ Chúa Giêsu. Với tâm trí mình, chúng ta chỉ biết được một số điều rời rạc về Chúa; chỉ trong Chúa Giêsu ta mới thấy chân lý trọn vẹn, và chỉ trong Ngài, chúng ta mới thấy Thiên Chúa là thế nào. “Không ai biết Con trừ ra Cha và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và những kẻ con muốn mặc khải cho”.
2. Ngài là người duy nhất vâng lời Chúa Cha. Nhìn vào Chúa Giêsu chúng ta có thế nói: “Đây là cách Chúa Cha muốn tôi sống”. Nhìn vào đời sống Ngài, chúng ta có thể nói: “Đây là cách phục vụ Chúa Cha”.
Chỉ trong Chúa Giê-su chúng ta mới thấy Thiên Chúa muốn chúng ta biết gì, và trở nên người như thế nào.
Lời Tự Xưng Phi Thường
Gioan 8,56-59
56 Ông Ápraham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ. ”
57 Người Do Thái nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Ápraham! 58 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Ápraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu!
59 Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.
Tất cả những tia chớp trước đây trở thành mờ nhạt trước ngọn lửa đỏ rực của đoạn này. Khi Chúa Giêsu bảo người Do Thái,
246 WILLIAM BARCLAY
8,56-59
Apraham đã nức lòng mừng rỡ khi thấy ngày của Ngài, Ngài đã dùng loại ngôn ngữ mà họ có thế hiểu được. Dân Do Thái có nhiều điều tin tưởng về Apraham khiến họ có thể hiểu được Chúa Giêsu muốn nói gì. Người Do Thái có thế giải nghĩa đoạn này theo năm cách khác nhau.
1. Apraham đang ở trên thiên đàng và có thể thấy việc đang xảy ra ở dưới thế. Chúa Giêsu đã dùng ý niệm này trons; dụ ngôn người nhà giàu và Ladarô (Lc 16,22-31). Đây là cách đơn giản nhất để giải thích câu nói này.
2. Nhưng đó không phải là cách giải thích đúng. Khi Chúa Giêsu bảo Apraham “đã vui mừng” được thấy ngày của tôi, Ngài dùng thì quá khứ. Người Do Thái căn cứ trên nhiều đoạn Kinh Thánh đế giải nghĩa câu này. Họ lấy lời hứa quan trọng dành cho Apraham trong Sáng Thế 12,3: “Mọi chi tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phúc”, và họ bảo nghe lời hứa này thì Đấng Mesia của Thiên Chúa sẽ do dòng dõi ông mà đến, và ông vui mừng về lời hứa huy hoàng đó.
3. Có một số Rabi cho ràng theo Sáng Thế 5,8-21, Apraham đã được thấy mặc khải về toàn thể tương lai của dân Israel, trong đó ông được thấy trước thời đấng Mesia sẽ đến.
4. Có một Rabi cho rằng nụ cười của Apraham trong Sáng Thế 17,16, khi nghe ràng ông bà sẽ sinh con trai, không phải là nụ cười vô tín, nhưng là nụ cười vui mừng vì Đấng Mesia sẽ từ đó mà ra.
5. Một số Rabi khác lại chú giải St 24,1 rất kiếu cách. Bản Kinh Thánh của chúng ta dịch câu này là: “Apraham tuổi đã cao”. Theo nguyên bán Do Thái, mấy chữ đó là “đã đi vào các ngày”. Một số Rabi cho rằng mặc khải Thiên Chúa đã cho Apraham đi vào các ngày hãy còn ở tương lai, và đã thấy toàn thể lịch sử của dân Israel cùng sự giáng thế của đấng Mesia.
Từ các lời giải nghĩa trên, chúng ta thấy rõ dân Do Thái tin rằng lúc còn sống, bằng cách này hay cách khác, Apraham đã có một mặc khải về lịch sử dân Israel và sự giáng thế của Đấng Mesia. Vì thế nên khi Chúa Giêsu bảo Apraham đã thấy ngày của Ngài, một lần nữa Ngài đã cố ý tự xưng là Đấng Mesia. Ngài nói: “Tôi chính là Đấng Mesia mà Apraham đã thấy trong thị kiến”.
8,56-59
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 247
Chúa Giêsu tiếp tục nói về Apraham: “Người đã thấy ngày của tôi và mừng rỡ”. Một số tín hữu đầu tiên đã đưa ra một lời giải thích đầy tưởng tượng. 1 Pr 3,18-22 và 1,6 là hai đoạn Kinh Thánh nền tảng cho giáo lý mà Kinh Tin Kính của các Tông Đồ có ghi câu: “Ngài xuống âm phú”. Chữ ớ đây dùng là âm phủ (Hades) chứ không phải là địa neue (Hell). Không phái Chúa Giêsu đi xuốna nơi giam phạt địa ngục. Âm phú là nơi mà người chết, cả tốt lẫn xấu, đi đến. Ngụy Kinh Phúc Âm của Nicôđêmô hay Hành Động Của Philatô có một đoạn như thế này: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, là sự sống lại và sự sống của thế giới, xin ban ơn cho chúng con đế chúng con có thể nói về sự phục sinh và những việc kỳ diệu Chúa làm trong âm phủ. Lúc đó, tất cả chúng con với mọi người chết từ ban đầu đang ở trong âm phủ, vào nừa đêm, giữa chốn tăm tối có ánh sáng như mặt trời chiếu sáng, mọi người đều được soi sáng và nhìn nhau. Ngay lập tức, tổ phụ Apraham của chúng con cùng với các ngôn sứ và tiên tri khác được tràn nsập vui mùng và nói với nhau: “Ánh sáng này tỏa vùng lớn”. Những người chết nhìn thấy Chúa Giêsu, và có cơ hội đế tin nhận và hoán cải, trước cảnh đó Apraham mừng rỡ”.
Với chúng ta, những ý niêm này rất xa lạ, nhưng với dân Do Thái, đó là những điều rất bình thường, vì họ tin ràng Apraham đã thấy ngày mà Đấng Mesia đến. Mặc dù hiểu biết hơn, dân Do Thái vẫn cố ý chọn cách hiếu câu ấy theo nghĩa đen. Họ hỏi: “Thầy chưa đầy năm mươi tuổi thì sao thấy Apraham được?”. Tại sao lại năm mươi? Năm mươi là tuổi về hưu của người Lêvi (Đn 4,3). Người Do Thái muốn nói với Chúa Giêsu rằng: “Ông còn quá trẻ, đang tuôi thanh xuân, chưa đến tuổi hưu, làm sao có thề trông thấy Apraham được? Ông chi nói điên thôi”. Lúc ấy, Chúa Giêsu làm họ choáng váng khi Ngài tuyên bố: “Ta có trước khi có Apraham”. Lưu ý Chúa Giêsu không nói: “Ta đà có lúc có Apraham”. Đây là câu Chúa Gièsu tự xưng Ngài hiện hữu bên ngoài thời gian. Ngài không bắt đầu ở một thời điểm nào, cũng không có điểm nào kết thúc.
Ngài đã ngụ ý gì ở đây? Điều đó không có nghĩa Ngài muốn nói nhân vật tên Giêsu bao giờ cũng hiện hữu. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã ra đời tại Belem, nhưng còn hơn điều đó nữa. Hãy nghĩ như thế này. Trong vũ trụ chỉ có một người hiện hữu bên ngoài thời gian, đó là Thiên Chúa. Điều Chúa Giêsu nói ở đây chẳng là gì khác hơn là sự sống ở trong Ngài, vốn là sự sống của Thiên Chúa. Tác giả
248 WILLIAM BARCLAY
9,1-5
thư Do Thái đã viết đơn giản hơn về Ngài: “Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi”. Nơi Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ thấy một con người được sinh ra, sống, và chết, nhung thấy một Thiên Chúa vượt trên thời gian, Đấng vốn là Chúa của Apraham, Isaac, và Giacop, Đấng vốn hiện hừu trước thời gian, và vẫn tồn tại sau khi thời gian chấm dứt. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đời đời tự bày tỏ cho loài người.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay