A house without books is like a room without windows.

Heinrich Mann

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1376 / 7
Cập nhật: 2015-07-18 01:26:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ương Nhu không ở lại nhà trọ, cô quyết định quay về gia đình trong thời gian được nghỉ ôn thi.
Đại gia đình của cô giờ đã tách riêng từng gia đình nhỏ, nên ngôi nhà trở nên vắng lặng, thuận lợi để cô tập trung học hành.
Mẹ Nhu chăm chút cho cô từng miếng ăn, bà rất vui khi thấy con dùi mài sách sở. Ngày xưa, bà không được học nhiều, trong cuộc sống vôi chồng từng cảm nhận được sự mất cân xứng về kiến thức, cho nên bà luôn ao ước các con mình được ăn học thành tài. Sống cảnh góa bụa ở tuổi ngoài ba mươi, bà đã rao đao, vất vả biết dường nào, nhưng bà tuyệt đối không muốn các con vì phải đỡ đần gia đình mà bỏ dở sự học.
Nhiều lúc Nhu nghĩ phải chăng Khang vì gia cảnh của cô? Anh giờ đã trưởng thành, đã bước ra xã hội làm việc nên suy nghĩ phải chín chắn và thông sáng hơn. Anh cảm thấy cô không thể cùng anh dệt nên cuộc sống hoàn hảo. Ai cũng có ước mơ và lý tưởng của riêng mình mà đôi lúc tình yêu không đủ đáp ứng.
Khang đã dành cho cô một tình yêu mỏng manh, mỏng manh đến nỗi không cần một cơn gió nhẹ thổi qua cũng mất. Vậy mà cô cứ mơ màng, tưởng mình có thể đem lại cho Khang hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi.
- Nè! Buông ra một chút đi, làm gì mà học chúi mũi bất kể ngày đêm vậy hả?
Hương Nhu ngẩng nhìn anh trai Hải Hoàng. Anh đứng hiên ngang trong trang phục xanh quân đội. Cô chợt nghĩ sau này xuất ngũ, anh phải được học tiếp lên cao.
Hải Hoàng vẫn nhìn em gái chằm chằm:
- Học gì mặt mũi bơ phờ. Con gái học cho lắm vào cuối cùng cũng phải làm vợ, làm mẹ.
Hương Nhu ngỡ ngàng nhìn Hải Hoàng. Sao anh lại có ý nghĩ hạn hẹp như vậy? Có phải lời nói giống với suy nghĩ của anh không?
Cô lập luận:
- Cho dù có làm vợ làm mẹ thì vẫn phải đối mặt với xã hội, mà nhất là vẫn phải kiếm tiền, anh à. Anh không nghĩ chị dâu của em sau này sẽ cùng chung gánh vác với anh sao? Phụ nữ mà làm thân chùm gởi thì chán lắm. Phụ nữ bây giờ, nhiều khi còn giỏi giang hơn đàn ông mấy anh nhiều.
Khoanh tay trước ngực, Hải Hoàng nhíu mắt gục gặc:
- Cô út này khá lắm, nhưng nói được thì phải làm được đấy nhé.
Lòng nhẹ nhõm, Hương Nhu mỉm cười:
- Không dám khẳng định, nhưng trên tinh thần là như vậy. Em rất sợ giống như mẹ, suốt ngày quanh quẩn trong nhà. Lúc ba đột ngột ra đi, mẹ như người chết đuối, chẳng biết bấu víu vào đâu.
- Vậy mà mình cũng đã lớn lên.
- Vì tuổi trẻ giống với tất cả những gì đang lớn lên... có điều chị em nhà mình đã lớn lên trong khiếm khuyết.
Hải Hoàng nhướng mày nhưng không phản đối cách nhận xét của Hương Nhu:
- Ừ! Mình còn rất nhiều việc chưa thực hiện được.
- Rồi sẽ được trong nay mai, nếu mình có quyết tâm.
Tựa người vào thành cửa sổ, Hải Hoàng châm thuốc hút. Làn khói lãng đãng làm Nhu thấy ngộp thở. Cô nhăn mặt:
- Anh hút ít thôi, mẹ thấy lại cằn nhằn.
Đuổi những làn khói ra ngoài, Hảỉ Hoàng lại rít thêm một hơi khác, đầu thuốc đỏ rực trên môi anh:
- Anh đâu có hút nhiều, một ngày chừng dăm ba điếu à, mà Hạo Khang bây giờ làm gì?
Câu hỏi bất ngờ làm Nhu không tránh được bối rối. Cô quơ đại quyển tập phe phẩy trước mặt:
- Anh ấy làm việc nhà nước.
- Hai đứa có thường liên lạc với nhau không?
- Dạ.... cũng không thường xuyên lắm.
Khi nói thế, Nhu cảm thấy rất thẹn với bản thân mình, nhưng cô không có cách trả lời nào khác hơn.
Lặng im một chút, Hải Hoàng lại nói:
- Anh thấy hai đứa có vẻ bấp bên lắm, vì xa mặt thường hay cách lòng.
Hương Nhu gượng cười:
- Nếu là vậy thì nên cách lòng trước khi xa mặt là phương án tốt nhất, phải không anh?
- Nghĩ thì dễ, nhưng mấy ai làm được điều đó.
- Có đấy! Hạo Khang đã làm được điều đó đấy anh ạ. Anh ấy đã quyết định chớp nhoáng, đến nỗi em trở tay còn không kịp.
- Sao? Nghe anh nói vậy, tinh thần bị lung lạc hả?
Tránh ánh mắt Hoàng, Hương Nhu cố cười một cách thoải mái:
- Nếu tình cảm đủ mạnh thì khoảng cách có nhằm nhò gì đâu anh. Vả lại, đâu phải quen với người nào thì nhất thiết phải thành với người đó. Ai cũng có quyền chọn lựa.
- Ừm, nghĩ thoáng như vậy cũng tốt. Anh chỉ lo con gái thường hay chung tình, sẽ khổ khi người ta thay lòng.
Có lẽ phải chuyển hệ thôi, vì Hương Nhu không muốn tiếp tục bị tra tấn như thế này.
Cô thu dọn tập vở rồi ngước nhìn Hải Hoàng:
- Tối nay, anh có trực không?
- Tối nay và cả tối mai nữa. Có gì không?
- Định rủ anh qua nhà chị Yên chơi.
Hải Hoàng nghiêng tay nhìn đồng hồ:
- Nếu đi bây giờ thì kịp.
Hương Nhu do dự:
- Em chưa tắm. Thôi, lát tối em tự đi một mình cũng được.
Hải Hoàng nhắc nhở:
- Con Tinô bên nhà chị Yên hung hăng lắm. Em ít lui tới, phải đề cao cảnh giác với nó đấy.
- Vậy sao? Tinô lúc nhỏ thấy hiền lành lắm mà.
- Tại lúc đó nó chưa bộc lộ hết bản chất.
Hồi năm mười tuổi, Hương Nhu đã từng bị một chú chó săn gần nhà "tặng".
cho một vết răng kỷ niệm ở bên đùi trái. Chú chó nổi tiếng dữ dằn trong xóm, được chủ xích cẩn thận lắm... Vậy mà hôm đó, xui rủi cho cô chẳng hiểu vì lý do gì sợi xích đã bung ra dễ dàng khi cô vừa ló mặt vào tìm bạn. Giờ nhớ lại cảnh tượng hôm đó, cô vẫn còn thấyy khiếp đảm.
Hải Hoàng đã bước lên nhà trên. Hương Nhu nghe tiếng mẹ bảo:
- Con ăn thêm cơm rồi hẵng đi. Bữa nay, mẹ có nấu cà ri cá.
- Lúc nãy, tụi con vừa làm một bụng ứ hự, chắc là hết chỗ chứa rồi mẹ à.
- Bây giờ đi hả con?
- Dạ, bây giờ con đi.
Không còn nghe thấy những lời đối đáp, Hương Nhu đứng đậy làm vài động tác thư giãn rồi bước tới mở tủ, soạn một bộ đồ để đi tắm.
Bắt gặp chiếc áo trắng với nhiều hoa văn, cô nhớ đó là chiếc áo cô mặc đầu tiên trong lần gặp Khang. Chiếc áo giờ đã lỗi thời. Con người ta cũng vậy, suy nghĩ luôn mới luôn khác đi qua từng giai đoạn.
Những làn nước mát làm tinh thần Hương Nhu thư thái hơn. Cô đứng trước gương, nâng niu nhữhg lọn tóc thơm mùi dầu gội. Hình như đây là lần đầu cô để tóc dài thế này.
- Thường Anh bảo con gái để tóc dài mới thướt tha thùy mị, nhưng có lẽ ngày mai cô sẽ đi cắt ngắn bớt.
- Nhu ơi! Mẹ qua chùa đó nghen. Bữa nay là ngày Sám hối, mẹ về trễ hơn mọi thường.
Nhu buông chiếc lược, chạy vội lên nhà trên:
- Dạ, mẹ cứ đi, để con gài cổng.
Bước ra thềm sân, mẹ Nhu còn căn dặn:
- Có trái đu đủ vừa chín tới, con nhớ lấy ăn nha.
- Trái cây ăn buổi sáng mới tốt mẹ à. Để ngày mai, con với mẹ ăn.
- Đu đủ nhiều vitamin A để dành cho con gái, bà già ăn làm gì.
- Mẹ nói kỳ.
Hương Nhu mỉm cười và đứng dõi theo bóng mẹ đến cuối con đường.
Khép cửa lại, Nhu đến ngồi bên chiếc võng. Trời sụp tối thật nhanh, nhưng cô không muốn bật đèn lên. Lặng lẽ trong bóng tối, cô để quá khứ tự do ùa về.
Cũng nơi này, cô và Khang từng ngồi bên nhau. Ai cũng ít lời, nên mỗi lần chia tay đều cảm thấy chưa thỏa mãn.
Một lần, anh đã mạnh dạn cầm lấy tay cô bảo rằng:
"Tay em đã nằm trọn trong tay anh, dù có cách xa thế nào cũng không thể mất nhau được". Cô nhớ rõ như in ánh mắt Khang cùng với lời nói đó.
Chẳng lẽ chỉ vì một lời nói mơ hồ mà đến tận bây giờ cô vẫn chưa có ý niệm mất Khang? Đúng vậy! Cô chưa mất anh ít nhất là trong tiềm thức.
Nằm dật dờ một lúc với quá khứ, Hương Nhu trỗi dậy, thay áo quần rồi khóa cửa đi ra ngoài. Cô lang thang với mái tóc chưa kịp khô, cuối cùng cũng ra tới biển.
Tiếng sóng ì ầm nhưng làm lòng dịu lại. Mãi mãi cô yêu biển, tự hào vì mình là người con của xứ biển. Nếu lỡ "ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về...".
Cô cười vu vơ với lời hát vừa bật thốt. Không phải riêng cô mà còn có rất nhiều người tự tình với biển. Thật tốt quá! Vậy mà cô tưởng không còn có nơi nào để trải lòng mình ra.
- A... a... ạ.... Trời ạ! Ai vừa ra lên một tiếng thất thanh như thế chứ? Có phải cái gã đang đứng cách xa cô chừng vài mét không? Gã bị làm sao vậy? Hình như gã vừa đi giải tỏa sự bức bách sau tiếng la đó.
Hương Nhu quan sát và cảm nhận được như vậy. Một tiếng la có hiệu lực như thế sao? Nếu là vây, cô cũng phải thử một lần mới được...
Ngó tới ngó lui, Nhu bước dần ra chổ ghềnh đá. Cái gã lúc nãy đã đi vào bờ và biến mất khỏi tầm mắt cô. Như vậy càng tốt.
Hít một hơi thật sâu, thở ra một cái thật mạnh, sau đó Hương Nhu bụm tay làm loa. Cô muốn gào lên một tiếng thật lớn, nhưng thật kỳ lạ.... cổ Nhu nghẹn ứ không thể bật ra một âm nhỏ nào giữa trời biển bao ra. Tại sao vậy? Tại sao vậy? La lên một tiếng mà khó thế sao?
Cô tiu nghỉu quay trở vào bờ. Giờ thì cô hiểu đâu,phải ai cũng làm được điều người khác làm.
Trên đường về nhà, Hương Nhu rẽ một lối khác. Qua khỏi hàng cây sao, cô nghe văng vẳng tiếng nhạc thật êm phát ra từ một quán nước.
Nhìn vào trong quán, cô nhận thấy rõ vị trí trước kia Khang đã từng ngồi.
Nơi đó hãy còn trống. Hương Nhu lưỡng lự rồi quyết định bước vào bên trong.
Cô đi thẳng đến chiếc bàn ấy và kéo ghế ngồi.
Vài giây trôi qua, người phục vụ xuất hiện:
- Cô dùng gì chưa hay cô còn đợi bạn?
Hương Nhu ngẩng lên mỉm cười:
- Không đâu ạ. Cho tôi một ly cam vắt.
Gọi xong, cô mới nhớ Thường Anh nói cam vắt tốt cho sức khỏe, nhưng cam buổi sáng là vàng, buổi trưa là bạc, còn buổi tối sẽ là chì. Bây giờ cô chuẩn bị nạp chì vào cơ thể sao?
Vậy mà ly cam được mang ra, cô đã cầm lấy hút một hơi dài:
- Hương Nhu đấy phải không?
Giật mình, Hươnh Nhu đặt vội ly nước xuống bàn. Cô không phải xoay tìm đã thấy một cái bóng hiện ra trước mắt:
- A... thầy!
Thầy Chương nở môi cười. Nụ cười của thầy vẫn tươi như dạo nào.
Ngày xưa thầy dạy Nhu môn Văn, cô học rất khá môn của thầy, nên cô là một trong số những học sinh được thầy ưu ái.
- Thầy nghe mấy đứa nói em đang theo học trường Y học Cổ truyền, phải không?
- Dạ.
Thấy Chương kéo ghế ngồi mnag cả ly nước của thầy sang, chứng tỏ thầy đi có một mình:
- Vậy mà thầy cứ tưởng em thi Sư phạm, khoa Văn. Em sợ cái cảnh nghèo của giáo viên phải không?
- Dạ, không phải vậy.
- Nghĩa là em yêu thích cái môn Y học Cổ truyền?
Hương Nhu gật liền vì cô không muốn giải thích dông dài trước ánh mắt tinh tường của thầy.
Thầy Chương như hiểu ý, nên lái sang chuyện khác:
- Em đi có một mình thôi à?
- Dạ, đang đi giữa đường, thấy khát nên em ghé vào uống một ly nước. Con gái vào quán một mình không được hay phải không thầy?
Thầy Chương bật cười:
- Vấn đề không phải hay dở, mà là địa điểm để mình bước vào.
Hương Nhu hoang mang:
- Quán này có vấn đề sao thầy?
- Có đấy! Nhưng cũng tùy đối tượng.
- Thầy có thể giải thích rõ hơn một chút không? Em đi học xa mấy năm nên không nắm được tình hình.
Hớp một ngụm cà phê, thầy Chương nhìn thẳng vào đôi mắt cô học trò:
- Quán này thì được lắm, giá cả hợp lý phục vụ chu đáo. Có điều thầy cảm thấy em vào đây không phải để uống một ly nước.
Hương Nhu lặng người, không dám nhìn thẳng mặt thầy nữa.
Giọng thầy Chương lại rót đều:
- Bản thân thầy vào đây cũng không phải đơn giản để uống một ly cà phê.
Chỗ này có nhiều kỷ niệm với thầy, thỉnh thoảng thầy muốn ôn lại. Đời sống cũng như giáo án của thầy vậy mà. Có những đề mục cứ đồ đi đồ lại, không cần phải soạn mới.
Lời nói của thầy Chương cho Nhu một linh tính. Cô khẽ hỏi:
- Cô và bé Linh có khỏe không ạ?
- Cuộc sống của họ có lẽ tốt hơn hồi đó.
- Thầy nói vậy là sao? Sao lại có lẽ hả thầy?
Nhìn gương mặt Nhu căng thẳng, thầy Chương khẽ cười, nụ cười lạ lùng nhất nơi thầy mà Nhu bắt gặp:
- Em đi học xa nên chưa biết. Mẹ con cô ấy đã bỏ thầy rồi. Cô ấy cần một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi hơn. Ngày xưa, cô ngưỡng mộ thơ của thầy, yêu văn chương của thầy, nên không cảm thấy cuộc sống khó khăn của thầy là rào cản.
Hượng Nhu đón nhận những lời tâm sự của thầy một cách chua xót. Cô không hiểu được sâu xa đời sống vợ chồng nhưng với cô, thầy Chương la2 một thần tượng. Thầy sống rất hòa đồng, rất giản dị nhưng sâu sắc với từng tâm hồn.
Không chỉ học sinh mà hầu như các đồng nghiệp đều mến thầy. Trong xã hội, tìm một vị trí như thầy đâu phải dễ.
- Em thấy bất ngờ, phải không?
- Dạ.
- Thật ra cô ấy cũng cần được thông cảm. Cô ấy khó thích nghi được với hoàn cảnh của thầy. Bệnh của mẹ thầy, tái phát liên miên, còn đứa con gái thì sống đời thực vật. Bắt cô ấy gánh chung những bất hạnh thật là thiếu công bằng.
Nhu nghe mắt mình cay xè. Cô chẳng biết nói lời gì để an ủi, chợt có một ý nghĩ để hỏi:
- Thầy ạ! Nếu như một kúc nào đó cô quay về, thầy có đón nhân cô không?
- Thầy chưa nghĩ tới tình huống đó.
Ánh mắt buồn của thầy bỗng cười:
- Em phải sống cho tốt, cố gắng đừng vào quán một mình, nếu thấy không cần thiết lắm.
- Dạ, em nhớ rồi.
Nhìn cô học trò bưng ly nước uống vội vàng, thầy Chương nói lời trấn an:
- Đừng vì chuyện của thầy mà tư tưởng ảnh hưởng. Lần sau gặp lại, nhất định em sẽ thấy thầy tươi tốt hơn, lạc quan hơn.
- Thầy phải giữ lời đó!
- Nhất định! Thôi, em về đi, tiền nước để thầy trả.
Một ly nước đâu có đáng gì mà sao Hương Nhu thấy áy náy. Thấy cô tần ngần, thầy xoa tay:
- Được rồi, về đi. Giàu trẻ không vội mừng nên nghèo trẻ không nên lo.
Thầy mới bốn mươi, chưa gọi là già.
- Dạ, thưa thầy, em về.
Hương Nhu đi thật nhanh ra khỏi quán, nhưng sau đó lại đếm từng bước lặng thầm. Nếu có khả năng, cô muốn tập hợp hết tất cả những lý do khiến người ta buông bỏ nhau.
- Căng thẳng quá Nhu oi!
Vừa bước ra khỏi phòng thi, Hương Nhu đã nghe thấy tiếng của Thuần Mỹ rên rỉ.
Tiết trời đâu có nóng bức gì mà cô thấy trên trán Thuần Mỹ lấm tấm mồ hôi.
Ghé ngồi xuóng băng ghế, Hương Nhu trấn an bạn:
- Đừng lo lắng! Phòng của tụi mình có cô Diệu Anh, cô ấy chấm nương tay lắm. Bước vào phòng thi mà mất bình tĩnh, dễ gây chú ý. Hôm nay là ngày thứ hai chứ có phải ngày đầu tiên đâu mà hồi hộp dữ vậy.
Thuần Mỹ thở ra:
- Mi cũng biết nào giờ, ta dị ứng với môn Dưỡng sinh mà, nhất là phần thực hành.
- Cứ việc phớt tỉnh Ăng- lê đi.
- Thì ta cũng muốn phớt, nhưng sao tim cứ đập mạnh.
Hương Nhu đưa mắt nhìn quanh:
- Thái Hòa với Khôi Khoa thi chưa mà chẳng thấy bóng dáng tụi nó đâu cả vậy?
Thuần Mỹ vội báo cáo:
- Khôi Khoa thì chưa, còn Thái Hoà thi xong là chạy về bên nhà rồi. Nó bị chột bụng.
- Chết chưa! Đang mùa thi sao cứ xảy ra tình trạng này.
Thấy Thuần Mỹ tủm tỉm cười, Hương Nhu rút khăn tay lau trán cho bạn:
- Cười tươi vậy là được rồi. Chút nữa nghe gọi tên thì nghe gọi tên thì tự tin đứng dậy và bước vào một cách thoải mái.
Đôi mắt Thuần Mỹ chớp chớp:
- Ta làm được vậy sao, Nhu?
Hương Nhu gạt ngang:
- Tất nhiên! Chuyện đơn giản vậy mà làm không được chỉ có nước mang đi câu sấu. Không chừng sấu cũng chẳng thèm.
Thuần Mỹ đánh bóp vào vai Nhu rồi cười:
- Lúc nãy, mi thi được không?
- Thể hiện việc hoàn chỉnh, không thấy có gì sai, nhưng kết quả phụ thuộc vào Ban Giám Khảo. Ta cảm thấy môn Dưỡng sinh mà phải thi lại thì không đáng chút nào.
- Ừ, không nên để thi lại.
Cái đầu Thái Hoà nhú lên từ chỗ bậc thang vừa lúc phòng thi xướng tên Thuần Mỹ.
Nhìn Mỹ bật dậy như chiếc lò xo, Hương Nhu vội nắm tay bạn:
- Nhớ những gì ta dặn đó nghen. Lát thi xong tụi mình đi ăn bánh cuốn nóng.
- Nhớ chờ đó!
- Nhớ mà.
Thuần Mỹ còn liếc Hòa, cười một cái trước khi bước vào phòng thi.
Thái Hòa ngồi vào chỗ Thuần Mỹ, gương mặt vẵn còn phảng phất sự bất an - Sao rồi? Ổn chứ?
Nghe Nhu hỏi, Hòa lắc đầu:
- Vẫn chưa... nhưng ở nhà một mình, ta sợ ma.
- Ma cỏ gì? - Nhu lừ mắt - Đã thấy ma lần nào chưa mà bày đặt sợ?
- Ta quyết tâm để không nhìn thấy nó.
Hương Nhu bật cười:
- Lỡ như nó quyết tâm cho mi thấy thì sao?
- Ê! Đừng nói bậy chứ.
- Vậy nói thử nghe... tối qua, Quân dẫn mi đi ăn gì mà ra cớ sự thế?
- Ừ, tụi tao đi ăn bún... ốc.
- Hết nói nổi. Ban đêm sao lại ăn bún ốc?
Thái Hòa lỏn lẻn khai:
- Tại Quân thèm... nên ta chiều.
- Ngây thơ hết chỗ chê!
- Thiếu gì người ăn, đâu phải chỉ có hai đứa ta.
- Nhưng nào giờ cái bụng của mi xấu, không biết hả? Vậy còn Quân, có sao không?
Mặt Hoa bừng lên sắc đỏ:
- Ai mà biết gì hắn... chẳng lẽ hỏi.
Hương Nhu cười gườm:
- Vậy, sợ chưa? Lần sau dám tái diễn nữa không?
Ánh mắt Hòa chợt mơ màng:
- Tính Quân vô tư lắm chẳng biết sau này lớn hơn một chút, Quân có thay đổi gì không?
Chăm chú nhìn Hòa, Nhu chợt nói:
- Yêu mà còn nhận xét được đó là một tình yêu không mù quáng. Nếu không sửa đổi được tính cách của người ta, thì bản thân mình phải tìm cho ra những yếu tố để dung hòa.
- Có lúc ta cũng nghĩ như vậy, bởi ta và Quân là hai người hoàn toàn khác nhau, làm sao mà đòi hỏi có nhiều điểm giống nhau được.
Ý nghĩ của Thái Hòa làm Nhu chợt nhớ đến hai câu thơ đã rất xưa.
"Yêu là ghép hai cảnh đời riêng lẻ Để nhìn về 1 hướng mới tương lai".
Vậy Quân và Hòa đã có dự định gì chưa? Người ở miền cao, người ở đồng bằng cũng có thể là xa xôi cách trở. Khôi Khoa ở đâu ùa tới, mặt mày sáng rỡ.
- Xong cả chưa. Về nhà thôi!
Hương Nhu chỉ tay vào phòng:
- Thuần Mỹ còn ở trong đó chắc cũng sắp xong rồi. Thi tốt chứ?
Khôi hoa ưỡn ngực:
- Thầy Dinh bảo ta thể hiện mấy động tác rất đẹp... sau này hướng dẫn mọi người thì OK!
Thái Hòa trợn mắt:
- Có chuyện khen ngợi trong lúc thi cử nữa sao? Phạm luật!
Hương Nhu dặn thêm:
- Chuyến này, Khôi Khoa đạt điểm tối đa môn Dưỡng sinh cho xem.
Thuần Mỹ chạy từ trong phòng thi ra, trán lại lấm tấm mồ hôi. Cô ôm ngực:
- Hú hổn!
Nhu nôn nóng hỏi:
- Có trục trặc gì không?
Thuần Mỹ vừa thở vừa nói:
- Thì ta cứ thế mà làm, chẳng nghe ai ý kiến gì.
Thái Hòa đựợc dịp nói móc:
- Luật thi cử là thế mà. Đúng, sao không cần lên tiếng.
Lập tức cô bị Khôi Khoa véo cho một cái thật mạnh vào mũi. Mũi Hoà đỏ lên nhưng cồ bỗng ôm bụng.
- Chết rồi! Ta phải về nhà thôi.
Thuần Mỹ cười hô hố:
- Tào Tháo lại gọi nữa hả. Làm gì phải chạy về nhà, xuống dưới cho gần.
- Không được! Ta quen chỗ rồi.
Mặt Hoà nhăn nhó và cô biến đi thật mau. Ba người còn lại nhìn nhau cười nghiêng ngả rồi cũng lót tót theo sau.
Về nhà, Khôi Khoa sốt sắng nấu cho Thái Hòa một ly trà gừng uống ấm tỳ vị.
Hương Nhu trèo lên giường, xoa dầu cho cô và nói:
- Con sâu làm sầu nồi bánh ướt nóng. Bây giờ cả nhà đành phải ăn cháo thịt bằm. Tội của Quân lớn lắm, chiều nay hắn sang đây sẽ biết tay.
Thái Hòa nằm chuồi trên giường, mái tóc màu hạt dẻ của cô bung ra, lấp kín mặt gối:
- Đừng mạnh tay quá, tội nghiệp anh ấy.
Giọng Hoà lí nhí vậy mà Thuần Mỹ nổi cơn thịnh nộ:
- Cái gì? Anh ấy hả? Trời ơi! Em Hoà đã gọi Quân bằng anh rồi, Khôi Khoa ơi.
Mặt Hòa đỏ bừng nhưng cô đâu có vừa:
- Không anh thì là gì? Tính cho chính xác, Quân lớn hơn ta hai ngày, mười sáu tháng.
Khôi Khoa ló mặt lên:
- Có gì đâu mà ầm ĩ. Cho dù cô ấy có lớn hơn anh ấy vài tuổi vẫn phải gọi "anh" như thường.
Thuần Mỹ chu môi, lắc đầu:
- Ta không thích vậy đâu. Ta tự dặn mình không được lấy chồng bằng hay nhỏ tuổi. Tệ lắm người ấy cũng phải lớn ngày lớn tháng hơn, nếu không, ta luôn có cảm giác mình là chị.
- Vậy mi có ưng một người lớn hơn mình nhiều tuổi khớng?
Nghe Khôi Khoa hỏi ngược, Thuần Mỹ ngắc ngứ:
- Hơn năm, mười, mười lăm gì cũng được miễn lần đầu nhìn nhau, đừng để ta gọi bằng chú.
Cả bọn lại được dịp cười thoải mái.
Khôi Khoa lại nói:
- Người ta bảo "củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài", nhưng ta vẫn thích có chồng đẹp.
Thuần Mỹ chọc ghẹo:
- Đẹp cỡ thầy Dinh phải không?
- Thầy Dinh mà đẹp gì - Khôi Khoa trề môi - Cỡ như Quân của Thái Hoà thì mới gọi là đẹp.
Thái Hoà xen vào:
- Có ngườt yêu đẹp chỉ tổ hồi hộp. Cứ đi ra tấc đường là có người ngắm.
- Sợ mất quân hả?
Nhìn Nhu, Hòa gật đầu:
- Sợ chứ sao không. Cứ nghĩ tới điều đó là ta thấy ngộp thở. So với Quân, ta thua xa phải không?
Cầm bàn tay Hòa, Nhu vuốt những ngón thon dài:
- Mi cũng đẹo đâu có thua gì Quân. Hai người là một cặp đẹp đôi trời ban.
Ngoại hình đẹp là ưu điểm của tình yêu, nhưng không nhất thiết phải dựa vào yếu tố đó. Tình yêu là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn, xấu hay đẹp nằm trong cảm nhận và tư duy của mỗi người.
Thuần Mỹ có vẻ tâm đắc:
- Nhỏ Nhu nói có lý, vì thế mi khỏi lo sợ vu vơ. Lúc trước, Quân từng đeo đuổi Nhu nhưng mà Nhu nó có màn đâu, cái đẹp của Quân không lung lay được nó.
Nghe nhắc chuyện cũ, Thái Hòa nhìn Nhu gườm gườm:
- Nhỏ này là chảnh nhất lớp. Ai nó cũng chê.
Hương Nhu đính chính:
- Ta xấu xí vầy, làm gì dám chê ai, chỉ tại chưa gặp được người trong mộng.
- Cái người xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt ấy hả?
Thấy Nhu cười, Thuần Mỹ nạt:
- Cười gì? Ta cảm thấy sợi dây yêu của mi bị liệt thì đúng hơn.
Nghe giọng Thuần Mỹ réo rắt Hương Nhu chợt thấy buồn. Cô lại nhớ đến người ấy, một nỗi nhớ nhung day dứt triền miên.
Chỉ Là Con Sóng Chỉ Là Con Sóng - Hải Văn