Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hữu Mai
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3481 / 55
Cập nhật: 2016-07-06 02:05:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ịnh xơi của anh em chỗ đội mũ chắc? Không biết dưới đại đội nó làm ăn thế nào? Cứ vắng cán bộ một buổi lại lung tung.
Vinh làu bàu mấy lần từ sáng đến giờ như vậy.
Sớm nay trung đoàn trưởng gọi điện thoại hỏi chiến hào còn cách “ụ thằng người" bao xa. Đồng chí tác huấn của tiểu đoàn đi vắng. Vinh giờ sổ báo cáo xem xong rồi nói:
- Hai trăm thước anh ạ.
- Thế nó là cao su à? - Trung đoàn trưởng hỏi lại.
Vinh luống cuống, trung đoàn trưởng lại dễ dà:
- Hôm qua báo cáo cách một trăm năm mươi thước, đào cả một đêm nữa, lại báo cáo cách hai trăm thước! Đồng chí có ra kiểm tra anh em làm ăn không?
Vinh ngứa ran người. Nhưng anh vẫn ứng phó nhanh:
- Báo cáo đồng chí, hai hôm nay tôi bận họp không ra.
- Không phái lần này là lần đầu! Cứ co giãn như thế này mấy lần rồi đấy đồng chí Vinh ạ...
Trong khi trung đoàn trưởng nói. Vinh lật nhanh lại trang trước của cuốn sổ. Quả là ngày hôm qua dưới đại đội đã báo cáo chiến hào cách đồn địch một trăm năm mươi thước. Anh ấp úng không nói được gì thêm... Trong ban chỉ huy tiểu đoàn, việc kiến thiết trận địa tiến công đã phân công cho Quân đặc trách. Tuy vậy, người chi huy trưởng chỉ huy chung, không thể không biết đến việc đó. Vinh thường nói với cán bộ dưới: "Kiến thiết trận địa là một hình thức tác chiến với địch, phải coi trọng nó như chiến đấu". Nhưng anh vẫn ngại ra ngoài ấp những đêm tiến hành cuộc chiến đấu này. Ngoài đó có Quân rồi, ra cả hai tháng không may ngoẻo cả thì lấy ai chỉ huy bộ đội?... Anh thường tự bảo như vậy. Và cũng biết là mình lại lừa dối mình. Mỗi buổi sớm, thấy tiểu đoàn phó, quần áo, chân tay vàng khè bùn đất ở trận địa về với bộ đội kèm theo một vài đồng chí bị thương hay hy sinh, lòng Vinh cũng không yên. Nhưng đến nay anh vẫn chưa ra kiểm tra trận địa được lần nào. Công việc làm trận địa hầu như không đêm nào không có thương vong. Trên một khoảng đất đã được pháo binh địch tính toán kỹ lưỡng đạn địch chẳng phân biệt ai là người đang trực tiếp đào trận địa uy hiếp chúng, ai chỉ là người ra đó để kiểm tra... Mấy hôm nay Quân đi họp vắng, việc kiểm tra trận địa do cán bộ đại đội chỉ huy. Vinh không ngó ngàng tới, rõ ràng là một khuyết điểm.
Từ trưa, Vinh nói với Tuấn tối nay sẽ ra kiểm tra trận địa.
Tuấn ngoài mặt tỏ vẻ không chú ý, coi như đó là một việc làm bình thường của người chỉ huy. Nhưng thực ra, anh quan tâm đến hiện tượng này. Sau hội nghị đấu tranh với tư tưởng hữu khuynh tiêu cực ở đại đoàn, tình hình cán bộ có nhiều chuyển biến mới. Qua trận đánh, Tuấn nhìn rõ người bạn chiến đấu của mình hơn. Tuấn biết anh có dao động, mặc dù sự bộc lộ tư tưởng của anh về mặt này trong cuộc kiểm điểm vừa rồi không thật rõ rệt. Nhưng anh ta đã ở trong đồn cho tới lúc bị thương phải khiêng ra. Sự có mặt của anh cũng động viên được bộ đội, làm cho họ thấy trong lúc khó khăn nhất cán bộ tiểu đoàn vẫn ở sát bên họ. Sau trận đánh, các cán bộ dưới không tỏ vẻ gì mến phục đặc biệt đối với Vinh, nhưng anh cũng không bị coi thường như một vài cán bộ tiểu đoàn khác đã không làm tròn nhiệm vụ. Kể anh ta không phải là người hỏng lắm. Nhưng ít khi, trước một công việc thấy anh tỏ ra say sưa, đặt vào đó hết tâm lực mình. Cứ để anh ta như thế này thì dễ, nhưng muốn đẩy lên một chút nữa, thực khó. Tuấn đã hiểu được khá thấm thía, mỗi hành động, mỗi việc làm tốt, xấu của cán bộ đều ảnh hưởng trực tiếp tới đơn vị. Là chính trị viên, Tuấn không thể không chú ý tới sự thay đổi tuy nho nhỏ nhưng mới mẻ này ở Vinh. Anh cảm thấy vui vui.
Nửa đêm, Quân đi họp ở phòng tham mưu đại đoàn về. Anh tháo đôi giày đầy bùn đất nặng như cùm: ném đánh bịch trước cửa hầm, và ghé lại bên Tuấn. Chiếc áo bông của anh ướt đẫm sương, phả hơi giá vào mặt Tuấn. Sau khi nói chuyện lại cuộc họp vừa qua, và hỏi Tuấn tình hình ở nhà, thấy nói Vinh đã đi kiểm tra trận địa. Quân tụt nốt đôi bít tất len màu xám vừa rách vừa ẩm ấn vào trong giầy, nằm xuống cạnh Tuấn định kéo một giấc đến hôm sau dậy làm việc. Giữa lúc đó, Vinh ở trận địa về. Tiếng nói oang oang của anh làm mấy đồng chí liên lạc nằm ở hầm bên cũng thức giấc.
- Lính với tráng này thì đánh đấm gì? Mai đem trả về các ông ấy cho được việc Chính phủ. Lính này chỉ có đem làm vận tải thay dân công họa ra...
Tuấn gọi Vinh:
- Vào đây đã!
Vinh chui vào hầm bô bô kể lại:
- Ra đến nơi, đào được hai tiếng đồng hồ, đại bác ở Hồng Cúm rập ngay cho một chầu vào trận địa. Mình đang ngồi thấy huỳnh huỵch bèn quát lên, hỏi chả thằng nào trả lời, cứ cắm đầu chạy cả. Tôi dang tay ra, có cậu gạt tay tôi, có cậu nhảy cả qua người tôi mà chạy. Mình tưởng địch đánh ra... Nhưng cuối cùng, chỉ vì đại bác nên các ông mất tinh thần hè nhau chạy...
Quân hỏi:
- Thương vong mấy người?
- Chưa nắm được... Chạy biến tất cả.
- Cán bộ đại đội đâu?
- Đã bảo là chạy hết, chỉ còn trơ lại mình tôi, tôi phải bò về. Để gọi đại đội trưởng đại đội 3 tên đây kiểm điểm xem sao?
Liên lạc viên đi một lát, về báo cáo:
- Đại đội trưởng ra trận địa với bộ đội chưa thấy về.
Vinh trợn mắt:
- Bây giờ vẫn chưa về à?
- Báo cáo chưa.
- Có thấy bộ đội về đây không?
- Báo cáo trừ anh nuôi, bộ đội không có ai ở nhà.
- Cậu xuống đại đội nào?
- Đại đội 3.
- Quên cả đường về rồi! Chặc, chặc!... Quân với tướng thế này còn đánh đấm cái gì!
Quân nhấc khẩu súng ngắn đặt ở góc hầm, thắt vào lưng.
- Để tôi ra ngoài ấy xem sao.
Tuấn cũng bò ra cửa hầm tìm giầy:
- Tớ cũng đi với cậu.
Vinh lại nói:
- Đơn vị ông quản trị trưởng đấy!...
Quân vẫn ngồi cong người ở cửa hầm chăm chú néo dây giày như không nghe thấy. Anh biết tiểu đoàn trưởng đang muốn nói với mình: "Cứ cãi mãi ai cũng chỉ huy được đi!...". Sau trận đánh, các đơn vị trong trung đoàn đều vắng lạnh. Hầm hố rộng hoặc. Đường đi lối lại thênh thang. Bữa cơm lèo tèo mấy người ăn. Ba lô của các chiến s để lại chất cao như núi. Nhưng chỉ mươi ngày sau, các đơn vị được bổ sung quân số trở lại nền nếp làm việc bình thường. Các chiến sĩ phần lớn là tân binh mới từ hậu phương lên, và những thanh niên xung phong chuyển sang. Một số trước ở các đơn vị vận tải, tải thương, hoặc công tác tại các cơ quan đoàn bộ chuyển xuống. Cán bộ lúc này thật là thiếu. Mặc dù đã mạnh dạn đề bạt nhiều chiến sĩ, cán bộ từ dưới lên, nhưng vẫn còn những đơn vị chưa có người chỉ huy. Trên chủ trương đưa cán bộ cơ quan ra thay thế. Đại đội trưởng Thúy, ở đại đội 3 cách đây ít ngày còn là quản trị trưởng của tiểu đoàn. Đồng chí này được điều lên tiểu đoàn làm quản trị trưởng đã sáu năm, từ khi còn là trung đội trưởng. Anh làm việc rất cần cù, không bao giờ phàn nàn, nóng nảy trước sự mè nheo của anh em. Một người quản trị trưởng như anh cũng hiếm. Thấy trên mãi không điều động cán bộ cho đại đội 3, Quân góp ý kiến với liên chi ủy đưa Thúy trở về đơn vị chiến đấu phụ trách đại đội. Tuấn tán thành ý kiến anh. Nhưng Vinh phản đối, anh bảo Thúy xa đơn vị lâu ngày, xuống ngay giữa chiến dịch thế này không quen, sẽ ảnh hưởng dấn chiến đấu. Quân căn cứ vào chủ trương trên và kinh nghiệm của mình, anh thấy cần phải mạnh dạn. Một người có tinh thần trách nhiệm như Thúy cứ giao việc rồi giúp đỡ trước sau anh ta cũng sẽ làm được. Cuối cùng vì thiếu người, liên chi ủy đành đề nghị trung đoàn cho Thúy về phụ trách đại dội 3... Đêm nay, lại đúng phiên đại đội 3 đào trận địa.
Quân đi rất nhanh. Những đường chiến hào ngang dọc, bóng đêm đặt đầy cạm bẫy, không làm anh trệch trẹo một bước chân. Tuấn phải cố gắng lắm mới theo kịp người tiểu đoàn phó. Anh ta chẳng nói chẳng rằng. Là tiểu đoàn phó, nhưng ít khi thấy một anh ta ở tiểu đoàn bộ. Hễ không vướng họp hay hội ý là anh đã lỏn ngay xuống đại đội. Không biết anh ta nhớ cái đại đội chủ công anh đã ở năm, sáu năm trời, hay là anh ngại sự tiếp xúc nhiều với Vinh và Tuấn? Tuấn cảm thấy như có cả hai điều đó. Lúc thường, trong sinh hoạt, anh tỏ ra rụt rè, ít đấu tranh. Nhưng khi chiến đấu, anh lao vào quân thù không biết sợ....
Chiến hào nằm im lìm như chết, chịu những bước chân dằn vặt nặng nề của hai người. Một chiếc đèn dù vừa tỏa sáng trên không. Nhìn vũng nước trong giao thông hào sáng loáng lên như một tấm gương vỡ, Tuấn nhớ lại lần trước mình cũng đã đến với đại đội 3, cái đêm đại đội này đào trận địa bị địch đánh ra. Anh cảm thấy so với ngày đó, mình nay đã thay đổi khá nhiều.
Dọc đường, họ không gặp một cán bộ, chiến sĩ nào.
Quân quay lại hỏi:
- Ta cứ ra tận chân đồi?
- Ra chứ!
Sau màn sương đục, cây đa cụt ở chân đồi A1 rõ dần, như một người điên đang giơ tay kêu khóc. Quân ngoái đầu lại bảo Tuấn:
- Đến nơi rồi. Hình như anh em vẫn còn ngoài này đồng chí ạ!
Bước chân Quân nhẹ nhàng hơn, nhưng anh vẫn đi rất nhanh. Tuấn cũng bắt đầu nghe thấy những tiếng động rậm rịch phía trước.
- C nào đây? - Quân hỏi nho nhỏ.
- C3.
- Đồng chí Thúy đâu?
- Báo cáo đồng chí, cứ đi thẳng lên một quãng nữa. - Người trả lời đã nhận ra anh là tiểu đoàn phó.
Tuấn và Quân lom khom đi trên những chiến hào mấp mô mới đào sâu quá đầu gối. Họ nhận thấy các chiến sĩ hì hụi làm việc bình thường. Tiếng nói quen thuộc của Thúy từ phía trước vang lại. Tiếng nói của anh ta cứ ngọt ngào êm dịu như miếng bưởi Đoàn Hùng.
- Các cậu trông tớ mà đào. Tớ đứng hay ngồi, các cậu cứ làm như thế. Khi nó bắn thì bình tĩnh vào hầm. Nó bắn vu vơ, có trông thấy mình đâu! Không việc gì mà sợ...
Đại đội trưởng Thúy phong phanh chiếc áo vải mỏng, ống tay cuốn cao tới nách, đang lom khom xắn đất với mấy chiến sĩ. Quân bảo anh vào một căn hầm nhỏ hội ý.
- Tình hình anh em thế nào?
- Đêm nay làm khá anh ạ... Lúc nãy nó bắn mạnh, chạy tóe cả.
- Đồng chí làm thế nào thu thập được anh em?
- Lúc anh em chạy, tôi ngồi trong hầm không biết. Khi phát hiện ra, tôi đi về phía sau gặp anh em, động viên thì anh em lại ra đào tiếp.
- Có thương vong ai không?
- May không ai việc gì. Tôi đã bảo tất cả cán bộ không ai ngồi trong hầm nữa, ra hết, cùng đào với anh em. Từ đó, anh em bình tĩnh hơn.
- Khi anh Vinh ra, đồng chí có biết không?
- Có. Tôi có gặp anh ấy một lúc. Không biết anh ấy về khi nào?
- Chắc ban nãy đồng chí ngồi trong hầm lâu quá. Lúc nó đang bắn, không ai chạy đâu, nó bắn xong họ mới chạy. Người cán bộ khi địch bắn, không cần phơi mình ra cho nó. Nhưng nó ngớt bắn, là phải ra ngay để duy trì tinh thần bộ đội.
Trong bóng tối của căn hầm hình như người đại đội trưởng đang nở một nụ cười ngượng nghịu.
- Vâng... cũng có khuyết điểm, sau khi nó bắn ngồi trong hầm hơi lâu.
- Nó lại bắn đấy?
Quân chui ra khỏi hầm. Một loạt đại bác nổ quanh trận địa. Dứt tiếng nổ, Thúy đã có mặt ngoài đường hào. Các chiến sĩ từ những hầm ếch lại nối nhau chui ra tiếp tục đào. Không ai bỏ chạy. Quân sùng sục đi các ngách hào. Ánh đèn pin của anh phát hiện được trong một căn hầm, một chiến sĩ đang còn gục đầu xuống đất, tay bịt chặt lấy hai tai. Anh lay khẽ người chiến sĩ giọng không hề cáu giận:
- Nó thôi bắn lâu rồi. Ra làm tranh thủ thời gian đi thôi!
Người chiến sĩ ngẩng đầu lên, lấy tay che ánh đèn, không biết để khỏi chói ánh sáng hay muốn giấu mặt mình. Anh cầm cái xẻng chui vội ra ngoài, như một con chồn thấy động lao ra khỏi hang.
Quân và Tuấn đang định soát nốt một số chỗ khác thì gặp một người ôm tay trước ngực đi lại. Quân ghé sát, nhìn vào mặt anh ta, rồi hỏi:
- Vượng đấy à? Làm sao thế
- Báo cáo anh, tôi bị thương.
- Xem nào...
Quân kéo anh ta vào hầm, bấm đèn soi chỗ vết thương. Mảnh đại bác chỉ làm sướt một vết nhỏ ở cánh tay.
- Việc gì đâu? Đưa băng tôi băng cho. Cậu giờ là tiểu đội trưởng rồi, phải chịu khó một tí!
- Ờ...! Thế này mà tôi cứ tưởng gãy xương rồi. Anh băng hộ tôi, tôi ở lại.
Đi với Quân. Tuấn gần như không nói gì. Anh thấy mình nên yên lặng xem người cán bộ này giải quyết những khó khăn trong chiến đấu ra sao.
Việc gì anh ta cũng xem đến nơi, và không có trường hợp nào làm anh cáu giận, quát tháo. Có một lần, Quân đã để một chiến sĩ đi về phía sau. Anh ta chỉ bị sức ép có thể tiếp tục làm việc được. Nhưng sau khi nghe Quân bảo nên ở lại, anh vẫn nằng nặc xin về. Quân nói gần như dỗi:
- "Vâng, mời đồng chí về!"- Anh ta đi rồi, Quân lẩm bẩm: "Mất tinh thần thì không cần giữ, ở lại chỉ ảnh hưởng anh em khác". Nhưng nửa giờ sau, lại thấy người chiến sĩ quay lại gặp Quân:
- Báo cáo anh, tôi hết đau rồi.
Gần sáng, đại đội trưởng Thúy đến báo cáo, đơn vị đêm nay đào vượt mức ấn định của tiểu đoàn.
Dọc đường về, Tuấn gợi chuyện, Quân thủng thẳng:
- Ai mới ra chiến đấu mà lại không sợ bom đạn? Cái chết ai muốn làm gì! Nhưng cố gắng qua một vài lần, nó dạn đi là chịu đựng được thôi. Trước tôi công tác với một cậu trung đội trưởng mới ở nhà trường ra... Trận đầu gặp gay go, bỏ lính tụt lại. Về nhà anh em phê bình, trận sau đánh khá được đại đoàn khen. Trận sau nữa gặp gay go, lại tụt. Lần này, anh em phê bình cho một trận kịch liệt. Từ đấy đến nay, chiến đấu rất tốt. Bữa trước, cậu ấy đem bộc phá lên đánh hai lần vào lô cốt, sau bị đại bác bắn hy sinh. Tôi đi đánh nhau lần đầu cũng sợ chết như anh em thôi...
Tự nhiên, người chính trị viên bỗng cảm thấy trong lòng có một điều gì không vui. Khi đi, với những tình cảm sôi nổi trong người, anh đã chuẩn bị một số lời lẽ để động viên, khích lệ bộ đội. Anh tin ở một số kinh nghiệm của mình qua những lần thử thách vừa rồi. Trước cách giải quyết nhẹ nhàng mà được việc của đồng chí tiểu đoàn phó, anh chưng hửng và thấy rõ ràng mình còn quá mới mẻ. Những việc nho nhỏ mà tiểu đoàn phó đã làm, không phải với sự thông minh của anh qua một hai trận chiến đấu anh có thể hiểu ngay được. Anh nghĩ có lẽ còn lâu mình mới làm tròn được công tác của mình hiện nay.
Cao Điểm Cuối Cùng Cao Điểm Cuối Cùng - Hữu Mai Cao Điểm Cuối Cùng