We don’t believe in rheumatism and true love until after the first attack.

Marie E. Eschenbach

 
 
 
 
 
Tác giả: Hữu Mai
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3481 / 55
Cập nhật: 2016-07-06 02:05:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
ua những ngày đêm nổi sóng gầm thét, lúc này chiến trường chết lặng đi. Từ cửa đột phá lên tới đỉnh đồi trừ một số lô cốt gạch, những giao thông hào và ụ súng đều bị san bằng. Mặt đồi như bị một lưỡi cày khổng lồ cày lật tất cả lại. Đất đồi như một thứ mùn cưa trộn đầy những mảnh gang cong queo xám xỉn, những vỏ đạn vàng chóe. Những xác chết xám đen trương nứt không còn ra hình người, năm ngổn ngang khắp nơi. Giữa đỉnh đồi trồi lên cái ụ đất kín bưng, đỏ lòm như một chiếc mả mới, đầy tử khí. Mỗi khi đại bác rót xuống mặt đồi, sau tiếng nổ không thấy khói đen, mà chỉ có một đám bụi vàng lầm lên mãi không tan, như muốn xua mấy con quạ đen mê mệt vì mùi khắm lặm của những xác chết, đang lượn vòng trên đồi dang rộng cánh cứng đờ.
Trung đội làm nhiệm vụ phòng ngự dưới quyền chỉ huy của Cương đã phải cạo lớp đất vụn trên mặt đồi dùng cuốc khoét sâu xuống lần đất rắn bên dưới, tạo nên những tuyến phòng ngự mới. Đường hào cũ của địch không sao ở được, một phần vì đã bị đại bác phá vỡ hoặc đất lấp kín, nhưng chính vì nó đựng đầy tử thi. Để đỡ ruồi nhặng, mùi hôi thối và lấy lối đi lại khi cần thiết, các chiến sĩ đã lấp lên những xác chết một lần đất mỏng. Nhưng ruồi nhặng vẫn càng ngày càng nhiều và mùi hôi thối vẫn nồng nặc. Quần áo các chiến sĩ dày cộp lên vì mồ hôi, bùn đất và máu mủ của người chết. Những nắm cơm tiếp tế đều phải bọc vải dù ăn đến đâu các chiến sĩ mở dần ra đến dấy, để dối phó với sự tấn công của những đàn ruồi nhặng. Đêm khuya im ắng, người chiến sĩ làm nhiệm vụ cảnh giới chợt nghe thấy những tiếng động lép bép. Tưởng địch bò tới tập kích anh lên đạn, xách súng tới gần chỗ có tiếng động, căng con ngươi nhìn vào bóng tối đầy gai như lông sâu róm. Vẫn những tiếng lép bép, lép bép... đều đều. Không phải dấu hiệu hoạt động của địch. Cũng không phải tiếng chuột rúc. Cuối cùng, anh tìm thấy những thây người chết phát ra. Không rõ đó là tại những khúc ruột, những thớ thịt nứt với hay là đàn giòi nhung nhúc đang hoành hành trong những vết thương.
Trên quả đồi này, ta và địch đều mệt mỏi không còn đủ sức để tranh giành nhau thêm vài thước đất. Địch thu mình trong hầm ngầm và những lô cốt gạch ở sát chung quanh chưa bị đại bác phá vỡ. Thỉnh thoảng chúng câu sang trận địa ta một quả đạn cối, một quả A.T hay phụt đạn pháo cỡ nhỏ vào ụ súng của ta. Ta im lặng hơn chúng. Nhưng những mùi súng của các đồng chí thiện xạ từ những chỗ ẩn náu bí mật bất ngờ, đã không tha bất cứ tên địch nào mon men ra kêu những chiếc dù tiếp tế tàu bay của chúng vừa thả xuống mặt đồi. Ta không muốn lộ vị trí cho địch để tránh pháo của chúng, nhưng cũng bảo để chúng biết: bọn tao vẫn có mặt, chúng mày mà giở trò gì là bỏ xác ngay tức khắc.
Những ngày đầu, Cương và cả cái trung đội góp nhặt lại sau bốn ngày đêm chiến đấu của anh, như bị bỏ quên trên ngọn đồi chết chóc này. Cương chỉ nhận được một mệnh lệnh đơn giản: "Cải tạo công sự, kiên quyết giữ vững trận địa, không để địch chiếm lại cửa đột phá". Mỗi ngày một lần vào buổi sớm, các đồng chí cấp dưỡng nhồi cơm nắm vào những bao gạo lớn, bọc nước trong trường bỏ vào rọ khoác trên vai, bò theo con đường hào nông hoen hoẻn mới đào từ chân đồi lên, tiếp tế cho đơn vị anh. Không có cán bộ trên nào tới trận địa. Cũng không có sự hướng dẫn về cách bố trí phòng ngư, cách đối phó khi bị địch tấn công lớn... Nhưng những ngày gần đây, cán bộ tiểu đoàn trung đoàn lui tới trận địa rất nhiều. Tham mưu trưởng trung đoàn, kính trắng buộc dây sau gáy, quần xắn móng lợn, đi chân đất theo Cương xem khắp trận địa rồi mở “boóc các" giắt đến lắm thứ bút chì xanh đỏ, bày la liệt ra đất ba, bốn bản sơ đồ, vạch cho Cương một kế hoạch bố trí phòng ngự thật rắc rối. Đồng chí đó bị mất hai chiếc răng cửa, tiếng nói như người trống hơi:
- Phòng ngự một tuyến thế này, địch đánh mạnh, bị bật ra là mất chân đứng. Bố trí thế này thì công cũng không được mà thủ cũng không được. Phải làm cho trận địa có nhiều tuyến, có chiều sâu, khi bị địch tấn công, các mặt đều hỗ trợ được cho nhau. Đồng chí cần động viên anh em kịch liệt vào. Phải đào ngày đào đêm mới được. Trận địa của các đồng chí là bàn đạp quyết định thắng lợi đợt ba...
Tham mưu trưởng tới buổi sáng. Buổi chiều, Cương đang tập hợp các cán bộ tiểu đội do anh chỉ định, hướng dẫn kế hoạch đào trận địa thì trung đoàn phó cũng lò dò lên đồn. Người anh sặc mùi dầu bạc hà. Mặt đồng chí ấy hơi tái đi khi có những quả pháo lao xuống trận địa trống trếnh của Cương. Nhưng đồng chí đó ở lại đồn rất lâu, bắt Cương dẫn đi chỉ tất cả những đường hào anh dự định đào. Đồng chí đó chỉ thị cho Cương phải đào thêm nhiều ngách hào chữ T để đặt hỏa lực, và hứa sẽ cho bộ đội mang gỗ lên. Ngay đêm hôm sau, Cương nhận được khá nhiều những khúc cây dài hai thước để lát nóc hầm. Trong hàng ngũ những người vận tải lên đồn có nhiều cán bộ, nhân viên các cơ quan trung đoàn bộ. Cách một hai hôm, tham mưu trưởng lại lên kiểm tra. Các chiến sĩ đằm người trong bụi đất, mặt mũi cháy sém hốc hác đi, chỉ có đôi con chuột ở cánh tay là cứ lớn lên cuồn cuộn. Họ làm việc rất mệt nhọc, nhưng được cán bộ trên tới thăm nom động viên luôn, họ đã không kêu ca phàn nàn mà lại có chiều phấn khởi hơn trước. Sự quan tâm của trên đối với đơn vị Cương thay đổi khá rõ rệt.
Cũng trong những ngày này, Cương được chính trị viên Thọ báo tin trên đã quyết định đề bạt anh lên đại đội phó và tặng thưởng anh Huân chương chiến sĩ hạng nhì. Nhận tin, Cương chỉ vui được một lúc. Anh đi các hầm ngồi lê la với chiến sĩ. Trong trung đội không còn ai là người đã ở đơn vị bộc phá của anh trước kia. Họ chỉ mới biết anh từ khi làm nhiệm vụ phòng ngự ở đây. Sáng sớm hôm sau, khi đồng chí cấp dưỡng đầu tiên vừa nhô lên đến cửa hầm, Cương đã nắm lấy tay hỏi luôn:
- Mấy hôm nay, các đồng chí ở quân y về, có cậu nào ở trung đội cũ của tôi không?
Đồng chí cấp dưỡng già giương mãi đôi lông mày bạc thếch bụi đất, làm nhăn nhúm cả da trán, một lúc đôi mắt đục lờ chớp liền mấy cái:
- Hình như có... ừ... có đấy! cái cậu bé con con có cái răng cửa lẫy ấy mà... Thằng bé ấy trước ở đơn vị anh phải không?
- Tên cậu ấy là gì?
- Phong...hay Phóng gì này! Chúng nó sàn sàn như nhau thành tôi cứ lẫn luôn.
Cương reo lên:
- Phấn?... Phấn phải không?
- Đúng rồi! Phấn... Phải rồi!
- Bố này... mai bố ra, bố cho nó đi theo đem cơm ra cho bộ đội được không?
Đồng chí cấp dưỡng trợn mắt:
- Không ạ. Tôi không dám. Tôi cho nó đi theo thế nào được? Giờ nó lại không chỉ huy được cả tôi ấy à! Nó là tiểu đội trưởng rồi. Nó đang bận huấn luyện tân binh không đi được đâu!
Một buổi chiều, chính trị viên tiểu đoàn lên đồn. Anh hỏi tình hình đơn vị và bảo Cương dẫn mình đi thăm bộ đội. Trước khi đi, anh nhìn Cương, chăm chú một lúc rồi mủm mỉm nói:
- Hôm nay tôi mang đến cho đồng chí một tin mừng... Lát nữa sẽ nói cho đồng chí biết. Bây giờ còn phải giữ bí mật.
Cương đoán chắc lại chuyện anh được đề bạt và khen thưởng, đồng chí đó cho mình biết hơi chậm rồi. Nhưng trong bụng anh vẫn thấp thỏm. Chính trị viên Tuấn đi xem xét chỗ chiến đấu, ăn ở của anh em, và phổ biến tình hình thắng lợi đợt hai của chiến dịch. Khi trở về hầm Cương, anh thong thả mở cúc túi ngực, nói:
- Đồng chí xem tôi phải bảo vệ nó như thế này.
Anh rút ra một lá thư màu xanh da trời:
- Quà đặc biệt của đồng chí đấy!
Nhìn qua, Cương biết ngay là thư của ai rồi. Đôi mắt hiền hiền của đồng chí chính trị viên vẫn nhìn anh chằm chằm, làm Cương thấy mát mình nóng bừng. Chính trị viên chưa trao lá thư cho anh vội, còn giải thích thêm về việc vì sao thư để ngỏ:
- Không phải tôi tự tiện bóc ra đâu nhé! Thư này chuyền tay qua nhiều phái đoàn của ta công tác ở ngoài về. Về đến Tổng cục Chính trị, các đồng chí trên ấy có xem trước, và bảo hỏi đồng chí, nếu đồng chí đồng ý thì Tổng cục sẽ sao chuyển cho đài phát thanh để giới thiệu một vài đoạn trên đài. Tôi biết là đồng chí không đọc được tiếng Pháp nên đêm qua tôi đã dịch cho đồng chí.
- Cám ơn anh - Cương nói hơi ấp úng, mặt vẫn đỏ dừ.
- Đồng chí Cương biết Jan-nét trong đại hội liên hoan ở Bá Linh phải không?
- Vâng.
- Đồng chí có hay nhận được thư của Jan-nét không?
- Một năm nay, giờ lại mới nhận được.
- Chuyện... quen biết giữa các đồng chí thật là đẹp. Bản thân tôi xem bức thư này cũng thấy mình được khuyến khích rất nhiều. Các anh em khác nếu được đọc, tôi tin là cũng như vậy. Đồng chí xem thư đi...
Cương nhét lá thư vào túi ngực:
- Báo cáo anh lát nữa đọc cũng được.
- Đồng chí quen Jan-nét trong trường hợp như thế nào?
Mắt đồng chí chính trị viên chớp chớp, cái nhìn của anh không đậu vào đâu. Đầu óc anh như đang mơ màng đắm đuối theo một hình ảnh xa xăm. Vẻ mặt của anh làm Cương dỡ lúng túng. Cương kể câu chuyện mà từ ngày về đơn vị này anh mới nhắc lại lần đầu.
- Hôm ấy đoàn Việt Nam ta gặp đoàn thanh niên Pháp. Trong đại hội các đoàn thường tổ chức những cuộc gặp gỡ riêng. Tôi được đoàn phân công nói chuyện chiến đấu. Tôi cũng chỉ kể những chuyện chiến đấu thường thường của bộ đội và bản thân mình. Tôi kể chuyện giặc Pháp đốt nhà, hiếp phụ nữ, giết trẻ con như thế nào... và kể đến chính sách của ta... Đồng chí trưởng đoàn đã dặn tôi cần giữ thái độ cho tự nhiên, cứ biết như thế nào thì nói thế. Tôi nói: (đến chỗ này giọng nói của Cương trở nên lưu loát mạnh mẽ) "Chúng tôi chiến đấu vì độc lập tự do, vì cơm ăn áo mặc. Khó khăn gian khổ thế nào chúng tôi cũng chịu được, cũng chiến đấu cho đến ngày toàn thắng. Bạn đồng đội của chúng tôi như anh La Văn Cầu đánh trận Đông Khê, bị đạn bắn vào cánh tay gần đứt, anh Cầu đã nhờ anh em chặt đứt hẳn cho khỏi vướng, còn một cánh tay cũng cắp bộc phá xông lên đánh tan lô cốt giặc. Trước kẻ thù chúng tôi không bao giờ lùi bước. Nhưng chúng tôi đều nhớ lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Thực dân Pháp xâm lược là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, còn nhân dân Pháp là bạn của nhân dân Việt Nam". Khi người lính Pháp cầm súng bắn chúng tôi, họ là kẻ thù, khó khán thế nào chúng tôi cùng tiêu diệt. Nhưng khi họ bỏ súng xuống, chúng tôi coi họ như những người bạn bị lừa gạt. Họ cũng là những người dân lao động thiếu ăn thiếu mặc như chúng tôi, bị bọn thực dân dậy đi đánh nhau để bảo vệ quyền lợi cho chúng. Chính tôi đã từng chia đôi điếu thuốc lá với tù binh. Trong một trận đánh ở Ninh Bình tôi đã cõng một tù binh Pháp qua một cánh đồng lầy dài hai trăm thước, để vết thương ở chân anh ta không bị dúng xuống bùn...". Khi tôi nói thế thì một cô gái đứng ngay trước mặt tôi ngất đi. Người ta xúm lại khiêng cô ta ra ngoài. Vì thế tôi để ý đến cô. Đồng chí cũng biết là ở đại hội các cô đông lắm, và... rất nhiều người có cảm tình với đoàn Việt Nam. Từ hôm sau, lần nào gặp cô ở đâu, cô cũng gọi tên tôi. Ngày nào cô cũng đến nhà phái đoàn ta ở. Thế là chúng tôi quen nhau. Tôi về nước ít lâu thì nhận được thư của cô ấy..
Cương kể đến đây thì im, Tuấn hé miệng định hỏi thêm Cương điều gì lại thôi. Mép trái anh máy liền mấy cái. Cuối cùng anh nắm tay Cương nói:
- Đồng chí xem thư Jan-nét đi. Và có dịp nên viết thư cho cô ấy. Tôi sẵn sàng dịch giúp cho đồng chí...
Lá thư của Jan-nét lần này khá dài.
Anh Cương thân yêu!
Sau khi nhận được lá thư cuối cùng của anh cách đây hơn một năm, thư này là lá thư thứ tư tôi viết cho anh. Tôi rất lo lắng không hiểu tình hình hiện nay của anh thế nào? Môi lần viết thư cho anh, tim tôi đau nhói khi nghĩ rằng thư này có thể không tới tay anh.
Nếu anh nhận được thư trước của tôi, hẳn anh biết là cuộc sống của tôi có nhiều chuyển biến. Tôi đã chuyển sang làm việc ở xưởng xe hơi SIMCA từ chín tháng nay. Đầu tháng mười, tôi đã phải lìa bỏ gia đình. Thầy tôi cứ đánh tôi vô lý vì thường thường giữa hai bố con có nhiều xung đột gay go trong lãnh vực chính trị. Một buổi tôi, thầy tôi đánh tôi đau quá, tôi đã nhất đinh bỏ nhà ra đi. Tôi còn mẹ, và có ba đứa em mà tôi rất yêu. Hiện nay, tôi thuê một gian phòng nhỏ dành cho các chị vú em ở tầng gác thứ sáu, không có nước, khôn lò sưởi. Ở đấy tôi không có quyền tiếp ai, kể cả mẹ tôi. Thê mà tô trả 4.000 phật lăng một tháng, chưa kể tiền điện. Và lương tôi chỉ có 26.000 phật lăng. Với số lương đó tôi còn phải ăn, phải mặc nữa. Nhưng điều buồn nhất trong những ngày sông một mình này, là tôi cảm thấy rất lẻ loi. Nhiều khi tôi đã phải khóc. Nhưng cứ nghĩ đến anh, tôi lại phấn khởi ngay. Tôi cảm thấy xấu hổ vì mình chỉ nghĩ đến mình. Trong khi đó, anh và bao nhiêu anh khác đã tám năm lẽ chưa gặp những người thân yêu. Và có thể một số các anh không bao giờ được trông thấy những người thân yêu nữa. Tuy nhiên các anh vẫn đem hết sức mình ra chiến đấu, hy sinh cả tính mệnh nếu cần, để cho nhân dân trong nước các anh có một cuộc đời tốt đẹp.
Tôi đặc biệt báo để anh biết một tin này... Anh Cương thân yêu ơi, điều mơ ước mà tôi đã nói với anh trong những ngày cuối cùng ở đại hội liên hoan sắp thành sự thật rồi anh ạ. Tôi đã nói với anh nhiều lần rằng tôi muốn vào Đảng Cộng sản Pháp. Cách đây hai tháng tôi đã đề nghị, và ngày mai tôi sẽ được kết nạp. Đó là một niềm vui lớn nhất có phải không anh? Đó là điều đáng kể nhất trong đời sống của một con người. Tôi rất sung sướng và đồng thời cũng tự hào đôi chút, và tôi nghĩ rằng phải cố gắng để xứng đáng là đảng viên một Đảng vĩ đại của nước Pháp.
Tuần lễ trước cùng với anh em công nhân Việt Nam ở Pa-ri, chúng tôi đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam trong một trụ sở của công nhân kim khí ở ngoại ô thành phô. Nhân dịp đó đã được xem chiếu phim "Việt Nam kháng chiến". Thật là một cuốn phim rất hay. Xem xong tôi càng khâm phục tất cả các anh. Tôi không cần nói thêm tác dụng giáo dục của cuốn phim đó đôi với tôi như thế nào.
Anh Cương ơi, anh hãy nhớ lại lời hứa của anh đấy nhé! Anh đã hứa rằng khi nào đất nước anh không còn chiến tranh nữa, anh sẽ mời tôi sang chơi. Đối với tôi, đây là điều tôi mong ước nhất đời. Còn gì sung sướng bằng được đến thăm đất nước anh, được gặp dân tộc anh mà tôi vẫn hằng yêu mến và ước ao được gặp. Tôi hy vọng ngày đó sẽ không xa vì trong nước tôi ngày càng nhiều những người nổi lên chống cuộc chiến tranh ở Việt Nam, buộc Chính phủ Pháp phải điều đình với đại biểu chân chính của Việt Nam là Bác Hồ yêu quý của chúng ta. Và nhất là tôi tin tưởng ở cuộc chiến đấu của các anh mỗi ngày một giành thêm được những thắng lợi to lớn hơn.
Bây giờ, tôi muốn đề nghị với anh một điều mà có lẽ mới nghe anh sẽ cho là mơ hồ... Khi nào ở đất nước anh hòa bình trở lại, cần phải có người tình nguyện để kiến thiết Tổ quốc, tôi mong anh sẽ cho tôi cái vinh dự được là một trong số những người tình nguyện đó. Như vậy, tự bàn tay tôi, tôi có thể xây dựng lại những tàn phá mà những kẻ đã mang tên là "người lính Pháp" gây nên. Chúng tôi có nhiều nợ với dân tộc anh; tôi nghĩ rằng không bao giờ chúng tôi có thể đền bù lại tất cả nhưng sự thiệt hại trên đất nước anh, mà chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Tôi sẽ rất cám ơn anh, nếu anh không chế giễu tôi khi đọc điều tôi đề nghị này... Xây dựng lại đất nước thân yêu của anh, tức là đất nước tôi yêu quý nhất sau nước Pháp, đối với tôi là một ước muốn say mê nhất. Chúng ta xa nhau mười hai ngàn cây số nhưng không gì làm nhụt được ý chí của tôi cả. Tôi không sợ nhầm lẫn. Có thể thực hiện được không anh?
Anh biết không, đến kỳ chúng mình gặp nhau lần sau, tôi sẽ hát cho anh nghe những bài: Hồ Chủ tịch, Tiến quân ca và Quốc tế ca bằng tiếng Việt Nam. Tôi muốn học tiếng Việt Nam nhưng ở đây không có lớp buổi tối. Học lớp ban ngày thì không được vì tôi còn phải đi làm, và hơn nữa, đắt tiền ghê lắm. Điều đó không làm tôi nản chí được.
Nếu một ngày nào đó, anh được hạnh phúc tuyệt vời là gặp Bác Hồ thì anh cũng nên nghĩ rằng, đối với tôi, dù chỉ được gặp Bác một giây đồng hồ thôi, cũng đủ sung sướng lắm rồi.
Anh tha thứ cho tôi nếu tôi viết nhiều câu trùng nhau trong những lá thư. Nhưng vì chỉ qua một tháng tôi lại quên mất những điều đã viết trong thư trước, và tôi cứ sợ rằng chưa nói được với anh những điều đó, và nhất là vì chưa thấy anh trả lời.
Từ xa, tôi ôm hôn anh rất nồng nhiệt, hi vọng rằng có ngày lại được ôm hôm anh gần. Tôi luôn đợi tin anh.
Người bạn chân thành của anh lúc nào cũng nghĩ đến anh.
JAN-NÉT
Việc Cương nhận được thư của Jan-nét trong trung đội không ai biết. Người ta nhận thấy vài hôm nay đại đội phó ít nói chuyện với anh em. Thỉnh thoảng người ta bắt gặp đại đội phó ngồi một mình trong hầm tư lự, có lúc mê mải đọc một lá thư, có lúc hí húi với quyển sổ nhỏ và một mẩu bút chì.
Chiều nay, Cương vừa đi kiểm tra khắp trận địa một lượt. Những hầm ếch, hầm trú ẩn cá nhân đã được anh em khoét rộng, có thể nằm, ngồi thoải mái. Nhưng đường giao thông hào nối liền các tuyến chưa sâu thêm được bao nhiêu. Ở một số ụ súng của địch sót lại, những lỗ châu mai hướng ra ngoài đồn chưa được đánh sập. Công việc hai ngày hôm hay không tiến triển được mấy. Theo thường lệ, ngày mai tham mưu trưởng có thể lên đồn. Không hiểu tại anh em làm nhiều ngày đã mệt nhọc, hay tại mấy hôm nay Cương ít kiểm tra đôn đốc.
Mặt trời sắp xuống núi. Ở Tây Bắc này, mặt trời chiều thật đẹp. Chìm sau làn sương xám nhạt, quả cầu lửa chói lọi ấy còn là một chấm tròn tím hồng tươi thắm và dịu ngọt, làm người ta nhớ tới màu son tô trên cặp môi một người con gái. Cả rừng núi phía tây xanh biếc đều viền một màu hồng phơn phớt như chiếc khăn quàng mỏng quấn quanh đôi vai mềm. Phía trời tây đó đã trở thành thắm thiết đối với Cương và đang thủ thỉ với anh những lời thầm kín. Lá thư nóng hổi đang nằm trong túi ngực anh, đã từ phía mặt trời lặn đó vượt mười hai ngàn cây số tôi đây. Hình ảnh Jan-nét trong buổi chia tay cuối cùng với anh, luôn luôn hiện ra trong óc Cương... Hôm đó, trời mưa nhẹ. Phái đoàn ta sắp rời Bá Linh lên đường về nước. Cương đang đứng trên sân ga thì thấy một phụ nữ khoác áo mưa màu xám xăm xăm đi lại. Người đó tới gần, anh mới nhận ra là Jan-nét. Mặt Jan-nét mất cái đỏ đắn hồng hào hàng ngày: tái xanh, phờ phạc. Giọng nói của Jan-nét líu ríu, hoảng hốt, đôi lúc gần như khóc. Thấy Cương không hiểu. Jan-nét gọi một người Việt kiều đứng gần đó, nhờ dịch thật kỹ điều cô ta nói với Cương: “Còn mấy phút nữa thì chúng ta chia tay nhau, tàu sắp chạy rồi, anh có nói gì với tôi không?...". Đôi mắt to, xanh biếc với hàng mi dài ngước nhìn Cương chờ đợi, lo lắng. Cương hứa hẹn khi về nước sẽ cố gắng chiến đấu hơn và chúc cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp cho hòa bình đạt được nhiều thắng lợi. Anh biết rằng Jan-nét còn muốn mình nói thêm một điều khác nữa, nhưng anh nghĩ, mình không thể nói gì hơn.
Tàu sắp chạy, Cương dìu Jan-nét qua những đường ray to rộng, cô ta gần như không bước đi được nữa. Jan-nét gục đầu vào anh, những giọt nước mắt âm ấm thấm qua vai áo anh. Jan-nét giục giã anh nhiều lần: "Sắp xa nhau rồi, hãy nói đi anh, nói đi anh...".
Đang miên man suy nghĩ, bất thần nghe tiếng đạn réo trên đầu, Cương lao mình vội xuống chiến hào, và nhoài người lại cái hầm ếch gần đó. Đồn địch vẫn yên tĩnh như không. Viên đạn lẻ loi vu vơ đó bay rất xa. Cương đứng lên nhìn trước nhìn sau: phủi quần áo, mặt đỏ bừng. Vài hôm nay, anh hay có những phút hoảng hốt như vậy. Mọi khi bom đạn đối với anh có nghĩa lý gì đâu. Anh nghĩ đơn giản, một là sống, hai là chết, việc gì mà sợ! Anh rất ghét những người hoảng hốt trước bom đạn.
Một buổi Cương đưa anh em đi lấy gạo. Đường rừng có cây khá dày. Một chiếc tàu bay B26 bay ngang rất thấp làm rung chuyển cả những lùm cây.
Một chiến sĩ cùng đi với anh hốt hoảng lao đầu rúc mãi vào trong bụi. Khi quay lại trông thấy Cương nhìn mình lừ mắt, anh ta quên cả sợ tàu bay, đứng dậy ngay tiếp tục đi... Lúc này Cương bắt đầu đánh giá cân nhắc cuộc sống của mình trước cái chết. Anh thấy tiếc cuộc đời. Anh nghĩ nhiều đến lúc Jan-nét được tin anh chết... Ý nghĩ đó đã làm Cương nấn ná lâu trong những căn hầm trú ẩn kiên cố và ngại đi lại ở những nơi trống trếnh.
Lần này nhận được thư của Jan-nét, anh lại cảm thấy rõ hơn, mình và người con gái ấy không thể dứt được nhau. Nếu trước kia anh nghe ai nói một điều tương tự như vậy, chắc chắn anh sẽ thấy nó thật kỳ quái. Nhưng bây giờ điều đó đến với anh một cách bình thường. Jan-nét cũng đang sống một cuộc đời lao động nghèo khổ, Jan-nét yêu nước Việt Nam, yêu Bác Hồ, Jan-nét có nhiều ước mơ giống anh. Và đến hôm nay, Jan-nét đã đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Pháp, Jan-nét đã là một đồng chí của anh. Jan-nét lại rất yêu anh. Cương biết chắc chắn là như vậy. Về phần anh, anh cũng đã yêu Jan-nét rồi. Nhưng cả cái lần chia tay nhau trên sân ga Bá Linh và trong tất cả những lá thư anh viết cho Jan-nét sau này, anh chưa hề nói với Jan-nét điều đó. Điều đó đã giày vò anh bao lần. Hồi học ở Lục quân, anh đã qua nhiều đêm thức suốt sáng. Hành quân đi chiến dịch, nghĩ đến chuyện đó, anh đi lặng lẽ từ đầu đến cuối chặng đường không nói một câu. Có nên nói thực lòng mình với cô ta không? Jan-nét có thể về sống với anh dưới mái tranh lụp xụp và ông bố già quanh năm chân lấm tay bùn không? Với tình yêu, anh tin rằng Jan-nét có thể vượt được. Nhưng đến bao giờ anh và Jan-nét sẽ được gần nhau? Đợi nhau đến ngày hòa bình ư? Từ lâu, nhiều người cán bộ như anh đều coi ngày hòa bình ấy còn xa lắc xa lơ, và coi cái điều mong mỏi ngày hoà bình đó chóng đến là một dấu hiệu thoái lui của tư tưởng. Về phần anh, anh có thể chờ đợi được. Nhưng Jan-nét, có nên bắt Jan-nét cũng phải chờ đợi như anh không?... Anh không biết đem điều này ra bàn bạc với ai. Họ sẽ cho đó là một chuyện kỳ lạ. Hoặc họ sẽ cho đó là một chuyện thiếu thực tế, viển vông, vu vơ. Và biết đâu lại không có người phê phán anh là đã lợi dụng chuyến đi đại hội để tính toán chuyện yêu đương, hoặc là mất cảnh giác vì đặt vấn đề với một người con gái ở trong nước thù địch...
Hơn một năm nay, vắng thư của Jan-nét, những giày vò trong lòng anh đã dìu dịu lắng xuống. Nhưng đến nay, anh lại nhận được thư này ngay trên chiến hào phòng ngự. Những tình cảm, thắc mắc cũ lại cuồn cuộn nổi lên trong đầu anh. Tại sao anh và Jan-nét lại không thể yêu nhau, không thể lấy nhau? Được lắm chứ! Bức thư của Jan-nét gợi cho anh bao nhiêu hình ảnh tốt đẹp ở tương lai. Trong thư hai tiếng "hòa bình" vang lên bao nhiêu lần! Anh nghĩ tới chuyện hội nghị Giơ Ne sắp họp. Và anh cảm thấy như ngày hòa bình không còn xa lắm, nếu ta lại thắng trong trận đánh to lớn này... Mấy ngày nay, anh ngồi viết thư cho Jan-nét. Viết mãi chỉ được ít câu lại bỏ. Có lúc anh chợt nghĩ hay mình nên trao đổi vấn đề này với đồng chí chính trị viên tiểu đoàn... Anh cảm thấy đồng chí đó có thể thông cảm với mình và giúp đỡ được cho mình.
Cương lững thững đi về gần đến hầm. Người chiến sĩ bắn súng cối vừa cắm xong chiếc cọc ngắm, quay lại thấy anh, nói:
- Hình như có mấy thằng vừa bò ra chỗ dù đỏ, anh cho tôi câu cho nó một phát, bảo đảm là tin anh ạ...
Hai khẩu cối 60 ly này được Cương bố trí ở liền ngay với hầm chỉ huy. Hôm trung đoàn phó lên thăm thấy vậy rất ngạc nhiên, hỏi Cương: "Tại sao lại để cối ngay cạnh nơi chỉ huy, địch phản pháo thì sao?", Cương trả lời chắc chắn: "Mình bàn nó thì nó phải bắn mình. Nếu không để pháo bên cạnh thì lúc cần không thể sử dụng hỏa lực được" Trung đoàn phó chằm chằm nhìn anh một lúc, rồi không nói gì thêm.
Người chiến sĩ giữ súng cối vẻ mặt láu lỉnh, nhặt một quả đạn, tin là mình báo cáo như vậy thì đại đội phó thể nào cũng cho bắn. Anh ta mới tập bắn súng cối nên rất ham được bắn. Câu trả lời của Cương làm anh ta cụt hứng:
- Phải tiết kiệm đạn, lúc nào thật cần, có lệnh mới bắn.
Rồi Cương lại nói thêm:
- Chốc nữa các đồng chí đi về phía sau, chệch sang bên tay phải, tìm chỗ kiến thiết một vị trí khác cho cối.
Người chiến sĩ trố mắt:
- Báo cáo anh, pháo không ở với ban chỉ huy nữa?
Cương ngập ngừng rồi nói:
- Pháo thì phải thay đổi vị trí luôn luôn.
Cương chui vào hầm. Khi anh đi vắng, ai đã kéo về cả một cái dù rải trong hầm. Chắc không ai ngoài các đồng chí súng cối ở bên cạnh. Anh quẳng chiếc mũ nan đã mất cả lưới nguỵ trang và vải bọc ngoài, nằm lăn trên đống vải dù êm mịn. Anh nhẩm lại mấy câu trong lá thư viết chưa thành của anh: "Bạn ơi! Chúng ta ở hai đầu chân trời, xa nhau mười hai ngàn cây số, nhưng nếu chúng ta yê nhau, cái gì có thể ngăn cản chúng ta không được gần nhau...”
Một chiến sĩ vụt chạy tới cửa hầm cắt đứt giấc mơ của anh:
- Báo cáo anh, có một thằng địch từ phía C2 chạy sang đây. Đề nghị anh cho bắn...
Cách đây một tuần, địch đã đưa quân phản kích rất quyết liệt chiếm lại đồi C. Đồi C.2 và đồi A1 ở cạnh nhau. Cương nghĩ ngay, tên địch này có thể chạy về phía địch, cũng có thể chạy về phía ta, vì ở trên đồi này cả ta và địch đều có mặt quay về phía C.2. Anh nói:
- Cứ chuẩn bị. Nhưng có lệnh mới được bắn.
Anh chui vội ra khỏi hầm, đến chỗ người chiến sĩ này đang cảnh giới.
Quả nhiên. thấy một bóng đen đang lom khom lợi dụng lúc trời nhập nhoạng tối, đi về phía A1. Cương chăm chú nhìn bóng đen vượt qua từng mô đất, từng bờ ruộng. Anh biết chắc trong cự ly này nó sẽ không thoát khỏi mũi súng các đồng chí thiện xạ của mình, nếu nó chạy về phía địch. Anh ra lệnh cho các đồng chí súng cối sẵn sàng bắn sang trận địa địch để chúng không hại được người hàng binh, khi thấy rõ ràng bóng đen chạy về phía ta. Cương thấy hơi thở của mình không bình thường. Anh không muốn các đồng chí mình phải nổ súng. Cương cũng không hiểu tại sao có lúc mình chĩa súng máy vào những đám đen quân thù trút hết băng đạn này đến băng đạn khác không run tay, nhưng nhiều lúc anh lại chần chừ trước khi phải nổ một phát súng. Anh sẽ không ngần ngại một chút nào nếu tên địch kia đang cầm một khẩu súng lao lại đinh tiêu diệt anh. Nhưng lúc này, nó chỉ làm một việc chạy từ C2 về A1 với hai bàn tay không. Anh hồi hộp theo dõi từng bước đi của nó. Anh mong cho bóng đen đi về phía mình...
Nhưng cuối cùng, anh đã thấy bóng đen từ bờ ruộng chồm lên lao thật nhanh về phía trận địa địch. Cương hạ lệnh:
- Bắn! - Khẩu lệnh của anh như một tiếng thở dài.
Chỉ cần hai tiếng nổ ngắn ngủi, người chiến sĩ đã làm tên địch chắc từ C2 mang tin sang đồi A1 ngã vắt mình lên ngay hàng rào dây thép gai thứ nhất của đồn chúng. Người thiện xạ quay lại nhìn đại đội phó. Anh hơi ngạc nhiên khi thấy đại đội phó không tỏ thái độ vui vẻ khen ngợi, chỉ nói:
- Các đồng chí cảnh giới cẩn thận!
Cao Điểm Cuối Cùng Cao Điểm Cuối Cùng - Hữu Mai Cao Điểm Cuối Cùng