Books serve to show a man that those original thoughts of his aren't very new after all.

Abraham Lincoln

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Tô Hoàng
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 325 / 27
Cập nhật: 2020-04-04 20:27:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27
rong bốn tuần lễ tôi đã bán được bốn bức tranh của Degas. Tôi còn bán được một bức tranh phấn màu của Renoir. Dẫu như vậy, tôi cũng không hề nhận được dấu hiệu hài lòng của lão Silvers. Có một điều rõ ràng là tôi không thể nấn ná ở lại Hollywood thêm được nữa. Tôi tựa như đang treo lơ lửng đâu đó giữa Nhật Bản và châu Âu. Và khi tôi càng tin rằng tôi không thể ở lại nước Mỹ được thì tự dưng có một lực hút vô hình càng kéo mạnh tôi về với thành phố New York. Trong mấy tuần lễ gần đây tôi bỗng phát hiện trong tôi tình yêu nồng nàn với thành phố này - một thứ tình yêu chỉ có thể giải thích bởi một nguyên cớ: New York như một chặng nghỉ chân của tôi trên con đường đi tới chốn vô định. Tôi đã dồn mọi nỗ lực để kiếm cho được nhiều tiền bởi vì tôi hiểu rằng chúng sẽ rất cần thiết cho tôi trong những ngày sắp tới và tôi không muốn bị hành hạ, khổ đau vì không có tiền. Chính vì thế tôi còn dùng dằng ở lại đây thậm chí lâu hơn cả thời gian bộ phim được quay.
Kahn đã viết cho tôi: “Ở New York tuyết đã rơi. Khi nào thì anh trở về? Tôi gặp Natasha. Nàng ít kể về anh và nàng cho là anh không quay lại New York nữa. Natasha đi xem hát với cái anh chàng có chiếc xe Rolls-Royce. Carmen sống ra sao? Tôi không biết chút tin gì về cô ấy cả.”
Tôi đọc những dòng này khi tôi đang ngồi ở bể bơi. Quả đất tuy tròn trịa đấy nhưng đường chân trời lại luôn luôn chuyển dịch. Xưa kia tổ quốc tôi là nước Đức, sau đó lại là Áo, Pháp và nói chung là châu Âu, tiếp đó là nước Mỹ. Mỗi lần nước này hay nước khác trở thành quê hương, xứ sở của tôi cũng chỉ bởi một điều duy nhất: tôi phải tạm biệt nó để ra đi, chứ tuyệt nhiên không phải bởi lẽ tôi có thể cắm sào, buông neo ở đó. Nó xuất hiện trên đường chân trời như quê hương xứ sở của tôi. Thành phố New York xuất hiện trên đường chân trời ấy và trở thành quê hương của tôi, nhưng rồi đây khi tôi trở về New York, lấy gì mà đoan chắc là xứ California này lại không trở thành quê hương xứ sở của tôi. Hệt như trong vở kịch Kẻ phiêu lãng của Schubert: “Hạnh phúc là ở nơi nào anh và em không có ở đó.”
Tôi tìm Carmen. Nàng vẫn sống tại ngôi nhà mà tôi đã đến gặp nàng lần đầu tiên. Có cảm tưởng là ở nơi nàng đang sống chẳng có gì thay đổi cả.
– Hai tuần nữa tôi sẽ trở về New York, - tôi nói. - Chị có muốn về New York cùng tôi không?
– Không được đâu anh Ross! Bản hợp đồng của tôi còn những năm tuần lễ nữa. Tôi cần phải ở lại đây.
– Thời gian vừa qua chị đã nhận một công việc gì chưa?
– Tôi thử quần áo. Trong bộ phim sắp tới tôi sẽ sắm một vai phụ.
– Ai cũng nói sẽ sắm một vai phụ thôi. Xin hỏi, trong thực tế chị có coi chị là diễn viên không?
Nàng cười.
– Tất nhiên là không rồi. Mà ai có thể coi mình là diễn viên nhỉ? - Carmen chăm chăm nhìn tôi. - Anh nom bảnh quá.
– Tôi mới mua một bộ đồ mới mà.
– Không phải ở áo quần. Ý tôi muốn nói nom anh rắn rỏi, kẻng trai. Hay là anh bắt nắng?
– Tôi cũng không biết nữa. Ta đi ăn trưa ở đâu đó đi. Tôi có tiền đây. Tôi có thể đưa chị tới nhà hàng Romanoff.
– Thế thì hay quá, - nàng trả lời trước sự sửng sốt của tôi.
Đang trưa. Các diễn viên đang ngồi ở khách sạn rõ ràng là không lưu tâm gì tới sự hiện diện của Carmen: nàng không thay trang phục, vẫn chiếc quần ống bó màu trắng. Tôi lần đâu tiên nhận ra, ngoài vẻ đẹp vốn có, nàng còn có cặp mông rất đẹp.
– Chị có nhận được tin tức gì của anh Kahn không? - Tôi hỏi.
– Thời gian gần đây thỉnh thoảng anh ấy có gọi điện cho tôi. Mà anh chắc cũng có nhận được tin tức của anh ấy chứ? Nếu không anh đã không tới tìm tôi làm gì.
– Tôi không nhận được tin gì cả, - tôi nói dối, - tôi đến thăm chị chỉ bởi vì sắp tới tôi sẽ trở về New York.
– Anh về đó làm gì? Chả lẽ ở đây anh không thích sao?
– Không.
Nàng chăm chú nhìn tôi và trong giây phút ấy nom nàng giống hệt nữ hoàng Macbeth khi còn trẻ.
– Chắc là vì cô tình nhân của anh thôi. Nhưng xung quanh anh có biết bao chị em. Đặc biệt là ở đây. Và nói cho cùng thì mọi người đàn bà cũng đều giống nhau cả thôi.
– Carmen! - Tôi kêu lên. - Nói gì mà nhảm nhí vậy!
– Chỉ cánh đàn ông mới coi điều đó là nhảm nhí thôi.
Tôi nhìn nàng. Nàng tựa như một người khác.
– Đàn ông cũng giống nhau hết thảy phải không nào? - Tôi hỏi. - Nhưng trong mọi trường hợp không nên suy nghĩ về đàn bà như vậy.
– Những người đàn ông không ai giống ai. Ví như Kahn. Anh ấy là một loại đàn ông phiền phức.
– Cái gì cơ?
– Anh ấy là một loại đàn ông phiền phức. - Nàng nhắc lại với một nụ cười trên miệng. - Lúc thì anh ấy muốn tôi tới Hollywood, lúc anh ấy lại muốn tôi quay về New York. Tôi không về đấy. Ở đây ấm áp còn ở New York tuyết đã bắt đầu rơi rồi.
– Chỉ vì lí do ấy thôi à?
– Thế chả lẽ một điều đó thì chưa đủ sao?
– Ôi, sao chị hỏi vậy, chị Carmen? Thôi, xin hỏi chị có về New York với tôi không?
Nàng lắc đầu.
– Kahn sẽ làm tôi phát điên lên mất. Tôi là một đứa con gái bình thường thôi, anh Ross ạ! Đầu tôi sẽ đau như búa bổ khi lại phải nghe anh ấy lảm nhảm.
– Anh ấy không lảm nhảm đâu. Anh Kahn là một người anh hùng đấy.
– Thứ anh hùng ấy cũng chả mài ra mà sống được. Anh hùng rồi cũng chết. Nếu những người anh hùng mà còn sống, họ sẽ trở thành những kẻ đáng chán nhất trên đời này.
– Thật thế sao? Ai nói với chị như vậy đấy?
– Cứ nhất thiết là phải có ai nói với tôi à? Anh tất nhiên cũng coi tôi là một đứa ngốc nghếch như anh Kahn chứ gì?
– Hoàn toàn không phải như vậy. Anh Kahn không hề coi chị là một cô gái ngốc nghếch đâu. Anh ấy luôn luôn tôn trọng, mến mộ chị.
– Anh ấy càng mến mộ, càng tôn trọng tôi bao nhiêu đầu tôi càng nhức bấy nhiêu. Sự mến mộ đó mới đáng chán làm sao! Mà tại sao các anh lại như vậy nhỉ?
– Sao cơ?
– Tại sao các anh không giống những người khác? Ví như giống bà chủ nhà của tôi chẳng hạn? Mọi sự của các anh đều phức tạp, rối rắm lắm.
Tôi đến tạm biệt Scott.
– Tôi muốn mua thêm một bức tranh nữa, - anh ta nói. - Tôi muốn trên xô pha treo một cái gì đó. Chả hiểu bao giờ các anh mới lại đến đây? Hiện nay anh còn bức nào không?
– Chỉ còn một bức vẽ than thôi. Một tác phẩm tuyệt vời đấy. Cũng của Renoir.
– Hay quá. Thế là tôi có hai bức của Renoir. Chả lẽ tôi lại gặp may như vậy sao?
Tôi lấy bức tranh ra khỏi va li và trao cho anh ta.
– Tôi rất sung sướng được trao vào tay anh bức tranh này.
– Vì sao cơ? Tôi không hiểu ý anh đấy.
– Anh biết trân trọng tài năng và tác phẩm. Điều này cực kì quan trọng, cầu mong anh luôn luôn mạnh giỏi. Tôi phải tạm biệt anh hệt như tạm biệt một người quen biết đã lâu.
Tannenbaum nhận thêm một vai rất phụ khác. Anh ta tỏ ra rất hài lòng.
– Anh sẽ sắm vai gì trong bộ phim tới?
– Vai một anh đầu bếp người Anh trên một chiếc tàu thủy. Chiếc tàu này bị tàu ngầm Đức tấn công.
– Anh đầu bếp bị chết à?
– Không. Đây là một nhân vật gây cười. Bọn Đức đã cứu được anh ta. Thế là anh ta nấu ăn cho bọn Đức trên chiếc tàu ngầm kia.
– Mà không đầu độc bọn Đức sao?
– Không. Anh ta đã làm một chiếc bánh ngọt tuyệt vời cho bọn chúng vào dịp lễ Giáng sinh. Thế rồi, có một lần chiếc tàu này nổi lên mặt nước, đám thủy thủ Đức được dự một buổi biểu diễn những bài dân ca Anh và Đức. Bọn thủy thủ kia nhận ra rằng quốc ca của Đức và Anh có giai điệu giống nhau. Thế là chúng quyết định sẽ không đánh nhau với anh đầu bếp sau khi chiến tranh kết thúc, bởi vì giữa hai bên có quá nhiều điểm chung.
– Tôi thấy tương lai của anh khá u tối. Nhưng dẫu sao tôi vẫn nghĩ rằng tính cách của anh có thể bù trừ cho điều đó được.
Bóng Tối Thiên Đường Bóng Tối Thiên Đường - Erich Maria Remarque Bóng Tối Thiên Đường