There is a temperate zone in the mind, between luxurious indolence and exacting work; and it is to this region, just between laziness and labor, that summer reading belongs.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Tri Thức Việt
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 68
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1824 / 84
Cập nhật: 2016-07-02 09:28:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Trí Tuệ Có Thể Kiếm Tiền Chính Là “Chân Trí Tuệ”
o Thái là một dân tộc say mê trí tuệ, thương nhân Do Thái cũng là những thương nhân rất giỏi dùng trí tuệ giành lấy chiến thắng trong hoạt động kinh doanh. Có điều, từ “trí tuệ” cũng chỉ là một khái niệm mơ hồ, phạm vi rất lớn, định nghĩa lại không rõ ràng. Rốt cuộc thì cái gì là trí tuệ, có thể mỗi người sẽ có một cách nói khác nhau. Vậy thì, trong cách nhìn của thương nhân Do Thái, cái gì là trí tuệ?
Người Do Thái có một câu chuyện cười, nói lên mối quan hệ giữa trí tuệ và của cải.
Hai vị Giáo sĩ ngồi nói chuyện với nhau:
“Trí tuệ và của cải, cái nào quan trọng hơn?”
“Đương nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!”
“Nếu đã như vậy, người có trí tuệ tại sao lại phải làm việc cho người giàu có, mà người giàu có không làm việc cho người có trí tuệ? Mọi người đều thấy là các bậc học giả, triết học gia đều tranh nhau lấy lòng người giàu có, mà những người giàu có lại thường tỏ thái độ ngông cuồng đối với những người có trí tuệ…”
“Rất đơn giản, vì người có trí tuệ thì biết được giá trị của đồng tiền, còn người có tiền thì lại không hiểu được giá trị của trí tuệ!”
Cách nói của vị Giáo sĩ không thể nói là không có lý: Người trí hiểu được giá trị của tiền bạc, nên mới đi làm việc cho người giàu. Người giàu nếu không biết giá trị của trí tuệ, tất nhiên sẽ có thái độ ngông cuồng trước mặt người trí. Nhưng đâu mới là điểm ý vị nhất trong câu chuyện cười trên đây? Xin thưa, nó được thể hiện trong chính cái sai lầm nội tại của vấn đề, tức sự “vô lý” trong cái được xem là “hữu lý” như đã phân tích ở trên: Người trí tuệ nếu đã biết được giá trị của tiền bạc, tại sao không thể vận dụng trí tuệ của chính mình để tạo ra của cải? Biết được giá trị của tiền bạc, nhưng lại chỉ có thể bán sức cho người giàu để kiếm vài đồng bạc lẻ. Trí tuệ như thế còn dùng được vào đâu, còn đáng gọi là trí tuệ?
Vì vậy, trí tuệ của các bậc học giả, triết học gia có thể cũng được gọi là trí tuệ, nhưng không phải là một “trí tuệ chân chính”, bởi họ đã cam tâm biến mình và trí tuệ của mình thành nô bộc cho tiền bạc. Một trí tuệ chỉ biết cúi đầu trước thái độ ngông cuồng của tiền bạc, làm sao có thể nói nó quan trọng hơn tiền bạc?
Ngược lại, người giàu không có được trí tuệ như bậc học giả, nhưng lại có thể điều khiển trí tuệ của những học giả thông qua tiền. Đó mới chính là “trí tuệ chân chính”. Có được trí tuệ đó, không có tiền, có thể biến thành có tiền; không có “trí tuệ”, có thể biến thành có “trí tuệ”. Trí tuệ đó chẳng phải so với tiền bạc, so với “trí tuệ” lại càng quan trọng hơn sao?
Có điều, nếu chỉ xét trên khía cạnh đó, thì tiền bạc lại trở thành thước đo của trí tuệ, tựa như đã trở thành một nhân tố còn quan trọng hơn trí tuệ. Thực ra, điều này không hề mâu thuẫn: Đồng tiền “sống” (tức đồng tiền có thể sinh lợi không ngừng) thì quan trọng hơn trí tuệ “chết” (tức trí tuệ không thể tạo ra tiền); nhưng trí tuệ “sống” (tức trí tuệ có thể sinh ra tiền) nhất định phải quan trọng hơn đồng tiền “chết” (tức của cải đơn thuần, hay những đồng tiền không thể sinh thêm lợi nhuận).
Như thế, so sánh giữa trí tuệ “sống” và đồng tiền “sống”, cái nào quan trọng hơn? Bất luận diễn dịch theo nội dung của câu chuyện kể trên, hay đúc kết từ trong hoạt động kinh doanh thực tiễn của thương nhân Do Thái, chúng ta cũng chỉ có thể đưa ra một đáp án duy nhất: Chỉ khi hòa nhập vào tiền bạc, trí tuệ mới được xem là trí tuệ “sống”, chỉ sau khi hòa nhập vào trong trí tuệ, đồng tiền mới được xem là đồng tiền “sống”. Trí tuệ sống và đồng tiền sống rất khó phân biệt ngôi thứ, vì cả hai vốn chỉ là một: Cả hai là sự kết hợp hoàn hảo của trí tuệ và tiền bạc.
Sự đồng tại và đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc, đã biến thương nhân Do Thái thành những thương nhân có trí tuệ nhất. Đạo lý kinh doanh của người Do Thái trở thành đạo lý kinh doanh của trí tuệ.
Người Do Thái cho rằng, kiếm tiền là một chuyện đương nhiên, hợp với đạo nghĩa đất trời. Tiền có thể kiếm được mà không chịu kiếm, dứt khoát là đã phạm tội với tiền, phải chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa.
Người Do Thái có một đoạn đối thoại như sau:
Người con trai hỏi cha mình, một nhà quản lý ngân hàng: “Cái gì gọi là Kapitalverbrechen?”
Người cha trả lời: “Nếu số vốn của con không thể mang lại cho con ít nhất 10% lợi tức, xem như con đã phạm tội với số vốn của con, đó gọi là Kapitalverbrechen”.
Kapitalverbrechan được cấu thành bởi Kapital (vốn) và Verbrechen (phạm tội), ý nghĩa hợp lại là “trọng tội”. Tiền kiếm được mà không kiếm, hành vi đó được xem là phạm trọng tội với Thiên Chúa. Có lẽ trên thế giới này, chỉ duy nhất dân tộc Do Thái mới có cách nhìn độc đáo như vậy.
Thương nhân Do Thái trong lúc kiếm tiền, luôn nhấn mạnh “chiến thắng nhờ trí tuệ”.
Có một câu chuyện như sau:
Ghali là một giáo khu Do Thái nghèo khổ, người quản lý trong giáo khu bèn viết thư cho một nhà kinh doanh than đá giàu có ở thành phố Wallenberg, xin ông gởi đến vài xe than vì mục đích từ thiện.
Thương nhân viết thư trả lời: “Chúng tôi không thể tặng không cho phía các ông. Nhưng chúng tôi có thể bán cho các ông 50 xe than với giá khuyến mãi 50%”.
Giáo khu nghèo khổ ấy tỏ ý bằng lòng, nhưng chỉ xin giao trước 25 xe than. Ba tháng sau khi giao hàng, họ không chịu giao tiền, mà cũng không tiếp tục gởi thư mua hàng nữa.
Nhà doanh nghiệp bán than bèn gởi đến một bức thư thúc ép trả tiền. Mấy ngày sau, ông nhận được thư trả lời từ Ghali:
“… bức thư đòi tiền của ông, chúng tôi thật tình không sao hiểu nổi. Ông đã đồng ý bán cho chúng tôi 50 xe than, giảm giá 50%, 25 xe than là vừa đúng với giá tiền mà ngài đã ưu ái giảm cho chúng tôi. Chúng tôi cám ơn đã nhận được 25 xe than này, còn 25 xe than kia, chúng tôi không cần nữa!”.
Thương nhân bán than “hào phóng” kia ắt hẳn đã rất tức giận, nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn. Ông có thể nguyền rủa trò ma mãnh của những kẻ đã “cướp trắng” 25 xe than của mình, nhưng cũng không thể không phục trí thông minh của những người Do Thái ở giáo khu Ghali.
Trong câu chuyện này, hành động của người Do Thái ở giáo khu Ghali không thể xem là một trò lừa dối ma mãnh, chỉ đơn thuần là họ đã biết lợi dụng sự mơ hồ trong lời giao kèo của đôi bên, an nhàn ngồi ở nhà chờ người ta “gởi” đến cho mình 25 xe than.
Đó là một tuyệt chiêu kiếm tiền của người Do Thái.
Người Do Thái thích tiền, nhưng chưa bao giờ che giấu thiên tính thích tiền bẩm sinh của mình. Vì vậy, song song với thái độ chỉ trích thói “ham tiền như mạng sống, tham lam bẩm sinh” của người Do Thái, người ta cũng rất khâm phục thái độ hết sức thẳng thắn vô tư khi đối mặt với vấn đề tiền bạc của người Do Thái. Chỉ cần nhận định đó là một cách kiếm tiền khả thi, người Do Thái nhất định sẽ tìm cách thực hiện nó. Kiếm tiền là điều hợp với đạo lý tự nhiên, kiếm được tiền mới được xem là thông minh thực sự. Đó chính là chỗ độc đáo và vượt trội trong trí tuệ của người Do Thái.
Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái - Tri Thức Việt Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái