Tác giả: Việt Thi
Thể loại: Tuổi Học Trò
Upload bìa: Sam Trần
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1960 / 21
Cập nhật: 2015-01-13 04:03:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13/14
hiếc cần câu trong tay Lãm Vân đọng đậy, cô bé vui sướng kêu lên, chẳng thấy con cá nào ăn mồi mà miếng mồi thì đâu mất tiêu. Từ lúc đi câu đến giờ anh Ðông Khang đã câu được hai con và cả chị Hải Quì cũng được một chú.
Lãm Vân phụng phịu nói:
- Sao em câu mãi mà không có chú cá nào đến đớp mồi cả.
Ðông Khang nói:
- Không đớp sao miếng mồi đâu mất tiêu vậy bé.
Lãm Vân ngây ngô.
- Vậy con cá của em đâu?
- Nó lội mất rồi...
- Như vậy là em yếu bóng vía lắm phải không?
- Ai nói vậy?
- Em nghe người ta nói những người yếu bóng vía không câu được cá.
Ðông Khang phì cười.
Hải Quì cũng góp lời.
- Vậy yếu bóng vía là sao Lãm Vân.
Lãm Vân nhìn Ðông Khang rồi nhìn Hải Quì giọng ấp úng:
- Em chẳng biết nữa... yếu... bóng vía là cái gì vậy anh... chị.
Hải Quì nhìn Lãm Vân. Dạo gần đây Lãm Vân rất dễ thương, chịu học, thỉng thoảng Ðông Khang đưa Lãm Vân đi chơi đều có cả Hải Quì, anh hay đùa.
- Cho Lãm Vân thâm nhập thực tế để làm văn tốt hơn.
Lãm Vân cười nói:
- Em sẽ cố gắng tìm hiểu xem "bóng vía" là cái gì.
Hải Quì nói tiếp:
- Bóng vía theo tự điển có nghĩa là: Sự sống vô hình tồn tại trong con người, người ta hay nói người yếu bóng vía hay sợ ma, hoặc không câu được cá.
- Ối! Gì mà lại quá, em không hiểu, nói vậy bóng vía là cái gì đó rất trừu tượng phải không chị?
- Ừ!
Ðông Khang nhìn hai cô gái rồi nói:
- Nói cho dễ nhớ, bóng vía có thể hiểu là một phần bản chất tâm hồn của một cá nhân nào đó, có phải không? Người yếu bóng vía có phải là người có cá tính hơi yếu, không bản lĩnh hay sợ trước bất cứ một việc gì đúng không hai cô bé.
Lãm Vân cười.
- Em... thì được rồi, nhưng với chị Hải Quì... anh kêu cô bé... không biết người ta có chịu không?
Hải Quì phì cười trước lời nói của Lãm Vân, trò chuyện vu vơ một lúc mỗi người lại một góc với chiếc cần câu. Cuối cùng Lãm Vân cũng câu được một con cá.
Lần đầu tiên Lãm Vân được ăn món cá nướng, cô bé vô cùng thích thú mặc dù lúc đầu cũng ghê ghê, sờ sợ...
... Ðây là một điểm vui chơi lý thú vì được sống chan hòa với thiên nhiên nên ngày nghỉ người ta thường đến vui chơi thật đông.
Lãm Vân có vẻ thích thú với công việc câu cá, trèo cây, nằm vắt vẻo trên chiếc võng thật thích thú. Cô bé nghêu ngao ca những bài tình ca nhẹ nhàng...
Ðến xế chiều Ðông Khang bảo Vân chuẩn bị về để thứ hai đi học.
Sau một ngày đi chơi, Lãm Vân cảm thấy vui thật nhiều vì cô bé được sống với thiên nhiên trong lành, có bao giờ Ðông Trần cho cô bé đi chơi như thế nầy đâu? Anh Ðông Khang có vẻ quan tâm đến những người thân trong gia đình hơn, Lãm Vân cũng tội nghiệp anh Ðông Trần, bởi lẽ trước đây khi anh Ðông Khang chưa trở về, Ðông Trần rất thích Hải Quì, có điều chẳng hiểu sao Hải Quì lại không dành cho Ðông Trần chút tình cảm nào trong khi với Ðông Khang dù thời gian biết nhau rất ít, vậy mà họ có vẻ hiểu nhau và ngày càng gần nhau hơn trong cách sống, trong suy nghĩ. Lãm Vân hiểu vì sao anh Ðông Khang với chị Diệp Quỳnh ngày càng xa dần. Cái mà người ta gọi là "quan điểm", là "lập trường", là nhân cách gì đó, có lẽ đã được thể hiện rất rõ ở anh Ðông Khang và chị Diệp Quỳnh. Xem ra chị Diệp Quỳnh không muốn buông anh Ðông Khang mặc dù chị vẫn có khối người theo làm vệ sĩ.
Ðể xem rồi chuyện tình của họ sẽ đi đến đâu?
Lãm Vân nhìn lên bầu trời, một làn khói quyện mái nhà tranh... Bây giờ thì cô bé hiểu thật sự về những rung động trong văn học, tất cả xuất phát từ hiện thực, nếu như không có hiện thực làm sao thếu dệt được những tác phẩm tuyệt đẹp được. Lãm Vân thật sự hiểu được ý nghĩa của câu nói mà chị Hải Quì đã cho trong một đề luận: Có ý kiến cho rằng: "Mỗi giờ văn học, có thể làm cho các em rung động, các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn lên them một chút."
Vâng! Bây giờ thì Lãm Vân đã lớn lên thêm một chút để yêu đời, yêu cuộc sống và nhất là yêu thiên nhiên như lời thơ của Xuân Diệu: "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây - Hay rả rích như ve sầu tháng hạ".
Bâng Khuâng Tơ Trời Bâng Khuâng Tơ Trời - Việt Thi Bâng Khuâng Tơ Trời