Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: Pierre Lemaitre
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 62
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2582 / 74
Cập nhật: 2017-09-22 06:52:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24
iấc ngủ ngày ngắn ngủi trong căn phòng của Nathalie khiến ông cảm thấy thật kỳ quặc. Tại sao ông lại muốn làm thế? Ông hoàn toàn không hay biết. Một cầu thang gỗ kêu cót két, một bậc thềm trải cái thảm sờn rách, một nắm đấm cửa bằng sứ, hơi ấm của ngôi nhà như thể dồn cục lại phía trên cao. Một bầu không khí của những ngôi nhà vùng quê, nhà gia đình, với những căn phòng chỉ được mở cửa cho khách mời vào mùa hè. Phần thời gian còn lại thì đóng kín.
Hiện giờ căn phòng được dùng làm kho chứa đồ. Dường như nó chưa bao giờ mang dấu ấn riêng của chủ nhân, có thể nói nó hơi giống một phòng khách sạn, một căn nhà trọ. Vài bức ảnh treo vẹo vọ trên tường, một cái tủ com mốt gãy một chân, có quyển sách được chèn vào đó. Cái giường trũng xuống thật sâu như kẹo dẻo, thật là ấn tượng. Camille nhổm dậy, ngồi nhích lên phía trên gần mấy cái gối và, cứ ngồi ở đầu giường như vậy, ông lục tìm quyển sổ, một cây bút chì. Trong lúc dưới vườn các kỹ thuật viên đào đất xung quanh thùng chứa nước mưa, ông phác họa một khuôn mặt. Mặt ông. Khi còn trẻ, lúc đang chuẩn bị thi vào trường Mỹ thuật, ông từng vẽ hàng trăm bức tự họa, mẹ ông cho rằng đó là bài tập đích thực duy nhất, thứ duy nhất cho phép tìm thấy “khoảng cách chuẩn”. Bà cũng đã vẽ hàng chục bức tự họa, trong số đó chỉ còn lại một bức duy nhất, sơn dầu, tuyệt đẹp, ông không thích nghĩ đến nó. Và Maud nói đúng, vấn đề của Camille luôn luôn là không tìm ra khoảng cách chuẩn, ông ở quá gần hoặc ở quá xa. Hoặc giả ông chui luôn vào rồi chẳng còn nhìn thấy gì nữa, ông vùng vẫy đến nỗi như sắp chết đuối đến nơi, hoặc giả ông thận trọng ở lại phía xa, thế là chẳng hiểu được gì cả. “Vậy thì điều còn thiếu là bản chất của vấn đề,” Camille nói. Trong quyển sổ của ông, khuôn mặt hiện lên gầy guộc, cái nhìn thất thần, một người đàn ông rã rượi vì thử thách.
Xung quanh ông là mái nhà dốc, nếu sống ở đây thì gần như hễ muốn dịch chuyển là phải cúi gập người. Trừ phi là một người giống như ông. Camille vẽ nguệch ngoạc nhưng không hề thấy tin tưởng, ông cảm thấy buồn nôn. Lòng nặng trĩu. Ông nhớ lại lúc vừa qua với Sandrine Bontemps, thái độ bực dọc, mất kiên nhẫn của ông, đôi khi ông thật khó chịu. Đấy là bởi ông muốn kết thúc vụ này, kết thúc hoàn toàn.
Ông chẳng ra làm sao và ông biết lý do. Phải tìm ra bản chất vấn đề. Lúc nãy, chính bức chân dung Nathalie Granger đã gây cho ông cảm giác đó. Cho tới lúc này, những bức ảnh trong điện thoại di động của Trarieux chỉ cho thấy một nạn nhân. Tức là một vụ án. Ông đã coi cô ta, cô gái ấy, chỉ thuộc về một vụ bắt cóc. Nhưng trên bức chân dung phác thảo của bên Lý lịch tư pháp, cô đã trở thành một con người. Một bức ảnh, đó chỉ là cái thực tại. Một bức tranh, đó là thực tế, thực tế của ta, được trí tưởng tượng của ta, những huyễn tưởng của ta, học vấn của ta, cuộc đời ta mặc quần áo cho. Lúc chìa bức tranh ra trước mặt Sandrine Bontemps và nhìn khuôn mặt đó từ chiều ngược lại, như bức tranh vẽ một người đang bơi, ông thấy thật mới mẻ. Có phải cô ta đã giết tay Pascal Trarieux đần độn không? Điều đó còn hơn là có thể, nhưng quan trọng gì đâu. Trên bức tranh đó, nhìn từ chiều ngược lại, ông thấy cô ta gây xúc động, cô ta là tù nhân và ông chỉ chăm chăm muốn cô ta còn sống. Nỗi khiếp sợ thất bại khiến ngực ông đau buốt. Ông đã không biết cách cứu sống Irène. Ông sẽ làm gì với cô gái này đây? Cũng để cho cô ta chết đi hay sao?
Từ bước đi đầu tiên, từ giây đầu tiên trong vụ việc này, ông đã cố gắng chặn những gì gây xúc động dồn lại đằng sau bức tường, giờ đây bức tường ấy đang sập xuống, các kẽ nứt lần lượt xuất hiện, mọi thứ sẽ đùng một cái đổ sụp, đè nát ông, ngập lên ông, bị chuyển thẳng về nhà xác, về với “bệnh viện tâm thần”. Ông đã vẽ trong quyển sổ: một hòn đá thật lớn, một tảng đá. Chân dung Camille trong lốt Sisyphe[10].
Alex Alex - Pierre Lemaitre Alex