When you look at the sun during your walking meditation, the mindfulness of the body helps you to see that the sun is in you; without the sun there is no life at all and suddenly you get in touch with the sun in a different way.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 244
Phí download: 14 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6700 / 103
Cập nhật: 2017-12-11 09:30:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
124. Có Phải Rắn Thè Lưỡi Ra Để Doạ Người Không?
ầu hết tất cả các loài rắn đều có một cái lưỡi đỏ tươi và lại phân nhánh, còn được gọi là "xà tín". Lưỡi của rắn dường như rất linh hoạt, không ngừng co duỗi, nhìn rất đáng sợ, vậy nên không ít người cho rằng, rắn thè lưỡi ra là để doạ đối thủ, để đạt được mục đích bảo vệ chính mình.
Thực ra không phải là như vậy. Các nhà động vật học trong khi nghiên cứu đã phát hiện, lưỡi của rắn rất đặc bịêt, chức năng hoàn toàn không giống nhau. Theo hiểu biết thông thường, lưỡi là cơ quan vị giác, cảm thụ các mùi vị thức ăn khác nhau, nhưng lưỡi của rắn thì lại giống như mũi, mặt lưỡi không có gai lưỡi, không thể phân biệt được đắng cay mặn ngọt, nhưng lại có thể ngửi được các mùi từ bên ngoài.
Chúng ta biết rằng, mùi được hình thành bởi tác dụng của phân tử có tính toả hơi của vật chất. Khi người hay động vật hít khí, phân tử mùi bay tản ra ở không trung liền chui vào mũi, gặp tế bào xúc giác của bề mặt xoang mũi, lúc này, sự kích thích mà tế bào xúc giác sẽ cảm nhận được chuyển hoá thành tin tức đặc biệt, thông qua thần kinh xúc giác chuyển vào đại não, do vậy đã sinh ra xúc giác.
Trên thực tế, rắn thường thè lưỡi không phải là để doạ đối thủ mà là để tiếp nhận các loại chất hoá học trong không khí, nó có chỗ tương tự với chức năng của xoang mũi. Khi lưỡi thè ra, các phân tử hoá học trong không khí dính lên trên mặt lưỡi ẩm ướt, tiếp đó, lưỡi lại co về nơi gọi là "cơ quan trợ giúp mũi" trong khoang miệng. Cơ quan trợ giúp mũi ngăn cách với bên ngoài, vì vậy, không thể có xúc giác, nhưng sau khi lưỡi đưa các chất hoá học từ bên ngoài vào, thì nó có thể thực hiện được chức năng xúc giác.
Cơ quan trợ giúp mũi của rắn được tạo thành bởi vô số tế bào cảm giác, biến những chất hoá học tiếp nhận được thành tin tức nào đó, chuyển vào trung khu thần kinh, qua tổng hợp và phân tích sẽ sinh ra xúc giác.
Bình thường, rắn thè lưỡi ra thụt lưỡi vào liên tục chính là đang không ngừng "ngửi" các mùi từ bên ngoài. Giả dụ khi một động vật chạy thoát sau khi bị rắn cắn, thì rắn có thể lợi dụng chiếc lưỡi co duỗi không ngừng của nó, thông qua mùi để tìm và đuổi sát kẻ bị thương cho đến khi bắt được mới thôi.
10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Động Vật 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Động Vật - Nguyễn Văn Mậu 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Động Vật