Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: VnExpress
Thể loại: Tùy Bút
Số chương: 5239
Phí download: 44 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4221 / 45
Cập nhật: 2014-12-04 16:13:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Mẹ được sống lại cũng là ngày con được hồi sinh
úng vào lúc pháo hoa sáng rực trời chào mừng sinh nhật Bác, các bác sĩ đã giành lại được sự sống cho mẹ từ tay tử thần. Mẹ thật sự được sống lại lần thứ hai, và con cũng hồi sinh từ đó. Bố quyết định lấy ngày 19/5 làm sinh nhật cho con để ghi dấu kỷ niệm không thể phai mờ ấy. (Hải)
Từ: Hải
Đã gửi: 02 Tháng Năm 2012 10:49 SA
Ngày xưa, khi con còn bé, vào ngày Quốc tế Lao động, mẹ vẫn thường tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ cho cả gia đình, và mời những đứa bạn thân nhất của con cùng tham gia. Con hỏi mẹ tại sao, mẹ chỉ cười: Mẹ tổ chức lễ sinh nhật cho con đấy.
Con vẫn chưa hết thắc mắc: Nhưng sinh nhật của con vào ngày 19/5 mà mẹ. Mẹ lại cười, vẫn nụ cười hiền hậu và đầy trìu mến: Mẹ biết. Chỉ vì mẹ sợ đến ngày đó, con vẫn phải đi học, mẹ lại bận đi làm nên không có thời gian tổ chức tiệc cho con. Vậy thì tại sao chúng ta không làm ngay hôm nay, khi mọi người đều được nghỉ hai ngày lễ lớn, đúng không nào? Đến sinh nhật chính thức, con có thể dành thời gian cùng các bạn ở lớp mà.
Con còn quá bé để hiểu hết những lời mẹ nói, nhưng quan trọng nhất là con cảm thấy vui vì mình có những hai bữa tiệc mừng sinh nhật, một lần tổ chức ở nhà, một lần ở lớp, mà cả hai đều rơi vào những ngày lễ lớn. Và từ đó, năm nào cũng vậy, mỗi năm hai lần, con nhận được những lời chúc cũng như sự yêu thương từ bà nội, bố mẹ và bạn bè. Tuổi thơ con cứ trôi qua êm đềm như thế.
14 tuổi, con xa bố mẹ và đám bạn để lên thành phố trọ học. Lịch học dày đặc nên con ít khi về nhà, nhưng đến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, con vẫn cố gắng sắp xếp để về vui sinh nhật cùng mọi người. Lúc ấy, con mới thấy việc mẹ nghĩ ra sinh nhật thứ hai cho con mới tuyệt vời làm sao, để rồi khi trở về với các bạn ở trường vào sinh nhật chính thức, con vẫn không cảm thấy tủi thân vì không có bố mẹ ở bên.
17 tuổi, lại một lần nữa, con rời quê ra Hà Nội nhập học. Kỳ nghỉ lễ 30/4, con cũng không về nhà được vì quãng đường quá xa, tàu xe thì đông nghìn nghịt. Những ngày ấy, ký túc xá vắng tanh, chỉ còn con với vài đứa bạn. Nhận được tin nhắn của mẹ vào đúng 0h ngày 1/5, con chỉ biết ngồi im lặng suốt đêm đến sáng, mặc cho nước mắt cứ thế lăn dài.
21 tuổi, con tốt nghiệp đại học, rồi lại tiếp tục theo đuổi niềm đam mê học tập với chuyên ngành Ngôn ngữ mà con yêu thích. Một ngày nghỉ hè năm thứ tư đại học, con được nghe bà nội kể lại những chuyện ngày xưa, hồi con còn bé. Bà bảo, ngày mẹ sinh con ở bệnh viện Kim Liên đúng vào ngày Quốc tế Lao động, cũng là dịp cả nước đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Bác.
Sinh con ra được hai ngày, mẹ lại bị lên cơn sốt rét. Bốn năm dạy học nơi miền núi, mẹ đã phải đánh đổi quá nhiều thứ. Mái tóc dài, đen nhánh ngày nào giờ đã rụng gần hết vì căn bệnh sốt rét quái ác hành hạ. Rồi lại thêm chứng sỏi thận vì nguồn nước đá vôi trên núi. Một năm sau khi về đồng bằng, mẹ sinh con, nhưng lúc đó, sức khỏe của mẹ vẫn chưa thể khá hơn được. Vậy là mới hai ngày tuổi, con đã phải xa mẹ, được bố đưa về nhà cho bà chăm sóc.
Bà cười bảo, ngày đó con hiền như hòn đất, không khóc nhè bao giờ. Con sống nhờ những dòng sữa của các bác hàng xóm và ít mật ong pha cùng nước sôi để nguội, món sữa tự chế của bà. Trong lúc đó, mẹ vẫn đang từng ngày chống chọi với căn bệnh quái ác. Những cơn sốt rét cứ nối tiếp nhau đến rồi đi. Mẹ nằm đó, bất động hàng tuần; giữa niềm hy vọng mong manh của tất cả mọi người.
Vào đúng hôm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, bỗng nhiên mẹ lên cơn co giật kéo dài. Bác sĩ đã tiêm một mũi moóc - phin với mong muốn giảm đi một phần đau đớn cho mẹ, nhưng dường như tình hình vẫn không được cải thiện, mà còn có phần xấu đi. Bố chạy ngược chạy xuôi, cầu xin bác sĩ cứu lấy mẹ bằng mọi giá. Mới hơn hai tuần xin nghỉ phép về chăm mẹ, bố gầy đi trông thấy. Hốc mắt thâm quầng, trũng sâu, hai gò má nhô cao hơn.
Mọi người trong bệnh viện không khỏi ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông mặc bộ đồ sĩ quan bật khóc giữa hành lang bệnh viện, quỳ xuống dưới chân bác sĩ mà nức nở như một đứa trẻ. Ông bác sĩ già lắc đầu, im lặng. Sự im lặng thật nặng nề và đáng sợ. Không còn cách nào khác, bố lại đạp xe về nhà, mang con lên bệnh viện với mẹ. Bố sợ sẽ mất mẹ mãi mãi, nên cho con được nằm bên cạnh mẹ thêm một lần.
Nhưng đúng lúc mọi hy vọng tan biến hết, phép màu lại hiện ra. Không biết sức mạnh của tình mẫu tử hay một sức mạnh vô hình nào khác đã níu mẹ trở về với cuộc đời này, với con và bố. Trận sốt khủng khiếp ấy lui dần, các bác sĩ cũng không thể tin nổi vào điều kỳ diệu ấy. Đúng vào lúc pháo hoa sáng rực trời chào mừng sinh nhật Bác, các bác sĩ đã giành lại được sự sống cho mẹ từ tay tử thần. Mẹ thật sự được sống lại lần thứ hai, và con cũng hồi sinh từ đó.
Bố quyết định lấy ngày 19/5 làm sinh nhật cho con để ghi dấu kỷ niệm không thể phai mờ ấy. Bây giờ thì con càng thêm tự hào về ngày sinh bố mẹ đã đặt cho con. Con không chỉ được sinh ra trên chính mảnh đất quê hương Bác, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Bác mà còn vào đúng ngày mẹ con từ cõi chết trở về. Cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra trên cõi đời này, đã dành cho con tất cả những gì bố mẹ có.
Lại một kỳ nghỉ lễ 1/5 nữa. Năm nay, con lại không thể về thăm bố mẹ được rồi, nhưng con không còn buồn vì điều đó nữa. Kể từ ngày mẹ trở về với con và bố; con và mẹ, và cả gia đình ta đã hòa làm một. Dù đi xa đến đâu, con biết con vẫn thật gần với mẹ, bởi trong sâu thẳm trong tim, mẹ con mình vẫn có nhau, phải không mẹ?
VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết) - VnExpress VnExpress - Tâm sự (tổng hợp hơn 5000 bài viết)