Số lần đọc/download: 4446 / 85
Cập nhật: 2015-02-27 07:50:13 +0700
Chương 258: Chuyện Nhà Của Lão Đại
D
ương Hạo hỏi xong bên cạnh vẫn chưa có người trả lời thì đã nghe thấy trong viện truyền ra tiếng chửi mắng: “Cái đồ chết tiệt nhà người, cút về Nhật Bản đi, nhà chúng ta không thể chứa chấp được lại quỷ nữ như ngươi, không đuổi ả ta đi thì nhà chúng ta sẽ không có một ngày yên bình nào”.
Tiếp theo đó thì nghe thấy tiếng Tao Trư Nhi nói: “Ôi trời, sư nương, người đừng đánh nữa, xin bớt giận”.
Dương Hạo không biết có chuyện gì, trong lòng bất giác căng thẳng, vội vã xông vào trong sân, vừa vào tới sân thì thấy một nữ tử đang quỳ phục dưới đất, trán đặt lên lòng bàn tay, eo thon cong rạp xuống, cái mông đầy đặn chổng lên cao, làm ra bộ dạng cầu xin, bộ thái phục trắng có thêu hoa đào phớt hồng làm tôn thêm vẻ đẹp của cơ thể nàng lên, chỉ có điều ở chỗ mông có một vết chân lớn, có thể thấy rất rõ đó là do người đàn bà chửi bới lúc nãy đạp vào.
Kimono (hòa phục) thời đó có điểm khác biệt với bây giờ, hơn nữa còn có thể phân làm hai loại, loại dùng tơ lụa gấm vóc làm nguyên liệu được gọi là kimono, loại dùng vải thường làm nguyên liệu được gọi là thái phục, hòa phục được bắt nguồn từ đời Đường, là trang phục mà quý tộc Nhật Bản mặc, còn thái phục là bắt nguồn từ Đông Ngô thời Tam quốc, bây giờ dùng phổ biến cho dân thường mặc.
Bộ thái phục nữ tử đó mặc tuy được cắt may khá chỉnh thể nhưng lại rất cũ, chất liệu vải màu trắng đã hơi ngả vàng, vạt áo đã mất mấy đường chỉ.
Dương Hạo lại nhìn sang bên cạnh, thì thấy một mỹ phụ khoảng hơn ba mươi tuổi có đôi mắt hạnh nhân đang trợn trừng lên, mặt đỏ bừng, đang chửi mắng không ngừng, Tao Trư Nhi đang toát mồ hôi ngăn cản ả ta xông lên về phía nữ tử. Một bên là Trương Hưng Long đang đứng, vểnh vểnh chòm râu, vẻ mặt xấu hổ. Bên cạnh hắn ta còn có một văn sĩ trên dưới tứ tuần, khuôn mặt cười khổ, ở phía sau đứng dưới mái hiên là một tiểu cô nương và tam phòng thiếp thất của Trương Hưng Long, tất cả đều có bộ dạng khoanh tay đứng nhìn.
“Chuyện này là sao vậy?”. Dương Hạo chạy vọt tới, ngạc nhiên hỏi.
Dương Hạo là nam nha viện sứ, ở thành Biện Lương là quan viên có quyền thế, vừa là “quan huyện” lại vừa là “hiện quan”, Trương Hưng Long đối với hắn luôn rất cung kính, hắn tuy xuất thân từ đại hào giang hồ, làm buôn bán chạy thuyền quản thuyền nhiều năm, nhưng cũng biết cái đạo lý “dân không đấu với quan”. Thêm nữa Dương Hạo là huynh đệ của Tao Trư Nhi, cho nên Trương Hưng Long qua lại với hắn khá thân thiết. Vừa nhìn thấy hắn đến lập tức như thấy được cứu tinh, vội vàng nói: “Dương đại nhân, ngài đến thật đúng lúc, mời ngài đến xét hộ việc này với, nương tử của ta cũng quá là hung hãn”.
Dương Hạo xung quanh có rất nhiều quản sự, người làm công che miệng cười, liền nói: “Đại đương gia là nhân vật anh hùng ở Biện Lương, vậy mà lại cãi nhau ầm ĩ cả sân lên, sao không khiến người ta cười chê chứ. Trong gia đình có chuyện gì thì đóng cửa thương lượng với nhau đi. Chúng ta vào trong rồi từ từ nói. Trương đại nương cũng bớt giận đi, nào nào, mọi người vào phòng khách đi”.
Dương Hạo khuyên nhủ đưa Trương đại nương đang phẫn nộ và đám người Trương Hưng Long vào trong nhà, quay đầu nhìn thấy nữ tử mặc thái phụ vẫn đàng quỳ dưới đất, vội bước lên trước nói: “Cô nương, cô cũng đứng dậy đi”.
Vừa mới bước tới thì Trương đại nương đã lập tức quay đầu, làm ra thế sư tử gầm: “Cứ để con quỷ đó quỳ!”.
Nữ tử ngẩng đầu lên, xem ra mới có mười mấy tuổi, khuôn mặt hiền hòa xinh đẹp, nước mắt ròng ròng trông rất tội nghiệp. Nàng ngẩng đầu lên nhìn một cách cảm kích với Dương Hạo, hơi gật đầu, sau đó lại quỳ tiếp. Dương Hạo lắc đầu, đành phải bước vào phòng khách.
“Đại đương gia, rốt cuộc là có chuyện gì?”.
Mọi người đều ngồi xuống, Dương Hạo liền hỏi, Trương đại nương còn đang tức giận, nói: “Dương đại nhân còn phải hỏi sao, ngài cũng thấy rồi đấy, ông ta chạy thuyền, đi khắp nơi phong lưu, lại còn đến Đông Doanh (Nhật Bản) lấy vợ bé, giấu cả nhà lão nương, hôm nay vợ bé Đông Doanh tìm tới nhà, ngày mai Lữ Tống, Cao Lệ, Trảo Oa... Cũng tìm đến cười, trời ơi, Trương gia chúng ta có thể mở Vạn Quốc Đường rồi đấy”.
Từ “vợ” ở thời đó đã bắt đầu lưu hành, mấy mươi năm sau có một vị Đại Tống phụ mã Vương Tấn Khanh còn đưa từ “vợ” vào trong một câu thơ, Dương Hạo đương nhiên hiểu rất rõ từ “vợ” có nghĩa như thế nào, hóa ra đại đương gia đã lợi dụng cơ hội đi thuyền mà nạp thêm thiếp, bây giờ vợ hai đã tìm đến cửa rồi.
Dương Hạo vừa bực vừa thấy buồn cười, Trương Hưng Long mặt đỏ lừng đến tận cổ, nhảy lên kêu: “Ta đã nói rồi, chỉ có một, làm gì có nhiều đàn bà thế?”.
Trương đại nương nhảy dựng lên, tức giận nói: “Ông còn muốn lừa tôi nữa à?”.
“Bà... Tôi đã bao giờ lừa bà chưa?”.
“Ông không lừa tôi thì cái con Đông Doanh kia chui từ đâu ra?”.
“Tôi...”.
Chớ có thấy Trương Hưng Long là đại hào một phương mà to tát, trước mặt vợ lại không hề có uy nghiêm gì. Lý học (phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh) là phái được đề xướng cuối Nam Tống, lúc đó những chuyện “Nam tôn nữ ti”, “Tam tòng tứ đức”, “Nam nữ thụ thụ bất thân, cười không hở răng, đại môn bất xuất, nhị môn bất mại, đói chết là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn...”. Vẫn chưa phải là những chuyện lớn, cá tính của phụ nữ vẫn được tự do phát triển. Trương đại nương và Trương Hưng Long lại là phu thê hoạn nạn, Trương Hưng Long cũng không dám làm gì Trương đại nương.
Dương Hạo và Tao Trư Nhi là những người thông suốt biết khuyên giải, vì Dương Hạo biết Tiểu Tụ cô nương thích Trư Nhi, hy vọng Trư Nhi có thể mở được khúc mắc, cùng nàng kết lương duyên, cho nên thường xuyên giúp nàng tạo cơ hội. Dù hai bên chưa nói rõ nhưng đều đã hiểu ngầm, Tiểu Tụ luôn cảm kích Dương Hạo, vừa thấy hắn lên tiếng liền đứng ra khuyên bảo mẫu thân của mình, kéo bà ta vào trong nội thất, Dương Hạo lúc này mới nghe Trương Hưng Long kể rõ chuyện.
Trương Hưng Long vốn là một người lăn lộn sông nước, nhiều năm trước vì kiếm tiền mà bôn ba ở các bờ biển nước ngoài, mấy năm gần đây chuyển sang kinh doanh ở Biện Hà, cơ hội đi thuyền tuy ít nhưng những nơi gần như Cao Ly, Nhật Bản thì vẫn tới được. Thời Tống có rất nhiều thương nhân đến Nhật Bản để kinh doanh hàng hóa, cách xa quê nhà và vợ nên thường tìm bà hai ở bên đó, cho dù thủy thủ rất bình thường thì ở bên đó cũng coi như là tương đối giàu có, những người bản địa lại rất sùng bái những nhân vật trung thổ thượng quốc, muốn tìm một cô nương trẻ đẹp là rất dễ dàng, cho nên lúc đó tình hình này là rất phổ biến.
Có điều sau khi bọn họ tuổi lớn hơn một chút sẽ không đi ra ngoài biển nữa, những ngoại thất này cũng vứt lại nơi đó tự sinh tự diệt không quản. Hai năm gần đây, Trương Hưng Long làm ăn ở Biện Hà ngày càng lớn, đã chuyên chú ở đó, bên Đông Doanh cũng không tới nữa. Bây giờ bên đó xảy ra nạn đói, số tiền Trương Hưng Long để lại cho ngoại thất tuy rất nhiều, nhưng trong cái nạn đói gạo thóc như vàng bạc thì cũng không đủ để dùng, vợ bé Fukuda Tiểu Bách Hợp của hắn khổ sở cầu xin một vị thương nhân đi biển ở Tống Quốc cho lên thuyền đến Đại Tống tìm phu.
Kỳ thực có rất nhiều loại ngoại phòng như thế này, một khi đã bị vứt bỏ thì chỉ có thể tự tìm đường sống cho mình, hoàn toàn không có cách nào tìm được phu quân Đại Tống của họ, nhưng Trương Hưng Long thì khác, hắn rất có tiếng, vị chủ thuyền cũng quen biết hắn, nếu không cũng sẽ không mạo hiểm đưa cô nương này tới đây. Nhưng khi thuyền đến vịnh Hàng Châu thì lại bị quan viên địa phương tra ra.
Lúc đó Đại Tống vẫn chưa thiết lập thị bạc ti (chức danh coi sát thuyền bè xuất nhập), thuyền vận đều là do chuyển vận sứ phụ trách.
Giang Nam đông đạo chuyển vận sứ La Khắc Thành chính là quan lại chuyên quản lý hải vận, thuyền vận, tra xét xem có buôn lậu hay bí mật mang theo hàng cấm, có lừa bán người không, trưng thu thuế má... Kết quả là tra xét ra bên trong kho hàng có chứa một nữ nhân, có điều nghe nàng ta nói rõ sự tình nên đã tha cho thuyền chủ, nhân lúc về kinh tiễn luôn nàng ta tới. Kết quả Trương đại nương vừa nghe thấy đã phát hỏa, nên đã gây ra cảnh tượng này.
“La Khắc Thành?”. Dương Hạo vừa nghe thấy cái tên này lập tức lòng rung động, vội hỏi: “Không biết tam ty sứ La Công, La đại nhân có quen biết không?”.
La Khắc Thành vội đứng dậy, cung kính nói: “Chính là gia phụ, Dương viện trưởng quen biết gia phụ sao?”.
Dương Hạo vội đứng dậy nói: “Tại hạ với lệnh đệ Khắc Địch huynh đã từng cùng nhau gánh vác trọng trách di dân Bắc Hán, hai bên giao hảo rất tốt, sau khi về kinh từng bái kiến lệnh tôn đại nhân”.
La Khắc Thành nghe hắn nói đến vong đệ cũng không khỏi có chút thổn thức. Hai người họ chào hỏi mấy câu thì thấy Trương Hưng Long vẫn làm vẻ mặt đau khổ đứng bên, liền hỏi: “Đại đương gia, ta thấy ngài cũng đã nạp mấy phòng thiếp thất, xem ra đại nương cũng không phải là người đố kỵ, vậy tại sao lần này lại tức giận đến vậy?”.
Trương Hưng Long cười khổ, kể tỉ mỉ. Hóa ra Trương đại nương phát hỏa nguyên nhân chủ yếu là vì Trương Hưng Long có ngoại thất mà lại giấu bà ta, bà ta tự cảm thấy mình với Trương Hưng Long là hoạn nạn phu thê, cùng khổ cực dựng nên gia sản nghiệp này, phu quân lại có chuyện giấu bà ta, nên mới tức giận như vậy. Hơn nữa, Trương Hưng Long ở xứ Phù Tang còn dựng một nhà khác, ở bên đó lấy nàng ta làm vợ, lại chưa từng nghĩ nàng ta sẽ tìm đến đây, bây giờ nàng ta đến rồi thì biết sắp xếp như thế nào? Nguyên nhân cuối cùng chính là Trương đại nương rất xem thường nữ tử phiên di (cách người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc ở phía đông), nói đơn giản chính là từ trong xương đã có chút kỳ thị chủng tộc.
Dương Hạo với rõ nguyên cớ cũng cảm thấy đau đầu, hắn cũng là một con nợ tình, nhìn thấy Trương Hưng Long như vậy cũng không tránh khỏi có cảm giác đồng bệnh tương liên. Hơn nữa, nữ tử đó cũng quả thật là không dễ, muố người ta rồi lại vứt bỏ người ta, sao có thể ăn nói được, bây giờ nàng ta còn tìm đến tận cửa, nhìn Trương Hưng Long lại thấy nổi lòng thương hoa tiếc ngọc, như có vẻ không muốn đuổi nàng ta đi, Dương Hạo nghĩ một lát rồi nói: “Đại đương gia, để ta đi nói với đại nương, nếu như đại nương hồi tâm chuyển ý thì là tốt nhất, nhưng nếu không thì ta sẽ phải tìm một cách khác”.
o O o