Nếu bạn nghĩ bạn có thể hay không có thể, cách nào thì bạn cũng đúng cả.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 208
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 22739 / 122
Cập nhật: 2015-10-14 21:37:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Z.28 Một Vụ Đánh Cắp Tài Liệu Nguyên Tử - Chương 13: Những Cái Không Ngờ
úc ấy, Văn Bình còn cách khu trại độ trăm thước. Bóng đen này núp trong đống rơm dựng giữa đồng. Thoáng nghe tiếng gió thổi mạnh phía sau, Văn Bình quay vụt lại và phản ứng tự nhiên của chàng là ngồi thụp xuống. Hú vía! Lưõi kiếm sắc chém đá cũng vỡ veo qua cổ chàng! Nếu không tránh né giỏi Văn Bình đã hồn du địa ngục.
Chàng không đợi nhát kiếm thứ hai bay tới, đã phi thân nhảy lên phía trưóc. Một cái đạp cực mạnh vào ức đối phương. Một cây thịt nặng chình chịch ngã vật trên bờ ruộng Văn Bình tiến tới bịt miệng lại.
Một cái khóa nhu đạo ấn vào yết hầu địch thủ. Toàn thân y mềm nhũn trong giây phút. Văn Bình lục túi xác chết. Không có gì. Chàng đá cái xác xuống ruộng, đoạn tiến nhanh về phía cổng trại. Cách cổng chừng mười thước, chàng rẽ sang bên trái, đi lần tới một bức tường khá cao. Nhẹ như chiếc lá, chàng phi thân lên đỉnh tường rồi nhảy xuống sân. Nhảy tường là một trong những môn thể thao chàng thạo nhất. Chân chấm xuống sân, chàng ngồi bẹp xuống, nhìn quanh quất tứ phía. Đó là một cái sân rộng, cây trái đen um. Văn Bình ngửi thấy mùi xoài thơm phưng phức. Giá cái trại này không phải là nơi nhốt thằng Lập và Lê Diệp nhỉ? Giá chàng đến đây với một người đẹp như nặn và cả hai cùng đứng bá vai nhau dưói gốc xoài thơm tho và ngọt lịm này nhỉ? Chàng bất giác nuốt nước bọt.
Chàng hơi ngạc nhiên vì khác với tiên đoán của chàng, chung quanh không thấy một ai. Chàng chạy thật nhanh qua hai cây xoài nặng trĩu quả, và một hành lang dài, ăn thông với nhà trên. Không có một tiếng động nào khả nghi. Chàng để ý tới một cửa sổ mở hé ở dẫy nhà phụ thuộc. Trại này kiến trúc theo lối mới nên gồm hai phần riêng biệt, phần nhà trên và nhà phụ thuộc. Phía sau dẫy nhà phụ thuộc là chuồng nuôi heo, bò và là nơi vắt sửa.
Một tiếng kẹt cửa làm chàng giựt mình. Tiếng kẹt này từ nhà trên dội xuống. Chàng nghe tiếng chân người dận giầy đế kếp, tuy đi nhẹ nhưng không lọt ra ngoài vành tai thành thạo của chàng. Một người cao lớn, bận sơ-mi màu, bỏ ngoài quần, đi xuống. Sở dỉ chàng nhận được màu áo và dáng người vì y đánh diêm châm thuốc lá.
Văn Bình lách sang bên nhìn y đi đâu. Qua chỗ chàng núp, y rút trong túi ra một chùm chìa khóa và lúi húi mở cửa. Cửa mở. Y bước vào. Văn Bình tiến lại gần. Cũng may, y chỉ khép hờ không đóng. Một phút sau, chàng lọt vào trong nhà. Tiếng chuột kêu chít chít trên trần. Mùi ẩm thấp, mốc meo xông vào mũi chàng. Phòng này chắc bị đóng cửa từ lâu.
Y lại mở thêm một cách cửa khóa nữa và lần này bước vào một căn phòng ăn thông với nhà kho. Ở ngoài, Văn Bình ngửi thấy mùi rơm khô và cỏ ướt. Chàng nghe tiếng "cách" của một lưỡi dao đi biển nhảy ra khỏi cán. Thứ dao này lưởi dài hai mươi phân, nằm khuất trong cán, khi động dụng chỉ ấn nút là lưõi bung ra, sẵn sàng phóng vào kẻ thù. Thằng Lập sắp bị nguy chăng? Hay là Lê Diệp? Chàng định nhảy cửa sổ vào cứu nhưng cảm thấy đã muộn. Chàng nghiến răng cho một giọt nước mắt trào xuống má vì vừa nghe tiéng dao ngọt sớt cắm sâu vào thịt và một tiếng keu se sẽ. Tiếng kêu này là của người lớn, chắc là của Lê Diệp.
Chàng phải xuất hiện để cứu thằng Lập. Chàng cúi xuống rút lưỡi dao giấu trong tất chân ra, cầm vào tay, chân phải đạp tung cánh cửa sang bên. Cánh tay chàng rướn lên trước, chờ mục phiêu để xung kích.
Kinh ngạc xiết bao. Người đứng trước mặt chàng không phải là tên hồi nãy mà là Lê Diệp. Lê Diệp bằng xương bằng thịt. Lê Diệp thản nhiên lau lưỡi dao vào vạt áo người chết. Nghe tiếng động, Lê Diệp ngả người ra phía sau, trong một thế võ tránh né, tay phải giang ra, chực phóng dao. Và cả Văn Bình cũng vậy. Nhưng cả hai đã ngừng tay kịp thời. Dưới ánh đèn Hoa Kỳ nhỏ xíu, lông mày Lê Diệp quắc lên một cách dữ tợn. Văn Bình phá lên cười. Lê Diệp nhếch mép cười theo. Song hai người không dám cười to. Họ vừa nghe tiếng động cơ xe hơi rú lên trước cổng. Văn Bình chỉ Lê Diệp:
- Anh tài quá!
Lê Diệp cười:
- Tôi biết thế nào anh cũng tìm ra chỗ này. Không lẽ một người như tôi, có khí giới trong mình lại chịu bó tay cho chúng nó bắt, phải không anh?
- Bọn nó mang anh thẳng về đây à?
- Vâng.
- Còn thằng Lập?
- Nó ở nhà trên.
- Sao anh biết?
- Lúc nãy chúng nó xuống bàn chuyện, tôi nghe lõm được.
- Có mấy đứa cả thảy?
- Năm sáu đứa là ít.
- Tại sao anh không bị trói?
- Có chứ, nhưng anh còn lạ gì, chúng quá khinh thường nên mắc mưu tôi. Đợi mãi sợ anh gặp chuyện gì nên tôi quyết định ra tay một mình. Gặp anh, may quá.
Văn Bình cầm dao đi trước. Lê Diệp lùi lũi đi sau, sau khi đã cẩn thận tắt ngọn đèn tù mù ở góc phòng. Ra tới hành lang, Văn Bình đẩy cửa bước lên nhà trên. Có Lê Diệp phụ tá, chàng cảm thấy trong dạ hơi yên. Qua gian phòng đầu, ý hẳn là phòng ăn vì chàng thấy bát đĩa ngổn ngang và mùi đồ hộp nức lên mũi, hai người tới một cánh cửa đóng kín, qua kẽ ánh sáng leo lét lọt ra, Văn Bình áp tai vào lỗ khóa. Bên trong có tiếng mở nút chai, chắc là chai rượu. Có tiếng người nói:
- Lâu quá, sao bây giờ Kô-băng chưa về?
Văn Bình quay lại nhìn Lê Diệp trong bóng tối. Tròng mắt Văn Bình sáng lên một cách dị thường. Chàng vừa tìm ra một đầu mối thập phần quan trọng. Người vừa nhắc tới tên Kô-băng không phải là người Việt tuy nói tiếng Việt. Lăn lộn nhiều năm trong trường gián điệp quốc tế, chàng đã quen tiếng lơ lớ của một số người ngoại quốc.
Cửa mở. Kô-băng quàng tay Như Luyến bước vào phòng. Sau cánh cửa, Văn Bình nghe rõ mồn một tiếng giầy quen thuộc của Như Luyến. Chàng ghé mắt qua lỗ khóa. Nhờ lỗ khóa khá to, chàng có thể nhìn thấy một góc phòng. Chàng thấy thằng Lập ngồi trong chiếc ghế bành to lớn kê sát tường, bên cạnh một thanh niên có khuôn mặt lai Tây phương, cao lêu nghêu. Thanh niên này nói chuyện bằng tiếng Việt-Nam lơ lớ với thằng Lập, trong khi một người khác đứng tuổi, ném khẩu súng "Côn" lên không rồi bắt lấy như trong rạp xiếc. Nicôlai Kô-băng có thái độ khoan thai và lễ độ đối với Như Luyến như ở trong vũ trường, mời một thiếu phụ tuyệt sắc nhảy một bài. Y chỉ cái ghế phía trước mời nàng ngồi, nhưng vừa thấy thằng Lập, nàng đã nhảy xô lại, ôm con khóc nức nở. Thằng Lập cũng bám lấy mẹ khóc vùi.
Lê Diệp bấm Văn Bình, và chỉ ra ngoài. Chàng chợt hiểu kế hoạch của Lê Diệp. Hai người sẽ chia ra làm hai cánh, vây Kô-băng trong gọng kềm. Lê Diệp bước ra. Bỗng một ý kiến thoáng qua óc, Văn Bình nắm vạt áo bạn giật lại. Trong thâm tâm, chàng chưa muốn hạ thủ Kô-băng, vì như vậy cái khâu cuối cùng, khâu cuối cùng quan trọng của tổ chức gián điệp địch vẫn chưa bị khám phá.
Văn Bình lôi Lê Diệp ra ngoài. Nửa phút sau, Lê Diệp hiểu ý định của bạn. Lê Diệp cho lưỡi dao lá liễu vào túi áo trong, chào Văn Bình đoạn đi khuất vào bóng tối. Chàng ra chỗ Văn Bình để xe bên ngoài, chuẩn bị theo Kô-băng. Ở lại một mình trong phòng ăn, Văn Bình lại quỳ xuống nhòm qua lỗ khóa. Chàng thấy Kô-băng tiến tới chỗ Như Luyến và thằng Lập ngồi, bế thằng Lập trên tay, trao cho người thanh niên có bộ mặt lai, nói bằng tiếng Nga:
- Mang nó sang phòng bên.
Như Luyến đứng vụt lên, nắm vạt áo thằng Lập:
- Không, không, các ông không được mang nó đi đâu cả. Nó phải ở đây với tôi.
Kô-băng cười nhạt:
- Tôi cho nó sang phòng bên để ta dễ nói chuyện chứ đâu để đàn áp nó. Hay bà muốn nó nghe cả những điều tôi sẽ nói với bà?
Kô-băng nói đúng nên Như Luyến lặng thinh. Kô-băng vuốt má thằng Lập:
- Cháu chóng ngoan, chốc nữa bác đưa cháu về nhà.
Thằng bé không đáp, thin thít đi theo người thanh niên lai sang phòng bên. Cửa đóng đánh sầm. Trong phòng chỉ còn có Kô-băng. Như Luyến và người đứng tuổi với khẩu súng Côn khi nãy. Kô-băng quay về phía người đó, giọng đàn anh:
- Đồng chí Thưởng ra gác ngoài hành lang, để tôi nói chuyện với bà một lát.
Người gọi là đồng chí Thưởng đứng dậy, vuôn vai kêu đánh rắc, đoạn rút khẩu Côn bạc bóng loáng ra tung tung lên trời như lúc nãy. Kô-băng giục:
- Anh này lúc nào cũng tung súng nghịch cả! Chơi thì mềm mại như vậy, không biết lâm sự có rút kịp hay không?
Thưởng đóng cửa hành lang. Kô-băng mở buýp-phê lấy một chai rượu mạnh chưa mở nút, rót mời Như Luyến, vẫn bằng cái giọng mật ngọt chết ruồi:
- Mời bà sơi một hớp cho lại sức.
Như Luyến khoát tay:
- Cám ơn ông. Bao giờ ông chịu trả con tôi cho tôi?
Kô-băng mỉm cười:
- Sau khi bà trao tôi cái tài liệu đã hứa. Bà cất cái ấy ở đâu?
Như Luyến đáp:
- Tôi bỏ vào thùng thư trước biệt thự của tôi. Chìa khóa đây, ông cho người tới lấy.
Kô-băng cầm chiếc chìa khóa dẹt của Như Luyến, đon đả:
- Xin cám ơn bà.
Như Luyến không nhếch mép trước lời cám ơn của trùm gián điệp Sô Viết. Kô-băng nhún vai uống cạn một ly rượu mạnh nữa. Nhìn mọi người một giây, dáng điệu kẻ cả. Kô-băng đứng dậy, mở cửa:
- Tôi đi bây giờ. Lấy xong tài liệu, tôi sẽ điện thoại cho Nô-vốt-ky. Y sẽ cho phép bà tự do mang cháu về.
Như Luyến chưa kịp đáp, Kô-băng đã lớn tiếng gọi:
- Nô-vốt-ky?
Cửa sang phòng bên mở tung. Nô-vốt-ky cầm khẩu súng lục to tướng sồng sộc bước ra. Kô-băng mỉm cười trách móc:
- Có chuyện gì đâu mà phải mang súng? Em ở lại trông nom Bà nghe?
Nô-vốt-ky gật đầu. Kô-băng đánh diêm châm thuốc hút. Bỗng Nô-vốt-ky kéo tay Kô-băng, miệng nói:
- Hình như có ai đứng đâu đây thì phải?
Sau cánh cửa, Văn Bình chột dạ. Kô-băng gạt đi:
- Ai vào đây được? Em cứ hay báo hoảng!
Nô-vốt-ky đánh hơi xung quanh như chó bẹt-giê:
- Không có lý nào em sai được? Anh thử đi tìm với em một chút xem sao?
Kô-băng cười ngất:
- Thôi, để em tìm một mình. Cây súng của em không đủ tiêu diệt một đại đội của địch hay sao? Thôi, anh đi đây.
Văn Bình ngạc nhiên vì tiếng xưng hô anh anh em em ngọt lịm giữa Kô-băng và Nô-vốt-ky. Điều này chứng tỏ Kô-băng là một viên chức R.U. cao cấp. Chàng còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy Nô-vốt-ky khẹc khẹc cái mũi quanh phòng. Đến phía cánh cửa có Văn Bình núp, Nô-vốt-ky dừng lại, nét mặt đột nhiên biến sắc. Văn Bình nín hơi thở. Lăn lộn nhiều, chàng đã gặp những gián điệp luyện được phép đánh hơi rất tài. Họ chỉ đảo cái mũi tứ phía là có thể đánh hơi thấy người lạ, hệt như con thú trong rừng đánh hơi thấy người núp bắn.
Qua lỗ khóa, Văn Bình thấy Nô-vốt-ky tiến tới, trong tay lăm lăm khẩu súng. Văn Bình né sang bên, lặng lẽ đi sâu vào bóng tối. Chàng nghe rõ tiếng chân giày đế cao-su nặng chình chịch của Nô-vốt-ky dẫn trên nền gạch hoa cũ. Một phút nặng nề trôi qua. Nô-vốt-ky la lớn:
- Ai đó?
Văn Bình không trả lời. Nô-vốt-ky mờ cửa nhìn ra ngoài. Văn Bình ẩn sau một cái tủ khá cao, lọt ra ngoài tầm mắt của Nô-vốt-ky. Nô-vốt-ky giắt khẩu Côn vào thắt lưng, miệng lẩm bẩm:
- Quái, không lẽ mình lại lầm đưọc?
Y đóng cửa, đứng im nghe ngóng một lát. Không nghe tiếng động nào khả nghi, Nô-vốt-ky tiến lại ghế bành, buông mình phịch xuống trong khi Như Luyến ngồi ôm thằng Lập trong chiếc ghế đối diện.
Nhìn Như Luyến dưới ánh đèn tù mù, bỗng Nô-vốt-ky nhô lên một cảm giác khó tả, toàn thân y nóng bỏng lên như vừa đứng cạnh lò sưởi một ngày nóng bức. Máu chạy nhanh hai bên thái dương. Hoài của! Kô-băng ra lệnh cho y sau khi nghe điện thoại sẽ thủ tiêu nàng. Người đẹp như trong thanh vẽ thế này mà Kô-băng nỡ sát hại! Giá y được thưởng thức cái tác phẩm thần tiên này trước khi lảy cò nhỉ? Y chìa thuốc lá mời Như Luyến. Như Luyến cố lấy lại vẻ bình tĩnh thường nhật, nhưng nàng vẫn không chế ngự được tâm trạng bối rối. Nàng vẫn e ngại Kô-băng không trả thằng Lập cho nàng sau khi nhận được tài liệu. Nhưng nàng đã liều. Có khẩu súng trong ví, nàng sẽ xử dụng nếu bị dồn vào ngõ bí. Nàng cũng biết bắn súng và khi lâm sự, không phải nàng không biết tự vệ.
Trong khi ấy, Nô-vốt-ky thấy lửa thèm muốn bừng cháy trong lòng. Y không còn nhớ lời căn dặn thiết cốt của đồng chí cao cấp Nicôlai Kô-băng nữa. Y loạng choạng tiến về chỗ Như Luyến. Tiếng nói của gã đứng tuổi cầm súng Côn vang lên:
- Nô-vốt-ky! Không được làm thế!
Nô-vốt-ky ném cho Thưởng một cái nhìn tóe lửa:
- Ai cho anh vào trong này?
Thưởng cười, giọng như dao chém đá:
- Đồng chí Kô-băng bảo tôi vào trong này giữ nhà với chú. Chú không được phép quên lệnh trên.
Nô-vốt-ky cười hềnh hệch:
- Thế này đâu phải là trái lệnh trên? Đồng chí không cho phép tôi thưởng thức một chút được sao?
Thưởng chưa kịp đáp, Như Luyến vụt đứng dậy quát to:
- Cút đi ngay, đồ khốn!
Nô-vốt-ky nói giọng lơ lớ:
- Bảo ai đồ khốn?
Thưởng gạt Nô-vốt-ky sang một bên:
- Chú bao giờ cũng chết vì gái. Muốn gì thì chốc nữa, đợi lệnh anh Kô-băng hẵng hay.
Nô-vốt-ky ngồi phịch xuống ghế, hai tay ôm đầu. Gã đứng tuổi rút trong túi ra một thẻ kẹo cao-su bạc hà, ném vào miệng nhai ngấu nghiến. Như Luyến cầm tay thằng Lập, nước mắt trào ra gò má. Những lúc độc thân bênh vực lấy mình, nàng mới nhớ tới Túc Lăng, năm nào còn là một thanh niên bác học đầy sức mạnh và can đảm che chở. Ngày nay Túc Lăng đã nằm yên dưới ba thước đất. Bác sĩ Đoàn Trung sắp chính thức đi vào đời nàng thì biến cố xảy ra.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đợi Kô-băng trèo lên xe, rồ máy về Sàigòn, Lê Diệp mới rời chỗ núp, tiến lại xe hơi của Văn Bình. Đeo kính sni-péc-cốp lên mắt, chàng chăm chú nhìn theo vết đèn sau đỏ hoét của chiếc Pờ-Dô chạy nhanh như lướt gió. Kô-băng phóng nhanh hơn trăm cây số một giờ. Lê Diệp nghe tiếng phanh nghiến đường nhựa tắc tỏm khen thầm tài lái xe của Kô-băng. Chắc Kô-băng phải là tay lái xe đua có biệt tài. Xe Kô-băng đến trạm gác gần rạp chiếu bóng Gia Định, nơi y tiếp xúc Như Luyến lần đầu. Y không thắng xe, cứ nhả thêm ga phóng sang bên tay phải, tiến về phía biệt thự của Như Luyến trên đường Chi Lăng. Đến nơi, y hãm xe lại. Y không cần giữ gìn nữa. Liếc nhanh về phía sau thấy tứ bề không bóng người khả nghi, y bước nhanh lại phía cổng. Y lấy chiếc chìa khóa Như Luyến trao cho hồi nãy, bỏ vào ổ khóa.
Bên trong có một phong bì nhỏ. Kô-băng thản nhiên xé phong bì, mở ra xem. Cuộn phim chụp tài liệu prô-péc-gôn đưọc gói trong một mảnh giấy bạc. Kô-băng vứt phong bì xuống đất, bỏ phim vào túi. Bây giờ y phải quay về gian hàng của Trường Thanh. Lê Diệp vẫn lùi lũi đi sau. Đến đầu đường Nguyễn văn Sâm, Kô-băng dừng xe bên lề, đi nhanh về phía tiệm bán máy vô tuyến. Trường Thanh đã thiệt mạng. Nhưng Kô-băng cần tới gian hàng này để làm một vài việc trước khi từ giả Sàigòn.
Cách một cái, cửa mở. Kô-băng bước vào, thái độ chững chạc như chủ nhà. Y kéo riềm che cửa sổ, vặn đèn điện treo vách lên.
Y lấy trong tủ ra một cái kính để coi phim ảnh. Y soi vào cuốn phim, nghiên cứu giây lâu. Và y reo lên một tiếng vui mừng. Đó là bản tài liệu thật mà R.U. mất bao công lao, tiền của, sinh mạng để đoạt đưọc. Xong xuôi, Nicôlai Kô-băng cho cuộn phim vào một cái hộp các-tông mỏng, hình chữ nhật. Y rút trên giá sách xuống một cuốn tiểu thuyết khá dầy, bìa đóng da tuyệt đẹp. Đó là cuốn Phong Thần, truyện tàu mà nhiều gia đình ham đọc. Y móc trong túi ra một con dao cực sắc, ấn mạnh vào bên trong cuốn sách. Hai phút sau, trong cuốn sách đã có một cái lỗ vừa bỏ lọt hộp phim tài liệu. Kô-băng bỏ cái hộp vào, lấy giấy nhựa dán lên trên.
Gấp cuốn sách lại, không ai có thể ngờ trong đó giấu tài liệu. Y đặt cuốn Phong Thần lên bàn viết đoạn lục tủ lấy rượu huýt-ky và thuốc lá. Kô-băng uống một hơi hết một góc chai rượu mạnh. Bên ngoài, trời bắt đầu hửng sáng. Kô-băng nhấc ống nói gọi cho Nô-vốt-ky.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nghe điện thoại reo, Nô-vốt-ky cau mày nhìn Thưởng. Thưởng cầm ống nghe áp vào tai. Tuy ở ngoài cửa, Văn Bình vẫn loáng thoáng nghe được cuộc nói chuyện giữa Kô-băng và bộ hạ. Kô-băng nói bằng tiếng Nga. Văn Bình giật bắn người. Không nghe rõ nhưng Văn Bình không thể lầm được. Nicôlai Kô-băng ra lệnh cho bộ hạ thủ tiêu Như Luyến và thằng Lập. Thưởng quay lại phía Nô-vốt-ky, dõng dạc:
- Anh Kô-băng dặn chú thi hành đi.
Nô-vốt-ky vuôn vai:
- Được, anh để đấy cho tôi.
Nô-vốt-ky và Thưởng không biết Như Luyến nói tiếng Nga rất thạo. Nghe Thưởng cầm ống nói, nàng đã sinh nghi. Đến khi nghe Thưởng ra lệnh cho Nô-vốt-ky, Như Luyến cho tay vào ví, rút khẩu súng lục đã nạp đạn sẵn. Nàng đứng vụt dậy, nhắm lưng Thưởng nhả đạn. Nhưng Nô-vốt-ky đã thấy kịp. Y nhảy vội lại, viên đạn đầu tiên của Như Luyến chưa kịp khạc ra khỏi nòng, Nô-vốt-ky đã giáng một đòn hiểm ác vào tay nàng. Thằng Lập thét lên một tiếng cầu cứu dữ dội:
- Trời ơi! Trời ơi!
Thưởng quay lại, đạp một cái vào người thằng bé. Thằng Lập ngã lộn người ra phía sau, mặt tái mét, một giòng máu ri rỉ trên mép. Khẩu súng trong tay Như Luyến bị đánh văng xuống đất. Nàng ôm cách tay bị đau, ngồi thừ người trong ghế bành.
- Làm ngay tại đây chứ anh?
Thưởng gật đầu. Như Luyến nhắm mắt lại. Thằng Lập thét lên một tiếng thất thanh. Một phát súng nổ. Đoàng. Như Luyến nấc lên một tiếng.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nói chuyện với Thưởng xong, Kô-băng gọi một số điện thoại khác. Giọng nói của y có vẻ thân mật hơn, mến trọng hơn. Nói xong, y chễm chệ ngồi trong ghế bành uống rượu, Lê Diệp đợi bên ngoài đã lâu.
Vừng đông hửng lên dần dần.
Lê Diệp mở cửa đi vào. Kô-băng xây lưng ra cửa, trong tay còn cầm chai rượu gần cạn. Lê Diệp thọc tay vào túi quần, thong thả chào:
- Chào bạn Nicôlai Kô-băng.
Kô-băng quay ngoắt lại như bị điện giật. Nhưng sự kinh ngạc chỉ hiện ra trên mặt trong một giây đồng hồ. Lê Diệp phải thấm phục sự bình tĩnh và sự gan dạ phi thường của địch. Không kịp rút súng ra, y đành mỉm cười:
- Tôi không ngờ lại là anh?
Lê Diệp nhếch mép:
- Không ngờ tôi đã bị trói hẳn hoi mà còn thoát được về đây đối phó với anh, phải không?
Kô-băng làm thinh. Lê Diệp rút lưỡi dao trong túi ra, bảo Kô-băng:
- Chắc anh cũng nghe trong Sở chúng tôi có một tay ném dao bá phát bá trúng tên là Lê Diệp. Lê Diệp là tôi đây, nói thế để anh liệu đề phòng.
Lần này thì Kô-băng ngạc nhiên hẳn hoi:
- Lê Diệp đấy ư? Quả là danh bất hư truyền!
Thấy Kô-băng cho tay xuống, Lê Diệp ra lệnh:
- Yêu cầu anh cho hai tay lên khỏi đầu.
- Mỏi lắm. Chắc trong đời anh đã bị nhiều lần như thế này rồi. Giữa đồng nghiệp với nhau, anh không châm chước một chút được sao?
Lê Diệp đáp:
- Được, cho anh bỏ tay xuống, nhưng hãy coi chừng lưỡi dao của tôi. Từ khi cầm dao, tôi chưa bao giờ phải dùng đến ngọn thứ hai. Mũi đầu tiên của tôi bao giờ cũng trúng tim.
Kô-băng nuốt nước bọt:
- Tôi biết, tôi biết!
Lê Diệp ra lệnh:
- Nếu anh muốn ngồi xuống cho đỡ mỏi chân và nói chuyện phải chăng với tôi thì hãy quay lưng lại một phút.
Kô-băng cười:
- Để tước súng của tôi chứ gì? Cái đó thì sẵn sàng lắm. Kô-băng này có hay dùng súng đâu?
Kô-băng quay lưng lại. Lê Diệp nhìn kỹ thế đứng của Kô-băng rồi mới tiến lại cho tay vào trong áo vét-tông Kô-băng rút ra khẩu súng sáu còn nguyên bì đạn. Lê Diệp lấy bì đạn ra ngoài và ném cả súng lẫn bì đạn vào sọt đựng giấy ở góc phòng. Chàng vẫn có thói quen ghét dùng súng ồn ào. Con dao đối với chàng đắc lực, và nhanh chóng hơn tiếng súng. Đã quen với thế quay lưng đánh đối phương tước súng nên mặc dủ Kô-băng dùng một thế lừa rất tinh vi, Lê Diệp đã biết. Chàng vỗ vào lưng Kô-băng nói to:
- Thôi mà, phản công làm gì? Bọn mình cả đây mà! Bọn mới vào nghề mới mắc mưu chứ lão luyện như Lê Diệp và Nicôlai Kô-băng thì giở ngón đánh ấy ra làm gì vô ích!
- Lê Diệp giỏi lắm. Không biết anh cỏn giỏi đến khi nào nữa?
Lê Diệp nghiêm nét mặt:
-Đến khi đó hẵng hay. Bây giờ tôi chỉ hỏi anh một điều. Trả lại tài liệu mà Như Luyến trao cho anh lúc nãy và theo tôi về Sở.
Kô-băng ngạo nghễ:
- Sở nào? Sở ông Hoàng ấy à? Anh hãy về nói với ông ta rằng chỉ có thể mang xác Kô-băng về chứ Kô-băng còn sống sẽ không bao giờ chịu thua.
Lê Diệp trả lời thản nhiên:
- Phải, các anh giỏi lắm. Nếu anh đã muốn thì tự xử lấy.
Kô-băng mỉm cười đanh ác:
- Anh cho phép chứ?
Lê Diệp gật đầu. Chàng đã lầm. Kô-băng đưa ngón tay lên miệng cắn. Lê Diệp cứ dinh ninh đối phương cắn vỡ chất độc dược xy-a-nuya để tự vẫn, nhưng có ngờ đâu chỉ là một trong những kế mọn mà Kô-băng áp dụng trong trường hợp nguy kịch. Bàn tay trái của Kô-băng vừa đưa lên sát miệng thì toàn thân tung lên phía trước. Lê Diệp nhanh mắt tránh kịp ngọn cước cực kỳ hiểm độc của Kô-băng và lưỡi dao của chàng đã bắn vào ngực hắn, nhưng Kô-băng cũng là tay võ nghệ tuyệt luân nên Lê Diệp đâm hụt. Lê Diệp đổi thế võ đâm một nhát dao vào họng Kô-băng. Nhanh như chim cắt, Kô-băng né khỏi ngọn dao giết người này và trong khi Lê Diệp đâm nhát thứ hai, Kô-băng rút được một lưỡi dao to bản giấu dưới nệm ghế. Lê Diệp rít lên:
- À, cũng là dân chơi dao?
Kô-băng quát:
- Tưởng chỉ có mày biết dùng dao thôi hẳn? Này, coi này!
Lưỡi dao to lớn nhằm cổ Lê Diệp phạt ngang. Lê Diệp không tránh, đưa lưỡi dao nhỏ bé lên đỡ. Khí giới của chàng được tạo theo phương pháp luyện kim bí truyền của võ sĩ đạo Nhật-Bản, nên vừa chạm dao đã tóe lửa. Kô-băng kêu một tiếng kinh hồn. Lê Diệp là tay chơi dao thành thạo, từng khuất phục biết bao kiện tướng năm châu mà khi đụng phải độc thủ của Kô-băng đã thấy tê tê ở hổ khẩu.
Chàng biết Kô-băng không phải là tên gián điệp tầm thường. Nghĩ vậy, chàng liền biến đổi thế đánh. Chàng nhảy lên một bước cho sát với Kô-băng để dễ sáp lá cà và để Kô-băng khó xử dụng lưỡi dao to bản được nhanh nhẹn. Nhưng Kô-băng đánh dao xa không kém đánh gần. Thấy Lê Diệp phóc tới, y vẫn đứng yên, quay lưỡi dao ép vào gần người, chuyển qua thế đánh ngắn. Lần thứ nhì, hai lưỡi dao lại gặp nhau. Kô-băng vận toàn lực bào cánh tay, vừa chém vừa ẩy Lê Diệp ngã chúi về phía sau. Tuy gầy nhom, Lê Diệp lại có sức chống trả mãnh liệt. Hai người khoa dao hơn một phút không phân thắng bại. Kô-băng đẩy được một phân thì Lê Diệp giành lại. Cứ như thế mãi.
Bỗng Kô-băng thét lên một tiếng, tiếng thét của các võ sĩ nhu đạo Nhật-Bản một khi muốn đối thủ khiếp đảm. Tuy đã quen với tiếng thét xung trận của võ sĩ nhu đạo, Lê Diệp vẫn chột dạ. Bàn tay chàng rơi run, Kô-băng tiến đến đâm mũi dao tàn ác vào giữa yết hầu Lê Diệp. Thấy nguy, Lê Diệp vận dụng toàn lực đưa ngọn dao lá liễu lên đỡ. Lần này, Lê Diệp bị thua Kô-băng. Ngọn dao của Kô-băng đè dao của Lê Diệp nghiêng hẳn sang bên. Lê Diệp hoành thân, đâm một nhát ghê gớm vào họng Kô-băng, và khi Kô-băng chưa kịp đỡ, chàng đã thu lại, nhảy vụt về phía cánh cửa ra đường. Kô-băng rượt theo như tên bắn. Lê Diệp đưa lưỡi dao lên khỏi đầu, nhắm tim Kô-băng phóng tới. Lê Diệp dừng lại, khoa dao đỡ ngọn dao của Lê Diệp. Lê Diệp đạp tung cánh cửa, nhảy vội ra đường. Trời sắp sáng. Vừa chạy khỏi cửa, Lê Diệp gặp một chiếc cam-nhông chở hàng vùn vụt qua. Chàng rướn mình bám lấy cửa sau đu lên.
Nửa phút sau, Kô-băng chạy ra tới bực tam cấp. Y chỉ kịp nhìn Lê Diệp ngồi lẫn trong đống hàng hóa cao ngất. Kô-băng thốt ra một tiếng nguyền rủa. Y cảm thấy không thể trì hoãn được nữa. Bây giờ phải tính nước bài liều. Kô-băng ra xe, vặn về phía trại Thủ Đức.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đoàng, Như Luyến nấc lên một tiếng. Nàng ngã khuỵu về phía sau, chận lên người thằng Lập. Nhưng nàng không bị thương. Đó không phải là phát súng Nô-vốt-ky kết liễu đời nàng mà là phát súng cứu nguy của Văn Bình. Thấy biến, Văn Bình nhả viên đạn đầu tiên qua lỗ khóa. Đạn bắn trúng khẩu súng Nô-vốt-ky cầm tay làm bắn xuống sàn nhà. Văn Bình đạp tung cánh cửa, hùng dũng buớc vào.
Thưởng đã cầm một khẩu súng khác chĩa vào bụng chàng. Mũi súng của chàng khạc lửa trước tiên, khiến y trúng đạn giữa ngực, nằm vật xuống.
Trong khi ấy, Nô-vốt-ky đã lấy lại thần hồn. Y nhảy bừa lại phía Văn Bình, húc đầu vào bụng chàng. Chàng suýt bị lạng người. Vừa húc, Nô-vốt-ky vừa nắm lấy cườm tay chàng, bẻ lấy súng.
Nô-vốt-ky chưa thể được coi là chướng ngại vật của chàng. Văn Bình hạ sống tay trái vào gáy Nô-vốt-ky. Y có cảm giác như một con dao phay chém mạng xuống cổ. Những đường giây thần kinh bị cú độc thủ này chém đứt. Nô-vốt-ky dẫy đành đạch và mềm nhũn người, buông toàn thân xuống đất, tắt thở.
Như Luyến không biết đứng bên Văn Bình từ lúc nào. Khuôn mặt xanh tái của nàng dưới ánh nắng rạng đông nhuộm một vẻ đẹp quyến rũ khác thường. Cặp môi của nàng không tô son mà Văn Bình lại thấy đỏ mọng hơn, khiêu khích hơn. Văn Bình trân trân nhìn nàng. Không biết trong cái nhìn này có một ma lực nào mà Như Luyến bủn rủn tay chân rồi như cái máy, bổ chầm vào hai cánh tay khỏe mạnh của Văn Bình. Trong phút bối rối, cặp môi của Như Luyến bỗng nhiên tìm Văn Bình. Chàng vít đầu nàng xuống, đặt một cái hôn đắm đuối đúng chỗ. Toàn thân nàng run run như bị cảm. Sực nhớ ra, chàng buông Như Luyến:
- Xin lỗi bà.
Như Luyến cũng chợt tỉnh ngộ:
- Thưa, không hề gì. Ông tha lỗi cho tôi.
Văn Bình chưa kịp trả lời thì một câu trả lời hộ vẳng lên:
- Hừ, không thể được.
Văn Bình giựt mình quay lại. Kô-băng chĩa khẩu súng chín ly to tướng vào ngực chàng. Y quắc mắt nhìn hai người. Như Luyến rú lên:
- Trời ơi!
Kô-băng cười:
- Sợ chết ư? Được, tao sẽ ra ơn cho hai đứa mày được chết một lúc với nhau.
Như Luyến nổi giận:
- Ông không được hỗn!
Kô-băng cười khẩy:
- Không phải hai anh chị vửa ôm nhau hôn hít trước mặt thằng bé hay sao?
Vừa nói, Kô-băng vừa chỉ thằng Lập đứng thu hình trong góc phòng. Nghe Kô-băng nói, Văn Bình sực nhớ ra đã âu yếm với Như Luyến trước mặt thằng Lập. Không biết rồi đây bác sĩ Đoàn Trung nói sao?
Như Luyến nói:
- Xin ông đừng tự kiêu. Ông đừng tưởng khẩu súng của ông làm chúng tôi kinh sợ.
Kô-băng bĩu môi:
- Không sợ à? Được.
Y ngoảnh ra phía cửa, gọi to:
- Sa-bô-nin đâu?
Sa-bô-nin, một người Nga trăm phần trăm, mở cửa tiến vào, trên tay còn nguyên khẩu tiểu liên đen ngòm. Kô-băng ra lệnh:
- Trói mấy đứa này lại.
Văn Bình nhìn Sa-bô-nin. Y người cao đến một thước chín mươi, cánh tay mặc sơ-mi ngắn đầy bắp thịt cuồn cuộn của của một võ sĩ có sức mạnh ghê gớm, cái bụng thon và cái mũi mềm nhũn của người đã quen với cuộc sống trên võ đài. Sa-bô-nin khuỳnh khuỳnh hai tay, tiến tới phía chàng đứng. Văn Bình không thể chậm chạp được nữa. Thân hình to lớn của Sa-bô-nin vừa vặn che lấp Kô-băng, chàng liền nhảy thót lên phía trước. Kô-băng bắn ngay một phát. Nhưng làm sao trúng chàng được vì lúc đó chàng đã ôm kín Sa-bô-nin, khóa tay y như gọng kềm.
Kô-băng thét lên một tiếng căm hờn. Y chạy vội về phía chàng để bắn. Thằng Lập can đảm lạ thường, từ trong góc phòng nhoài ra nắm vạt áo của y. Chàng vận toàn lực vào hai cánh tay, đẩy Sa-bô-nin sang bên, đá phóc vào bụng Kô-băng. Kô-băng tránh không kịp, ngã ngồi xuống ghế. Một ngọn cước thứ hai của Văn Bình giáng trúng người Sa-bô-nin.
Trong lúc đó, Kô-băng chồm dậy. Y chưa kịp lấy súng, Văn Bình đã xô tới, đánh mạnh vào cườm tay. Kô-băng đã giỏi nhưng Văn Bình còn giỏi hơn. Ngón đòn của Văn Bình làm Kô-băng mất khí giới.
Y đứng vụt lên, tống một quả đấm thật mạnh vào mặt Văn Bình. Chàng nghiêng mình tránh, nhưng mới thoát được sự tấn công của Kô-băng thì Sa-bô-nin nhảy bổ vào. Chàng khóa tay, gạt Sa-bô-nin bị ngã chúi xuống. Tiện đà, y với lấy khẩu tiểu liên, đưa lên, định bóp cò. Nhưng Như Luyến đã nhặt khẩu súng của nàng lúc nãy. Sa-bô-nin chưa kịp thi hành ý định thì một viên đạn đã bay vèo vào ngực y. Y thở dốc ra, vật xuống chân ghế. Như Luyến quay ngọn súng về phía Kô-băng. Y đã tiến sát người nàng, đánh văng khẩu Mô-De vào tường. Vừa khi đó, ngọn quyền hiểm ác của Văn Bình từ phía hữu đánh mạnh vào mặt Kô-băng. Ít nhất Kô-băng phải là võ sĩ nhu đạo đệ tam đẳng đai huyền đen mới đỡ được miếng đòn tuyệt luân này. Văn Bình suýt thét lên một tiếng kinh ngạc vì thấy Kô-băng đỡ một cách thản nhiên, không mảy may lúng túng.
Tuy mới đệ tam, Văn Bình đã tới một tài nghệ cao hơn cấp này nhiều. Cách đây mấy năm, chàng sang Nhật, thụ giáo một đạo võ sư thậl đẳng ở tỉnh Kyô-tô, và được dạy nhiều môn võ bí truyền, đánh trúng ai là người ấy chết. Văn Bình càng ngạc nhiên hơn khi thấy Kô-băng đánh trả lại cũng bằng độc thủ nhu đạo. Hai người dồn nhau đến góc tường trong khi Như Luyến ôm ghì lấy thằng Lập, cặp mắt mở rộng trong sự kinh ngạc và sợ hãi.
Cuộc đọ sức giữa hai người diễn tới đoạn quyết liệt. Kô-băng nắm được lưng áo Văn Bình. Nhanh như chớp, Kô-băng cõng Văn Bình lên vai, ném tung chàng vào tường đối diện.
Nếu là kẻ khác thì gẫy xương, chết không kịp trối, nhưng Văn Bình đã nhanh nhẹn uốn mình nhảy xuống đất, khi chân chàng vừa chấm sàn, hai người lại quấn với nhau, và lần này thì Văn Bình nắm được tay Kô-băng bẻ quặt lại, hất y xuống đất. Kô-băng bị đẩy mạnh, ngã sóng soài trên sàn gạch. Trong một giây đồng hồ, y chồm dậy, không lộ vẻ đau đớn và mỏi mệt.
Vừa đánh, Văn Bình vừa nghỉ ngợi như máy tính điện tử. Nếu cứ vờn nhau như thế này, không biết đến bao giờ mới định được hơn thua, vì Văn Bình giỏi nhu đạo, Kô-băng cũng không kém là bao. Chàng bèn xoay ra quyền Anh. Nhưng không lẽ Kô-băng lại không biết môn quyền Hồng Mao thông dụng trên toàn thế giới này? Văn Bình phải tìm một thế tuyệt kỹ để lừa con hùm Kô-băng. Chàng liền đổi thế, đá một ngọn cước bằng chân trái vào ngực Kô-băng đoạn dùng một thế hiểm du-đô, đáng tay mặt vào yết hầu của địch. Thế này khá độc, Kô-băng phải một tay cản, tay đánh trả. Văn Bình chỉ chờ có thế.
Toàn lực của Văn Bình được vận lên cánh tay trái. Chàng vốn là một trong những nhà quyền Anh nổi tiếng. Cú móc này, càng đánh bất thần bao nhiêu, đối phương càng dễ nốc ao bấy nhiêu. Cú móc trái của Văn Bình phóng tới cằm của Kô-băng như cái búa tạ. Từ dưới lộn ngược lên, Văn Bình đã đập đúng chỗ. Kô-băng bị trúng huyệt điểm bất ngờ, rụng rời tay chân và bổ chửng về phía sau.
Nhưng Kô-băng không bị nốc ao. Đủ biết y có sức mạnh chừng nào.
Văn Bình không dể lỡ dịp may hãn hữu. Kô-băng đương lồm cồm bò dậy, chàng nện thêm một rái thôi sơn vào giữa mặt. Lần này, đệ nhất anh hào R.U. chịu trận, nằm quay lơ trên sàn nhà.
Văn Bình quay ra chỗ để rượu, rót một ly, san làm hai cho Như Luyến uống. Nàng cầm ly rượu, nhìn chàng đầy trìu mến, miệng nói:
- Tôi không ngờ ông giỏi võ đến thế?
Văn Bình cười xòa:
- Ồ, đã lấy gì làm giỏi, thưa bà?
Kô-băng bò dậy, biết thua, lẳng lặng ngồi lên ghế. Văn Bình kéo ghế tới đối diện với y. Kô-băng nói giọng tức tối:
- Mày giỏi lắm nhưng rồi chả thoát chết được đâu.
Văn Bình bĩu môi:
- Sau này không biết nhưng hiện nay cứ biết là mày sắp chết.
Kô-băng cười ngất:
- Kô-băng này chết thì còn Kô-băng khác, thân tao cần gì?
Văn Bình vẫn đáp bằng nụ cười:
- Dĩ nhiên, đã ở trong nghề ai chả biết cái khoản sơ đẳng đó, nhưng thân con người chỉ không đáng kể khi công việc thành công. Đằng này, các anh đã thất bại hoàn toàn.
Văn Bình châm thuốc Salem, nét mặt vui vẻ, cặp mắt vẫn không rời Kô-băng. Kô-băng cười khẩy:
- Phải, chúng tôi thất bại… Thất bại mà chúng tôi đã mang bác sĩ Đoàn Trung đi, cướp được bản công thức về prô-péc-gôn. Nước anh mất cả chìlẫn chài, mà còn chối leo lẻo là không thất bại?
Như Luyến ngồi ở phía sau, xen vào:
- Trời ơi, Đoàn Trung bị họ bắt rồi sao?
Kô-băng lạnh lùng đáp:
- Bây giờ bà mới hay tự sự ư? Té ra nhân viên thân tín của ông Hoàng quên không cho bà biết. Tôi xin thưa bà hay rằng ông Đoàn Trung đã bị đưa đi rồi. Vì vậy tôi mới đề nghị một sự thỏa thuận. Thế nào, ông Văn Bình bằng lòng không?
Văn Bình hỏi:
- Bằng lòng như thế nào?
Kô-băng đáp:
- Chúng tôi trả Đoàn Trung cho các anh, ngược lại, các anh cho tôi được tự do rời Sàigòn.
Văn Bình khoác tay:
- Dễ quá nhỉ?
- Sao lại không? Anh quên rằng Kô-băng dễ kiếm còn thên thế gian khó có hai Đoàn Trung hay sao?
Văn Bình cười đáp:
- Không phải thế. Sở dĩ tôi nói "dễ quá nhỉ" vì anh làm tôi suýt bật cười. Các anh bắt Đoàn Trung khi nào?
- Khi nào, anh tự biết lấy.
- Vâng, nếu anh muốn giải thích, tôi xin chiều ý. Anh không còn bịp nổi ai đâu. Đoàn Trung không bị các anh bắt mang đi, mà là tự ý bỏ trốn, sau khi bị các anh bầy mưu đánh lừa. Vả lại, các anh có phải trẻ con đâu mà không biết rằng mang Đoàn Trung ra khỏi Việt-Nam là chuyện rất khó, hơn nữa, bản công thức prô-péc-gôn đâu phải một mình Đoàn Trung làm ra? Còn một vài nhà bác học cộng tác với Đoàn Trung nữa.
Kô-băng giựt mình. Y rít lên:
- Thế ra chuyện đó, mày cũng biết?
Có cái gì mà Tống Văn Bình không biết?
- Mày biết sao không đưa Đoàn Trung về?
Văn Bình vẫn thản nhiên đáp:
- Muốn đưa Đoàn Trung về lúc nào chả được? Tuy nhiên, anh đã muốn tôi nói rõ, tôi cũng xin làm anh toại nguyện.
Như Luyến xen vào:
- Đoàn Trung không việc gì à, thưa ông?
Văn Bình đáp:
- Không hề gì, thưa bà. Sau khi đổ bể, tôi đã biết Đoàn Trung vô tội. Kô-băng giỏi lắm, nhưng càng giỏi, càng khôn, càng dễ vấp phải lỗi khinh thường, tự mãn. Y quên rằng nhà trinh thám có tài ít bao giờ chịu nghi người có nhiều bằng chứng phạm pháp, nhất là có tội. Xét những vụ đã xảy ra, ai cũng thấy Đoàn Trung là người đáng nghi nhất. Đến nỗi nếu không có tôi, người ta đã tống giam Đoàn Trung từ lâu rồi. Kô-băng tính nước cờ cao, nhưng quên trong số người đánh cờ còn có Văn Bình nữa.
Kô-băng ném ra một câu hằn học:
- Có giỏi cứ giải thích cho hết. Nếu đúng, Kô-băng không thèm chối nữa.
Văn Bình tiếp:
- Được, mời anh cứ nghe tôi nói. Tôi xin nhắc lại một sự kiện giản dị. Hễ bao giờ có Kô-băng là có Đoàn Trung, chẳng hạn như ở Vũng Tàu. Kô-băng đặt kế hoạch từ trước, cố tình dụ cho Đoàn Trung có mặt vào lúc đáng nghi nhất để dồn mọi tội lên đầu Đoàn Trung. Bên cạnh xác nhân viên của tôi có nhiệm vụ gác biệt thự của bà Như Luyến, đã có một cây kim găm cà-vạt mua bên Mỹ của bác sĩ Đoàn Trung. Tôi tự hỏi, dầu cử động mạnh đến mấy cũng không đánh rơi được cây kim cà-vạt. Nếu bạn Kô-băng hiểu rằng việc thử kim cà-vạt có thể rơi được không, tôi đã sai nhân viên thí nghiệm mấy tiếng đồng hồ liền thì mới rõ được công việc trừ gian khoa học của chúng tôi ở đây. Cây kim cà-vạt này chính là của Đoàn Trung nhưng không phải do ông đánh rơi. Khẩu súng Luger có mấy viên đạn bắn chết Nguyễn Phổ, nhân viên của Sở Mật Vụ, cũng là của Đoàn Trung. Song không phải Đoàn Trung bắn vì ông bạn Kô-băng đừng quên Đoàn Trung bắn súng lục không thể nào tài giỏi bằng Nguyễn Phổ. Phổ có tài bách bộ xuyên dương, ban đêm chỉ nghe tiếng động là đủ bắn trúng và có tài bắn không cần nhắm. Phổ bị giết, tất sát nhân không thể nào kém Phổ. Trong số nhân viên R.U. ở đây, bắn súng giỏi chỉ có anh. Phải không, thưa bạn Nicôlai Kô-băng?
Kô-băng nín thinh, đáp. Nét mặt y đanh hẳn lên, hầu như y không còn là người nữa mà là pho tượng cẩm thạch. Nụ cười xách mé, ngạo nghễ thường nhật cùa kẻ bách chiến bách thắng đã biến đâu mất. Ngoảnh về phía Như Luyến, Văn Bình nói luôn:
- Thưa bà, nhờ Kô-băng quá cẩn thận, nghĩ cách đổ tội cho Đoàn Trung, tôi mới tìm ra manh mối. Ông Đoàn Trung là người nhút nhát, phải không, thưa bà?
Như Luyến đáp:
- Vâng, anh ấy nhút nhát lắm, ngay đến việc hôn nhân với tôi, anh ấy cũng đắn đo mãi mới nói thành lời được.
Văn Bình gật đầu ra vẻ bằng lòng:
- Tôi đã biết chuyện ấy. Lệ thường, người nào nhút nhát về lời nói lại hay thổ lộ tâm tình trên giấy.
Kô-băng xen vào:
- Tưởng anh có tài khám phá phi thường, chứ đọc trong nhật ký của Đoàn Trung thì còn khoe khoang nổi gì?
Văn Bình nhoẻn miệng cười:
- Ngần ấy chứng cớ, anh chưa bằng lòng nữa sao? Thì đây, xin phép anh cho tôi kể tiếp. Tôi xin kể tới vụ Hoàng Lương bị ám sát tại nhà riêng đường Đinh Công Tráng.
Kô-băng hỏi, giọng thách thức:
- Chắc anh sẽ cả quyết là tôi giết Hoàng Lương?
Văn Bình đáp, giọng không đổi khác:
- Không đâu, anh đừng lo xa, Hoàng Lương bị bác sĩ Đoàn Trung giết.
Như Luyến buột miệng kêu lên:
- Trời ơi, anh Đoàn Trung phạm tội sát nhân rồi sao?
Văn Bình an ủi:
- Tuy vậy, bà đừng lo. Nếu Hoàng Lương không bị bác sĩ Đoàn Trung giết cũng bị lên máy chém về tội tư thông với địch làm gián điệp. Nhưng tôi có thể chứng minh không phải Đoàn Trung giết. Có ba nhát dao. Đoàn Trung đâm hai nhát từ trên xuống và nhát thứ ba, nhát kết liễu, từ dưới móc lên. Đoàn Trung là nhà bác học, không biết đâm. Hoàng Lương bị thương nhẹ, phải đợi một nhân viên cao cấp R.U. xuất hiện mới thanh toán xong được. Thưa, đúng hay sai, ông bạn đồng nghiệp Kô-băng?
Kô-băng mím miệng một cách chua chát:
- Đúng!
Như Luyến ngước cặp mắt đen láy, nhìn Văn Bình:
- Thưa ông, nếu anh ấy không liên lạc với họ thì việc gì phải trốn?
Văn Bình điềm nhiên lấy tay chỉ Như Luyến, miệng nói, giọng ngọt ngào:
- Vì bà đấy.
Như Luyến vụt đứng dậy:
- Tại sao ông cho là vì tôi, thưa ông?
Văn Bình chưa kịp đáp thì cửa phòng mở toang, gió bên ngoài thổi ào ào. Chàng giật mình, đưa tay nắm chuôi súng. May thay, người lạ là Lê Diệp.
Thấy Kô-băng ngồi thừ trong ghế sa-lông, Lê Diệp nhếch mép chào một cách khiêu khích:
- Kính chào anh bạn Nicôlai Kô-băng của Sở R.U. vĩ đại.
Kô-băng một đáp. Lê Diệp quắc mắt nhìn Kô-băng trừng trừng. Con mắt của Kô-băng nhìn vào khoảng không, đã không còn hồn nữa. Văn Bình hoảng hồn đứng dậy. Chàng tiến tới sát mình Kô-băng. Người gián điệp lẫy lừng của R.U. ở Viễn-Đông đã chết không biết từ lúc nào. Văn Bình vừa đặt tay lên ngực Kô-băng, thì đầu ngoẹo xuống cổ, gập đôi trên vai. Da mặt của y đen sạm lại. Thì ra Kô-băng đã cắn vỡ độc dược chứa trong răng, thừa dịp Văn Bình nhìn ra cửa đợi Lê Diệp. Đó là một thứ thuốc độc vô cùng linh nghiệm, dùng một phần rất nhỏ cũng tê liệt thần kinh, ngừng hơi thở tức khắc, người chết không cảm thấy đau đớn, không phải vật vả, nhăn nhó như các độc dược thường. Lê Diệp lắc đầu:
- Thôi cũng xong, đỡ phải xử án lôi thôi.
Văn Bình có vẻ tiếc nuối:
- Giá anh đến chậm chút nữa, y sẽ không dám tự tử đâu.
Lê Diệp hơi ngạc nhiên:
- Tại sao?
- Giản dị lắm. Y tự tử vì tin rằng mang được bí mật nghề nghiệp xuống đáy mồ. Y đinh ninh tôi không biết y trao tài liệu nguyên tử cho ai. Kể ra y cũng gan dạ và thông minh lắm. Hắn hy sinh mình để bảo vệ cái khâu cuối cùng của tổ chức.
Lê Diệp hỏi:
- Nghĩa là theo anh, đang còn cái khâu cuối cùng nữa?
Văn Bình vỗ vai bạn:
- Anh ngốc lắm. anh tưởng vụ này dừng ở đây hay sao? Nếu không có khâu cuối cùng thì tài liệu kia về Mạc-tư-khoa bằng cách nào?
Chợt nghĩ ra, Lê Diệp thở dài:
- Ừ nhỉ! Say đòn, tôi quên phứt cả những điều tầm thường nhất. Nhưng Kô-băng đã chết, anh làm cách nào tìm ra khâu cuối cùng được?
Văn Bình cười vang:
- Thôi, để tôi tiết lộ bí mật cho anh đỡ ấm ức trong dạ. Tìm ra cái khâu cuối cùng là nhờ anh đó. Từ lúc khám phá ra trại bí mật của R.U., tôi đã điện riêng cho ông Hoàng, phái một bộ phận theo dõi đặc biệt đi sau tôi, đề phòng bất trắc. Lúc tôi vào trong này và gặp anh thì họ mai phục ngoài đường. Kô-băng và anh đi ra, tất họ phải theo sau.
- Thế mà tôi không biết.
- Anh biết thế quái nào được. Anh dùng ống kính sni-péc-cốp thì họ cũng dùng sni-péc-cốp. Với cái máy tối tân này, theo nhau dưới sương mù họa là thánh cũng không tìm ra. Tôi chắc có chuyện xảy ra nên anh mới tới sau Kô-băng.
Lê Diệp thuật lại cuộc xung đột với Kô-băng tại Sàigòn. Trốn thoát khỏi đường Nguyễn Văn Sâm chừng hai phút, chàng cảm thấy hớ hênh nên vội quay lại. Nhưng con chim hồng đã cao chạy xa bay… Biết chắc Kô-băng quay về trại Thủ Đức, chàng mới tìm xuống. Văn Bình gật gù:
- Tôi tính không sai mà. Tôi dặn anh theo chứ có dặn anh hạ thủ đâu? Nhưng thôi, đoàn người của tôi đã biết Kô-băng đi đâu trước khi tới đây rồi, bây giờ chúng ta hãy đi gặp con người cuối cùng của vụ đánh cắp tài liệu nguyên tử.
Như Luyến đứng yên từ nãy nói xen vào:
- Thưa các ông, tôi có được tự do không?
Văn Bình nghiêm sắc mặt:
- Bà có nhớ lời tôi dặn bà ở đường Võ Tánh không?
Nànglắc đầu:
- Tôi chỉ nghĩ đến con tôi nên thú thật không nhớ gì nữa hết.
- Bà không nhớ cũng phải, vì nếu còn nhớ tất bà sẽ bị đưa ra tòa. Tôi cảnh cáo bà không nên gặp địch và trao tài liệu cho họ, không ngờ bà cứ tự ý đến nghĩa trang đường Chi Lăng diện kiến với Kô-băng.
Như Luyến buột miệng kêu lên:
- Trời ơi, lúc đó đã khuya mà ông còn biết!
- Không những biết, tôi còn ở sát bên bà để bảo vệ tính mạng cho bà nữa.
Như Luyến cúi gầm mặt, trên môi hình như còn đượm cái hôn lúc nãy của chàng điệp viên xinh trai.
- Tôi xin cám ơn ông.
Văn Bình tỏ dấu thương hại:
- Bà yên tâm. Tất cả mọi việc xảy ra tôi sẽ làm thinh hết. Kể cả việc Đoàn Trung giết người ở đường Đinh Công Tráng.
Lê Diệp hỏi:
- Đoàn Trung là nhân viên của họ, sao anh lại tha?
Văn Bình đáp:
- Không phải, 100% Đoàn Trung là người của mình. Chút nữa gặp Đoàn Trung, ông ta sẽ kể lại tự sự cho anh nghe.
Như Luyến giật bắn mình:
- Đoàn Trung ở Sàigòn à, thưa ông?
Văn Bình nói, giọng vui vẻ:
- Vâng, ông ta sống yên ổn ở Sàigòn, trong một khách sạn lớn ở đường Tự Do. Như tôi vừa nói với bà lúc nãy, vụ này vừa xảy ra, tôi đã biết Đoàn Trung vô tội. Lúc tới phòng Đoàn Trung, tôi thấy đồ đạc bừa bộn trên giường. Sự bừa bộn này không thể là bừa bộn ép buộc vì nếu Kô-băng đến bắt mang đi, tất ông ta làm gì còn thời giờ mang mọi món đồ kỷ niệm trong đời ra để thành hàng dài trên nệm, ngồi ngắm và chọn cái định mang theo. Tôi thấy nhiều vật kỷ niệm khá ngộ nghĩnh, chẳng hạn một cái vỏ sò trên bãi Miami, nơi ông ta nghỉ mát với bà dạo nào ở Mỹ, và một cái khăn mặt có khắc chữ Nữu Ước, kỷ niệm ngày đưa bà tới thương cảng.
Nghe tới đó, Như Luyến thút thít khóc. Văn Bình nói:
- Xin lỗi bà. Tôi vô tình chạm tới đời tư tình cảm của bà. Sở dĩ tôi phải nói hết là để chứng minh Đoàn Trung đã dành nhiều thời giờ cho việc lựa chọn kỷ niệm mang đi. Trong lúc còn trù trừ, ông nghe tiếng động dưới nhà, biết có biến, ông vội đi ra lối sau nên không kịp lái chiếc Lanh-Côn. Ông Trung vốn mê xe hơi lắm phải không, thưa bà.
- Thưa vâng.
Lê Diệp hỏi:
- Tại sao Đoàn Trung lại dính vào nhiều vụ án mạng như vậy?
Văn Bình đáp:
- Có dính vào, nhưng ông ta không phải là thủ phạm. Biết tính ông ta nhút nhát nên hay viết nhật ký, việc đầu tiên của tôi là tìm ra những mảnh giấy vụn. Một đống giấy vụn cháy dở ở góc phòng đủ giúp tôi khám phá ra mọi điều u ẩn. Đó là mẩu một bức thư mà Đoàn Trung nhận đưọc. Trong có đoạn nói bà Như Luyến hẹn hò với một thanh niên vào ngày ấy, giờ ấy, chỗ ấy.
Nghe chàng nói, Như Luyến mặt xanh mét, không còn giọt máu. Nàng biết nguyên động lực đã khiến Đoàn Trung yêu nàng, yêu một cách mù quáng. Đột nhiên, nàng lạnh nhạt. Đoàn Trung biết đâu nàng bị Kô-băng "săng-ta", cứ tưởng nàng vừa có một hình bóng khác. Kô-băng đã đánh trúng nhược điểm tâm lý của con người, và Đoàn Trung đã vô tình sa bẫy: lần nào Kô-băng có hẹn, y cũng gửi thư báo trước với Đoàn Trung, để y định giết ai, Đoàn Trung phải đứng mũi chịu sào. Kô-băng khôn lắm. Y biết Đoàn Trung là nhà bác học đại tài, vạn nhất gây ra chuyện ghen tuông chết người, nhà cầm quyền, vì quyền lợi chung, cũng phải làm ngơ.
Lê Diệp nói:
- Thảo nào, hễ tôi đề nghị bắt Đoàn Trung, anh cứ chối đây đẩy!
- Thôi, không hề gì. Nào bây gờ ta đi đón Đoàn Trung.
Thằng Lập hỏi to:
- Bác ấy ở đâu, thưa ông?
Văn Bình xoa đầu thằng bé:
- Bác ấy ngồi uống cà-phê đợi con và mẹ con đấy.
Như Luyến hỏi:
- Ông đưa ông ấy đến khách sạn à?
Văn Bình lắc đầu:
- Thưa bà không. Ông ấy viết một bức thư để trong két sắt của Trung Tâm Nguyên Tử, nói vì lẽ riêng gia đình, phải vắng mặt một thời gian, xin nhà chức trách đừng tìm kiếm, tuy nhiên, trong một bức thư gửi ông giám đốc Sở Mật Vụ, ông ta thuật lại một vài chi tiết gần giống như tôi nói lúc nãy. Nhưng ông giấu không cho biết ông trốn ở đâu. Tuy ông giấu, tôi cũng biết. Từ khi nội vụ xảy ra, bác sĩ Đoàn Trung đã bị người của tôi theo dỏi suốt ngày đêm.
Như Luyến thốt lên:
- À ra thế!
Văn Bình cầm ống điện thoại, nói chuyện một hồi. Năm phút sau, có tiếng xe díp phanh đánh két ngoài cửa. Xe của Sở Mật Vụ. Văn Bình đưa Như Luyến và thằng Lập tới đưòng Tự Do gặp bác sĩ Đoàn Trung. Trời đã sáng không biết tự bao giờ. Về phía đông, một vùng da cam lồ lộ. Những đỉnh cây cao in rõ lên nền trời sáng quắc. Tiếng chim muông ríu rít buổi sáng có vẻ yêu đời lạ thường. Vừa lái xe, Văn Bình vừa huýt sáo miệng một bài hát hướng đạo mà chàng còn nhớ từ nhỏ. Ngồi bên chàng, ôm thằng Lập vào lòng, thỉnh thoảng Như Luyến lại nhìn Văn Bình, nét mặt đắm đuối. Chàng nuốt nước bọt vào ruột. Chàng không có quyền tiến thêm bước nữa. Như Luyến phải là vợ tương lai của bác sĩ Đoàn Trung.
Z.28 Z.28 - Người Thứ Tám Z.28