Số lần đọc/download: 22739 / 122
Cập nhật: 2015-10-14 21:37:32 +0700
Z.28 Đoàn Vũ Khỏa Thân - Chương 1: Những Vụ Mất Tích
V
ụ mất tích đầu tiên xảy ra một ngày cuối mùa xuân ở kinh đô ánh sáng Ba lê.
Mỗi năm, một thị trấn quốc tế dân cư đông đúc, đầy thú ăn chơi, có hàng trăm vụ mất tích như vậy. Nhưng vụ mất tích này hoàn toàn khác với những cơn động cỡn ái tình đã xảy ra. Vì nạn nhân không phải là anh chồng chán vợ, bỏ gia đình đi lập tổ ấm mới, cũng không phải là gã trai thất vọng vì bị vợ cắm sừng lên đầu hoặc bị mèo cho leo cây...
Nạn nhân là một nhà khoa học tên tuổi, trên ngũ tuần, sinh sống phẳng lặng và giản dị với vợ con tại ngoại ô Ba lê. Tên nạn nhân là bác sĩ Tôni, người Pháp trăm phần trăm. Vì là người Pháp trăm phần trăm nên Tôni thích rượu sâm-banh thật ngon, thích đàn bà thật đẹp...
Và cũng như nhiều nhà trí thức trung niên khác, có địa vị, tiền bạc và sức lực rồi rào, Tôni đã kết thân với một cô gái trẻ măng, thân hình căng cứng như cao su bơm hơi, có cái tên thi vị là Rose. Trong tiếng Pháp, Rose là hoa hồng. Da thịt của nàng tiết ra một mùi thơm kỳ lạ, giống như mùi thơm của hoa hồng trồng ở những khu vườn riêng dọc bờ biển miền nam nước Pháp.
Tối hôm ấy, trời mưa lất phất.
Không có gì làm lòng người đàn ông đến tuổi hồi xuân xúc động mãnh liệt bằng những buổi tối trời vừa lạnh, vừa mưa. Tôni đếm gót giày trên vỉa hè, xe cộ qua lại như mắc cửi với những âm thanh xé nhĩ tai song ông chẳng thấy, chẳng nghe được gì hết. Ông đang nghĩ đến người đẹp hoa hồng đang chờ đợi trong căn phòng trọ xinh xắn được sưởi ấm, khung cửa sổ che kín bằng riềm nhung dầy.
Lẽ ra Toni phải ở lại trung tâm thí nghiệm để cùng các đồng nghiệp tới dự tiệc tại Maxim'a, nhà hàng thượng lưu bậc nhất Ba lê. Tối thứ sáu, thực khách đều mặc dạ phục, một thói quen đã có từ trước đến nay ở Mạxim'a. Bữa tiệc được tổ chức để khoản đãi một phái đoàn bác học sô viết vừa từ Mạc tư khoa tới, là phụ tá giám đốc Tôni không thể vắng mặt.
Vậy mà Tôni vẫn tìm cách vắng mặt.
Vì hồi trưa nàng đã gọi điện thoại tới.
Tôni không báo tin cho vợ biết đêm ấy về muộn. Vợ ông đã 55 tuổi, nghĩa là quá cái tuổi ghen bóng ghen gió và yêu đương bồng bột. Bà chỉ vâng một tiếng nhỏ khi chồng lừ trong phòng bước ra, tạm biệt vợ để tới trung tâm làm việc mỗi buổi sáng. Buổi trưa, ông ở lại Sở. Dạo gần đây, ông thường ở lại ban đêm. Có lần vợ hỏi thì ông nhún vai:
- Có công việc riêng.
Bà vợ nín lặng. Bà đã biết ông nghiên cứu một số bí mật khoa học quốc phòng.
Đang bước đều, Tôni bỗng dừng lại. Không hiểu sao ông vừa nhớ đến vợ. Vợ chồng đã sống với nhau bơn 20 năm. Ông vừa nhớ đến vợ có lẽ vì mùi xúp bui-a-bét từ một tiệm ăn bay thoang thoảng ra đường. Ông mê nhất món bui-a-bét do đầu bếp Mạc-xây nấu, với tôm, cá và ngao sò đặc biệt, ăn vào tưởng như sắp chết cũng sống lại.
Bui-a-bét là món xúp bất hủ của miền Nam nước Pháp. Hồi ở trường, Tôni yêu bạn gái cùng lớp một cách si mê và vũ bão nên được đặt biệt hiệu là "chàng bui-a-bét'. Vì nấu món xúp này người ta không dùng nước lạnh như đối với các món xúp thông thường, với đồ biển, mà là dùng nước sôi sùng sục, và đun lửa thật lớn. Giới nấu ăn thành thạo gọi cách đun lửa này "cách đun lửa vủ bão".
Trưởng thành, tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ khoa học. Tôni lập gia đình. Công việc bộn bề và ràng buộc gia đình không cho phép ông tìm ái tình vũ bão vớì những người đàn bà lạ.
Cho đến một đêm kia.
Tôni gặp người đẹp hoa hồng. Nàng mới 25 tuổi, nghĩa là kém ông hơn 39 năm. Con gái lớn của ông còn nhiều tuổi hơn Rose, 25 tuổi, chưa chồng với tấm thân nẩy nở như vậy, nàng phải là cô gái giàu kinh nghiệm, ưa sống son giá để nếm mùi đời, chứ không phải vì thiếu ý trung nhân thích hợp.
Nhà bác học Tôni không còn vóc dáng nhỏ nhắn của tuổi thanh niên nữa nhưng cũng không đến nỗi già khằn. Trên người ông, đàn bà chỉ chê cái bụng hơi phệ (nhưng thử hỏi các bà, đàn ông 57 tuổi đâu có ai mà không có bụng như Tôni), mái tóc muối tiêu và cặp mắt kiếng hai tròng dày cộm vắt vẻo trên đôi mắt ti hí vì luôn luôn ngồi dưới ánh đèn cực mạnh. Nhưng ông chỉ đáng cho đàn bà góa tứ tuần trở lên làm bạn. Thật là lạ lùng vi ông được lọt vào mắt xanh của Rose, một mỹ nhân chân dài có đủ điều kiện chinh phục những nhà triệu phú 30 tuổi.
Ông già 57 tuổi Tôni lại không nhận thấy sự lạ lùng ấy. Sau nhiều năm cô đơn bên người vợ nghiêm nghị và khô khan, ông đói tình muốn điên lên dược. Nên gặp Rose và được nàng yêu, ông vội vàng lao đầu vào, không tìm hiểu lý do như thói thường của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm.
Nếu ông chịu khó suy nghĩ, ông sẽ thấy mối tình chênh lệch với cô gái hoa hậu chứa đựng nhiều nghi vấn rối beng. Nàng nói với ông là sống bằng nghề làm mẫu y phục. Nghề này có thể kiếm được rất nhiều tiền khi đã nổi tiếng. Nhưng nàng chưa nổi tiếng. Vậy nàng lấy tiền ở đâu đề thuê những căn phòng sang trọng trong một binh-đinh tối tân? Xe hơi của nàng, áo lông thú của nàng, tất cả những cái gì của nàng đều thuộc loại đắt tiền, người có lợi tức trên mức trung bình không tài nào sắm nổi...
Tội nghiệp cho Tôni... ông già 57 tuổi hảo ngọt chẳng còn nhớ gì nữa.
Hồi trưa, nàng đã gọi điện thoại tới.
Tôni mừng như bắt được của. Đã lâu, hai người không gặp nhau. Đã hơn ba tuần - ba thế kỷ dài lê thê trong ngục tù chai lọ, hóa chất và máy móc điện tử - ông không được gặp nàng, ở cùng phòng với nàng, tận hưởng những phút cọ sát thần tiên về da thịt với nàng, để rồi thưởng thức những ly rượu ngon, những đĩa ăn ngon thượng hạng mà ông chưa bao giờ được thấy sau mấy chục năm với vợ.
Như thường lệ, nàng đậu xe chờ ông gần nhà hàng La Bourride trên con đường mang tên một họa sĩ hữu danh. Thực đơn đặc biệt của tiệm ăn chuyên về đồ biển này là bui-a-bét. Ông gặp nàng lần đầu trong tiệm La Bourride bên đĩa xúp bui-a-bét thơm ngập mùi dầu ô liu và mùi nghệ, nên đã lấy đó làm nơi hẹn hò.
Bên trong nhà hàng được trang trí tầm thường nhưng đẹp mắt, với những con tàu, bản đồ, lưới cá treo ngang dọc trên tường. Mọi lần ông đến La Bourride gặp nàng rồi ăn luôn với nàng ở đấy trước khi lên xe do nàng lái về phòng riêng tình tự.
Dưới ánh đèn nê-ông, Tôni nhìn thấy chiếc AMX lộng lẫy sơn màu hồng nhạt của Rose đậu sát lề. AMX là một trong các loại xe đắt tiền nhất trên thế giới. Nó do hãng Rambler, Hoa kỳ, chế tạo, động cơ của nó còn lớn hơn và mạnh hơn động cơ của xe hàng khổng lồ 12 bánh. Mỗi khi ngồi trên xe, bên cạnh Rose, dựa đầu vào nệm, nhìn nàng lái nhà bác học cảm thấy tâm thần lâng lâng như được rời cõi đất bụi bặm để lên thiên đường...
Nhà bác học mở cửa xe, tránh sang bên cho người đẹp bước xuống. Nhưng nàng xua tay:
- Không. Về nhà hơn.
Tôni hơi ngạc nhiên:
- Chúng mình không ăn gì ư?
- Nàng cười, đĩ thõa:
- Thiếu gì cái ăn. Em chưa đủ ngon lành cho anh ăn hay sao? Nói đùa đấy, em đã mua sẵn rồi. Đêm nay lạnh, ăn ở nhà thú vị hơn ăn ở tiệm. Anh ở luôn đến sáng được không?
- Được.
- Xin phép bà đầm chưa?
- Anh đi đêm là thường. Dầu biết nữa, vợ anh cũng chẳng nói gì.
- Em hỏi thật anh nhé! Anh yêu vợ không?
Nhà bác học thở dài. Chiếc AMX bóng loáng rời khỏi lề đường, ngoan ngoãn phóng nhanh dưới sự điều khiển mềm mại và khéo léo của Rose. Lát sau Tôni mới đáp:
- Nếu còn yêu vợ anh đã không bỏ tất cả để theo em. Biết là nguy hiểm, anh vẫn không ngần ngại. Đôi khi, anh tự hỏi lòng và không hiểu tại sao em lại có thể yêu một người đàn ông cằn cỗi, xấu xí gần 60 tuổi như anh.
- Tuổi tác không phải là trở ngại đáng kể của hôn nhân. Anh biết nhạc sĩ đại tài Pablo Casals không? 80 tuổi mà lấy vợ trên 20. Một ông thượng nghị sĩ lỗi lạc Hoa kỳ vừa cưới cô thư ký chưa bằng tuổi con gái. Chồng của nữ ca sĩ Edith Piaf không kém bà một đống tuổi hay sao? Theo em, điệu kiện làm đàn ông và đàn bà gần nhau, yêu nhau là sự thông cảm tinh thần. Em mê toán học từ nhỏ. Em coi các giáo sư toán đáng kính hơn cả thiên thần nữa. Anh là khối óc toán học độc nhất vô nhị, em không yêu, không mê sao được?
- Hừ, em mê chữ số hay mê người?
- Cả hai.
Mọi đêm đi chơi với Tôni nàng thường đậu xe ở những quãng vắng rồi ôm hôn tíu tít như sợ gã đàn ông già biến mất. Đêm nay, nàng lại cho xe hơi chạy lòng dòng, tốc độ khi nhanh khi chậm thất thường. không ăn nhịp với đến hiệu giao thông, và chốc chốc nàng lại liếc nhìn vào kiếng chiếu hậu.
Nến Tôni còn giữ được bình tĩnh sau cái hôn mơn trớn của nàng thì đã nhiều lần bắt gặp cái nhìn lấm lét của nàng. Dường như nàng sợ bị người lạ thẹo sau. Nàng không sợ bà vợ lớn tuổi của Tôni. Nàng không sợ bè bạn. Điều nàng sợ, nàng không thể nói cho ai biết...
Tôni đã ngồi cùng xe với nàng nhiều lần. Nếu Tôni còn giữ được bình tĩnh sau khi nàng luồn tay vào cổ áo vuốt nhẹ xương sống từ gáy xuống gần xương cụt thì đã nhận thấy kiếng chiếu hậu vừa được thay mới, một loại kiếng đặc biệt có thể chiếu rõ cảnh vật phía sau ban đêm.
Nhà bác học run lẩy bầy:
- Em ơi, sao chưa về phòng đi?
Rose ghé đôi môi bỏng nhẫy lại gần má Tôni giọng nũng nịu:
- Anh nhớ em đến thế kia ư?
- Sao lại không? Gần một tháng chờ đợi mòn con mắt rồi còn gì... Anh gọi điện thoại cho em cả trăm lần mà không nghe trả lời, tưởng em gặp nạn anh buồn thối ruột. Té ra em đi vắng. Tệ ghê, em đi khỏi Ba lê mà không cho anh biết. Thôi, đúng rồi, em lên núi trượt tuyết vời một chàng thanh niên, đẹp và khỏe...
- Khổ quá, anh lại bắt đầu ghen. Em xin thề là đi xa có việc. Việc quan trọng. Chứ không tằng tịu với ai hết. Em nói dối thì quỷ sứ bóp cổ em chết.
- Nói bậy.
Xe hơi đã tới một khu vắng vẻ. Chạy một quãng nữa là đến tổ ấm của hai người. Bỗng nàng giảm tốc độ, lái vào dưới một gốc cây lớn, đen sì, ánh đèn ở đầu đường không đủ sức xuyên qua màn tối dầy đặc. Khung cảnh kín đáo và thanh tịch này rất hợp với trai gái yêu nhau.
Tôni hỏi:
- Em đậu lại đây làm gì?
Nàng ngồi sát lại, tỉ tê:
- Lạnh quá, em bị cóng tay, lái không vững nữa.
Tôni định phản đối "em nói lạ thật, xe hơi gắn máy sưởi ấm áp như thế này mà em bảo là lạnh, vả lại anh thấy em đeo găng da bọc lông thú, tay em có run bao giờ đâu..." song chỉ mở miệng rồi ngậm lại ngay. Gã đàn ông 57 tuổi sợ phản đối làm ngươi đẹp mất lòng.
Bèn đề nghị:
- Để anh lái cho.
Nàng rúc vào nách nhà bác học:
- Anh đòi lái giùm em ấy à? Thôi em xin anh. Mắt anh kèm nhèm như thế kia mà lái xe đua trời tối thì em phải vào bệnh viện sớm. Với lại nệm xe cũng khá rộng. Chung quanh chẳng có ai...
Giọng nhà bác học khản đặc:
- Em muốn chúng mình...
Nàng gạt ngang:
- Chứ còn gì nữa? Chúng mình yêu nhau giữa bốn bức tường mãi, chán chết, em đề nghị đêm nay đổi món. Chúng mình sẽ yêu nhau theo kiểu híp-py.
Nói đoạn, nàng ôm cứng lấy nhà bác học. Da thịt nóng bỏng của cô gái thanh xuân làm nhà bác học đờ người. Những đêm hò hẹn trong căn phòng sang trọng, nàng pha cồc-tay kích thích để sẵn ngoài bàn rồi tung tăng vào buồng tắm. Khi trở ra, nàng mặc cái áo dài kim tuyến mỏng như giấy bóng khiến nhà bác học đa tình có thề nhìn thấy những nốt ruồi son của nàng ở ngực và bụng. Nàng ưỡn ẹo theo điệu vũ múa bụng Ai cập cho Tôni say mê rồi sà xuống. Trong khi ân ái, nàng chăm chút nhà bác học như thể mẹ chăm chút con nhỏ bú sữa.
Thú vị độc nhất vô nhị ấy không thề có trong le hơi chật chội. Song Tôni đã bải hoải tay chân khi nàng bắt đầu vuốt ve. Gã đàn ông đầu hai thứ tóc thở hổn hến trên băng xe hơi, mắt nhắm nghiền trong cơn hoan lạc vô biên.
Nàng cũng thở hổn hển, nhưng là giả vờ. Vì nàng vẫn sáng suốt. Nàng cung phụng ái tình cho Tôni một cách lạnh lùng như cái máy bán nước ngọt trên hè phố Ba lê. Ái tlnh được tlnh toán, được sắp xếp từ trước. Nàng chỉ là một trong nhiều vai trò trong một vở trường kịch với những đạo diễn cừ khôi...
Tôni rên khừ khừ:
- Anh yêu em lắm, em ơi! Rose, em yêu anh không? Kìa, tại sao em không ôm anh chặt thêm nửa?
Nàng phải buông nhà bác học ra vì trong kiếng chiếu hậu vừa thấy bóng người thấp thoáng. Đó là một người đàn ông cao lớn, đội mũ cát-kết xùm xụp, khoác áo dạ rộng thùng thình. Hắn tiễn lại gần cửa xe, hai tay thọc sâu trong túi áo.
Trong khi ấy, nhà bác học đã tới độ cao nhất của tình yêu xác thịt. Toàn nhân ông giãy lên, ông rủ lên từng thông nho nhỏ. Giá đạn đại bác cỡ lớn nổ ngay trên đầu hoạc đám cháy lớn ngay bên cạnh, ông cũng chẳng nghe, chẳng thấy.
Rose từ từ luồn tay vào táp-lô xe hơi, lấy ra một ống xơ-ranh nhỏ xíu.
Bóng đen đã đến sát cửa xe. Hắn đặt bàn tay vào quả nắm, sửa soạn mở.
Phập một tiếng nhẹ, mũi kim tiêm đâm vào mông nhà bác học.
Tôni kêu lên:
- Ái cha!
Rồi buông mình xuống nệm. Cửa xe mở ra. Bóng đen không để ý đến người đàn bà lõa lồ. Nàng mặc ái xiêm y, vẻ mặt bình thản như thay quần áo trong phòng kín.
Bóng đen cầm cổ tay nhà bác bọc lên để bắt mạch:
- Hắn cỏ phản ứng gi không?
- Nàng đáp:
- Không.
- Nghĩa là hắn không biết gì hết?
- Không. Hắn tưởng tôi lái xe đưa hắn về phòng như thường lệ. Đến khi tôi dừng xe, hắn cũng chẳng hỏi tại sao. Đối với hắn thì chỉ có, ái tình, ái tình trên hết. Hạng đàn ông già lụ khụ như hắn được cặp kè một người đàn bà trẻ đẹp như tôi đã là đại phúc. Hắn chết cũng đáng đời, huống hồ hắn chỉ bị tiêm thuốc mê.
Thiếu phụ có tên là Rose nói dứt lời bèn nhảy xuống đất, êm ái như lá rụng. Bóng đen đằng hắng:
- Cô đi đâu?
Nàng nhún vai:
- Đi uống ly vốt ka cho ấm bụng, và khiêu vũ đến sáng. Công tác của tôi xong rồi, bây giờ đến lượt anh.
Bóng đen le lưỡi:
- Nghe cô nói, tôi đã quen cô mà cũng rợn tóc gáy.
- Hừ, anh cho tôi là con đàn bà ghê tởm ư?
- Tôi thấy cô rất đẹp.
- Nghĩa là anh bắt chước lão già Tôni sửa soạn mê tôi...
- Tôi không dám.
- Vì anh mó vào người tôi, anh sẽ chết... Thứ nhất, không người đàn ông nào còn nguyên sức lực hoặc tính mạng sau khi được tôi yêu. Thứ hai, sắc đẹp của tôi chỉ dành riêng cho các nhà bác học ngoại quốc, anh đụng tới, Trung ương sẽ cho anh rũ tù. Thôi, chào anh nhé!
Người đàn bà kỳ lạ rút thuốc lá trong túi ra hút, rồi từ từ đi bộ về phía trung tâm thành phố. Bóng đen nhìn theo thở dài não nuột, rồi đóng cửa xe đánh sầm trước khi trèo lên lái ra ngoại ô.
Từ đêm ấy, bác sĩ Tôni biệt tích.
Tôni đi đâu? không ai biết.
Tôni còn sống hay chết? Cũng không ai biết. Trong khi ấy một vụ biệt tích quan trọng khác xảy ra. Xảy ra ở một thành phố khác.
Và nạn nhân cũng là một khoa học gia tên tuổi.
o O o
Địa điềm: trị trấn Đông bá linh
Thời gian: một dêm tối trời mùa hạ.
Đúng theo kế hoạch đã định, nhà khoa học Đông Đức Lêô rời căn phòng của gia đình ông trong một chung cư đồ sộ được canh phòng nghiệm mật để đến dự một cuộc tấu nhạc do chính quyền Đông Bá linh tổ chức. Lêô mê âm nhạc hơn mọi cái trong đời ; hồi nhỏ, ở trường đại học, ông là nhạc sĩ dương cầm, tài nghệ và bộ mã đẹp trai của ông đã khiến ông lọt vào mát xanh của nhiều người đẹp.
Nhưng rồi ông lập gia đinh, quanh năm cặm cụi trọng phòng thí nghiệm nên ít có thời giờ dành cho âm nhạc... và cho tình yêu. Bởi vậy, mỗi khi có cuộc trình diễn âm nhạc là khoa học gia Lêô không bỏ lỡ cơ hội.
Lúc ấy đã gần 9 giờ tối. 9 giờ tối ở một thành phố heo hút như Đông Bá linh cũng như 3 giờ sáng ở Sài gòn, phố sá vắng tanh, vắng ngắt, hàng quán đóng cửa im ỉm.
Lêô hôn trán vợ, đùa vời hai đứa con trai đang ngồi đánh cờ trong góc phòng rồi bước vội ra ngoài. Ông chưa đến 50 nhưng tóc đã bạc phơ, bắp thịt đã mềm xèo, nhiều cái răng đã bị rụng. Mã ngoài của ông không có gì là hấp dẩn; hồi là sinh viên đại học, ông chinh phục được cảm tình của bạn gái có lẽ là nhờ ông hiền lành như cục bột, và phần nào cũng nhờ ông học giỏi... học giỏi một cách kinh khủng. Giờ đây, ông vẫn còn được phụ nữ say mê vì... ông là nhà khoa học nổi tiếng ở Đông Đức.
Nhưng Lêô không thể đáp lại sự ngưỡng mộ của phái yếu vì bệnh ghen tuông độc nhất vô nhị của vợ. Bà vợ đã già trước tuổi, da mặt răn reo, đôi thắt kèm nhèm, và nguy nhất là cái bụng đùn ra phía trước như có chửa 5 tháng, bộ ngực thót lại và chảy xuống một cách thảm hại như hai trái mướp.
Bà vợ giữ ông ở trong nhà như giữ của hương hỏa. Ông đi đâu một bước bà cũng nằng nặc đi theo. Ông đành nghe theo ý muốn của bà, nếu không sóng gió hãi hùng sẽ xảy ra. Nhưng trong thâm tâm Lêô đã chán ngấy. Ông đã chán ngấy cuộc sống buồn tẻ ở phía đông, dưới sự cai trị của chính quyền cộng sản.
Và ông đã chán ngấy vợ.
Ông chỉ mong chờ cơ hội thoát ly. Cơ hội này đã đến với ông cách đây hai tuần lễ. Hôm ấy, ông đi nghe tấu nhạc thính phòng. Bà vợ của ông theo ông như bóng với hình song lại rất ghét âm nhạc nên ông được đi một mình... với vệ sĩ riêng của sở An ninh.
Không hiểu vì vô tình hay hữu ý mà một thiếu phụ đẹp như trăng rằm lại ngồi cạnh ông.
Đèn tắt, trong rạp không ai nhìn thấy ai, toàn thể đều nín thở theo dõi ngón tay thoăn thoắt của nhạc sĩ trên dương cầm, và nghe tiếng tơ thánh thót ru hồn người vào cõi mộng. Tên vệ sĩ có thân hình bằng đồng hun đen sì đang hút thuốc lá vặt bên ngoài. Nhà bác học tha hồ tận hưởng thời khắc thần tiên...
Nàng rớt cái khăn tay xuống đất, và Lêô cuối xuống nhặt. Ông thường có tính lịch sự đốt với đàn bà, nhất là đàn bà đẹp. Từ hai chục năm nay, ông chưa hề gặp thiếu phụ nào đẹp bằng nàng. Chao ôi, trên diện mạo nàng, cũng như thân thể nàng, tất cá đều cân đối, tất cả đều vẹn toàn, tất cả đều bốc lửa...
Lêô buột miệng:
- Hân hạnh được ngồi bên bà!
Nàng ghé miệng vào tai nhà bác học, giọng êm êm như nhạc tình:
- Hân hạnh được quen tiến sĩ Lêô.
Nhà bác học giựt mình đánh thót:
- Bà cũng biết tôi ư?
Miệng nàng ghé sát thêm nữa, tưởng như sắp hôn phớt vào má nhà bác học:
- Trời ơi, bất cứ ai ở phía đông này cũng phải nghe danh nhà khoa học lỗi lạc Lêô.
- Vậy mà tôi chỉ mong được hóa kiếp để biến thành đôi giày của bà.
- Để làm gì?
- Để được hầu hạ bà... Để được bà đạp lên trên.
- Không ngờ một nhà khoa học như ông lại có tâm hồn thi sĩ lẵng mạn... Ông khỏi cần hóa kiếp, tôi muốn làm bạn với ông, ông chấp nhận không?
Dĩ nhiên là Lêô ký cả hai tay. Được kết thân với giai nhàn, để quên cuộc sống địa ngục với bà vợ hay ghen và xấu như Chung vô Diệm tái sinh, thì phải nhảy vào đống lửa, Lêô cũng không ngần ngại..
Nàng đưa cho Lêô một cái hộp nhỏ. Chỉ nhỏ hằng nửa gói thuốc lá, ngoài bọc nhung đen. Mở ra, ông hiểu liền. Bên trong có một cái nút nhỏ bằng đầu ngón tay út, và một điếu xì-gà ngắn. Cái nút nhỏ và điếu xì-gà này chính là cái loa để nghe và cái máy vi âm đề nói của một dụng cụ truyền thanh vô cùng tinh vi do Liên sô chế tạo, dành riêng cho các chuyên viên của ngành do thám.
Nàng cũng rút trong túi ra một cái hộp tương tụ. Nàng bỏ cục nghe vào lỗ tai và "điếu xì-gà" giả vào miệng. Ai cũng tưởng nàng hút thuốc lá nhưng quên châm lửa. Nàng không há miệng, cũng không lẩm bẩm trên môi mà vẫn thành tiếng, truyền đến tận tai nhà bác học một cách rõ ràng, như nói bên cạnh.
- Ông cứ đeo như vậy, tôi sẽ có chuyện nói với ông. Vì điều kiện an ninh, tôi phải đi chỗ khác ngồi, ông bắt đầu nghe chưa?
Nhà bác học lắp bắp:
- Thưa... bà... rồi.
- Điều thứ nhất tôi cần nói với ông là tiếng "bà" có vẻ quá nghiêm nghị. Hiện nay, tôi sống một mình, vậy ông nên gọi tôi là cô thích hợp hơn.
- Vâng, tôi sẽ dùng tiếng "cô".
- Ông biết tôi sắp nói chuyện gi không?
- Không.
- Để tôi nói nhé! Tôi đến đây gặp ông là theo lời yêu cầu của Rờnê.
Nhà bác học giật mình:
- Cô vừa nói gì? Cô vừa nhắc đến tên Rờnê hả?
- Phải, Rờnê. Tiến sĩ vật lý Rờnê. Bạn thân của ông ngày xưa trong trung tâm nghiên cứu.
- Cô cũng quen Rờnê?
- Phải. Quen thân như ông.
- Tội nghiệp, y với tôi như con chấy cắn đôi... nhưng bây giờ y không còn nữa.
- Ông Lêô, giữa ông và tôi không nên khách sáo làm gì... Vì ông đã biết Rờnê đi đâu, và hiện còn sống hay chết. Tôi cũng vậy.
- Thú thật với cô, tôi chỉ được tin y trốn từ Đông Đức sang phía tây rồi qua Hoa kỳ lập nghiệp, chứ chưa hề liên lạc thư từ.
- Ông nghĩ ra sao về việc Rờnê bỏ đi?
- Cô đừng hỏi tôi thì hơn.
- Sớm muộn, ông sẽ phải đối đầu với thực tế phũ phàng... Lẽ ra sau ngày Rờnê trốn khỏi Đông Đức, người ta đã loại trừ ông. Dĩ nhiên, ông không phải ở tù, nhưng ở suốt đời giữa bốn bức tường kiên cố của trung tâm thí nghiệm khoa bọc trong rừng rậm thì cũng như lãnh án chung thân khổ sai. Sở dỉ ông còn được tiếp tục phục vụ tại Đông Bá linh là nhờ vợ ông. Vợ ông chẳng có nét nào hấp dẫn, nhưng lại có liên hệ ruột thịt với một nhân vật cao cấp trong Ủy ban Trung ương Đảng. Vì vậy, ông chưa bị đổi đi... Vả lại, người ta cũng chưa thể gạt bỏ được ông. Sự đóng góp của ông hiện rất cần thiết để tiến hành kế hoạch thí nghiệm hiện hữu. Nhưng ông ơi, sau khi hoàn thành công cuộc thí nghiệm họ sẽ mở lại hồ sơ... và tôi sợ rằng ông sẽ bị vứt vào xót rác như mủi chanh đã được vắt hết nước. Ông Lêô, điều tôi vừa nói là sai hay đúng?
- Đúng.
- Vậy ông ngần ngại gì nữa?
- Ngần ngại gì hả cô? Tôi chưa hiểu cô muốn nói gì.
- Tôi không ngờ ông lại tối dạ đến thế. Rờnê đang sinh sống ung dung ở ngoại quốc. Y có tiền mua biệt thự, tậu xe hơi mới toanh, và tha hồ du hí... Ông biết không? Lương tháng của y trên hai ngàn đô-la Mỹ. Trong khi ông làm cả năm mới được hai ngàn... Đó là tôi chưa kể số tiền thưởng riêng ngay sau khi ký khế ước nữa.. Ông thử đoán xem số tiền thưởng là bao nhiêu?
- Tôi không đoán được.
- Ông ráng lên.
- Nếu vậy thì hai ngàn, ba ngàn đô-la...
- Ồ, số tiền thưởng mà chính phủ Hoa kỳ trả cho Rờnê đã nhiều gấp 20 lần số tiền hai ngàn đô-la. Nghĩa là Rờnê được thưởng hai chục ngàn đô-la trước khi bước chân vào trung tâm nghiên cứu bên Mỹ. Đối với ông thì khác. Số tiền này có thể được tăng thêm nữa.
- Cô nói sao? Tôi hơi lãng tai, nghe không rõ.
- Dầu ông nghe rõ, tôi cũng cần nhắc lại vì nó định đoạt tương lai ông... Tôi nói rằng nếu ông nghe lời Rờnê thì số tiền thưởng sau khi ký khế ước cỏ thể tăng thêm gấp nhiều lần.
- Trời ơi, cô định rủ tôi bỏ trốn ư?
- Ông đừng tìm cách tự dối lòng nữa. Tôi không rủ ông bỏ trốn mà là rủ ông chọn tự do... Ông muốn ở lại với bà vợ già nua, xấu xí, và ghen tuông không? Ông muốn ở lại vời cuộc đời tù nhân giam lỏng, ăn không đủ ngon, tiêu khiển không đủ thích để chết dần, chết mòn không? Ông đã lưu luyến kiếp sống thiên đường này thì tôi thuyết phục ông làm gì, vô ích. Chào ông và chúc ông tiếp tục hưởng hạnh phúc.
- Khoan đã, cô ơi! Đặt vào hoàn cảnh tôi, cô sẽ thấy tôi tiến thoái lưỡng nan. Không giấu gi cô, trước kia Rờnê rủ tôi vượt biên giới từ Đông sang Tây Bá linh, nhưng khi ấy tôi lại rụt rè. Nên Rờnê đành đi một mình. Qua Mỹ, y nhắn người về nói là chính phủ Mỹ sẳn sàng trọng dụng tôi và sẳn sàng tồ chức cho tôi thoát ly, nếu tôi thỏa thuận... Đề nghị của Rờnê làm tôi băn khoăn cực độ, nhiều lần tôi sửa soạn lên đường rồi lại thay đổi ý định. Sống bên vợ là cực hình đối với tôi, tôi muốn được giải thoát ngay lập tức, nhưng cô ơi, vượt biên giới không còn dễ đàng như ngày trước nữa. Ngày trước chỉ cần lên tàu điện từ phía Đông sang phía Tây. Ngày nay, người ta đã ngăn đôi thành phố bằng bức tường bê-tông kẽm gai...
- Ông đừng nói dài dòng nữa. Thành thật hỏi ông lần cuối. Ông muốn chọn tự do như bạn ông không?
- Muốn thì rất muốn, nhưng...
- Không có nhưng gì hết. Tôi sẽ giúp ông thực hiện được ý định.
- Bao giờ?
- Tôi còn phải về báo cáo với thượng cấp. Tuy nhiên, theo tôi thì ông sẽ có thể lên đường trong vòng một đến hai tuần nửa, nhân dịp có một cuộc trình diễn âm nhạc thính phòng.
- Xin cô tha lổi... cô ở đâu. cò có thể cho tôi biết địa chỉ được không? Để tôi...
- Hừ, trên nguyên tắc an ninh nghề nghiệp, tôi không được phép cho ông biết chỗ ở. Song thái độ thông cảm của ông đã khiến tôi suy nghĩ lại. Vả lại ông cần được thưởng trước khi đặt bút ký vào khế ước. Ông sẽ được thưởng năm chục ngàn đô-la. Cùng với số tiền năm chục ngàn đô-la là... là một người đàn bà trẻ đẹp. Chúng tôi đã kiếm sẳn cho ông một cô gái hoàn toàn từ nhan sắc đến tính tình. Cô gái này chỉ mới 25 tuổi, rất có cảm tình với ông và tôi biết chắc ông sẽ bằng lòng.
- Nàng là ai, hả cô? Theo tôi, tình yêu là sự thông cảm giữa hai người, tôi không tin là người con gái kiều diễm mà cô sắp giới thiệu ấy lại yêu tôi. Vì hẳn cô không quên tôi đã luống tuổi, lại chẳng có gì là khôi ngô.
- Tôi bảo đảm với ông một trăm phần trăm. Nếu ông không bận làm đêm, hoặc sợ bà đầm ở nhà, tôi xin giới thiệu nàng với ông ngay bây giờ.
- Ngay bây giờ?
- Phải, ngay bây giờ, nếu ông muốn. Thôi, ông cũng đừng õng ẹo nữa... đàn ông sung sức như ông còn cần ân ái hơn xe hơi cần nhiên liệu. Ông đã biết nàng từ lâu. Và từ lâu ông đã tỏ tình với nàng, song nàng không chấp thuận.
- Nàng là ai, hả cô?
- Ông nóng ruột ghê! Bây giờ ông đứng dậy, lẻn ra ngoài bằng cửa bên trái gần sân khấu, cửa thường dành cho nhạc sĩ. Nàng ở trong cái bin-đinh quét vôi vàng đối diện hí viện, ngay bên kia đại lộ.
- Ô, không khéo nàng ở cùng bin-đinh với cô thư ký riêng của tôi. Vì bên kia đường chỉ có một bin-đinh quét vôi vàng độc nhất.
- Cô thư ký của ông có phòng ở lầu mấy?
- Lầu 3.
- Người con gái mặt hoa da phấn tôi giới thiệu với ông cũng có phòng ở lầu 3.
- Nhưng còn số phòng... Phòng nàng mang số mấy?
- Số 15.
- Ôi chao, cô thư ký riêng của tôi cũng ở phòng mang số 15. Chắc cố lầm rồi. Không lý nào cô thư ký lại yêu tôi và sẳn sàng đón tiếp tôi như vậy.
- Tên cô thư ký riêng ấy là gì hả ông?
- Kôrêlana.
- Đúng rồi, người con gái mà ông sắp gặp gỡ có cái tên khả ái là Kôrêlana.
- Vậy thì nàng là nữ thư ký của tôi từ nhiều tháng nay. Trời ơi, có thể nhứ thế được chăng? Mới hôm qua tôi buông lời uởm thử thì nàng nghiêm mặt mắng tôi là "già chơi trống bỏi". Nếu được nàng đoái lòng thương tôi chết tôi cũng khòng dám từ.
- Ông nên mừng đi. Vì nàng sẽ thương ông. Nàng sẽ cho ông tận hưởng những thú vui chưa từng có. À, ông chớ quên điều này nhé! Chỉ còn 60 phút nữa là buổi hòa nhạc kết thúc. Ông chỉ được phép lưu lại trong phòng Kôrêlana đúng 30 phút rnà thôi, 30 phút là lâu nhất. Sao đó, ông hãy trở lại hí viện, ngồi vào ghế cũ, ông đừng ngại: nếu chẳng may bọn lính ở bin-đinh bắt gặp ông thì cũng không sao, họ sẽ không hạch sách ông về tội ti toe với cô thư ký riêng. Vả lại. ở thành phố Đông Bá linh này, có ông giám đốc nào của chinh quyền là có thể tự hào không ti toe với nữ thư ký?
Giọng nói êm ái ngưng bặt. Như người say tơ lơ mơ ban đêm bụng đói, Lêô rút cái nút lát-tích ra khỏi lỗ tai, nhìn quanh quất tứ phía. Mọi người đang hướng lên sân khấu, tâm hồn bị lôi cuốn trong sóng nhạc dương cầm huyền diệu.
Ghế bên cạnh trống không. Người đàn bà lạ còn lưu lại một mùi hương da thịt quyến rũ. Giá được ôm nàng sau một ngày làm việc vất vả thì tuyệt! Được ôm Kôrêlana vào lòng còn sướng hơn nhiều. Thật không ngờ... không ngờ Lêô lại có diễm phúc ngàn năm một thuở trèo lên cái giường thơm lựng như ướp nụ hoa hồng của giai nhân măng tơ Kôrêlana, dùng chung gối với nàng, đắp chung mền với nàng, biết rõ những bí mật kỳ lạ nhất trên thân thể cháy bỏng tình đục của nàng...
Trống ngực đập thình thịch, Lêô trèo lên lầu 3. Ba chân bốn cẳng chạy đến phòng số 15.
Dọc đường, ông chỉ sợ người đàn bà trong hí viện nói đùa. Phụ nữ cuồng loạn ngày nay đùa dai đàn ông trung niên sợ vợ như vậy là thường... Tuy nhiên, linh tinh sắc bén của ông cho ông biết là nàng nói thật...
Gần đến phòng 15, Lêô dừng lại để thở.
Bỗng ông lạnh toát cả người, miệng lẩm bẩm:
- Hay là mình bị mê?
Ông véo nhẹ vào bắp thịt tay bèo nhèo và cảm thấy đau đau. Nghĩa là ông không bị mê. Ông vẫn tỉnh. Những việc đang xảy ra đều là thực tại.
Kôlêlana đẹp phơi phới và lồng lộng như mùa xuân mở cửa phòng sổ 15, và nhoẻn miệng cưới vời ông, cũng là thực tại bằng xương bằng thịt, có thể nhìn thấy, sờ thấy được. Nhà bác học tê tái trang khoảnh khắc. Ông xà vào bộ ngực phi phàm của nàng, giọng lắp bắp:
- Kôrê... lana, thật không ngờ... không ngờ.
Kôrêlana ôm Lêô hôn dài vào môi, rồi dìu ông ngồi xuống ghế xa-lông. Ông đòi tiếp tục nói chuyện trên giường, song nàng gạt đi bằng giọng ngọt ngào, thỏ thẻ:
- Thong thả... hôm nay chưa tiện. Anh phải trở về hí viện kẻo người ta nghi ngờ. Hẹn anh khi khác. Giữa anh và em thì thiếu gì cơ hội. Thiếu gì cơ hội làm ái tình, phải không anh Lêô yêu dấu?
- Đồng ý là chúng minh thiếu gì cơ hội, nhưng bao giờ? Bao giờ anh sẽ được...?
Giọng nàng trở nên ráo hoảnh:
- Sau khi anh và em ra khỏi Đông Bá linh.
- Chao ôi, em đặt điều kiện khắc nghiệt ghê.
- Ann không chấp thuận thì thôi.
- Sao lại không? Nếu từ chối, anh đã không đến gặp em. Anh bằng lòng, bằng lòng nhận tất cả. Miễn hồ được có em bên cạnh. Nhưng, ít ra...
- Anh muốn thưởng thức trước phải không?
- Phải.. em đã đọc được tư tưởng của anh.
- Dễ làm... Em sẳn sàng chiều theo ý muốn của khách hàng. Anh mở rộng mắt ra mà quan sát.
Kôrêlana lùi lại một bước.
Xoạc một tiếng, bộ xiêm y của nàng được may theo kiều riêng, kiểu của vũ nử thoát y trên sân khấu, chỉ kéo nhẹ là cái phẹt mơ tuya chạy dài từ trên xuống dưới xé loang quần áo ra làm hai mảnh, rớt tung luôn xuống đất.
Kôrêlana nghiêng người cho Lêô ngắm. Nàng khỏa thân hoàn toàn. Lêô bước lên, quờ tay, định ôm, song nàng xô ra:
- Không được, không được. Anh chỉ mới dạm mua chứ chưa phải là chủ nhân ông... Chỉ một vài tuần lễ nữa thôi...
Và hai tuần lễ dài bằng hai chục năm trôi qua. Ngày hẹn với Kôrêlana đã tới.
Lúc ấy đã gần 9 giờ tối.
Như thường lệ, Lêô rời nhà riêng trên đường tới hí viên bằng xe hơi của Sở, vả có vệ sĩ đi kèm. Song vệ sĩ lại ngồi ngoài trong khi nhà bác học chìa thiếp mời danh dự cho nhân viên phòng vé.
Bên trong, buổi tấu nhạc đã bắt đầu. Trong cảnh vắng lặng, dường như cử tọa đều nín thở để nghe tiếng nhạc dương cầm thánh thót. Lêô ngồi một lát rồi lẻn ra cửa hông.
Kôrêlana đợi sẵn bên kia đường, trong một chiếc xe hơi đen dài ngoằng. Lêô chui vào nhưng cũng hỏi:
- Sao không lên phòng?
Nàng đưa một ngón tay lên miệng:
- Suỵt. Anh nói nhỏ chứ. Trên phòng em có người.
- Ai?
- Công an.
- Trời ơi, công an đến phòng em làm gì?
- Hỏi em về việc chúng mình thông gian với nhau.
- Trời ơi, anh đã được ngủ với em lần nào đâu mà họ bảo là thông gian.
- Không biết nữa. Hay là... để em quay xe lại, anh lên lầu hỏi họ.
- Đâu được! Công an lôi thôi lắm. Chuyện bé họ thường xé ra to. Vả lại còn vợ anh, gia đình anh. Chỉ nội cái ghen của mụ vợ cũng đủ làm anh tan xương, nát thịt. Bây giờ em đi đâu?
Nhìn lên băng trước, Lêô mới nhận thấy người tài xế lù lù. Chột dạ, nhà bác học quay lại nhìn Kôrêlana.
Nàng chắt lưỡi:
- Qua Tây Bá linh.
Nhà bác học xợ xanh mặt:
- Qua bằng lối nào? Tường bê-tông xây kín mít, chỉ chừa lại mấy lối đi nhỏ được canh phỏng cực kỳ nghiêm mật. Một con chim bay qua cũng bị bắn rơi huống hồ là anh và em đi bằng xe hơi.
- Anh yên tâm, em đã có phương pháp đưa anh ra khỏi thành phố.
Xe hơi đậu lại.
Kôrêlana dìu Lêô xuống. Tài xế rồ ga phòng chừng. Nàng dẫn nhà bác học qua cái sân rộng mênh mông của một thánh đường bỏ trồng. Phía trước, cách một giãy phố là bức tường bê-tông và kẽm gai bất khả xâm phạm ngăn đôi thành phố Ba linh.
Đi bên nàng, tuy mùi cơ thể nàng tỏa ra ngây ngất, nhà bác học vẫn nổi da gà. Công an tóm được thì rũ tù. Hoặc bị lôi xuống hầm và nhốt trong xà-lim lạnh buốt, không được ăn uống, chờ đến khi mệt lả thì cho cả đàn chuột đói vào rỉa từng miếng thịt...
Nhà bác học theo cô gái vào một gian phòng tối om, xoè bàn tay trước mặt cũng không nhìn thấy ngón.
Lêô hoảng hốt:
- Kôrêlana, em đâu rồi! Anh sợ lắm.
Cô gái nắm tay nhà bác học:
- Sợ hả? Sao anh yêu bỏng vía thế? Nào, để em nắm tay cho anh khỏi sợ. Anh đứng sát vào người em đi.
Ngoan ngoãn, nhà bác học nép vào ngực cô gái. Trong bóng tối, nàng mỉm nụ cười bí mật. Cái xơ ranh đựng thuốc mê đang được nàng giơ lên. Tối hôm ấy, bác sĩ Lêô biệt tích.
Lêô đi đâu? Không ai biết.
Lêô còn sống hay chết? Cũng không ai biết. Trong khi ấy, một vụ biệt tích quan trọng khác xảy ra. Xảy ra ở thành phố khác.
Và nạn nhân cũng là một khoa học gia tên tuổi.
o O o
Nhưng nếu Tôni là người Pháp, Lêô là người Đức thì nạn nhân thứ ba lại là người Việt.
Người Việt nhập quốc tịch Mỹ, tên Henry Phạm Thiên. Vụ biệt tích được tổ chức theo lề lối cổ điển từng được các cơ quan điệp báo trên thế giới áp dụng; tuy nhiên Phạm Thiên không bị thú xác thịt mê hoặc như Tôni, hoặc tha thiết với triển vọng chọn tự do như Lêô.
Kẻ điều khiển việc bắt cóc bác sĩ Phạm Thiên khó thể là một giám đốc điệp báo tầm thường. Vì lẽ hắn không bỏ quên chi tiết cỏn con nào mà không khai thác.
Thứ nhất là quá khứ của Phạm Thiên.
Và thứ hai là Túy Vân, hòn máu duy nhất của Phạm Thiên, đã trở thành một thiếu nữ trẻ đẹp.
Phạm Thiên đang sinh sống phẳng lặng tại một trung tâm thí nghiệm khoa học của Hoa kỳ thì đột nhiên một bàn tay bí mật thọc sâu vào quá khứ phủ phàng.
Trong gần một phần tư thế kỷ Phạm Thiên cố quên quá khứ. Ông nhập cảnh vào Mỹ trong những ngày cuối cùng của thế chiến thứ hai, và nhờ có đặc tài toán học, ông được Hoa kỳ trọng dụng. Đề thưởng công, người ta cho ông gia nhập quốc tịch Mỹ. Một cuộc điều tra sâu rộng và tỉ mỉ được giao cho cơ quan tình báo Trung ương C.I.A. và công an liên bang F.B.I.
Kết quả của cuộc điều tra cho biết Phạm Thiên là thành phần tin cậy. Cho dẫu có một vài điểm nghi ngờ ông cũng vẫn được gia nhấp quốc tịch Mỹ vì sự thúc hối của bộ Ngoại vụ. Trong một văn thư mật Ngoại trưởng Mỹ nói không nên ngăn cản việc bác sĩ Phạm Thiên trở thành công dân Mỹ vì nhiều quốc gia trên thế giới trong số có cả Anh, Pháp, Đức, Nhật, đã tỏ ý sẳn sàng tiếp rước ông, đồng thời tặng ông một món tiền thưởng khổng lồ hàng triệu đô-la.
Trong gần một phần tư thế kỷ, Phạm Thiên cố quên quá khứ. Hồi ấy, ông là sinh viên Cử nhân Toán lỗi lạc nhất ở Sài gòn. Tuy chưa tốt nghiệp, ông đã được toàn ban giáo sư mến phục, vì trên nhiều khía cạnh trò giỏi hơn thầy. Nhiều bữa trong lớp giáo sư tiến sĩ Toán đã nói với sinh viên Phạm Thiên:
- Tôi nhận thấy anh không còn lý do ở lại lớp học này nữa. Vì anh đã học hết chương trình. cử nhân từ khi đậu Tú tài, học hết kiến thức và kinh nghiệm của tôi trong năm thứ hai của chương trình cử nhân. Giờ đây, tôi không còn đủ năng lực dạy anh nữa.
Toán học là lẽ sống của Phạm Thiên. Suốt ngày cặm cụi trên bàn giấy, trong phòng thí nghiệm chưa đủ, ban đêm ông còn nghĩ đến toán lọc trong mơ. Ông quá say mê chữ số nên có phần nào lơ là đối vời vợ, cựu hoa khôi trường nữ trung học Gia long, nữ thần tương tư của hàng trăm, hàng ngàn thanh niên độc thân Sài gòn.
Yêu tài ông, nàng nhận lời làm vợ. Nàng không còn nghĩ đến ai, ngoài chồng. Tuy nhiên, nàng còn trẻ, lại đẹp như thơ, nàng không thể nằm một mình nhiều đêm lạnh trong gian phòng rộng trong khi ông chồng chỉ gắn bó với nàng Toán học.
Việc đã đến phải đến. Ba năm sau ngày cưới, nàng ngoại tình. Sự đời thật oải oăm, vì người yêu mới của nàng lại cũng là em chồng. Một đêm kia, vừa tìm ra đáp số một bài toán không gian điên đầu từng làm nhiều nhà bác học trên thế giới mất ăn, mất ngủ. Phạm Thiên hí hửng về phòng báo tin vui cho vợ.
Và gặp em ruột mình trong phòng riêng của vợ.
Cơn ghen nổi lên, ông vớ khấu súng săn treo trên tường, bắn lia lịa. Trước sự dữ tợn của anh, người em cố phân trần nhưng đã muộn. Nạn nhân quằn quại trên vũng máu. Khi ấy, vợ ông đang có mang được 5 tháng. Ông định bắn luôn nàng nhưng nhìn cặp mắt van lơn của nàng, ông vất súng xuồng. Nàng nghẹn ngào níu tay ông nói "anh ơi, em vô tội, em vô tội", song Phạm Thiên hất vợ ngã nhào rồi tông cửa trốn biệt. 10 năm sau, nhân một sự tình cờ, Phạm Thiên khám phá ra sự thật. Trước khi chết vì vết thương trong bệnh viện, em ruột ông trối lại với y sĩ rằng y bị côn đồ hành hung ngoài đường nên tạt vào nhà chị dâu để lánh nạn, chứ không phải để ngoại tình. Nếu chị dâu có ngoại tình, thì là ngoại tình với người khác, chứ không phải với em chồng.
Vô cùng hối hận Phạm Thiên trở về Sài gòn viếng mộ em ruột, và tìm vợ, tìm con. Nhưng con chim son ca đã bay bổng. Chỉ còn lại bức thư tuyệt mệnh nhờ một người bạn thân trao lại. Bức thư như sau:
"Anh Phạm Thiên
Biết anh sớm muộn cũng về nên em viết thư này cho anh để nói rõ những điều anh hiểu lầm hoặc em cố tình giữ kín trong lòng. Thú thật với anh là sau ngay anh đi biệt, em đã lấy giấy bút ra nhiều lần định viết nhưng không lần nào viết nổi. Sau cùng em quyết định là sinh đẻ xong, mẹ tròn con vuông sẽ viết thư.
Trước hết, em xin nói trắng chú Phạm Thanh hoàn toàn vô tội. Thời gian trôi qua chắc anh đã có dịp thấy rõ sự vô tội của chú, ở đây em xin miễn nhắc lại.
Thưa anh, chú Thanh có yêu em, em không chống cãi điều đó. Hồi em còn đi học ở Gia long thì chú Thanh là một trong rất nhiều thanh niên có cảm tình tha thiết với em. Nhưng em đã về với anh, và từ ngày em có chồng em không còn nghĩ đến ai nữa, cũng như từ ngày em là chị dâu thì Thanh đối với em một mực cung kính. Trước vong linh người chết, không ai có đủ can đảm nói dối; em cũng không phải là hạng người ưa nói dối. Vì vậy, anh tin em đi, anh nên tin vào sự vô tội của chú Phạm Thanh đi.
Kẻ có tội là em.
Vâng, em đã có tội. Tội ngoại tình. Nhưng em chỉ yêu đương lãng mạn mà chưa hề tính chuyện trên bộc trong dâu. Em ngoại tình vì em không thể tiếp tục sống cô đơn, sống lạnh lẽo, có chồng cũng như không. Em ngoại tình vì em đã bị chồng em bỏ rơi ngay sau tuần trăng mật, hỡi ôi, một tuần trăng mật chỉ kéo dài có mấy giớ đồng hồ ngắn ngủi. Anh vứt em trong tòa nhà rộng thênh thang để đi làm bạn với chữ số và chai lọ trong phònq thí nghiệm. Em đã than thở, van vỉ, cảnh cáo anh nhiều lần, anh không thèm nghe nên em mới ngoại tình...
Em định yêu cầu luật sư đưa ra tòa ly dị, nhưng may thay em có thai. Bào thai đứa con đầu lòng trong bụng em đã giúp em bướt qua được ý muốn bỏ chồng.
Chú Phạm Thanh thiệt mạng, anh bỏ đi tuyệt vô âm tín, em buồn nát ruột, muốn tìm cái chết. Nhưng em lại nghĩ đến con. Chú Thanh vô tội một phần thì nó vô tội cả trăm phần. Vì vậy em nhẫn nhục sống chờ nó chào đời.
Và nó đã chào đời. Anh đi vắng, em mạn phép đặt tên con là Túy Vân. Túy Vân vì nó là con gái. Em tự cho con bú sữa, chứ không nuôi vú. Đúng 18 tháng, khi con đã cứng cát, em nhận thấy trắch nhlệm của em đã tạm xong, nên giao con cho dì phước và...
Em đi dâu, em làm gì... anh đã biết. Tại sao em lại xử sự như vậy chính em cũng không biết nữa. Anh là nhà thần toán anh thử đặt phương trình để giải quyết giùm em. Dầu sao chúng mình cũng đã sống bên nnau ba năm trời, nếu không được hạnh phúc đúng theo nghĩa người đời thì cũng đã lưu lại lòng nhau khá nhiều kỷ niệm.
Túy Vân nó giống anh như đúc. Em là người mẹ bất hạnh không được nuôi con, nếu bức thư này được may mắn đến tav anh, xin anh đoái thương lấy giọt máu của chúng mình.
Vĩnh biệt.
Vợ anh: Túy Ngọc"
Dĩ văng ấy, bức thư ấy, nhà toán học đã chôn vào tâm tư, sống để dạ, chết đem đi. Ông tuyệt không cho ai biết, mặc dầu vẫn âm thầm tìm kiếm tông tích của Túy Ngọc và Túy Vân. Ông được tin nàng đã chết. Nhưng chết ở đâu? Tại sao mà chết? Không ai biết.
Ông đến cô nhi viện để gặp dì phước, lãnh Túy Vân về nuôi thì dì phước đã từ trần trong một vụ oanh tạc chiến tranh. Ngôi nhà ọp ẹp được dùng làm cô nhi viện cũng đã đổ xụp vì bom đạn, ban giám đốc và nhân viên phân tán khắp nơi, hồ sơ cô nhi lại bị thất lạc. Cuộc tìm kiếm của bác sĩ Phạm Thiên không mang lại kết quả khả quan. Thất vọng, ông trở lại Hoa kỳ, quyết sống trọn đời nơi đất khách quê người với kỷ niệm đau buồn.
Ông đinh ninh được yên. nhưng "Họ" không để ổng yên. Trung ương Tình báo C.I.A. và công an liên bang F.B.I. chỉ biết lờ mờ về quá khứ của Phạm Thiên, song "họ" lại biết rất rõ. Như con mèo rình chết, khi biết chắc chắn có thể nắm vững được Phạm Thiên. Họ mới xuất đầu lộ diện...
Mùa thu năm ấy, bác sĩ Phạm Thiên cầm đầu một phái đoàn khoa học gia Hoa kỳ qua Viễn đông nghiên cứu theo lời yêu cầu của Liên hiệp quốc. Như mọi lần, ông không quên ghé lại Sài gòn để thăm viếng bà con và bằng hữu.
Nhưng khác mọi lần, ông biệt tích luôn từ đó. ông biệt tích ở đâu? Không ai biết. Chỉ biết rằng ông không quay về Hoa kỳ cùng với phái đoàn bác học nữa.
Tình báo C.I.A. tung một loạt điệp viên lợi hại vào địa khu Đông nam Á, với nhiệm vụ khám phá với bất cứ hy sinh xương máu và tốn kém tiền bạc nào nhữnng bí mật về vụ biệt tích. Công tác tìm kiếm của tình báo Mỹ vẫn không ra khỏi khởi điểm sau nhiều ngày hoạt động tích cực, với những phương tiện khoa học tân tiến.
C.I.A. phải bỏ tay chịu thua,
Khi ấy, một người đàn ông bé nhỏ. gầy gò, già khằn, tóc bạc phơ, đeo kiếng cận thị dày cộm, mặc bộ com-lê cà tàng cũ mèm, trông như tiểu chức về hưu, xuất hiện...
Người đàn ông có bộ mã tầm thường, khiêm nhượng này được giới lãnh đạo điệp báo từ đông sang tây gọi một cách kính ne là "ông Hoàng"...
Ông tổng giám đốc Hoàng xuất hiện để điều khiển công cuộc tìm kiếm các nhà bác học mất tích.