It's so amazing when someone comes into your life, and you expect nothing out of it but suddenly there right in front of you, is everything you ever need.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 158
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 67
a cùng hai người bạn đã dạo chơi ba ngày ở cái xứ sông nước này. Tùy hứng, ta đi bộ hàng chục dặm, ngồi nhờ xe, đáp tàu thủy. Ta đến cái thành phố này hoàn toàn do tình cờ.
Người bạn mới của ta là luật sư. Anh biết tường tận các giới quan chức, các điều kiện sống và phong tục địa phương. Anh cùng đi với một người bạn, một phụ nữ trẻ có giọng nói dịu dàng của người Tô Châu. Ta không thể tìm ra những hướng dẫn viên nào tốt hơn họ. Trong mắt họ, một kẻ lang thang như ta đã hóa ra một trang quân tử. Họ cho rằng đi cùng với ta là một thú tiêu khiển tuyệt vời. Họ, từng người, đều có những nghĩa vụ gia đình riêng nhưng anh bạn ta thích nhắc đi nhắc lại câu này: "Thoạt đầu kỳ thuỷ con người tự do như chim, vậy cớ sao không tìm kiếm lấy chút lạc thú chứ nhỉ?"
Anh mới là luật sư hai năm nay. Khi người ta khôi phục cái nghề từng bị ruồng bỏ hoàn toàn này, anh đã thi đỗ để trở thành luật sư và xin từ nhiệm công việc của mình, bị một thèm khát duy nhất khuấy động: mở phòng luật riêng của anh. Anh ưa giải thích rằng nghề của anh nó cũng giống như nghề của nhà văn, một nghề tự do, cho phép bảo vệ người mà mình muốn trong khi vẫn giữ được độc lập của mình. Khổ thay, anh lại không thể làm được gì hết cho ta nhưng anh nói rằng, một ngày nào đó, khi chế độ pháp quyền được cải thiện, ta nhất định phải đến gặp anh nếu như ta có chuyện với pháp luật. Ta bảo anh rằng thật ra ta chẳng có chuyện gì dính đến pháp luật vì thứ nhất, ta không mắc mứu về tiền nong, thứ hai, ta không đụng đến một sợi tóc của ai, thứ ba, ta không vu cáo một người nào bao giờ, thứ tư, ta không ăn cắp lẫn lừa đảo, thứ năm, không bao giờ mua bán ma túy và thứ sáu, không bao giờ hãm hiếp phụ nữ. Về phía ta, ta chẳng có gì để khởi tố, nhưng nếu người ta buộc ta phải làm thì chắc chắn ta thua. Anh xua xua tay nói: anh biết, dĩ nhiên, nhân tiện thì nói qua thế thôi.
- Chớ nên hứa viển vông, bạn gái anh nói.
Anh nheo mắt nhìn chị rồi quay sang ta:
- Anh có thấy cô ấy đặc biệt đẹp không?
- Đừng nghe anh ấy nói, chị bảo, anh ấy đều nói về tất cả các bạn gái của anh ấy như vậy mà...
- Bảo em đẹp thì ở chỗ nào?
Chị giơ tay lên vờ đánh anh.
Hai người mời ta ăn tối trong một hàng ăn trông ra phố. Cuối bữa đã hơn mười giờ, bốn người trẻ tuổi đi vào, mỗi người gọi một bát to tướng rượu trắng và các món ăn để đầy bàn. Họ có vẻ muốn uống tới nửa đêm.
Trong phố các hàng ăn nhỏ, các cửa hiệu còn mở cửa sáng lên ánh đèn. vào lúc hết ngày này, việc cấp bách là kiếm một khách sạn sạch sẽ để tắm rửa, pha một ấm trà để giải mệt, thư giãn rồi ngồi trong ghế bành hay nằm trên giường tán chuyện.
Hôm đầu tiên, cả bọn vào một làng cổ còn giữ được các ngôi nhà từ đời Minh; ngắm xem các sân khấu kịch cổ, tìm được ngôi miếu cổ rồi chụp ảnh vòm cổng, dò đọc các bia cổ, thăm các cụ già đáng kính. Tụi ta cũng vào các miếu vừa mới xây hay mới tu sửa bằng tiền quyên được từ các làng mạc, ở đấy họ xem thẻ cho tụi ta. Tối, tụi ta ngủ trong một ngôi nhà mới ở rìa làng. Chủ nhân, một người lính già phục viên, đã mời tụi ta. Sau bữa ăn, ông ngồi, kể lại những việc làm dũng cảm của mình trong lần trấn áp một bọn cướp và cả những chuyện cướp ngày xưa sống ở vùng này. Cuối cùng, thấy tụi ta mệt, ông cho tụi ta nằm trên sàn thô rải rơm mới, cho mượn vài cái chăn, dặn tụi ta cẩn thận lửa đóm nếu thắp đèn dầu. Tụi ta chẳng có đèn mà thắp vì ông đã lại đem nó xuống dưới nhà. Hai bạn ta tiếp tục chuyện trò trong đêm tối còn ta mau chóng thiếp vào giấc ngủ.
Đêm sau, đi dưới trời sao, tụi ta đến một thị trấn và gõ cửa một quán trọ. Một ông già ngồi trự, không có một người khách nào. Các cửa buồng đều mở, tụi ta chọn lấy cho mình mỗi người một buồng. Anh bạn luật sư đến buồng ta tán gẫu, rồi đến lượt bạn gái anh cũng nói ở một mình thì sợ. Chị trườn vào các tấm chăn của chiếc giường không người nghe anh bạn và ta nói.
Anh biết cả một loạt những chuyện dị thường, rất khác với những người lính phục viên. Công việc luật sư cho phép anh đọc mọi thứ hồ sơ, lời khai và biên bản. Anh lại có thể tiếp xúc trực tiếp với các phạm nhân hình sự, miêu tả họ rất sống, nhất là những người dính líu vào các vụ tội phạm tính dục. Bạn gái, thu lu như con mèo trong chăn không ngừng hỏi: "Thật ư?"
- Chắc chắn là thật chứ. Anh còn hỏi cung cả nhiều thủ phạm. Cách đây hai năm, khi người ta mở một chiến dịch chống bọn du đãng bị nghi phạm tội, họ đã bắt tám trăm người trong một huyện. Phần lớn chỉ là đám thanh thiếu niên thất tình buồn đời, lẽ ra không chịu án gì nặng cả. Những người có thể bị án tử hình càng ít hơn. Thế nhưng hàng chục con người đã bị bắn theo lệnh từ trên xuống, việc ấy đã làm cho một số cán bộ công an có lương tâm hơn người khác cũng cảm thấy lúng túng.
- Anh có bào chữa cho họ không? Ta hỏi.
- Có thì giúp được cái gì? Đấu tranh chống tội phạm cũng là nằm trong một phong trào chính trị, không thể chặn được.
Anh ngồi lên giường, điếu thuốc ở miệng.
- Kể chuyện những người khiêu vũ khỏa thân ấy, bạn gái anh gợi.
- Ở ngoại ô có một nhà kho bỏ không, do ruộng đất đã được trả lại cho nông dân, nay nông dân cất giữ thóc dự trữ tại nhà riêng. Mỗi thứ Bảy, cứ bắt đầu đêm xuống, đám con trai của thị trấn lại đến đó để nhảy, với một cái máy cát xét và một cô gái trên yên xe đạp hay xe máy của họ. Cửa được canh gác, không cho nông dân địa phương vào. Các cửa sổ trổ rất cao không nhìn được bên trong. Bị tò mò thúc đẩy, một người làng đã lao thang lên nhưng quá tối anh ta không nhìn thấy gì. Chỉ nghe thấy tiếng nhạc. Dẫu vậy anh ta đã báo công an và công an đã làm một cuộc vây ráp, bắt hơn một trăm thanh niên, phần lớn chưa quá hai mươi tuổi, con cán bộ sở tại, công nhân trẻ, người buôn bán trẻ, những người thất nghiệp trẻ. Cả học sinh trung học phổ thông nữa, hãy còn là thiếu niên. Một số đã bị kết án, người thì phạt cải tạo lao động người thì bị bắn.
- Họ nhảy truồng thật?
- Một số nhảy, nhưng phần lớn chỉ làm cái trò sờ soạng.
- Dĩ nhiên có những người làm tình. Một cô gái, chưa đầy hai mươi tuổi, nói bị hơn hai trăm người chiếm dụng, đủ để cho phát điên phát rồ.
- Làm sao cô ấy nói chắc con số như thế? Bạn gái anh lại hỏi.
- Cô ta giải thích rằng cô ta hoàn toàn ngây ra và chỉ còn biết đếm mà thôi. Anh đã gặp cô ấy, đã thảo luận với cô ấy.
- Thế anh không hỏi tại sao cô ấy lại đến đấy ư? Đến lượt ta hỏi.
- Cô ta nói lúc đầu thì do tò mò. Trước khi đến liên hoan đó, cô ta chưa biết qua tính dục nhưng khi cái van đã mở thì đóng nó không lại được nữa, đấy chính là lời cô ta nói.
- Chắc chắn đấy là sự thật, bạn gái anh nói, thu lu trong chăn.
- Cô ấy nom thế nào? Ta hỏi.
- Nhìn cô ấy thì anh không thể ngờ: rất bình thường, một hình thể thậm chí khá chung chung, không biểu hiện chút nào là một ả chài mồi, đầu trọc, không thể nhìn ra đường nét trong bộ quần áo tù nhưng cô ta thấp bé, mặt tròn xoe. Đúng là cô ta nói chẳng ngượng gì, trả lời mọi câu hỏi không hề bối rối.
- Dĩ nhiên rồi, người bạn gái nói khẽ.
- Sau đó bị hành quyết.
Chúng tôi giữ im lặng một lúc lâu trước khi ta lại hỏi:
- Với tội danh gì?
- Tội danh ư? Anh bạn như tự mình hỏi mình. Chắc là "kích động sa đọa" vì cô ta không đến một mình mà còn đưa theo những cô gái khác. Dĩ nhiên các cô kia cũng chung số phận như cô ta.
- Vấn đề là xem liệu cô ta có toan quyến rũ hay giúp người khác hiếp dâm không chứ? Ta nói.
- Đúng nghĩa ra thì không có cưỡng hiếp. Tôi đã đọc các lời thú nhận. Còn như dụ dỗ hiếp, thì cái này rất khó chứng minh.
- Trong các trường hợp này... khó mà phán định trách nhiệm bên này bên kia, cô bạn gái nói thêm.
- Vậy thì động cơ cô ta sao? Ý đồ của cô ta với các cô gái mà cô ta dẫn đến? Có thể là đám con trai muốn cô ta làm thế này hay một số đứa đã đưa tiền cho cô ta làm như vậy.
- Cái ấy tôi không hỏi. Cô ta nói chỉ làm cái ấy với đám con trai cô ta quen thôi, cô ta đã ăn uống và chơi bời với họ, không có ai chi tiền cho cô, cô ta có việc làm, được học hành và làm việc trong một cửa hàng thuốc hay một trạm y tế, cô ta trông coi thuốc men ở đó...
Người bạn gái nói:
- Cái ấy chẳng liên quan gì tới học hành. Cô ấy không phải gái điếm, chỉ là bệnh hoạn tâm thần thôi.
- Bệnh gì?
- Nhà văn mà hỏi thế kìa! Cô ấy cảm thấy mình sa đọa thì muốn các cô gái đi ở ên cạnh mình cũng xấu xa đi.
- Tôi vẫn không hiểu.
- Thật ra anh hiểu rất rõ, chị bạn vặt lại. Ai cũng có ham muốn tính dục nhưng chẳng qua cô ấy bất hạnh, chắc cô ấy có yêu một người mà không được yêu lại thế là muốn trả thù. Và trước tiên là trả thù vào ngay chính cái thân mình...
- Thế em nghĩ sao? Luật sư quay sang hỏi bạn gái.
- Nếu em phải sa ngã đến thế thì em giết chết anh trước!
- Em cũng tàn nhẫn đến thế ư? Anh vặn lại.
- Trong mỗi người đều có một cái hết sức tàn nhẫn, ta nói.
- Vấn đề là xem có đáng hay không đáng bị án tử hình, luật sư nói thêm. Tôi nghĩ, về nguyên tắc thì chỉ đám buôn ma túy và phóng hỏa đốt nhà mới phải chịu án tử hình vì họ làm hại đến cuộc sống người khác.
- Còn hiếp dâm không phải tội ác? Chị bạn ngồi dậy.
- Anh không nói thế nhưng anh nghĩ khó mà luận tội được cho việc dụ dỗ để hiếp, vì loại tội này bao giờ cũng thuộc về chuyện đôi bên.
- Dụ hiếp thiếu nữ, cái ấy không phải là tội ác sao?
- Phải xem người ta hiểu thiếu nữ là gì đã, nếu như là trước thành niên mười tám tuổi.
- Nhưng trước thành niên mười tám người ta không có ham muốn tính dục hay sao?
- Luật pháp bao giờ cũng phải xác định ranh giới.
- Em bất cần pháp luật hay không pháp luật.
- Nhưng pháp luật không bất cần em.
- Nó dính gì đến em? Em không phạm tội, phạm tội bao giờ cũng là đàn ông các anh.
Chúng tôi phá lên cười.
- Các anh cười gì? Chị hỏi anh bạn.
- Em còn hơn cả pháp luật, kiểm soát đến cả cái cười đấy à? Anh quay về chị nói.
Chẳng cần để ý mình chỉ mặc quần áo lót, chị vươn vai rồi nhìn thẳng vào anh:
- Được, anh nói thật với em nhé, anh đã chơi điếm bao giờ chưa? Anh nói em xem.
- Chưa.
- Kể cho anh ấy chuyện xúp mì nui đi! Để anh ấy phán xử một ít.
- Tại sao chứ, chuyện ấy có gì đâu? Chỉ là một bát mì nui.
- Trời biết? Chị kêu lên.
Dĩ nhiên ta muốn biết nhiều hơn nữa.
- Chuyện ấy như thế nào?
- Gái điếm không phải đều chỉ thích tiền, họ cũng có tình người.
- Anh bảo anh đã mời cô ấy ăn một bát mì nui, có không nào? Chị cắt lời anh.
- Đúng, nhưng không ngủ.
Chị bĩu môi.
Anh kể rằng lúc ấy đang đêm, trời mưa bụi nho nhỏ trong một phố vắng. Anh thấy một cô gái đứng dưới cột đèn và anh thử làm cho cô ấy chú ý đến mình. Anh không nghĩ cô ta sẽ đi một quãng với anh. Hai người đi đến gần một quầy hàng có những chiếc dù to bằng vải nhựa che trên. Cô ấy nói muốn ăn, anh chỉ mua được một bát vì không đủ tiền. Anh không ngủ với cô ta nhưng biết rõ nếu anh muốn cô ta sẽ theo anh khắp nơi. Hai người chỉ ngồi trên cống xi măng đặt ở lề đường chưa đặt ống nước, ôm nhau chuyện trò.
Chị liếc ta một cái.
- Cô ấy trẻ và đẹp không?
- Hai mươi tuổi, mũi hếch.
- Và anh ngoan ngoãn như thế.
- Tôi sợ cô ấy có thể đổ bệnh cho tôi.
- Đúng là đàn ông các anh đấy! Chị kêu lên rồi nằm xuống.
Anh giải thích rằng anh thật tình thương cô gái, cô ta ăn mặc sơ sài, quần áo ướt át, trời mưa rét.
- Tôi tin thế hoàn toàn, ta nói. Con người tất cả đều có mặt tốt mặt xấu. Không như thế thì đã chẳng phải con người.
- Cái ấy bên ngoài luật, anh nói. Nhưng nếu pháp luật coi ham muốn tính dục là tội ác thì như vậy tất cả mọi người đều sẽ là tội phạm hình sự.
Chị khe khẽ thở dài.
Ở nhà ăn ra, chúng tôi đi một nửa phố tới tận một cây cầu đá và không tìm ra khách sạn. Ở đầu cầu, bên bờ sông, một ngọn đèn nho nhỏ cháy sáng. Khi mắt quen với bóng tối rồi, chúng tôi phát hiện ra một thuyền có muid den đang đậu dọc ke.
Hai người đàn bà qua cầu, đi ngang gần chúng tôi.
- Kìa trông, họ làm cái nghề ấy đấy! Bạn gái anh luật sư nắm cánh tay ta nói khẽ vào tai.
Ta quay lại vì không để ý đến hai người nhưng ta chỉ thấy một cái gáy, ở đó sáng lên một cái cặp tóc bằng chất dẻo màu và một khuôn mặt quay nghiêng.
Anh bạn ta nhìn họ từ từ đi xa, vai sát vai.
- Họ mồi gọi các dân thuyền là chính.
- Anh chắc thế chứ? Ta ngạc nhiên vì họ có thể hành nghề công khai thế này. Ta những tưởng chỉ có họ ở gần các ga, các bến cảng của những thành phố quan trọng đến một cỡ nào.
- Nhìn một cái là nhận ra ngay, bạn gái anh nói.
Đàn bà sinh ra đã tinh đời.
- Họ có tiếng lóng cho phép họ ngã giá, đều là ở làng quanh đây rồi đêm đến, họ kiếm như vậy được ít tiền, anh giải thích với ta.
- Họ thấy em đi với các anh chứ chỉ mình các anh thì chắc họ sẽ chủ động đến nói chuyện với các anh.
- Vậy là có một chỗ cho họ hành nghề, vào làng cùng với họ chứ gì?
- Chắc họ có một cái thuyền to gần đây, nhưng cũng có thể vào khách sạn với khách.
- Loại buôn bán này cũng làm công khai ở khách sạn ư?
- Họ ngoắc với một số người. Trên đường anh chưa gặp họ bao giờ ư?
Lúc đó ta nghĩ lại người đàn bà muốn đén Bắc Kinh để kiện và nói rằng không có tiền mua vé. Ta đã cho chị ta một nguyên, nhưng có thể đó là một gái điếm.
- Anh không làm điều tra xã hội học à? Bây giờ có tất cả mọi cái.
Ta chỉ còn có thể tự nhận lỗi, giải thích rằng ta làm không nổi bất cứ điều tra nhỏ mọn nào, ta chỉ là một con chó lạc lang thang đây đó. Hai người cười thông cảm.
- Đi theo tôi, tôi cho hai người qua một lúc hay hay đây.
Anh có một ý mới. Anh gọi to về phía sông:
- Ơ, có ai không?
Anh nhảy từ bờ ke xuống cái thuyền có mui đen.
- Anh muốn gì? Một giọng hỏi nghèn nghẹt cất lên ở trong thuyền.
- Ông có thể cho cái thuyền này đi đêm được không?
- Đi đâu?
Anh ấp úng tên một địa điểm.
- Anh trả bao nhiêu? Một người đàn ông cánh tay trần ở trong khoang đi ra hỏi.
- Anh muốn bao nhiêu?
Cuộc mặc cả bắt đầu.
- Hai mươi nguyên.
- Không, mười.
- Mười tám.
- Mười.
- Vậy thì mười lăm.
- Không, mười.
- Mười nguyên thì tôi chẳng đi.
Người kia quay lại vào khoang. Có tiếng đàn bà thì thào.
Chúng tôi ba người nhìn nhau rồi lắc đầu. Không thể nhịn được cười.
- Các anh chỉ đi bến Tiểu Đáng Dương thôi phải không? Một tiếng nói khác, xa hơn mấy cái thuyền, hỏi.
Anh bạn ra hiệu chúng tôi im lặng rồi đáp lại rắn rỏi:
- Tôi chỉ đi mười nguyên thôi. Anh có vẻ khoái trá.
- Lên cái thuyền trước mặt các anh ấy, tôi cho thuyền tôi tới.
Anh bạn ta hoàn toàn biết giá cả. Bóng một người cầm cào, áo vắt vai hiện ra.
- Thế nào, nghĩ sao chứ? Thế này tiết kiệm cho chúng ta tiền khách sạn. Đây chính là cái mà người ta gọi "lênh đênh trên một con thuyền đêm trăng"! Tiếc là không có trăng. Muốn gì cũng không có chuyện bỏ qua rượu.
- Chúng tôi bảo người lái thuyền chờ một lát rồi chạy vào ngõ mua một chai Đại Khúc, một gọi đậu tàm luộc và hai cây nến. Chúng tôi vui vẻ nhảy xuống thuyền.
Lái thuyền là một ông già gầy gò. Vén tấm vải đen, chúng tôi dò dẫm vào khoang rồi ngồi phệt ở trên sàn, anh bạn ta định bật lửa châm nến.
- Đừng thắp lửa trên thuyền, ông già làu bàu.
- Tại sao?
Ta tưởng tượng ra một sự kiêng kỵ nào.
- Các anh có thể làm cháy tấm vải che mất.
- Chúng tôi làm cháy cái vải đó làm gì chứ? Anh bạn luật sư hỏi.
Nhiều lần gió thổi tắt cả bật lửa. Anh bạn gạt tấm vải ra một tý.
- Chúng tôi đền ông nến cháy.
Bạn gái anh lách vào giữa anh và ta. Thế này càng vui. Một lúc, chúng tôi cảm thấy mình thêm sinh khí.
- Tắt đi! Buông sào, ông lão đi vào dưới tấm vải.
- Không cần thắp, đêm tối đi thuyền càng thú vị hơn, ta nói.
Anh luật sư lúc đó mở chai rượu, dạng chân ra rồi bày lên chiếu khoang thuyền cái gói to tướng những đậu tàm luộc. Chúng tôi quay mặt vào nhau, chân ghếch vào chân nhau. Chúng tôi chuyền nhau chai rượu. Tựa vào anh bạn, chị bạn đôi khi giơ tay ra nắm chai rượu uống một ngụm. Trong khúc sông lượn người ta chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ oàm oạp và cái sào đập nước.
- Anh chàng lúc nãy để lỡ mất một vụ làm ăn.
- Thêm năm nguyên nữa hắn nhận lời đấy. Không có là bao.
- Bằng đúng một bát mì nui nóng sốt.
Chúng tôi trở thành đáng ngán.
- Từ cổ đại, cái làng nước này đã là một nơi yên hoa, hoa nguyệt. Ai cấm được chuyện đó? Ở đây con trai con gái rất lẳng lơ nhưng dẫu sao người ta cũng không thể tiêu diệt họ đi được! Nó như thế đấy, anh luật sư nói trong bóng tối.
Vòm trời tăm tối rách ra một lúc để lọt ánh sáng sao qua rồi lại tối sầm. Đằng sau thuyền, vang lên tiếng nước lóc óc mái chèo gây nên và tiếng sóng nhè nhẹ va vào con thuyền. Một làn gió lạnh làm mát mẻ đi không khí ùa vào qua tấm vải vén lên. Chúng tôi hạ tấm bình phong làm bằng các túi nhựa xuống.
Mệt nhoài, cả ba nép vào giữa khoang chật chội của con thuyền. Luật sư và ta rúm lại ở mỗi bên, chị bạn kẹp vào giữa. Đàn bà là như vậy, họ cần hơi ấm.
Trong ánh sáng nhá nhem, ta đoán ra các thửa ruộng trải dài sau các bờ vùng bờ thửa và xa nữa, những bãi lầy đầy lau sậy. Sau nhiều vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến một dòng nước chảy qua những búi sậy ken chặt, người ta có thể giết chúng tôi, dìm chết chúng tôi không để lại dấu vết. Thật ra chúng tôi là ba chọi một và nếu trong chúng tôi có một đàn bà thì đối mặt chúng tôi chỉ có một ông lão, chúng tôi có thể ngủ yên trí. Chị đã quay lại, gó chân ta chạm vào lưng chị. Chị lồng gọn mông chị vào đùi ta, nhưng chẳng ai để ý đến cái đó.
Trong cái xứ sông nước này, tháng Mười là tháng gặt hái, đâu đâu người ta cũng thấy những chiếc vú núng nính và những con mắt long lanh ướt. Người chị hấp dẫn, nó khiến ta thèm được lại gần chị và vuốt ve chị. Nép vào ngực bạn ta, chắc chị có cảm thấy hơi nóng người ta. Chị vươn tay ra đặt lên chân ta tựa như muốn an ủi ta đôi chút, hoặc do lả lơi hoặc do tốt bụng không rõ. Lúc đó, người ta nghe thấy một tiếng rống, đúgn hơn là một tiếng kêu than sâu trầm đến từ cuối thuyền. Một lời than thở đau xót vật vờ trong đêm, theo chiều gió, trên mặt nước. Ông lão hát, hát bình thản, hoàn toàn chú tâm, an bài xếp đặt cho giọng nói đi ra từ đáy lồng ngực ông; đó là một lời than lâu ngày dồn nén thình lình buột thoát. Mới đầu lời hát nghe không rõ rồi dần dần, người ta đã có thể nắm lấy mà không hiểu được chúng hoàn toàn, vì cái thổ ngữ ông lão dùng nó pha một giọng nông dân đặc sệt. Đại khái cái gì như: "Em, em gái mười bảy, con gái mười tám... em đã đi theo số phận của anh rể em đến khắp nơi... khắp nơi... không giống như... người nữ tỳ bé nhỏ... huy hoàng..." Một khi nghe bị dứt dòng là người ta không còn hiểu gì nữa.
Ta chạm tay hai người hỏi:
- Có nghe thấy không? Ông ta hát gì thế?
Hai người cựa mình, họ không ngủ.
Luật sư co chân lại, ngồi lên gọi to ông chở thuyền.
- Này, ông lão, ông hát cái gì đấy?
Một con chim giật mình sợ, vỗ cánh phần phật vừa bay lên vừa rúc. Ta vén tấm vải ra một chút, thuyền đi gần bờ. Trong những chỗ đê hõm vào, những búi đen nhờ nhờ nhỏ vượt lên, có lẽ là đậu nành. Ông lão không hát nữa, một làn gió mát nổi lên xua tan đi cơn buồn ngủ của ta. Ta lễ phép nói với ông lão:
- Ông ơi, cái bài ông vừa hát nghe như một bài từ ấy, phải không ạ?
Ông không nói gì cả, mải bơi chèo. Thuyền lao nhanh.
- Ông nghỉ tay uống rượu với chúng tôi đi. Sau đó hát vài ba bài cho chúng tôi nghe với.
Luật sư đến gần ông già.
Ông già vẫn im lặng chèo thuyền.
- Không vội ông ơi, đến uống một ngụm cho nóng người đi, tôi sẽ cho ông thêm hai nguyên nữa để ông hát cho chúng tôi một cái gì, đồng ý không?
Như hòn đá rơi xuống nước, lời luật sư không gặp một tiếng vọng nào. Ông lái ngượng hay bực, con thuyền vẫn cứ lướt đi trên mặt nước. Duy nhất chỉ còn ru êm chúng tôi tiếng những xoáy nước mái chèo tạo nên và tiếng những con sóng nhỏ đập nhẹ vào mạn thuyền.
- Chúng ta ngủ đi, bạn gái luật sư thì thầm.
Hơi thất vọng,cô tôi lại nằm xuống. Khoang thuyền có vẻ chật hơn, ba chúng tôi nằm dài, ép sát lấy nhau. Ta cảm thấy hơi nóng của người chị. Ham muốn hay trìu mến không rõ, chị cầm lấy tay ta và sự việc dừng lại ở đó, không ai muốn làm bại hoại đi nỗi rạo rực bí ẩn đã từng bị bại hoại của cái đêm này. Giữa chị và luật sư, không một tiếng động. Hễ ta cảm thấy thân thể chị mềm mại và ấm áp, ta lại cố ý trấn đi cơn xúc động đang giành lấy ta, nhưng ham muốn ức chế đã tăng lên và đêm tối lại tìm thấy cái rạo rực bí ẩn của nó.
Lâu sau đó, lời than lại vang lên trong bóng tối, tiếng kêu thương của một tâm hồn đau khổ lang thang vờ vật trong đêm, bị day dứt, không thỏa. Những tro hồng sáng lên một lúc trong tối đen. Chỉ còn lại hơi nóng từ cơ thể người và sự mềm dịu của các đụng chạm tiếp xúc, các ngón tay ta đan vào các ngón tay chị nhưng không ai trong hai chúng ta nói câu nào, không ai dám phá bầu im lặng, mỗi người giữ hơi thở mà nghe những tiếng hú gào của dông tố đang thổi trong mạch máu mình. Tiếng ông lão khàn cũ chốc chốc vang lên, nó ca ngợi những vú thơm của một người đàn bà, cặp đùi mê hồn của một người đàn bà khác, nhưng không câu thơ nào được nghe rõ hoàn toàn, người ta chỉ bắt được từng mẩu ông lão hát lơ mơ, chỉ cảm thấy được hơi thở và xúc giác, các câu thơ tiếp theo nhau, không câu nào được nhắc lại từ đầu đến cuối nhưng chúng gần như đều giống nhau, hoa và nhụy, những khuôn mặt đỏ bừng, anh ơi đừng làm thế, rễ cây, rễ sen, váy tơ mành phất phơ trong gió, lưng ong, vị chua của quả hồng, à không chua mà chát, giữa hàng nghìn con mawtsmoong lung, trong vòm trời chuồn chuồn, không, không, người ta không thể tin vào đấy.
Rõ ràng ông đnag dò tận nơi sâu nhất của trí nhớ để tìm các tình cảm chúng sẽ cho sức mạnh biểu hiện vào ngôn ngữ ông, ngôn ngữ của ông không mang một nghĩa sáng tỏ, nó chỉ chuyển đi những cảm giác bản năng, nó thổi bùng lên ham muốn, chảy trong bài ca của ông như một than van, như một thở dài. Một lúc lâu sau, ông ngừng lại, bàn tay đang cầm bàn tay ta cuối cùng buông ra. Không ai động đậy nữa.
Ông lão ho, thuyền tròng trành đôi chút. Ta ngồi lên nhìn qua tấm vải. Mặt nước đã trắng ra, con thuyền qua một thị trấn. Các ngôi nhà chen chúc trên bờ, dưới ánh sáng các cột đèn, các cánh cửa đóng kỹ lưỡng, các cửa sổ tối đen. Ở cuối thuyền, ông lão không ngừng ho, con thuyền tròng trành mỗi lúc một mạnh, nghe thấy tiếng nước ông lão đái vãi xuống sông.
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn