Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Nguyên tác: 金瓶梅
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 100
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8130 / 239
Cập nhật: 2015-09-04 17:23:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Nát Một Đời Hoa
ây Môn Khánh thấy Bình Nhi bệnh tật ngặt nghèo, thuốc uống vào không công hiệu, xem bói thì chỉ thấy điều hung, nên cứ bồn chồn lo sợ, không biết làm sao. Trong khi đó bệnh tình Bình Nhi cứ ngày thêm trầm trọng. Lúc trước thì hàng ngày còn có thể chải đầu rửa mặt, đi lại chút ít trong phòng. Nhưng về sau thì hoàn toàn không ăn uống được nữa, hình dung tiều tụy hẳn đi, lúc trước như đóa hoa tươi, bây giờ chẳng khác chiếc lá khô vàng úa, rồi dần dần thì nằm liệt trên giường không dậy được nữa, đến cả tiểu tiện đại tiện cũng ở trên giường. Bình Nhi muốn tránh mùi u uế nên sai Nghênh Xuân phải thường xuyên đốt trầm trong phòng.
Tây Môn Khánh thấy Bình Nhi ngặt nghèo như vậy thì suốt ngày chỉ quanh quẩn bên giường mà chảy nước mắt. Cứ cách một ngày Tây Môn Khánh mới ra nha môn làm việc một lần.
Bình Nhi thấy vậy bảo:
- Chàng ơi! Chàng nên ra nha môn làm việc, kẻo bê trễ. Tôi không sao đâu, uống thuốc vào sẽ bớt, sẽ ăn uống được rồi bình phục lần lần. Chàng là đàn ông, không nên quanh quẩn trong phòng đàn bà con gái bệnh tật làm gì.
Tây Môn Khánh khóc bảo:
- Nàng ơi, nàng bệnh tật ngặt nghèo như thế này, làm sao tôi xa nàng được.
Bình Nhi gượng cười:
- Chỉ xạo, thế lỡ tôi chết thì sao? Tôi có chuyện này nói cho chàng nghe, không hiểu sao cứ mỗi lần không có ai bên cạnh thì tôi tự nhiên thấy sợ hãi trong lòng, rồi làm như có người đang đứng trước mặt vậy. Đêm đến nằm ngủ là y như tôi lại mộng thấy Tử Hư cầm dao gọi tôi dọa giết, ca nhi thì được bồng trong lòng. Mỗi lần tôi nhảy tới giành ca nhi thì lại bị Tử Hư đẩy ngã, rồi bảo rằng hắn đã mua được nhà mới, gọi tôi tới ở.
Tây Môn Khánh nghe xong bảo:
- Người chết thì cũng như ngọn đèn đã tắt, lửa tắt là hết, chẳng qua là nàng bệnh đã lâu ngày, tinh thần suy nhược mà sinh ra mộng mị đó thôi, chứ làm gì có ma quỷ. Nhưng đã vậy thì để tôi tới gặp Ngô Đạo quan xin hai lá bùa về dán tại cửa phòng cho nàng để đuổi tà ma.
Nói xong trở lên nhà trên sai Đại An cưỡi ngựa tới miếu Ngọc Hoàng xin bùa. Tới nửa đường, gặp Bá Tước và Hy Đại, Đại An xuống ngựa vái chào. Bá Tước hỏi:
- Ngươi đi đâu vậy? Gia gia ngươi có nhà không?
Đại An đáp:
- Gia gia tôi hiện có nhà, tôi tới miếu Ngọc Hoàng để xin bùa.
Nói xong vái chào rồi lên ngựa mà đi.
Bá Tước và Hy Đại tới nhà Tây Môn Khánh. Vào tới sảnh đường, Bá Tước nói:
- Tạ Đại ca đây nghe tin Lục tẩu không khỏe nên gọi tôi cùng tới vấn an.
Tây Môn Khánh nói:
- Lục nương tôi mấy hôm nay yếu lắm, thân thể gầy guộc không còn ra hình thù gì nữa. Tôi thật không biết phải làm sao!
Bá Tước hỏi:
- Đại ca sai đại An tới miếu Ngọc Hoàng làm gì vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Mấy đêm nay Lục nương tôi cứ mộng mị thấy toàn là ma thì sợ là có tà ma nên sai nó tới miếu Ngọc Hoàng xin bùa về trấn yểm.
Hy Đại bảo:
- Đó là tại Lục tẩu bệnh tật nên tinh thần suy nhược mà sinh ra vậy chứ làm gì mó ma quỷ.
Bá Tước nói:
- Nếu cần trừ tà thì ở ngoại thành có Phan đạo sĩ, học được Ngũ lôi chính pháp, rất giỏi trừ tà, được người tặng danh hiệu Phan Tróc Quỷ, thường dùng phép phù thủy cứu người. Đại ca thử cho người mời lại nếu có tà ma là Phan đạo sĩ biết ngay. Mà đại ca có nhờ trị bệnh, đạo sĩ đó cũng trị được.
Tây Môn Khánh bảo:
- Được rồi, cứ đợi xin bùa của Ngô Đạo quan về xem sao đã, rồi có gì tôi sẽ nhờ nhị ca dẫn gia nhân đi mời Phan đạo sĩ.
Bá Tước sốt sắng:
- Không sao, có gì thì để tôi đi cho cũng được, miễn trời còn thương Lục tẩu là được rồi.
Nói chuyện một lúc nữa thì hai người đứng dậy cáo từ.
Lát sau Đại An cũng về tới, đem bùa trình lên. Tây Môn Khánh cho dán ngay tại cửa phòng Bình Nhi. Nhưng tối hôm đó Bình Nhi sợ hãi kể lại rằng:
- Chết mất thôi, vừa rồi Hoa Tử Hư lại cùng với hai người nữa định bắt tôi, nhưng thấy chàng vào, họ vội kéo nhau chạy mất.
Tây Môn Khánh bảo:
- Dù có ma quỷ, nàng cũng đừng sợ, hồi sáng Ứng nhị ca có nói là ở ngoại thành có Phan đạo sĩ giỏi trừ tà, lại giỏi dùng phép phù thủy trị bệnh, để sáng mai tôi nhờ Ứng nhị ca tới mời lại đây thăm bệnh cho nàng, nếu có ma quỷ thì nhờ Phan đạo sĩ trừ cho.
Bình Nhi khóc mà nói:
- Chàng ơi, có mời thì mời sớm đi, Tử Hư hồi nãy tức giận bỏ đi, chắc là đêm mai tới bắt tôi mất thôi. Hay là chàng cho mời ngay bây giờ đi.
Tây Môn Khánh nói:
- Bây giờ đêm tối rồi, ra ngoại thành sao được. Nếu nàng cảm thấy sợ hãi thì để tôi bảo chúng nó đem kiệu đón Ngân Nhi tới đây bầu bạn với nàng.
Bình Nhi lắc đầu:
- Thôi đừng gọi Ngân Nhi nữa, sợ làm cản trở cả công việc của nó.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Thì gọi Phùng lão đến hầu hạ nàng ít hôm có được không?
Bình Nhi gật đầu. Tây Môn Khánh liền sai Lai An ra cửa tiệm lại đường Sư Tử gọi Phùng lão, nhưng Phùng lão không có đó, chỉ có một đứa gia nhân nói là đợi Phùng lão về sẽ bảo đến ngay.
Lai An về thưa lại, Tây Môn Khánh gọi Đại An dặn:
- Sáng sớm mai ngươi tới gặp Ứng nhị gia, nhờ dẫn tới ngoại thành mời Phan đạo sĩ.
Hôm sau Vương sư bà đem ít lễ vật gồm gạo, bánh, dưa cà tới thăm Bình Nhi. Bình Nhi thấy Vương sư bà tới vội bảo Nghênh Xuân đỡ mình ngồi tựa gối, mời Vương sư bà uống trà rồi hỏi:
- Từ sau ngày in kinh Phật tới nay, sao không thấy sư phụ tới? Tôi bệnh nặng như thế này mà cũng chẳng thấy tới thăm.
Vương sư bà vội chắp tay nói:
- Mô Phật, tôi quả không biết nương nương bệnh nặng, mãi tới hôm qua Đại nương sai người tới am, tôi mới biết. Còn chuyện in kinh Phật thì ôi thôi, nương nương không biết đâu, tôi và mụ dâm phụ họ Tiết cãi nhau một trận đáo để, mụ ta dám thông đồng với nhà in để ăn gian năm lượng bạc đó. Chuyện công đức của nương nương mà mụ dâm phụ đó dám làm vậy bao giờ không cơ chứ. Nay mai mụ chết chắc chắn là phải xuống ngục A tỳ chịu tội rồi đó.
Bình Nhi bảo:
- Người ta đã tạo nghiệp chướng như vậy thì cứ mặc kệ, sư phụ đừng tranh chấp làm gì.
Vương sư bà vội nói:
- Nào tôi có tranh chấp gì với mụ ta đâu.
Bình Nhi lại bảo:
- Đại nương giận sư phụ đó, sinh nhật của Đại nương mà sư phụ cũng không tới.
Vương sư bà nói:
- Tôi làm sao dám quên, nhưng vì mắc cãi với con mụ dâm phụ họ Tiết đó mà không tới được. Tuy nhiên tôi đã tụng kinh cầu nguyện cho Đại nương suốt một tháng nay, hôm qua mãn lễ là hôm nay tôi tới đây ngay. Tôi đã tới gặp Đại nương trước rồi, Đại nương cũng hiểu cho tôi, nên mới sai Tiểu Ngọc dẫn tôi tới thăm nương nương đây. Nhân tiện tôi có ít bánh trái để nương nương dùng và ít gạo tốt để nương nương sai nấu cháo ăn cho mau lại sức.
Tiểu Ngọc đứng bên mở hai cái quả đựng gạo và bánh trái ra. Bình nhi ngó qua lồi bảo:
- Đa tạ sư phụ phí tâm.
Đoạn sai Nghênh Xuân thâu nhận, cất vào nhà sau. Vương sư bà bảo:
- Nghênh Xuân thư thư lấy bánh ra và đem gạo nấu cháo để tôi thân mời nương nương dùng .
Bình Nhi bảo: .
- Thôi, để lát nữa cũng được, khỏi phiền sư phụ, mời sư phụ dùng trà.
Vương sư bà đáp:
- Đa tạ nương nương, tôi vừa uống với Đại nương ở thượng phòng rồi.
Đoạn lại giục Nghênh Xuân đem bánh ra và nấu cháo.
Lát sau. Nghênh Xuân dọn hai dĩa bánh và đem một bát cháo lên, rồi cùng Như ý cầm bánh và múc cháo cho Bình Nhi.Bình Nhi chỉ ăn được vài miệng bánh và húp được vài thìa cháo thì lắc đầu không ăn nữa.
Vưtng su bà nói:
- Người ta thường bảo “cơm cháo không ăn, mạnh gì thấy”. Cháo này gạo ngon, xin nương nương cố ăn chút nữa cho khỏe.
Nghênh Xuân dọn dẹp các thứ rồi đem trà ra cho Bình Nhi uống. Tổng sư bà kéo ghế ngồi gần giường nhìn Bình Nhi rồi kêu lên:
- Sao nương nương lại gây yếu quá đỗi thế này? Lần trước tôi còn thấy nương nương có da có thịt cơ mà.
Như ý đứng lên nói:
- Đáng lẽ là mau khỏi bệnh, nhưng bây giờ nương nương tôi bị bệnh buồn giận lo phiền nên mới ra nông nỗi đó gia gia tôi có mời thái y tới, ngày ngày dùng thuốc, trước đó đã khỏi được bảy tám phần. Nhưng hồi tháng tám vừa rồi ca nhi thất lộc, nương nương tôi ngày đêm ưu phiền, không ăn không ngủ được. Sư phụ bảo như vậy thì đến gỗ đá cũng không chịu nổi đừng nói gì người, do dó bệnh tình mới ngày thêm trầm trọng. Với người khác thì buồn phiền đến đâu cũng còn khuyên giải được, nhưng nương nương tôi đây thì chẳng chịu trò chuyện giải khuây gì cả, cho nên khuyên giải cách gì cũng vô hiệu. Thế mới khó chứ.
Vương sư bà nói:
- Ưu phiền vì ca nhi thì có, nhưng vừa rồi ngươi nói là buồn giận thì làm gì có. Lão gia và Đại nương một lòng yêu quý, các nương nương trong nhà cũng một lòng kính trọng, thì ai làm cho nương nương khuây buồn giận được.
Như ý nói:
- Sư phụ đâu có biết.
Nói tới đây bèn sai Tú Xuân chạy ra ngoài nhìn xung quanh xem có ai không. Tú Xuân trở vào nói là không có ai.
Như Ý mói nói tiếp:
- Sư phụ không biết đâu. Ngũ nương bên cạnh đây là hại nương nương tôi và ca nhi đó. Chính con mèo lớn của Ngũ nương cào vồ ca nhi nên ca nhi mới bị kinh phong. Nhưng nương nương tôi cũng không nói cho gia gia tôi biết. Về sau Đại nương nói gia gia tôi bèn tự tay quật chết con mèo, vậy mà Ngũ nương còn chối tội, lại đổ tội cho chúng tôi đây. Sau đó từ hôm ca nhi mất đi. Ngũ nương mắng mèo quèo chó, nói toàn những điều đắc ý, cố tình để nương nương tôi nghe được. Sư phụ bảo như vậy thì ai chịu nổi, nhưng nương nương tôi thì cứ im lặng buồn giận mà khóc một mình. Nương nương tôi là người tốt chuyện hay chuyện dở cũng chi để bụng, chẳng bao giờ nói ra cho nên từ bao lâu nay không hề có điều tiếng gì với ai, nhưng cũng chính vì thế mà buồn giận lo phiền uất kết làm tăng bệnh. Sư phụ không biết chứ. Ngũ nương có tính ganh ghét lạ đời lắm,chẳng những ganh ghét với nương nương tôi, mà còn ganh ghét cả với mẹ ruột nữa.
Vương sư bà hỏi:
- Sao lạ lùng như vậy? Ganh ghét cả với mẹ ruột là thế nào?
Như ý đáp:
- Sư phụ làm sao biết được. Mỗi lần gia gia tới chuyện trò bầu bạn với nương nương tôi là y như Ngũ nương lồng lộn lên, đánh mèo chửi chó, rồi lôi cả a hoàn ra đánh đập xỉ vả để nói cạnh nói khóe. Một hôm mẹ ruột là Phan bà ở đây chơi, sang thăm nương nương tôi, nương nương tôi có tặng quần áo vải lụa. Vậy mà Ngũ nương cũng ghen tức với mẹ, bảo là sao nương nương tôi cho Phan bà mà không cho Ngũ nương.
Như ý đang nói thì Bình Nhi bảo:
- Thôi, ngươi nói những chuyện đó làm gì, lại lôi thôi ra. Ta cũng như người chết rồi, chẳng còn thiết gì cả, người ta làm sao thì cứ mặc kệ người ta, mình không việc gì phải nói. Trời không nói gì mà trời vẫn cao, đất không nói gì mà đất vẫn dày, người không thấy hay sao?
Vương sư bà nói:
- Mô Phật, không ngờ nương nương lại tốt tính như vậy. Trời Phật có mắt sẽ chứng giám cho nương nương, sau này nương nương tất được hưởng phúc lớn.
Bình Nhi ứa nước mắt bảo:
- Còn phúc gì nữa, có đứa con thì đã chết, bây giờ bệnh tật như thế này chẳng biết sống chết giờ nào. Tôi cũng đang muốn gửi sư phụ ít bạc, để đến khi tôi chết thì mời giùm một số sư phụ tới đây cầu kinh tụng niệm cho tôi được thoát khỏi nghiệt chướng.
Vương sư bà nói:
- Mô Phật, Bồ Tát ơi, sao lại nghĩ quẩn nói sàm như thế, Bồ Tát là người hảo tâm, sẽ có Trời Phật gia hộ chứ.
Đang nói chuyện thì Cầm Đồng chạy vào bảo Nghênh Xuân:
- Gia gia dặn là dọn dẹp phòng cho sạch sẽ, Hoa đại cữu vào thăm Lục nương đó.
Vương sư bà nghe vậy liền đứng dậy nói:
- Vậy thì để tôi xin phép lên với Đại nương.
Bình Nhi dặn:
- Sư phụ đừng về nhé, ở lại đây bầu bạn với tôi một hai ngày đã, tôi cũng còn chuyện muốn nói.
Vương sư bà vừa bước ra vừa quay lại đáp:
- Vâng, tôi không về đâu, xin nương nương cứ yên tâm.
Nói xong vội vã bước ra. Chốc lát, Tây Môn Khánh dẫn Hoa đại cữu xuống.
Hoa đại cữu hỏi:
- Bệnh tình thế nào? Tôi quả thật chẳng hay biết gì, mãi hôm qua nghe gia nhân bên này nói, tôi mới rõ, vội vàng tới đây. Có cả tẩu tẩu cũng tới thăm nữa đó.
Bình Nhi chỉ nói:
- Thật phí tâm đại ca và đại tẩu quá.
Nói xong lại quay mặt vào trong mà nằm. Tây Môn Khánh mời Hoa Tử Do ngồi một lát rồi đưa lên đại sảnh. Hoa Tử Do nói:
- Lúc thúc thúc chúng tôi còn trấn thủ Quảng Nam, có để lại phương thuốc rất hay, chuyên trị chứng băng huyết của đàn bà, uống với rượu nóng thì ngừng ngay. Phương thuốc đó Đại Thư ở đây đã biết, sao không dùng?
Tây Môn Khánh đáp: .
- Phương thuốc đó đã được dùng rồi. Hôm qua Hồ đại doãn trong huyện này có tới thăm, đã bảo dùng phương thuốc đó. Nhưng uống vào, chỉ ngừng được có một ngày, đến hôm nay thì lại tiếp tục ra huyết, mà còn lại ra nhiều hơn là khác.
Hoa Tử Do nói:
- Thế thì nguy thật, có lẽ dượng nên lo chuyện hậu sự trước đi là vừa.
Nói dăm ba câu chuyện nữa thì Hoa Tử Di đứng dậy cáo từ.
Trong phòng Bình Nhi, Như ý và Nghênh Xuân ngồi bên,săn sóc cho chủ. Phùng lão tới thăm. Như ý hỏi:
- Phùng ma ma đi đâu mất mày mất mặt, chẳng đến thăm nương nương gì cả. Hôm qua gia gia có sai Lai An đi tìm ma ma, nhưng ma ma đi đâu mất. Tại sao vậy?
Phùng lão đáp:
- Tôi quả là bận lắm cơ, hồi này ngày nào cũng lên chùa học Phật pháp, sáng sớm đã đi, tối mịt mới về. Gớm các hòa thượng Trương, Lý, Vương giảng thuyết hay lắm.
Như ý bảo:
- Ma ma có Vương hòa thượng thì ở đây cũng có Vương sư bà vậy.
Bình Nhi nằm im nghe hai người nói chuyện, nghe Như Y nói vậy thì mỉm cười, đoạn bảo:
- Phùng lão bây giờ phát khùng rồi.
Như ý bảo:
- Phùng ma ma thấy không? Cho gọi thì ma ma không lại, mấy hôm nay nương nương chẳng ăn uống nói năng gì cả, nhưng ma ma vừa đến đã khiến nương nương cười được rồi. Vậy thì ma ma ở lại đây hầu hạ nương nương vài ngày cho nương nương khỏe đi.
Phùng ma ma cười:
- Tôi đâu phải là thầy thuốc mà làm cho nương nương khỏe được.
Nói chuyện một hồi, Phùng lão luồn tay xuống dưới chăn sờ nắn người Bình Nhi rồi nói:
- Nương nương gầy ốm quá, phải làm sao ăn uống cho khỏe mới được.
Đoạn quay hỏi Nghênh Xuân:
- Nương nương có đại tiện tiểu tiện được không?
Nghênh Xuân đáp:
- Đại tiểu tiện như thường, không có gì lạ. Mấy hôm trước nương nương đại tiểu tiện ngay trên giường, nhưng bây giờ nương nương đã bước xuống giường, đại tiểu tiện vào bô được rồi. Một ngày cũng được hai ba lần.
Đang nói chuyện thì Tây Môn Khánh bước vào Tây Môn Khánh thấy Phùng lão thì nói ngay:
- Phùng lão đấy hả? Lão phải thường qua lại đây mới được, sao ta cho người gọi mà lão không tới?
Phùng lão vội lạy chào rồi đáp:
- Gia gia ơi, tôi nào dám không lại, có điều hồi này cũng bận rộn nhiều việc quá, có vậy thì mới thêm thắt chút đỉnh mà mua đồ ăn.
Tây Môn Khánh bảo:
- Đồ ăn thì thiếu gì, hôm qua gia nhân ở dưới quê lên có đem nhiều thịt cá thực phẩm lắm, lão vào nhà sau tất có phòng cho lão.
Phùng lão lạy tạ rồi vào nhà sau. Tây Môn Khánh ngồi xuống giường cạnh Bình Nhi. Nghênh Xuân đốt trầm hương,Tây Môn Khánh hỏi Bình Nhi:
- Hôm nay nàng thấy trong người thế nào?
Lại quay hỏi Nghênh Xuân:
- Nương nương từ sáng tới giờ đã ăn cháo chưa?
Nghênh Xuân đáp:
- Có ăn nhưng nương nương ăn ít lắm. Hồi nãy Vương sư phụ đem bánh tới, nương nương cũng chỉ ăn có vài miếng rồi thôi.
Tây Môn Khánh nói với Bình Nhi:
- Sáng nay tôi đã nhờ Ứng nhị ca ra ngoại thành mời Phan đạo sĩ nhưng đạo sĩ đi vắng, để sáng mai tôi lại sai Lai Bảo đi mới được.
Bình Nhi bảo:
- Chàng sai người mời mau mau giùm tôi đi, Tử Hư cứ theo đuổi quấy phá dọa nạt tôi hoài.
Tây Môn Khánh nói:
- Chẳng qua là tại tinh thần nàng suy nhược nên mới thành ra thế, từ nay dừng nghĩ gì tới hắn cả, tự nhiên sẽ không còn mộng mỵ vẩn vơ. Ngày mai mời Phan đạo sĩ tới đây làm phép trừ tà, rồi nàng uống thuốc là khỏi.
Bình Nhi nói:
- Chàng ơi, bệnh tôi nguy ngập như thế này, lại là thứ bệnh độc địa làm sao khỏi được. Mấy năm nay tôi được làm vợ chồng với chàng, những tưởng được êm ấm một đời, nào ngờ năm nay tôi mới hai mươi bảy tuổi mà đã phải chết. Số tôi thật khổ quá. Chắc là tôi không sống nổi để ở với chàng đâu, gặp lại chàng mau ở dưới suối vàng.
Nói xong, nắm chặt tay Tây Môn Khánh mà nức nở không thôi. Tây Môn Khánh xúc động ứa nước mắt mà bảo:
- Sao nàng lại nói vậy, nàng phải sống để sum họp với tôi chứ.
Hai người đang kể lể khóc thì Cầm Đồng vào thưa:
- Hạ Đề hình sai lính về hỏi là ngày mai là ngày rằm, tại nha môn có làm lễ, gia gia có tới không?
Tây Môn Khánh bảo:
- Lên thư phòng bảo viết thiếp, nói là Đề hình cứ tự động lo làm lễ, ta không tới được dâu.
Cầm Đồng vâng lời bước ra. Bình Nhi bảo:
- Chàng nên ra nha môn lo việc, đừng để bê trễ chuyện công. Tôi chẳng biết sống chết lúc nào, chỉ mong chết sớm cho chàng khỏi lo lắng bận rộn mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Mấy ngày nay là tôi phải ở nhà với nàng chứ làm sao bỏ nàng mà đi được. Hoa đại cữu có nói với tôi là phải chuẩn bị sẵn chuyện hậu sự cho nàng đó.
Bình Nhi gật đầu bảo:
- Vậy là phải, nhưng chàng đừng hoang phí quá, cứ sai mua thứ tầm thường là được rồi. Chàng nhớ chôn tôi cạnh phần mộ của Đại nương ngày trước, chứ đừng hỏa táng. Tình chồng vợ, chàng lo được như vậy cho tôi là tôi mãn nguyện rồi.
Tây Môn Khánh càng nghe ruột càng đau như thắt, bèn khóc mà bảo:
- Nàng ơi, nàng đừng nói những chuyện thương tâm, tôi là Tây Môn Khánh, thề rằng chẳng bao giờ phụ nàng đâu.
Bỗng Nguyệt nương từ ngoài vào, tự tay bưng một cái quả đựng hoa quả và đồ ăn. Nguyệt nương tới gần Bình Nhi bảo:
- Lục muội à, Ngô Đại cữu mẫu bên tôi sai đem biếu muội muội ít đồ ăn đây.
Đoạn quay lại bảo Nghênh Xuân: .
- Người rửa sạch con dao rồi bổ mấy thứ hoa quả này cho nương nương ăn.
Bình Nhi gượng chống tay dậy nói:
- Cảm tạ Đại cữu mẫu bên đó đã phí tâm lo cho tôi.
Nghênh Xuân đem dao lên cắt trái cây cho Bình Nhi ăn.Bình Nhi ăn dược vài miếng thì nôn ra. Nguyệt nương sợ Bình Nhi liệt, vội chạy tới đỡ nằm xuống. Sau đó cùng Tây Môn Khánh trở lên thượng phòng nói chuyện Nguyệt nương bảo:
- Tôi thấy Lục muội khó lòng qua khỏi, chàng nên bảo gia nhân mua sẵn bộ áo thật tốt, để đến khi hữu sự, nhiều chuyện bận rộn, khỏi phải cuống quít.
Tây Môn Khánh đáp:
- Hoa đại cữu cũng bảo tôi như vậy. Vừa rồi tôi đem chuyện đó nói thì Bình Nhi dặn tôi là không nên mua thứ tốt phí tiền,chỉ nên mua loại thường mà thôi. Tôi nghe nói mà chảy nước mắt. Bây giờ thì cứ mời Phan đạo sĩ tới trước xem đã rồi lo chuyện hậu sự sau.
Nguyệt nương bảo:
- Chàng thật không hiểu gì, coi vậy mà còn hy vọng gì được nữa, việc hậu sự là phải tính trước, để khỏi bận rộn, còn nếu vạn nhất may mắn qua khỏi thì mình lại bán cho người khác, có thiệt gì đâu.
Tây Môn Khánh nói:
- Nàng tính vậy cũng được.
Đoạn trở ra đại sảnh, gọi Bôn Tứ vào bảo:
- Ngươi xem nơi nào có áo quan thật tốt thì cùng với Kính Tế đem tiền đi chọn mua một cỗ.
Bôn Tứ đáp:
- Huyện này thì chỉ nhà Trần thiên hộ là có gỗ tốt.
Tây Môn Khánh sai gọi Kính Tế vào bảo:
- Thưa với đại vương lấy năm đĩnh bạc, rồi cùng Bôn Tứ đi coi gỗ đặt làm áo quan.
Kính Tế vội vào thưa với Nguyệt nương, đem năm đĩnh bạc Nguyên Bảo ra, cùng đi với Bôn Tứ.
Mãi quá trưa hai người mới trở về thưa:
- Chúng tôi đã tới nhà Trần thiên hộ, nhưng gỗ ở đó chỉ hạng trung mà giá lại đắt, lúc trở về, trên đường tình cờ gặp Kiều thân gia, Kiều thân gia bảo là Thượng cử nhân có bộ áo tốt lắm, nguyên là dành cho người cha, bộ áo thật tốt mà tuyệt đẹp, định giá là ba trăm bảy chục lạng. Sau đó Kiều thân gia dẫn chúng tôi đến thương lượng với Thượng cử nhân. Vì sang năm Thượng cử nhân lên kinh đô thi hội nên cũng cần tiền, do đó mới chịu bớt năm chục lạng,Thật ra THượng cử nhân không muốn bán chút nào.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu đã do Kiều thân gia chọn giùm thì sao không trả tiền ngay còn về thưa lại làm gì.
Bôn Tứ và Kính Tế lại dắt nhau đi,mãi tới chiều mới chở bộ áo về, sai khiêng đặt trước thềm đại sảnh. Tây Môn Khánh bước ra coi kỹ, thấy quả là gỗ cực tốt,dày năm tấc,rộng ba thước năm tấc, dài bảy thước năm tấc. Xem xong hài lòng lắm,bèn sai gia nhân gọi Bá Tước đến để xem. Tây Môn Khánh hỏi:
- Thứ này coi được không?
Bá Tước coi kỹ càng, khen ngợi không thôi rồi đáp:
- Cỗ áo này quả là cỗ áo nhân duyên. Người ta nói lấy chồng nhờ phúc. Lục tẩu làm bạn với đại ca nên mới được cỗ áo này.
Đang nói chuyện thì dám thợ làm áo quan tới, kéo nhau đến trước sảnh lạy chào,Bá Tước dặn:
- Bọn người ráng làm cho đẹp, quan nhân đây sẽ thưởng cho năm lạng.
Đám thợ cảm tạ, đáp:
- Dạ, chúng tôi xin hết lòng.
Nói xong kéo nhau ra bắt tay ngay vào việc làm suốt ngày đêm hôm đó.
Bá Tước lại dặn Lai Bảo:
- Canh năm sáng mai nhớ đi mời Phan đạo sĩ ngay rồi cùng đạo sĩ về đây cho mau.
Nói xong cùng Tây Môn Khánh đứng trên thềm đại sảnh coi sóc đám thợ làm quan tài cho đến canh một mới cáo từ về nhà.
Tây Môn Khánh dặn:
- Sáng mai nhớ tới sớm,có thể Phan đạo sĩ cũng tới đây sớm.
Bá Tước đáp:
- Vâng,tôi biết rồi.
Nói xong vái chào mà về.
Tối hôm đó, Vương sư bà và Phùng lão đang trò chuyện với Bình Nhi thì Tây Môn Khánh tới thăm rồi muốn ngủ tại đó, nhưng Bình Nhi không chịu bảo rằng:
- Nơi này đã có mấy người đây bầu bạn với tôi rồi, chàng ngủ lại không tiện, chàng tới phòng khác nghỉ đi.
Tây Môn Khánh thấy vậy, mới qua phòng Kim Liên.Bình Nhi sai Nghêh Xuân đóng chặt cửa ngỏ trong ngoài lại,rồi sai mở rương đem vải lụa ra để trên bàn, gọi Vương sư bà lại tặng năm lạng bạc và một xấp lụa mà bảo:
- Sau khi tôi chết thì sư phụ mời vài sư phụ nửa tụng kinh siêu độ cho tôi.
Vương bà nói:
- Xin nương nương đừng nghĩ quẩn,trời Phật có mắt, sẽ phù hộ độ trì cho nương nương khỏi bệnh mà.
Bình Nhi bảo:
- Mình tôi, tôi biết chứ, sư phụ cứ nghe theo lời tôi là được. Cũng đừng cho Đại nương biết là tôi tặng sư phụ tiền bạc chỉ nói là tôi tặng xấp lụa thôi.
Vương sư bà đáp:
- Vâng,tôi biết rồi .
Nói xong bỏ bạc vào tay áo. Bình Nhi lại gọi Phùng lão tới lấy bốn lạng, một cái áo đoạn bạch, một chiếc quần sa lục ra cho mà bảo: .
- Phùng lão à, lão là người cũ của tôi, theo tôi từ lúc tôi còn nhỏ tới giờ. Bây giờ tôi chết đi chẳng có gì cho lão chỉ có bộ quần áo này tặng lão để làm kỷ niệm. và số bạc này thì để lão mua quan tài. Để tôi nói với gia gia, cho lão ở bên đó coi nhà cho đến khi lão chết.
Phùng lão vừa đưa tay nhận quần áo tiền lạí,vừa khóc nôi :
- Số tôi chắc không may, theo nương nương từ lâu mà bây giờ giữa đường chủ tớ chia lìa nhưng nương nương còn sống ngày nào thì nương nương vẫn là chủ tôi, còn chẳng may nương nương mệnh hệ nào thì tôi biết nhờ cậy vào đâu.
Bình Nhi lại gọi Như ý tới, cho một cái áo lụa tím, một cái quần lụa lam và hai cây trâm vàng mà bảo:
- Ngươi chẳng gì cũng là người nuôi nấng ca nhi từ bấy đến nay. Ca nhi có chết, nhưng còn ta ngày nào thì ngươi hầu hạ ta ngày đó. Nay ta có chết đi, ta cũng không quên ngươi. Để ta nói với gia gia và Đại nương để ngươi ở lại đây, nay mai Đại nương sinh ca nhi hoặc tiểu thư thì ngươi lại hầu hạ Đại nương. Nay ta có chút đỉnh kỷ vật này tặng ngươi, ngươi đừng chê ít.
Như ý quỳ trước giường lạy tạ rồi khóc mà nói rằng:
- Tôi chỉ nguyện được hầu hạ nương nương suốt đời, nay nhất đán nương nương thất lộc, thật là tôi bạc phước quá. Nương nương có thương thì thưa giùm với Đại nương rằng tôi chồng con không có, sống chết chẳng biết nương tựa vào đâu, nếu gia gia và Đại nương không thương tình thì rồi tôi biết về đâu?
Nói xong nhận quần áo và trâm vàng lại lạy tạ rồi đứng sang một bên gạt lệ. Bình Nhi lại gọi Nghênh Xuân và Tú Xuân tới. Hai đứa quỳ bên giường, nước mắt lã chã. Bình Nhi bảo:
- Hai đứa ngươi bấy lâu hết lòng hầu hạ ta, ta cũng mến lắm, nay ta chết đi, cũng thương hai người vô cùng,hai người quần áo không thiếu gì, nên ta tặng mỗi đứa một đôi trâm vàng và một đôi thoa bạc để làm kỷ vật. Nghênh Xuân là đại a hoàn để ta nói với gia gia cho ngươi hầu hạ Đại nương. Còn Tú Xuân thì để Đại nương xem nhà nào tử tế thì cho ngươi tới đó, bớt được những lời khó chịu ở đây. Ta có chết cũng phù hộ cho ngươi.
Tú Xuân bật khóc lớn:
- Nương nương ơi, tôi dẫu chết cũng không chịu đi khỏi đây đâu
Bình Nhi ôn tồn:
- Ngươi ngốc quá, ta chết rồi, ngươi còn ở đây với ai?
Tú Xuân khóc đáp:
- Tôi chăm lo bàn thờ cho nương nương.
Bình Nhi cười buồn:
- Bàn thờ của ta chắc không để được lâu, thế nào cũng có ngày bị người ta đốt, lúc đó thì ngươi cũng phải đi.
Tú Xuân lại nói: .
- Nếu vậy thì để tôi cùng Nghênh Xuân hầu hạ Đại nương.
Bình Nhi bảo:
- Vậy cũng được, để ta nói cho.
Tú Xuân lạy tạ. Nghênh Xuân thì từ nãy tới giờ chỉ phục xuống mà khóc, không nói được tiếng nào. Bình Nhi cùng đám gia nhân cứ khóc than tâm sự cho tới gần sáng, mới mệt mỏi,ngủ thiếp đi được một lát.
Sáng sớm hôm sau, Tây Môn Khánh sang thăm, Bình Nhi hỏi:
- Đã lo áo quan cho tôi chưa?
Tây Môn Khánh đáp:
- Chiều lòng nàng nên đã cho mua gỗ quý về rồi, thợ đang làm. Nhưng nàng qua khỏi thì để lại cho người khác.
Bình Nhi hỏi:
- Bao nhiêu tiền vậy? Đừng nên phí phạm mới được, trong nhà đông người, tiền bạc cần nhiều, để mà sống còn hơn.
Tây Môn Khánh nói:
- Có bao nhiêu đâu, chỉ trăm lạng mà thôi.
Bình Nhi bảo:
- Vậy cũng còn là nhiều quá.
Tây Môn Khánh nói vài câu chuyện nũa rồi ra ngoài coi thợ làm quan tài.
Lát sau Nguyệt nương cùng Kiều Nhi vào thăm, thấy Bình Nhi nhợt nhạt hẳn đi vội hỏi:
- Lục muội thấy trong mình thế nào?
Nói xong ngồi xuống giường. Bình Nhi nắm tay Nguyệt nương khóc mà nói:
- Đại nương ơi, tôi không sống được đâu.
Nguyệt nương cũng khóc mà bảo:
- Lục muội có cần nói gì không? Có cả Nhị muội ở đây. Cần dặn gì thì lục muội cứ nói cho hai chúng tôi nghe.
Bình Nhi nghẹn ngào:
- Biết nói gì với Đại nương bây giờ? Mấy năm nay được làm chị em với đại nương, tôi hoàn toàn mãn nguyện, chỉ mong được làm chị em cho tới lúc già. Nào ngờ số tôi ngắn ngủi, nay bất hạnh gặp bệnh này mà chết thật đau xót biết bao. Sau khi tôi chết đi, hai đứa a hoàn không ai cai quản. Nhưng Nghênh Xuân là người của gia gia nên tất được sang hầu hạ Đại nương, còn Tú Xuân thì cũng ngoan hiền, xin Đại nương mở lòng cho nó ở lại hầu hạ, nếu không thì kiếm người nào tốt mà gả cho nó làm chồng một vợ một, khỏi để cho người ta chửi nó là đứa ở không chủ. Nhũ mẫu Như Ý cũng nhất định khóc lóc không chịu đi, vậy xin Đại nương thương tôi mà cho nó ở lại. Dù sao thì nó cũng nuôi nấng ca nhi bấy lâu, nó hiền lành khéo léo, nay mai Đại nương sanh hạ ca nhi hoặc tiểu thư thì để nó lại săn sóc.
Nguyệt nương gạt nước mắt đáp:
- Mình nói chuyện đây là nói hung được cát, nhưng Lục muội cứ yên lòng. Nghênh Xuân thì để nó về phòng tôi, còn Tú Xuân thì để về hầu hạ Nhị muội đây cũng được. Còn nhũ mẫu Như Ý thì nếu không muốn đi vì không nơi nương tựa, tôi sẽ gả cho một gia nhân nào trong nhà, cấp cho chỗ ở mà tiếp tục hầu hạ, chứ sau này không biết tôi có con hay không có con, nên cũng không cần phải có nhũ mẫu trước.
Kiều nhi ngồi bên cũng nói:
- Lục muội cứ an tâm, tôi sẽ cho Tú Xuân về hầu hạ tôi, tôi sẽ quý mến nó như muội muội quý mến nó vậy. Mọi việc trong nhà này đều do hai chị em tôi đây mà thôi, điều đó thì muội muội đã biết rồi.
Bình Nhi gọi Như Ý cùng Nghênh Xuân, Tú Xuân ra lạy tạ Nguyệt nương và Kiều Nhi. Nguyệt nương chỉ ngồi bên mà khóc.
Lát sau thì Ngọc Lâu,Tuyết Nga và Kim Liên cùng tới thăm Bình Nhi cũng nói vài câu về tình chị em. Khi mọi người đã ra hết chỉ còn một mình Nguyệt nương, Bình Nhi mới khóc nói:
- Đại nương nên gắng làm hài lòng gia gia để sống cùng gia gia tới lúc bạc đầu, đừng giống như tôi để cho người ta ám hại.
Nguyệt nương chỉ gật đầu khóc mà bảo:
- Muội muội cứ yên lòng, tôi nhớ rồi.
Câu nói chí tình của Bình Nhi khiến Nguyệt nương xúc động mà nhớ mãi.
Chị em đang khóc lóc thì Cẩm Đồng xuống báo là Phan đạo sĩ đã tới và dặn là phải lo dọn dẹp sạch sẽ phòng ốc.Nguyệt nương bèn tự đứng ra đôn đốc a hoàn sửa soạn các thứ rồi sai chuẩn bị trà nước và đốt hương Bách Hợp Chân. Đám tiểu thiếp nghe nói có Phan đạo sĩ tới, cũng kéo đến rồi cùng Nguyệt nương lui vào trong nhìn ra. Lát sau Tây Môn Khánh dẫn Phan đạo sĩ xuống. Phan đạo sĩ mặt mũi không giống người thường, đầu đội mũ Vân hà Ngũ nhạc, mình mặc đạo bào, lưng thắt dây tạp sắc, lưng đeo kiếm Cổ đồng, chân đi hài Nhĩ ma, tay cầm quạt Ngũ minh hàng quỷ. Mi rậm mọc dài sụp cả xuống mắt, râu tóc che kín cả má và miệng, tướng mạo dưỡng đường, uy nghi lẫm lẫm.Tới gần phòng Bình Nhi, tự nhiên Phan đạo sĩ thối lui hai bước, đáng điệu như người giật mình, sau đó đứng lại, gia nhân vén rèm lên. Tây Môn Khánh mời vào, đạo sĩ rút kiếm cầm tay bước xồng xộc vào gần giường Bình Nhi rồi mới trở vào phòng khách, nơi đây đã thiết lập sẵn hương án. Tây Môn Khánh đích thân bước tới thắp hương cầu khẩn. Phan đạo sĩ uống một ngụm rượu rồi phun ra làm phép gọi âm binh thần tướng. Phút chốc một trận cuồng phong ào tới,thấp thoáng ẩn hiện bóng dáng binh tướng trùng trùng. Phan đạo sĩ quát lên:
- Trong nhà họ Tây Môn có Lý thị bất an nên phải nhờ đến ta, thổ thần thổ công cùng bản gia lục thần hãy vì ta tra xét xem tà ma nào dám quấy nhiểu như vậy, rồi tức thời giam giữ lại cho ta, không được chậm trễ.
Lúc lâu sau, Phan đạo sĩ ngồi ngay gần hương án,rút lệnh bài ra, làm như dáng điệu của vị quan hạch hỏi tội nhân. Lát sau bước ra.
Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh hỏi đầu đuôi. Phan đạo sĩ lắc đầu bảo:
- Nương nương đây là do oan khiên túc thế chứ không phải do tà ma, do đó không thể bắt được vong hồn quấy phá.
Tây Môn Khánh lo lắng hỏi:
- Nếu vậy thì pháp quan có thể cũng giải được chăng?
Phan đạo sĩ lắc đầu:
- Đã là oan gia trái chủ thì âm quan cũng không giúp đỡ gì được.
Đoạn lại hỏi:
- Nương nương năm nay niên kỷ bao nhiêu?
Tây Môn Khánh đáp:
- Tiểu thiếp năm nay hai mươi bảy tuổi.
Phan đạo sĩ bảo:
- Thôi được, để tôi cúng sao bản mệnh cho nương nương xem ngôi sao đó như thế nào.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Vậy thì chừng nào làm lễ, và cần dùng những thứ gì, xin pháp quan cho biết đầy đủ để chúng tôi lo.
Phan đạo sĩ đáp:
- Canh ba đêm nay tôi sẽ làm lễ, phải dùng vải vàng để quây quanh lễ đàn, dùng sinh thần đàn đẩu mà trấn, dùng ngũ cốc cực thang mà tế, không dùng rượu, lại làm một ngọn đèn bản mệnh. Như vậy là không cần những vật dụng nào khác. Có điều là quan nhân phải trai giới, phủ phục trước lễ đàn để tôi tế gà chó trong nhà phải nhốt kỹ lại một nơi.
Tây Môn Khánh nhất nhất dặn lại gia nhân làm đúng theo lời, rồi đi tắm rửa trai giới, nằm chờ tại thư phòng. Bá Tước được mời lại để thù tiếp Phan đạo sĩ dùng tiệc chay.
Tới gần canh ba thì mọi chuyện đã chuẩn bị xong xuôi, lễ đàn cũng đã chỉnh tề. Phan đạo sĩ ngồi trên cao, trước mặt là ngọn đèn bản mệnh của Bình Nhi, hai bên là thanh long bạch hổ,chu tước huyền vũ, bên trên là tam đài hoa cái, xung quanh là thập nhị cung thần. Tây Môn Khánh phủ phục trước đàn, gia nhân bị đuỗi hết ra, không một ai được lai vãng. Đèn nến thắp lên sáng trưng. Trên pháp tòa, Phan đạo sĩ xõa tóc cầm kiếm mềm thần chú, rồi bước mấy bước là bắt quyết. Tự nhiên ngoài trời đang trăng sáng bỗng tối tăm mù mịt cơn gió lạ nổi lên ba lần, rồi một luồng khí lạnh thổi vào, làm tắt phụt ngọn đèn bản mệnh của Bình Nhi. Trên pháp đàn, rõ ràng Phan đạo sĩ thấy một người mặc áo trắng dẫn hai người mặc áo xanh bước vào.
Người áo trắng tay cầm một tờ giấy cuộn lại, để lên hương án.Phan đạo sĩ mở ra coi thì thấy đó là một văn kiện của âm phủ, có triện đóng đàng hoàng. Coi xong, Phan đạo sĩ lật đật bước xuống pháp đàn, gọi Tây Môn Khánh đứng dậy mà bảo:
- Xin quan nhân khởi thân, nương nương có tội với trời nên không thể cầu đảo gì được nữa. Đèn bản mệnh đã tắt, vô phương cứu chữa. Như vậy là nương nương chỉ còn sống trong một sớm một chiều mà thôi.
Tây Môn Khánh nghe xong cứ phủ phục, nước mắt lã chã,lát sau mới ngẩng lên nói:
- Dầu sao thì cùng xin pháp sư tận tình cứu cho.
Phan đạo sĩ lạnh lùng:
- Số mệnh đã như vậy, không cầu đào cứu chữa gì được nữa.
Nói xong có ý cáo từ, nhưng Tây Môn Khánh khẩn khoản lưu giữ mà bảo:
- Bây giờ quá khuya rồi, để trời sáng pháp sư về cũng được.
Phan đạo sĩ nói:
- Không ở được thì đi,đó là lẽ tự nhiên, chẳng cần biết là khuya hay không.
Tây Môn Khánh thấy vậy cũng không dám ép, bèn sai lấy ba lạng bạc và một xấp vải để tạ ơn, nhưng Phan đạo sĩ nói:
- Bần đạo thi hành đạo trời, đã thề với trời là không ham tiền của thế gian nên không dám nhận.
Tây Môn Khánh vật nài mãi. Phan đạo sĩ mới sai hề đồng nhận xấp vải, còn bạc thì trả lại. Lúc đứng dậy, Phan đạo sĩ dặn:
- Quan nhân không nên vào phòng người bệnh, e họa vào thân, lời tôi dặn, quan nhân phải thận trọng nghe theo mới được.
Nói xong vái chào, đem hề đồng đi. Tây Môn Khánh định thân tiễn ra cổng nhưng không kịp, Phan đạo sĩ đã phất tay áo mà đi như gió cuốn.
Tây Môn Khánh quay vào sai gia nhân dọn dẹp lễ đàn, lòng buồn khổ vô cùng, rồi trở lên đại sảnh, chỉ nhìn Bá Tước mà rơi lệ, Bá Tước bảo:
- Người ta ai cũng có số mệnh, số mệnh đã định rồi thì không còn cách nào nữa. đại ca cũng chẳng nên quá bi thương.
Nhân lúc đó đã khoảng canh tư, Bá Tước bảo:
- Đại ca mệt nhọc, nên đi nghỉ thôi, tôi cũng về nhà, mai tôi sẽ lại đây sớm.
Tây Môn Khánh bảo: .
- Để gia nhân nó cầm đèn đưa nhị ca về.
Đoạn quay lại sai Đại An lấy đèn đưa Bá Tước về.
Bá Tước về rồi, Tây Môn Khánh vào thư phòng một mình một bóng nghĩ ngợi lung tung. Lát sau nghĩ rằng:
“Pháp sư dặn mình là không được vào phòng Bình Nhi, nhưng làm sao mình nhẫn tâm như vậy được. Dù có chết, mình cũng phải vào nói với nàng mấy câu sau cùng”.
Một lúc sau, xuống phòng Bình Nhi. Tây Môn Khánh thấy nàng đang nằm thiêm thiếp quay mặt vào trong. Nghe biết Tây Môn Khánh tới, Bình Nhi trở mình, day mặt ra hỏi:
- Chàng ơi, sao chàng không vào đây với tôi, Đạo sĩ tế xong chưa? Có nói gì không?
Tây Môn Khánh bảo:
- Không sao đâu, nàng cứ yên lòng.
Bình Nhi bảo:
- Không phải,chàng nói dối tôi rồi, vừa nãy Tử Hư dẫn hai người lạ tới đây làm ầm lên, bảo là tôi mời pháp sư tới để bắt hắn, nhưng hắn đã thưa tại âm ty, nhất định không chịu buông tha tôi, ngày mai sẽ tới bắt tôi. Nói xong hắn tức giận bỏ đi.
Tây Môn Khánh nghe xong bật khóc mà bảo:
- Nàng ơi, tôi chỉ mong có nàng làm bạn cho tới bạc đầu, ngờ đâu nàng bỏ tôi đi sớm như vậy.
Nói xong phục xuống bên giường khóc ngất. Bình Nhi xúc động ôm lấy đầu Tây Môn Khánh mà khóc. Lát sau mới nức nở mà bảo:
- Chàng ơi, tôi cũng chỉ nguyện được bên chàng tới lúc răng long đầu bạc, nhưng tôi không có phúc, bây giờ gần đất xa trời, tôi muốn nói với chàng vài câu,gia đình này lớn, nhiều công việc, mà chàng lại một thân một mình, không ai giúp đỡ,cho nên phàm việc gì, cũng phải từ tốn thận trọng, không nên nóng nẩy mà có hại. Đại nương là người tốt, sau này sẽ sinh con trai cho chàng. Bây giờ chàng đang làm quan, thì nên bớt đi ăn uống bên ngoài,nếu bắt buộc phải đi thì cũng nên về nhà sơớ m.Gia sự phức tạp, tôi còn sống thì lo giúp chàng, nay chết đi thì cũng có vài lời khuyên chàng,chứ còn ai để tâm mà nói cho chàng hay.
Tây Môn Khánh nghe xong như dao đâm trong lòng, khóc mà nói:
- Nàng ơi, những điều nàng vừa nói, tôi xin ghi nhớ, nàng đừng quá lo âu cho tôi. Tây Môn Khánh này bạc phúc, không cùng nàng được làm vợ chồng cho đến lúc trọn đời, thật là trời giết tôi vậy.
Bình Nhi lại nói tới chuyện Nghênh Xuân, đoạn nói thêm:
- Tôi cũng đã thưa với Đại nương rồi. Tôi chết thì để Nghênh Xuân hầu hạ Đại nương, còn Tú Xuân thì Nhị nương đã gia ơn cho nó được hầu hạ rồi. Nhị nương hiện cũng thiếu người sai bảo,thôi để Tú Xuân nó về hầu hạ cũng được.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nàng cứ yên tâm, nàng có mệnh hệ nào thì trong nhà này không ai dám xua đuổi những gia nhân a hoàn từng hầu hạ nàng đâu. Đến ngay cả nhũ mẫu cũng nên giữ lại, để tôi bảo nó coi sóc bàn thờ cho nàng.
Bình Nhi nói:
- Việc gì mà phải lập bàn thờ, rước thần chủ của tôi về năm ba ngày rồi cho hỏa thiêu linh vị là được rồi.
Tây Môn Khánh nói ngay:
- Sao nàng lại nói vậy, Tây Môn Khánh này còn sống ngày nào thì còn lo thờ phụng nàng ngày đó.
Nói vài ba câu chuyện nữa.Bình Nhi bảo:
- Thôi,chàng đi ngủ đi, khuya quá rồi.
Tây Môn Khánh đáp:
- Tôi không ngủ đâu, tôi ở đây với nàng
Bình Nhi bảo:
- Tôi chưa chết sớm đâu, vả lại nơi này ô uế, chàng ở lại không tiện.
Tây Môn Khánh bất đắc dĩ phải trở về phòng Nguyệt nương, sau khi đã dặn a hoàn coi sóc Bình Nhi cẩn thận.
Tây Môn Khánh trò chuyện với Nguyệt nương vài câu rồi nói:
- Vừa rồi, tôi có tới thăm Bình Nhi, thấy nói năng tỉnh táo lắm, biết đâu trời thương mà để sống.
Nguyệt nương bảo:
- Chàng thật không biết gì cả, mắt thì lạc cả tinh thần, môi thì khô tím đi như vậy mà còn hy vọng nỗi gì, tôi cho là chỉ còn trong sớm chiều mà thôi. Còn chuyện nói năng tỉnh táo, tức là đã gần tới lúc rồi đó.
Tây Môn Khánh ngậm ngùi bảo:
- Bình Nhi về nhà này mấy năm, người trên kẻ dưới, chẳng làm mất lòng một ai, thật là người tốt vô cùng, vậy mà...
Nói tới đó lại nghẹn ngào mà khóc. Nguyệt nương cũng xúc động, nước mắt lã chã tuôn rơi.
Trong khi đó. Bình Nhi hỏi gia nhân:
- Bây giờ là canh mấy rồi?
Nghênh Xuân đáp:
- Gà chưa gáy, chắc chỉ mới quá canh tư.
Bình Nhi bảo Nghênh Xuân đắp chăn cho mình rồi cho đi ngủ. Vương sư bà cùng đám gia nhân cũng đi ngủ.
Nghênh Xuân thì ngồi dựa ngay chân giường Bình Nhi mà chợp mắt. Đang lúc mơ màng thì thấy Bình Nhi tụt xuống giường, lay vai Nghênh Xuân mà bảo:
- Các ngươi ở lại coi nhà nhé, ta đi đây.
Nghênh Xuân hoảng hốt đứng dậy, thì giật mình tỉnh mộng, vội tới bên giường, đưa tay lên mũi Bình Nhi, thì thấy hơi thở không còn nữa. Ngọn đèn trên bàn vẫn leo lét cháy.
Thương thay cho Bình Nhi một người tuyệt sắc giai nhân, mà cuộc đời ngẫm lại chỉ như giấc mộng. Nghênh Xuân kêu khóc rầm rĩ, đánh thức mọi người dậy, rồi khêu đèn to lên, đem tới gần giường coi kỹ, thì thấy Bình Nhi quả đã ra người thiên cổ, mặt giường, huyết ra lênh láng từng vũng.
Đám a hoàn vừa kêu khóc vừa chạy vào phòng Nguyệt nương báo hung tin. Tây Môn Khánh và Nguyệt nương lật đật chạy xuống, kéo tấm chăn phủ mặt ra, thấy nét mặt Bình Nhi vẫn bình thản như lúc còn sống, hơi thở đã dứt nhưng thân thể vẫn còn hơi âm ấm. Tây Môn Khánh xúc động khôn cùng, ôm lấy đầu Bình Nhi mà khóc:
- Nàng ơi, con người nhân nghĩa, nhiều tính tốt mà chết như thế này sao? Nàng bỏ tôi mà đi tức là giết tôi rồi, nàng có biết không? Tôi chắc cũng không sống lâu được đâu.
Nói xong lại vật mình than khóc. Nguyệt nương cũng khóc nức nở mà không nói được lời nào. Ngay sau đó, Kiều Nhi, Ngọc Lâu, Tuyết Nga, Kim Liên cùng gia nhân đầy tớ lớn nhỏ trong nhà cũng kéo đến khóc lóc, tiếng khóc vang động cả một vùng.
Nguyệt nương bảo:
- Không biết Lục muội đi vào giờ nào, sao không mặc áo cho tử tế.
Ngọc Lâu sờ vào người Bình Nhi rồi nói:
- Người hãy còn âm ấm, mới đi đây thôi. Lúc này mình không thay xiêm áo sạch cho Lục muội thì còn đợi gì nữa.
Trong khi đó Tây Môn Khánh cứ gục lên người Bình Nhi mà khóc:
- Nàng ơi, nàng ở với tôi trong vòng ba năm, chẳng mất lòng ai bao giờ, nay nàng đi thật là trời hại tôi, mà cũng là tôi đã hại nàng.
Nguyệt nương thấy vậy hơi phật ý bảo:
- Người ta đã chết rồi, chàng chỉ nên khóc vài tiếng là đủ, không nên ôm ấp như thế, e tử khí lây vào người không tốt, người ta ai cũng có số, làm sao giữ lại được.
Đoạn quay sang bảo Kiều Nhi và Ngọc Lâu :
- Hai muội muội lấy chìa khóa mở tủ chọn ít xiêm áo mới ra để thay cho lục muội.
Lại bảo Kim tiên:
- Còn tôi với Ngũ muội thì chải lại đầu tóc cho Lục muội.
Tây Môn Khánh ngẩng dậy bảo Nguyệt nương:
- Chọn những xiêm áo nào ngày thường Bình Nhi thích nhất, thì lấy ra mà thay.
Nguyệt nương bảo Kiều Nhi và Ngọc Lâu:
- Vậy thì lấy cái áo mới may bằng gấm đại hồng và cái quần bằng gấm màu liễu lục, cùng với bộ quần áo do Kiều thân gia tặng cho Lục muội lúc trước, lại lấy thêm cả cái áo đoạn bạch và cái quần lụa hoàng yến, mới may nữa.
Nghênh Xuân cầm đèn, Ngọc đâu cầm chìa khóa. Cùng Kiều Nhi mở rương tìm ba bộ quần áo cho Bình Nhi. Kiều Nhi ôm tất cả tới giường Bình Nhi. Nguyệt nương coi qua rồi tiếp tục cùng Kim Liên chải đầu, dùng trâm vàng cài tóc cho Bình Nhi. Kiều Nhi hỏi:
- Còn hài thì dùng hài gì?
Kim Liên nói:
- Thường ngày Lục thư vẫn thích đôi hài đại hồng gót cao, đôi đó Lục thư mới chỉ mang được có hai lần. Nên lấy ra đi cho Lục thư.
Nguyệt nương bảo:
- Không được đâu, đôi đó mang xuống âm ty làm sao được, lấy đôi hài tím đế bằng cho dễ đi.
Kiều Nhi vội bảo Nghênh Xuân lấy ra. Mọi người xúm nhau mà lo cho Bình Nhi, chỉ lát sau thì đầu tóc quần áo cho Bình Nhi đã chỉnh tề.
Tây Môn Khánh sai gia nhân dọn dẹp đại sảnh, rồi cho đem thi hài Bình Nhi lên, đặt ở giữa, trước có hương án, gia nhân đứng hầu hai bên để thắp hương.
Đại An cũng được sai đi mời Từ tiên sinh tới coi ngày giờ đất cát.
Nguyệt nương sai quét dọn tòa nhà Bình Nhi ở rồi cho khóa hết các cửa lại, chỉ dành một phòng nhỏ để gia nhân ở đó coi nhà. Phùng lão cùng nhũ mẫu và hai a hoàn thấy chủ đã chết thì cứ vật mình lăn khóc thảm thiết, khóc tới tắt cả tiếng, khô cả nước mắt, chỉ thấy miệng há ra mà không nghe thấy tiếng gì cả.
Vương bà thì luôn miệng tụng kinh cho Bình Nhi, từ kinh Mật Đa tâm, kinh Dược sư,tới kinh Giải quan, kinh Lăng Nghiêm. Trong khi đó, Tây Môn Khánh cứ đấm vào ngực mình, rồi lại ôm lấy thi hài Bình Nhi mà khóc đến khan tiếng trên đại sảnh.
Gà gáy sáng thì Từ tiên sinh tới,lễ rồi nói với Tây Môn Khánh:
- Xin thành kính phân ưu cùng lão gia, phu nhân đi vào lúc nào?
Tây Môn Khánh gạt lệ đáp:
- Giờ giấc thì không rõ lắm, lúc tôi đi ngủ thì khoảng canh tư. Sau đó thì gia nhân a hoàn cũng mệt mõi ngủ thiếp đi, thành thử không biết chắc tiểu thiếp tôi đi vào giờ nào.
Từ tiên sinh bảo:
- Không sao, để tôi coi.
Nói xong bước tới gần thi hài bình Nhi, lật mặt vạch mắt coi rồi quay ra nói:
- Như vậy là phu nhân đây đi vào lúc canh năm hai khắc.
Tây Môn Khánh sai lấy giấy bút ra .Từ tiên sinh viết rằng:
“Cố Cẩm Y Tây Môn phu nhân chi tang phu nhân họ Lý, sinh giờ ngọ ngày rằm tháng giêng, nam Tân mùi, mất giờ Sửu ngày mười bảy, tháng chín năm Đinh Dậu.”
Đoạn ngẩng lên nói:
- Hôm nay là ngày Bính Tý, tháng Mậu Tuất, như vậy là phạm vào Thiên dịa vãng vong, trong nhà nên tránh tiếng khóc, như vậy sau đám tang, trong nhà mới không bị tai ương. Trong lúc tẩn liệm thì kỵ những người tuổi long, hổ, kê. xà.
Nguyệt nương lại bảo Đại An nhờ Từ tiên sinh coi sách xem Bình Nhi sẽ đi về đâu. Từ tiên sinh mở sách ra coi rồi bảo:
- Chết vào giờ Sửu, ngày Bính Tý, thế này là ứng vào Bảo Bình cung. Kiếp trước là con của nhà họ Vương ở Tân Châu, có đánh chết một con dê cái đương có mang. Nay sinh làm con gái nhưng thuộc tuổi Mùi, tuy lấy được chồng quý nhân, nhưng luôn luôn bệnh tật, sinh con thì yểu vong, rồi vì buồn giận mà chết. Nay chết đi thì chín ngày sau sẽ đầu thai làm con gái nhà họ Viên ở phủ Khai Phong, nhà nghèo khó gian nan, đến năm mười hai tuổi thì được gả bán cho một phú ông, được hưởng sung sướng, thọ bốn mươi hai tuổi.
Nguyệt nương và đám tiểu thiếp nghe xong đều than thở không thôi. Tây Môn Khánh lại nhờ xem ngày giờ an táng. Từ tiên sinh hỏi:
- Lão gia định quàn tại nhà bao lâu?
Tây Môn Khánh khóc mà đáp:
- Tôi không nỡ chôn ngay, có lẽ cũng phải quàn tại nhà năm bảy ngày.
Từ tiên sinh mở sách coi rồi bảo:
- Lão gia yên tâm, có thể quàn tại nhà lâu được. Giờ Ngọ ngày mồng tám tháng mười, giờ Mùi thì an táng. Có vậy thì mới không phạm vào người nào trong gia đình.
Tây Môn Khánh bảo:
- Ngày mười hai đưa đám cũng được.
Từ tiên sinh lại viết giấy để phủ lên người cho Bình Nhi, rồi trở ra nói:
- Giờ Thìn ngày mười chín thì cho tẩm liệm.
Đoạn cáo từ mà về. Lúc đó trời đã sáng rõ. Tây Môn Khánh tiễn Từ tiên sinh, rồi trở vào sai Đại An cưỡi lừa ra ngoại thành báo tin cho Hoa Đại cữu,đồng thời phân phối gia nhân, sai báo tin cho các thân bang quyến thuộc biết. Sau đó lại sai gia nhân ra nha môn thưa với Hạ Đề hình xin nghỉ, lại sai ra liệm vải lụa ở đường Sư Tử lấy về hai chục xấp lụa trắng để may tang phục cho mọi người trong nhà. Phó may họ Triệu và nhiều thợ may khác được gọi tới để may cắt cấp kỳ. Lại bỏ ra một trăm lạng, sai Bôn Tứ ra ngoại thành mua lụa quý để tẩm liệm.
Tây Môn Khánh nhớ tới Bình Nhi, từ nét mày khuôn mặt, chẳng muốn xa rời, chợt nghĩ ra một chuyện liền cho gọi Lai Bảo tới hỏi :
- Ở đâu có họa sĩ tài ba thì mời lại đây để vẽ cho Lục nương một bức truyền thần. Ta quên mất đấy.
Lai Bảo nói :
- Lúc trước có Hàn tiên sinh, truyền thần rất giỏi, Hàn tiên sinh nguyên là Họa sĩ trong điện Tuyên Hòa, nhưng nay bị cách chức nằm nhà.
Tây Môn Khánh bảo: .
- Vậy thì ngươi biết Hàn tiên sinh ở đâu, mời lại đây ngay cho ta.
Lai Bảo vâng lời đi ngay.
Tây Môn Khánh sau nhiều ngày lo lắng, nhiều đêm mất ngủ, nay Bình Nhi chết lại thương tâm xúc cảm nên tinh thần rối loạn, gắt gỏng ầm ĩ, đánh mắng gia nhân, rồi lại quay vào ôm lấy thi hài Bình Nhi mà khóc. Đại An đứng bên, cũng im lặng mà khóc. Nguyệt nương bận rộn chỉ huy đám tiểu thiếp và gia nhân lo việc, thấy Tây Môn Khánh quá bi cảm, quên cả uống trà buổi sáng, khóc đến khan cả tiếng, bèn tới bảo:
- Chàng việc gì phải quá bi thương như vậy, người chết đã chết rồi, khóc mấy cũng không sống lại được. Suốt mấy đêm nay chàng không ngủ, đầu không chải, mặt không rửa, cơm nước không uống không ăn, đến sắt đá cũng không chịu nổi đừng nói là người. Bây giờ chàng nên rửa mặt, chải đầu rồi ăn uống cái gì cho khỏe thì mới lo việc được, chứ nhưng mà ốm đau nằm một chỗ rồi công việc đây biết làm sao?
Ngọc Lâu hỏi:
- Thì ra gia gia nãy giờ vẫn chưa rửa mặt sao?
Nguyệt nương đáp:
- Rửa đâu mà rửa, hồi nãy tôi có cho chuẩn bị nước và khăn sẵn sàng, rồi sai gia nhân ra mời vào rửa mặt nhưng gia gia đập cho tên gia nhân một cái nên thân, có đứa nào dám ra mời nữa đâu.
Kim Liên cũng nhân đó nói:
- Hồi nãy tôi cũng có khuyên gia gia là dầu sao thì Lục nương cũng đã đi rồi, gia gia nên rửa mặt chải đầu, ăn cái gì cho khỏe rồi lo việc vậy mà gia gia mắng chửi tôi là dâm phụ này, dâm phụ kia, bảo là không liên can gì đến tôi, lại còn kết tội tôi làm cho Lục nương buồn giận mà chết nữa chứ.
Nguyệt nương bảo:
- Thương thì để trong lòng, việc gì mà phải ầm ĩ lên như thế. Người chết đã chết rồi, vậy mà chẳng sợ tử khí, cứ ôm ấp, kề má kề môi mà khóc gọi như thế bao giờ không cơ chứ.
Mọi người đang nói chuyện thì Kính Tế ôm mấy xấp lụa Thủy quang vào thưa:
- Gia gia nói là Đại nương dùng lụa này để may khăn tay cho mọi người trong nhà, còn thừa thì để may quần áo cho các nương nương.
Nguyệt nương sai a hoàn nhận lụa rồi bảo:
- Ngươi ra thưa với gia gia là sáng đã lâu rồi, gia gia nên rửa mặt chải đầu rồi ăn sáng cho khỏe.
Kính Tế đáp:
- Con không dám đâu, hồi nãy có một tên gia nhân ra mời gia gia vào ăn sáng, bị gia gia đá cho một đá gần chết, bây giờ con ra chọc giận làm gì.
Nguyệt nương bảo:
- Ngươi không dám để ta sai người khác vậy.
Lát sau, Nguyệt nương cho gọi Đại An vào bảo:
- Gần trưa rồi mà gia gia người chỉ mải khóc, quên cả ăn uống, vậy ngươi đem đồ ăn lên, rồi mới Ôn tiên sinh tới cùng ăn, thù tiếp cho gia gia.
Đại An đáp:
- Tôi đã nhờ người mời Tạ đại gia và Ứng nhị gia tới rồi, lát nữa Đại nương cho đem đồ ăn ra, có hai người đó khuyên giải thì thế nào gia gia cũng ăn.
Nguyệt nương bảo:
- Thằng khốn, đến chúng tao đây mà còn chưa biết gia gia ăn lúc nào, mày làm sao biết là có hai người đó thì gia gia chịu ăn?
Đại An đáp:
- Đại nương không biết, Tạ đại gia và Ứng nhị gia là hai bạn thân của gia gia, nói gì gia gia cũng nghe, nay hai người đó chỉ nói vài câu là gia gia chịu ăn uống ngay, hai người đó nói một hồi là gia gia vui vẻ tươi cười ngay cho mà xem.
Trong này đang nói chuyện thì Ứng, Tạ hai người đã tới đại sảnh, phục lạy trước hương án mà khóc rằng:
- Tẩu tẩu là người nhân nghĩa vậy mà bị Kim Liên ám hại, làm cho buồn giận mà chết, chúng tôi thật đau khổ vô cùng.
Hai người khóc than kể lể một hồi thì Tây Môn Khánh mới vào thư phòng cạnh đại sảnh, trò chuyện với Ôn tú tài. Bá Tước hỏi:
- Tẩu tẩu quy tiên vào giờ nào vậy?
Tây Môn Khánh thổn thức:
- Giờ Sửu
Bá Tước nói:
- Tôi về tới nhà thì cũng quá canh tư, tiện nội hỏi thăm, tôi nói là nhờ âm đức, tẩu tẩu cũng có thể qua khỏi. Nào ngờ vừa đặt mình xuống, mới chợp mắt đã nằm mộng thấy đại ca sai gia nhân đến mời tôi, bảo là tới ăn tiệc mừng thăng quan. Tôi tới thì thấy đại ca mặc áo đại hồng, rút trong tay áo ra hai cây trâm vàng cho tôi coi rồi bảo: “Một cây gãy rồi”. Tôi tỉnh dậy, biết là có điềm dữ, cứ trằn trọc không yên. Tiện nội thấy vậy liền hỏi tôi, tôi đáp: “Nàng không biết đâu, để sáng ra xem sao đã.Vừa sáng thì có thằng Kỳ Đồng tới gọi tôi ngay, quả nhiên là tẩu tẩu không còn.
Tây Môn Khánh bảo:
- Đêm qua tôi cũng nằm mộng y như nhị ca vậy. Tôi mộng thấy Địch gia ở Đông Kinh tặng sáu cây trâm quý, trong đó có một cây gãy. Tôi bảo: “Thật tiếc quá”. Tỉnh dậy,tôi cũng nói lại ngay với tiện nội. Đúng lúc đó thì nghe tin Lục nương tôi đã từ trần. Thật là trời không thương tôi bắt tôi phải khổ. Tôi làm tội lệnh gì mà trời lại đoạt mất người yêu quý nhất đời của tôi. Thật là trời giết tôi đi còn hơn. Mới đây đã mất đứa con trai,bây giờ lại mất thiếp quý, thật không hiểu tôi còn sống làm gì. Tiền bạc chức tước có dùng được gì đâu.
Bá Tước bảo:
- Đại ca nói vậy là sai rồi, tẩu tẩu làm bạn với đại ca bấy lâu nay nhất đán quy tiên, lẽ nào không thương không tiếc, nhưng đại ca cũng không nên quá bi cảm mà hại đến sức khỏe. Đại ca lại còn các tẩu tẩu khác, đại ca là cây tùng cho các tẩu tẩu nương tựa, phải giữ mình mới được. Nay đại ca có thương tiếc tẩu tẩu thì nên mời tăng sĩ tới tụng kinh siêu thoát, rồi lo tống táng chu đáo, như vậy là đại ca tận tâm tận lực rồi, tẩu tẩu cũng được mát lòng mát dạ. Lời tôi nói thật, xin đại ca nghĩ lại.
Tây Môn Khánh nghe Bá Tước nói xong thì không khóc nữa, sai gia nhân đem trà lên, lại bảo Đại An:
- Ngươi vào trong bảo lo đem đồ ăn lên đây ta cùng Tạ gia, Ứng gia và Ôn sư dùng.
Bá Tước hỏi:
- Vậy từ sáng tới giờ đại ca chưa ăn uống gì sao?
Tây Môn Khánh đáp:
- Thì từ lúc Nhị ca về nhà, tôi cứ bấn loạn cả lên, sau đó thì Lục nương tôi từ trần, đã ăn uống gì đâu.
Bá Tước bảo:
- Vậy thì không được, tẩu tẩu như cái cành cái lá, mà đại ca như cái thân cái gốc, phải ăn uống đầy đủ để lo việc. Người chết thì đã chết rồi, nhưng người sống thì phải sống chứ.
Thật là:
Lời kia giảm mối đoạn trường
Lời kia giảm bớt sầu thương cho người.
Tây Môn Khánh nghe Bá Tước khuyên giải, cũng nguôi ngoai đôi phần.
Kim Bình Mai Kim Bình Mai - Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh Kim Bình Mai