Books are not made for furniture, but there is nothing else that so beautifully furnishes a house.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Văn Nhẫm
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1211 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 61. -
1. Tan Hắc Y, giáo chủ đóng tuồng,
Đi Điền Sơn, Thái về với Phụng.
Thái giục ngựa phi bay. Hòi lâu ngoảnh lại: Vân Anh vẫn còn tựa cổng. Thái chép miệng, tự trách: quả là mình lúc nào cũng lôi thôi, sao không cố đóng vai xã giao, che đậy cảm tình gây phức tạp với biết bao giai nhân?
Hai ngày sau, Thái tới bến Lam Hà, nơi ‘’trị vì’’ của chánh giáo cán chú tiểu, cháu Hư Không giáo chủ, bạn của Quốc Đức.
Giáo cán chú tiểu được dân chúng quí mến, nay đổi chức vị là trưởng ban chấp chính lâm thời thị trấn Lam Hà, trong khi chờ cuôc bầu cử tự do. Cần nói anh ta không phải đạo cán ‘’ chính hiệu’’, thừa cơ nắm chính quyền, nên đã áp dụng tự do dân chủ từ trước ở đây.
Thái gập cả Lam Hà đạo sĩ, chàng thọt chân, trước đây là giáo cán trưởng, rồi thành đạo sĩ hài hước vui chơi, luôn luôn triết lý nọ kia...
Hắn ta cùng Thái đi chơi ở bến thuyền. Chợt đàu phố ồn ào náo nhiệt.
Thái và đạo sĩ đến nơi, được chứng kiến một chuyện tức cười:
Một đám đông chung quanh hai người đang đấu khẩu. Nhận ra là hai kịch gia thời thượng coi như đã về hưu. Mặt thì bây giờ mặt như da thuộc, sắt đanh, đôi mắt hau háu, gầy yếu bệnh tật. Còn người kia thì to béo, bụng phệ, hở rốn như ông Gi Lặc. Không thể ngờ hai chuyên gia kịch tuồng đẹp như Tống Ngọc, Phan an ngày xưa đã biến đổi như vậy. Lâo gia gầy yếu vỗ ngực quát tháo:
- Ta là đương kim Hắc Y Giáo chủ, Tôn Ngộ Thành, các người không được hỗn láo! -
Lão gia bụng phệ liền cười rống:
- Nếu nhà ngươi là Tôn Ngộ Giáo chủ Hắc Y, thì ta đây là Bao Chửng xử án nhà ngươi. Nhưng nhà ngươi chẳng phải giáo chủ Áo đen, mà ta cũng không là Bao công. Nhà ngươi là Tần Vương Chính, ta là Kinh Kha, nhưng Kinh Kha bụng phệ vì chứa đựng ngàn cân cẩu nhục...Chuyện xưa láo hết. Hôm nay Kinh Kha bụng phệ này giết được Tần Vương Chính cho mà coi! -
Rùt lời lão gia bụng phệ, chạy đến bên lão gia gầy yếu, con dao phay bằng gỗ, giơ cao, dọa nạt. Lão gia gầy yếu chạy quanh né tránh dao phay gỗ. Đuổi nhau như đèn kéo quân, hồi lâu, thấm mệt, hai lão gia ngừng lại. Khán giả vỗ tay, hò reo, khen thưởng. Họ vứt tiền vào chậu đồng trên mảnh chiếu rách. Lão gia gầy yếu ngồi bệt ngay bên cạnh bọn con nít, hổn hển thở còn lão gia bụng phệ liền lên giọng ca một bài Hồ quảng tiếng ta rất mùi, rồi hắn ta gọi lớn:
- Cao Tiệm Ly đâu? lấy tiền trong chậu, đi mua rượu, rồi mang đàn gẩy ta nghe...!-
Mọi người thích thú cười vui quên mất lão gia gầy yếu đã bỏ ra đi lúc nào không biết. Nhìn xa còn thấy người ấy lủi thủi trên bến thuyền.
Lam Hà đạo sĩ bảo Thái có thể đó là Hắc Y giáo chủ thực. Chàng ta đề nghị cùng Thái đưổi theo. Thái trả lời:
- Thúc thúc ơi, đuổi theo làm gì? nếu chính là ông ta thì cũng chả có gì quan trọng. Đã bảo quên hẳn quá khứ mà! -
Ròi Thái lưu ý Lam Hà Dạo sĩ tới quang cảnh nực cười: Lão gia bụng phệ gõ chậu đòng, nghêu ngao hát ca đủ điệu đàng ngoài và đàng trong, trong khi tiểu đồng hớt hải nhặt tiền đi mua rượu.
Trên mảnh chiếu rách còn hai ba bình rượu rỗng, mảnh chiếu trải ra làm diễn trường.
Thái cùng đạo sĩ tiếp tục đường đi sang Thiện Lương thăm song thân của Bế Nông Lan, nhưng nghĩ lại, Thái không quen Nông Lan, cũng chưa bao giờ gập nàng, đến thăm ông bà cũng hơi vô lý, Thái từ biệt Lam Hà đạo sĩ, rồi tiếp tục theo hành trình xưa kia của Quốc Đức. Thái qua đng dơi, nhũ đá ngũ sắc tuyệt vời, rồi Thái thấy cả ngôi chùa mà dưới mái Quốc Đức ‘’ đuổi Bế nông Lan về Thiện Lương... Hôm nay trời không mưa, nên Thái không thấy những hạt mưa nôi tiếp nhău thành hàng mấy chục chuỗi kim cương sáng chói mặt trời như Quốc Đức tả. Chùa còn vắng người, nhưng đang được trùng tu.
Thái cũng đi dọc bờ sông, tới bến thuyền chài, nơi có cá chép to bằng tay dang. Nhưng Thái không thấy giang âu bay lượn như Quôc Đức tả. Nghe nói có hồi dân chúng không còn gì ăn, bất cứ sinh vật nào cũng qua miệng. Chắc đó cũng là số phận bọn giang âu này...mà cá, thì hồi nào, dân chúng đánh quá nhiều, nên cá không kịp lớn lên.
Ngồi bên mt gốc tùng bờ sông, liên tưởng nghĩ đến Hề giáo chủ ở Lam Hà, Thái nghĩ dù người ấy là giáo chủ thực chăng nữa cũng chẳn có gì quan trọng, rồi Thái ghi trong Viễn trình nhật ký:
Bãt cứ ai, xưa nay, ‘’trị vì ‘’ thiên hạ bằng khủng bố, dọa đe, bằng nghèo khổ, bằng ngu tối hoá dân chúng, bằng lừa dối, bằng hứa hẹn hão huyền, cũng không tồn tại lâu dài, bởi vì giấc ngủ ‘’dân nô ‘’ ngày nào chấm dứt, hết sợ sệt, hết tin tưởng mù quáng, thì người ta chỉ còn nhìn thấy những lố bịch, nực cười, dù nhiều khi cười trong nước mắt...
Nghĩ đến hài hước, Thái bỗng nghĩ lại triết gia Ô mã thiền sư thực chí lý khi ông ta nói:
- Minh chủ cần gì phải tinh khôn. Cứ vận đng lập được minh chủ nào thực ngu dốt,nghĩa là lập một ‘’U-Minh-Chủ ’’ thì những thái sư như ta mới có chỗ đứng... Mà khi họ đã thành minh chủ thì họ tha hồ tán vượn tán hươu tuyên bố...-
Nghe vậy, Thái phản đói, nói dản chúng đâu có ngu dốt, họ sẽ nhặn ra ngay, thì Ô Mã Thiền Sư ngửa mặt lên trời cười rống:
- Người dân, thứ nhất là sợ sệt, thứ hai là nghi ngờ ngay cái trí khôn của mình: người ta có thế nào mới lên làm được minh chủ chứ!..., ‘’u-minh-chủ ‘’ của chúng ta cứ việc tuyên bố vượn hươu, mỗi khi chúng ta phê bình, tuyên truyền, -nhiệm vụ chúng ta -, thì những lời ngu dốt đến đâu cũng thành cao siêu, sáng suốt....-.
Cái khôi hài của Ô Mã Thiền Sư cứ theo Thái, trên đường tiếp tục, Thái bỗng thành gàn dở, Thái dừng cương bên một gốc tùng, dột nhiên nghĩ đến tính sổ cuc đời.
Thái hối hận đã đem cho bao người bạn gái vì mình lúc nào cũng lừng khừng không dứt khoát...
Ròi Thái tự tha thứ...
Thái vẫn yếm thế, sau bao nhiêu sự kiện lịch sử đã sấy ra....nhất là Nguyễn Huệ đã chiến thắng Mãn Thanh
...Khi Nguyễn Huệ đã trở về đàng trong, thì nhà Lê đang trả thù nhà Trịnh, lâu đài nhà Trịnh cháy mười ngày chưa tắt, rồi Chiêu Vân Các cũng bị hỏa thiêu, dù ông Quang Anh có để lại giấy tờ để gia nhân trao lại cho chính quyền nhà Lê mới phục hồi xử dụng.Không những Chiêu Vân Các bị hoả thiêu, mà võ quan Lê Triều nhân dịp trả thù họ Đặng, thủ tiêu gần hết gia nhân còn lại trong gia trang. Quốc Đức nói tiền tài cung điện lâu đài là của chung đát nước, trả thù tiêu hủy những gì dânchúng đã xây dựng lên đã đành thất sách, nhưng không quan trọng bằng nhà Lê đang giết hại sinh linh.
Thái theo Quốc Đức về Kẻ Chợ cùng đoàn người tâm phúc, hành động trong bóng tối, theo kiểu Phi Thúy Song Hiệp, cản trở, đe dọa, trừng phạt những kẻ làm càn..
Gần hai năm sau, Thái mới về tới Điền Sơn. Nhưng tới nơi mới biết Đinh phunhân đã mang Nguyên Thành và Đông Xuyên lên Trung Vân, an toàn khu.
Thế rồi, buồn rầu được tin Lương Trinh lại bỏ đi tu, sau bao năm tháng mỏi mòn đợi chờ mình, và bé Vị An thì đã về nhà họ Tôn..
Ở gần Điền Sơn, trong những ngày hoang mang đau buồn, Thái đã viết một áng văn tuyệt tác bên hồ ChiêuVân, về những yêu thương trong tranh đãu, và những tranh đãu trong yêu thương....
Được tin thành Điền Sơn đã bị tàn quân Mãn Thanh chiếm đóng và quân Điền Sơn Trấn Bắc đã chiếm lại rồi, Thái vội đến thành Điền Sơn.
Nghiêm Thành cùng ban tham mưu trên thềm sảnh đường, bên cạnh có Đinh bạch Phụng, cùng Giang và Lý, ba người mặt mũi còn đen than bụi. Càng thêm ngạc nhiên, Giang địu sau lưng một con nít chừng năm sáu tháng. Thái cùng đồng bạn đến chào chỉ huy trưởng Nghiêm Thành, tới gần Phụng, Thái cảm động chẳng nói được gì, chìm đắm trong đôi mắt trong sáng của Phụng...Vài phút sau, quân bình trở lại, Thái nhìn đứa bé trên lưng Giang, đưa mắt thăm dò Bạch Phụng. Phụng tủm tỉm, tránh ánh mát Thái. Chàng trai tiếp tục nhiệm vụ quân sự, theo lệnh Nghiêm Thành, kiểm tra các nơi, truy tầm địch quân còn ẩn nấp trong thành. Bạch Phụng cho Lý đi theo, vì Lý biết rõ đîa điểm hơn Thái. Dọc đường, Thái khẽ hỏi Lý:
- Lý ơi, Giang địu con của chị Phụng đấy phải không, sinh với ai thế? Anh trông thấy hơi giống tướng Thành? -
Lý đùa:
- Bí mật quân sự!!!, em không biết, em mới về đoàn cùng chị Phụng và chị Giang dẫn quân vào thành bằng đường mật. Anh Thành dẫn đại quân tấn công mặt tiền và các trạm tiền đồn của địch. Em chỉ biết thế thôi, còn việc khác thường, khá rắc rối ấy, anh phải hỏi thẳng chị. -
Thái lại nghĩ thầm: Cũng được đi, Phụng có con với ai thì cũng không quan trọng.... mình càng dễ sử. Tha hồ lấy lại tự do... trong trắng.
Bọn tũ binh gãn ba trăm ngồí dưới sân. Nghiêm Thành cho mời những sĩ quan địch cón lại lên sảnh đướng. Phân công mai táng tử binh đôi bên, rồi sau khi cấp lương thực, ủy lạo, thả hết tù binh... Dó là lệnh của Ô mã thiền sư: mình không có điều kiện giữ tù binh. Thả đi, có hai diều lợi, thứ nhất tỏ lòng nhân đạo của mình, thứ hai để họ báo tới chỉ huy của họ những thất trận hiểm nguy...
Chiều tối, Nghiêm Thành rút quân, theo chương trình, lên đường đi công phá mấy đồn lương nhu địch gần Kinh Bắc. Thái tình nguyện đi theo, nhưng Thành ra lệnh Thái cùng đoàn quân của mình ở lại đồn, dưới quyền chỉ huy của Phụng. Lệnh của Thành là chỉ giữ Điền Sơn vài ngày, đủ thì giờ phá hủy các nơi trú ngụ, mục đích néu địch lại chiếm đóng, dịch phải dựng lều dã chiến, và đủ thì giờ đặt thuốc nổ những nơi bí mật.
Phụng quen điệp vụ hơn quân sự. Giang và Lý cũng thế, cho nên Phụng tuyên bố ‘’bổ nhiệm’’ Thái và chỉ huy phó của Thái vào ban tham mưu. Nhưng trong khi thi hành quân vụ, ngay có khi đi bên Phụng, Thái thấy Phụng nghiêm trang, không lời riêng tư cùng Thái.
Chiều tối, bố binh phòng thủ xong xuôi, sau bữa cơm dã chiến vội vàng, ai nấy về nơi chỉ định....Phụng đến gập Thái, cùng Thái đi kiểm tra các yếu điểm. Nhung phục còn rách bẩn mà Phụng rạng rỡ sinh tươi, đôi mắt sáng trong của Phụng thôi miên, Thái lúng túng vụng về. Phụng nhắc lại tất cả những gì thầm kín đáy lòng. Phụng thú thực thương nhớ Thái, nhưng không tin Thái yêu thương Phụng:
Thái ngắt lời Phụng:
thân Phụng - Phụng nhầm rồi... Thái muốn theo Phụng về chịu ti đã quyến rũ Phụng, mong song tha thứ chấp nhận Thái, rồi chúng ta đi nơi nào xây tổ ấm như mọi người... -
Phụng nhắc tới kỷ niệm đêm nhà bạn Cát Điền, Phụng không sao quên, có lúc cũng muốn quên đi...vì mỗi khi nhớ đến con tim rồn rập, từ đáy lòng thủy triều sóng đng, thương nhớ Thái không sao nói hết.
Phụng:
- Phụng tôi, ngày nào chợt hiểu: người ta chỉ yêu thương có một lần trong đời. Tại Cát Điền gia, Phụng trao thân cho Thái, cho Thái tất cả nhừng gì gọi là quý giá nhất trong đòi con gái, thú thực vì lúc đó nghĩ đến ngày mai không bảo đảm, Phụng đã cho Thái là người Phụng kính phục, quí mến nhất... Phụng không biết Phụng đi vào học hỏi thương yêu thực sự... Phụng đã thương yêu Thái...-
Thái:
- Thú thực, Thái cũng lần đàu, Thái không quên được những cử chỉ thương yêu của chúng ta đêm ấy, nhưng từ ngày ấy, Thái không còn trong trắng với Phụng. -
- Thái là phái nam, Phụng rất hiểu, trong trắng thể chất làm sao mà bảo đảm, nhưng phái nữ của Phụng không như thế... Phụng yêu Thái thực sự nên Phụng trong trắng đợi chờ...Nhưng Thái ơi, Phụng biết Lương Trinh ở chùa nào, và cũng biết cả địa điểm Cúc Xuyên, Thái muốn biết không? -
Thái:
- Phụng lại thử Thái phải không? Thái xin trả lời, Thái cũng muốn biết nhưng nếu Thái luôn cạnh Phụng, quân bình thể chất, tinh thần, chắc chắn Thái cũng không cần biết mà Thái đã không đi vào ti lỗi. Ti nặng nhất của Thái là đã đánh thức tình yêu và tình dục ở Lương Trinh, rồi bỏ mặc, đến nỗi Trinh lại trở về tu hành. -
- Cũng vì Giang vô tình giúp Phụng gìn giữ cho nên Giang đã mắc nạn. Câu chuyện thực đau lòng. Phụng phải đến một cơ quan của Lê,gần một địa điểm Mãn Thanh,Giang đi thay. Như trường hợp Phụng ở Kẻ Chợ, Giang đã bị bắt. Chi tiết việc này có ghi để Thái sau này viết lại. Bây giờ chỉ tóm tắt. Giang bị tra tấn trong đồn Mãn Thanh. Tuy biết nhưng Giang không nói tiếng Trung Quốc. Có một người của cơ quan Lê phiên dịch. Người này tổ chức cho Giang đào thoát. Anh ta không nói ở tổ chức nào. Anh ta thương mến Giang vô cùng. Trời tối, trên đường đi bị bại lộ, giặc đuổi bắn. Anh bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, anh nói với Giang là anh bị bại lộ thì vợ con anh không an toàn. Anh nói địa chỉ xin Giang đến ngay mang vợ con anh đi nơi khác. Giang trốn tránh trong rừng sâu, mãi đêm sau mới tới nhà anh. Vợ anh đã bị hạ sát, nhưng bỗng nghe tiếng trẻ khóc cuối vườn. Giang đến nơi thì trong bụi đứa nhỏ chừng năm sáu tháng khóc đói.Ân hận không cứu được vợ anh, Giang địu bé nhỏ từ ngày ấy, coi như con mình. Phụng bảo gửi nơi nào, Giang không chịu, Giang kiếm được vú em đi theo Giang, nhưng Giang cứ đòi địu con gái ân nhân. Thực là gàn dở, xông pha chiến trận, vừa bảo vệ vú em vừa bảo vệ đứa trẻ. Lý cũng phải tăng cường bảo vệ Giang, đứa bé và vú em. Nay mai về Trung Vân, chúng ta sẽ giải quyết việc này. Giang không tin vú em đủ sức bâo vệ đứa bé. -
Phụng nói tới đây thì đi đến trước phòng cũ của Nguyên Thành và Đông Xuyên. Không còn cửa nhìn thấy Giang và vú em say giấc điệp bên cạnh nôi của em bé. Phụng nhắc là nôi cũ của Đông Xuyên. Phụng đến phòng cũ của Phụng, cũng không còn đồ đạc, cửa buồng cũng không còn nưã. Địch đã phá dùng đun bếp. Thái định chia tay, Phụng cầm tay Thái, đôi tay nóng bỏng của Phụng... Phụng khe khẽ, ý nhị bên tai:
- Thái vào phòng thiếu nữ của Phụng, hai chúng ta cùng trách nhiệm nhé! -
Thái theo Phụng. Thinh không đêm khuya có tìếng Thái gọi Phụng, và Phụng gọi Thái, hai tiếng cố kìm hãm giữ lại nơi đáy lòng thầm kín...
Máy tiếng cồng nối tiếp nhau từ mấy tròi canh, như vui mừng được vài phút giây trong một đêm yên lành yêu đương, rất hiếm trong không biết bao đêm trường tranh đấu trong lầm than khổ ải.
Sáng sau, Bạch Phụng bỏ thành Điền Sơn, theo chương trình rút quân đi Trung Vân. Thái lãnhnhiệm vụ tiên phong.
Trên mình ngựa, Thái ngoảnh lại trìu mến nhìn doàn người,.... bỗng giục ngựa lại bên Phụng.
- Em, em, thương em quá, - Thái nói khẽ bên tai Phụng, lần đầu Thái gọi Phụng là em,- em phải thận trọng giữ gìn cho anh và cho hai con. Chúng ta đi thăm con. Càu trời cho chúng ta bình yên đi tới Trung Vân -
Phụng không nói gì nhìn Thái ánh mắt yêu thương, hàng phục, kín đáo chùi hai giọt lệ nơi cuối mắt.Thái giục cương cùng mấy đoàn viên ruổi rong..., yêu đời vì hy vọng và tin tưởng lại trở về, hy vọng và tin tưởng ở thế hệ đàn con ở Trung Vân và những thế hệ mai sau để xây dựng đãt nước hùng cường, thanh bình dân chủ...trong tương lai...!
Giục cương, Thái tự nhủ: tương lai? tương lai? bao giờ nhỉ? không cần biết. Thế nào cũng có ngày đãt nước sẽ đi đến hạnh phúc thanh bình...
Thương Giang Diễm Sử Thương Giang Diễm Sử - Bùi Văn Nhẫm