Số lần đọc/download: 2660 / 36
Cập nhật: 2022-07-30 20:47:05 +0700
Người Khách Không Quen
Tất cả lối trang sức của Thượng Quan Linh lúc này, ngoài trừ cây Lệ thủy tinh kiếm là vật duy nhất của chàng ra, thì tất cả những vật mà chàng đang dùng trên mình ấy, đều hoàn toàn của vị cao tăng tôn giả, từ mũ, áo, quần, tất, giày đều có thêu kim tuyến và chữ văn tự, văn tự lại giống lối chữ triện. Thượng Quan Linh lấy làm kỳ lạ, chàng ngắm đi ngắm lại khá lâu, ngoài trừ chàng đoán được có lẽ đó là phần văn kinh điển của nhà Phật ra, chàng không còn biết gì hơn và ý nghĩ sâu sắc hay nông cạn của nó, đương nhiên chàng không thể nào khám phá được ngụ ý gì!
Bụng thì không thấy đói thật, tinh thần cũng vô cùng sung túc, chỉ có mỗi tội công lực trong mình hoàn toàn mất hẳn. Thượng Quan Linh đành không biết tính sao hơn, chỉ còn nước ráng giam mình tại dưới đáy trì của thạch thất này cho hết hạn bốn mươi chín ngày, chờ cho công lực khôi phục, rồi sẽ tính kế liệu sau. Và cứ thế chàng sống âm thầm một mình trong động thất, và thạch thất này không thể nào chia rõ ngày đêm, Thượng Quan Linh chỉ còn nước tính nhẩm, ước chừng lối đâu hai mươi mấy ngày, còn một nửa chuỗi thời gian nữa mới đến ngày bốn mươi chín theo như trong quyển di thư nói. Sự đói và lạnh đã không thành vấn đề đối với chàng Thượng Quan Linh trong lúc này, nhưng nội tâm của chàng lại bị khủng hoảng về hai vấn đề: một, theo như lời thuật trong quyển di thư thì Hữu Duy Na còn người sư huynh là Tả Pháp Thụ tôn giả, ba mươi năm về trước đã từ động thất của đáy trì đào tẩu đi biệt tích.
Nhưng dù sao, Tả Pháp Thụ cũng là người thứ hai biết về động thất này, nếu như người này còn chưa chết, thế nào cũng còn quay về đây để lấy Tuyết bi tiên hoa, và nếu người này biết mình đã ăn mất tiên hoa ấy, và người sư đệ của họ đã chết e không chừng sẽ trút hết cơn giận tức vào mình mất, dù cho mình công lực vẫn còn mạnh như xưa, liệu bề cũng không phải địch thủ của những hạng cao tăng Thiên Trúc như thế, huống hồ nay mình nuốt tiên hoa, kỳ hạn bốn mươi chín ngày còn chưa mãn, công lực chưa khôi phục được
Thượng Quan Linh chỉ mong sao trong lúc này đừng có xuất hiện vị cao tăng Tả Pháp Thụ tôn giả tại đây thì tuyệt, và nhất là trong thời hạn của bốn mươi chín ngày gay cấn này! Ngoài việc này chàng lo canh cánh bên mình ra, việc thứ hai nữa là: sau khi mãn hạn 49 ngày và khôi phục lại được công lực, làm sao ra khỏi động thất này? Nếu ra bằng lối Đại Ngũ Trì, nhưng chất nước ở đó đến lông ngỗng còn chìm thì thân xác của mình làm sao nổi lên được? Về điểm này, Thượng Quan Linh suy nghĩ mãi, không biết xưa kia sư huynh đệ của hai tăng nhân bên Thiên Trúc ấy có nghĩ đến lúc rút lui ra về không? Và nhất là vị sư huynh của Hữu Duy Na ra đi bằng cách nào khi xảy ra cuộc động đất?
Quyển di thư của Hữu Duy Na không thấy nhắc đến điểm này, mà nếu Tả Pháp Thụ vẫn còn sống trên trần gian này, thì có thể chứng minh rõ là họ đã ra bằng đường lối nào! Thượng Quan Linh suy nghĩ đến mình bị giam hãm tại đây, tuy được ăn nhầm tiên hoa quí báu, thể chất trong mình khác hẳn người thường, sống trong động thất đây tuy không sợ những cơn đói lạnh uy hiếp, nhưng dù sao tuổi của chàng vẫn còn thanh xuân và yêu đời, quả thật chàng không muốn mình bị chết già nua trong động thất này tí nào. Huống hồ ân thù mình còn chưa trả xong, lão bà bịt mặt là kẻ thù đã giết ân sư, nghĩa muội, và tất cả những bạn thân già của mình, rồi còn đang tay hạ độc thủ thâm hiểm bằng lối đánh Phủ Chưởng Hàn! Mối thâm thù máu hận như thế, đâu có thể đời nào quên mà không báo cho được? Nào là Liễu Mi, Gia Cát Dật, Đông tăng Túy Đầu Đà, Tây đạo Thiên Si, sư huynh Hầu Hạo, những người này làm sao mình không trông nhớ cho được? Thượng Quan Linh càng biết rằng: Thế nào Đông Phương Đình cũng đem tin chết của mình truyền khắp ra trong giang hồ, và trước khi cái tin chết của ta chưa được chứng thực đích xác, thế nào nàng Liễu Mi và Gia Cát Dật cũng còn ôm mối hy vọng cuối cùng là chờ xem kỳ tích hiện ra, nghĩa là chờ coi mình còn sống để về gặp mặt họ...
Chàng càng nghĩ càng rối trí, chỉ mong sau hết hạn 49 ngày để tìm lối thoát và tái xuất hiện trong giang hồ để gây nên những sự nghiệp lừng lẫy của đời hiệp nghĩa. . .
Một hôm, trong lúc Thượng Quan Linh đang ngồi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trên thạch sàng, bỗng chàng nghe có tiếng chân người cộp cộp bên động thất phòng ngoài. Thượng Quan Linh thầm nghĩ: nếu quả là người, thì kẻ ấy không ai khác hơn là người sư huynh của Hữu Duy Na tức Tả Pháp Thụ tôn giả! Không lý vị cao tăng của Thiên Trúc này đã đến thực ư? Chàng thừa biết mình không phải tay địch thủ của người ta, chỉ còn nước là ráng làm sao mạo nhận là Hữu Duy Na xem sao, bèn ngồi ngay ngắn trên sàng thạch chờ đợi, và chàng biết trong động thất này không có một nơi nào có thể dung thân trốn cho được.
Tiếng chân càng lúc càng gần, trong sự im tịnh tuyệt đối của động thất, những tiếng bước cộp cộp nghe càng rùng rợn hồi hộp. Thượng Quan Linh tuy ngồi xếp chân bàn tròn trên thạch sàng, nhưng trống ngực đánh thình thịch muốn bể lồng ngực luôn. Dần dần Thượng Quan Linh nghe rõ những tiếng chân đang bước loanh quanh ở động thất bên ngoài, và Thượng Quan Linh đã có thể nghe âm thanh đoán phương vị của những tiếng chân ấy, tiếng bước đang loanh quanh tại nơi mọc của cây dị thảo Tuyết bi tiên hoa, chắc Tả Pháp Thụ đã phát giác cây tiên thảo bị mất,... tiếng chân đã bắt đầu chuyển hướng vào động thất trong của mình. Thượng Quan Linh lúc này gần như muốn nín thở để chờ đợi.
Tiếng kích cách của khoen cửa động thất đã động, cửa mở, và một bóng người lướt ngay vào. Thượng Quan Linh đánh bạo mở mắt nhìn, dưới ánh sáng lập lòe của chất lân tinh thạch, giữa động thất đang đứng uy nghi một vị tăng nhân, chỉ thấy vị tăng nhân này, trang sức không khác gì với những quần áo và đồ dụng của Hữu Duy Na, cũng mũ, cũng cà sa, cũng tất, cũng giày, và cũng thêu chỉ bằng kim tuyến và những văn tự kỳ lạ!
Thượng Quan Linh lúc này lập tức cảm thấy đôi mắt sắc bén của vị tăng đang lạnh lùng quan sát mặt mình. Và hình như đối phương đã nhận rõ ra sự ngụy trang của mình, bỗng y cất tiếng cười lên khanh khách, tiếng cười vang động khắp trong động thất âm thanh không những hùng dũng mà còn quái dị lạ lùng.
Thượng Quan Linh bất giác chột dạ giật mình, nhưng chàng kịp nghĩ ngay lợi hại, lúc này không thể nào nên để lộ chân tướng được, chàng mạnh dạn lên tiếng rằng:
- Kính chào Pháp Thụ sư huynh! Sư đệ trông ngóng sư huynh muốn chết đi được? Tại sao sư huynh đi một hơi những ba mươi năm trời lâu lắc như thế mới về? Tiểu đệ đã sắp sửa không thể chờ đợi thêm nữa!
Nhưng Thượng Quan Linh chỉ nghe những tiếng líu la líu lô tràng giang đại hải của vị tăng nhân cao lớn xứ Thiên Trúc, chàng chẳng hiểu một câu nào, hiển nhiên là vị tăng nhân này đang nói chuyện bằng tiếng Phạn ngữ!
Thượng Quan Linh hợp ngay chưởng rằng:
- Sư huynh! Suốt trong ba chục năm nay, tiểu đệ đã sống cô độc trong động thất này, và cũng nghĩ rằng từ đây về sau, nguyện thay thế tôn sư cố tìm lấy vài người tư chất thông minh ở Trung Thổ này để làm đệ tử nối truyền y bản, như thế mới đáng công của anh em sư huynh đệ chúng mình lặn lội đến đây, vì thế tiểu đệ đã quyết tâm không bao giờ dùng đến ngôn ngữ của Thiên Trúc nữa, vậy xin sư huynh cảm phiền là tiểu đệ không bao giờ dùng tới Phạn ngữ để trả lời sư huynh - Ngừng một chập lại rằng: - Sư huynh đã không về Thiên Trúc, vậy trong bấy nhiêu năm nay chắc sư huynh đã phiêu bạt miền xứ Trung Thổ, vậy mà Hán ngữ của miền Trung Thổ sư huynh vẫn còn chưa biết nói sao?
Tả Pháp Thụ vốn là con người tự ái cao, tính tình ương ngạnh lại càng chịu không nổi những câu nói khích, Thượng Quan Linh dùng ngay đòn đánh tâm lý này, quả nhiên đối phương mắc mưu. Chỉ nghe Tả Pháp Thụ nói:
- Ai bảo ta không biết Hán ngữ? Ta đã biết nói từ lâu rồi. - Nhưng âm giọng còn chứa đầy thổ âm xứ Thiên Trúc!
Thượng Quan Linh tạm yên dạ, chàng cố vờ ra một vẻ thương cảm nói tiếp rằng:
- Thưa sư huynh, từ ngày xảy ra cuộc biến động trời nghiêng đất ngửa ấy, sư huynh tự thoát nhân lấy một mình, thật quả khiến cho tiểu đệ lo ngại cho số phận của hai anh em chúng mình vô cùng, may nhờ trời vô sự, và đệ nghĩ đến công lực của sư huynh siêu tuyệt thể nào cũng thoát nạn, nên đã không ngần ngại chờ đợi tại đây, nào hay một cái đợi như thế đã trôi qua ba mươi năm trường như thế...
Giọng tâng bốc cung kính như thế, quả nhiên đã khiến cho Tả Pháp Thụ hòa dịu hẳn một phần nào, y ngập ngừng một chặp mới hỏi rằng:
- Duy Na, vừa rồi ta vào động thất bên ngoài kia, cây tiên thảo Tuyết bi tiên hoa đã không thấy, cả gốc cũng bị bứt, hiển nhiên nhà ngươi đã ăn mất nó rồi!
Thượng Quan Linh sắp đặt nhanh ngay một câu chuyện, bèn đóng ra một bộ buồn rầu ăn năn rằng:
- Tội của tiểu đệ đáng chết muôn ngàn! Trong cuộc xô xác của anh em chúng mình, vì tình sư huynh đồng môn, tiểu đệ không nỡ đang tay hạ độc thủ trong thế thứ bốn mươi chín của Duy Na chưởng thức tức ngọn Huyết lệ giao bưng, nhưng nào ngờ sau khi tiểu đệ chịu thiệt về sinh mạng để miễn cưỡng thu thế về thì cũng bị mũi kiếm thần của sư huynh xỉa trúng nơi trọng yếu! Sau khi sư huynh bỏ đi trong cơn biến động của núi lửa, thì chẳng bao lâu nơi thạch thất này lại trở lại cảnh sóng yên nước lặng của nó. Trong lúc ấy thì tiểu đệ đã cảm thấy trong mình vì cố gượng thu thế đánh Huyết lệ giao bưng mà đã trở thành khí huyết nghịch lưu, phần vì vết thương do sư huynh gây nên, mạng sống của tiểu đệ chỉ còn nước thoi thóp chờ chết...
Nghe đến đây, Tả Pháp Thụ hầm hầm nổi giận xía ngay vào rằng:
- Và có phải ngươi vì muốn sống mà đã ngang nhiên nuốt mất cây Tuyết bi tiên thảo không?
Thượng Quan Linh vờ hoảng hốt và đượm thêm vẻ ăn năn ngập ngừng rằng:
- Tiểu đệ nay thấy ăn năn vô cùng, nhất là đã phụ bạc tất cả lòng mến yêu của sư tôn và sư huynh, chỉ vì chút ít ý nghĩ hẹp hòi ham sống, mà đã gây nên một tội tày trời như thế!
Tả Pháp Thụ quá thất vọng, bỗng dũng khí y nổi lên đùng đùng, một tiếng cheng vang lên, từ bên cạnh mình y rút ra một cây trường kiếm. Nhưng cây trường kiếm này phải nói nó là cây đại đao thì có phần đúng hơn, vì toàn thân kiếm chẳng những dài mà còn dày là khác Thượng Quan Linh xưa nay chưa hề thấy qua loại trường kiếm như thế này bao giờ, phỏng chừng sức nặng của nó cũng đến ba bốn chục cân là ít, nhưng nằm trên tay Tả Pháp Thụ nhẹ nhàng y như không hề cầm vật gì vậy, trong lúc sử dụng lại lanh lẹ linh động vô cùng. Tuy Tả Pháp Thụ đã rút kiếm bày thế, nhưng vẫn chưa dám mạo muội ra tay ngay, dùng giọng trầm, nặng rằng:
- Duy Na! Không phải là ta không nghĩ đến tình đồng môn của sư huynh đệ chúng ta, nhưng tại ngươi vì lòng ích kỷ mà tự bội tính trước, ngang nhiên nuốt Tuyết bi tiên hoa, khiến cho sư tôn bị đoạn tuyệt hẳn mối hy vọng cuối cùng của ngài, tội tày trời như thế, không thể nào dung tha cho ngươi được? Nay ta thay mặt sư tôn để trừng phạt tội của ngươi, vậy người hãy ngoan ngoãn mà nhận lãnh cho rồi? - Dứt lời, cây Pháp Thụ trường kiếm giơ ngay lên, ung dung bước sang, tính nhắm ngay đầu Thượng Quan Linh bửa xuống!
Thượng Quan Linh bỗng bật cười thành tiếng, đồng thời chàng từ trên sàng nhảy vọt ngay xuống đất, giơ ngay chưởng bày thế, miệng lên tiếng rằng:
- Sư huynh! Cây Tuyết bi tiên hoa quả là tiên phẩm bất phàm, sau khi tiểu đệ nuốt xong, dung nhan bỗng tươi trẻ hẳn lại. Sư huynh thử nhìn kỹ, hiện nay em chẳng hoàn toàn khác xưa lại rồi sao? Nhất là trông trẻ như thiếu niên ngoài hai mươi tuổi.
Những lời nói ấy quả nhiên Thượng Quan Linh đã lừa phỉnh được Tả Pháp Thụ tôn giả, dưới ánh chập chờn của lân tinh thạch vị tăng Thiên Trúc nhìn kỹ, quả đúng thật!
Chỉ thấy đối phương dung nhan tuấn tú, chẳng khác nào như thiếu nữ giả trai, thần khí thanh nhã, diện như quán ngọc, rõ đúng là thay đổi hẳn thành một người khác vậy, đâu còn những nét xưa kia của người sư đệ Hữu Duy Na nữa! Đương nhiên là y vẫn còn chưa biết rõ đây là vị sư đệ giả mạo do Thượng Quan Linh thủ vai, trong khi kinh hãi ấy, cây trường kiếm trên tay vẫn chưa sao hạ nổi xuống.
Cũng nhờ lúc hai bên sát nhau này mà Thượng Quan Linh cũng biết rõ mặt của Tả Pháp Thụ, suýt nữa thì chàng ngất xỉu vì khuôn mặt đó, chỉ thấy một người ngang nhiên vạm vỡ đứng trước mặt mình ấy, lại có một bộ mặt ngựa đen gần như nhọ chảo (lọ nghẹ) khuôn mặt dài quái gở kinh dị. Nằm trong tình trạng giữa sống và chết ấy, Thượng Quan Linh cố mạnh dạn tiếp tục lên tiếng:
- Thưa sư huynh, chẳng nói giấu gì sư huynh, trong ba mươi năm trời qua, công lực của tiểu đệ đã tăng lên kinh khủng!
Thế của Thượng Quan Linh đang bày là: đầu gối bên phải hơi co lên, song chưởng đều xòe hết ra, một chỉ thiên, một trỏ địa, và đúng với thế đầu tiên của Duy Na chưởng thức!
Quả nhiên Tả Pháp Thụ tôn giả bị Thượng Quan Linh phỉnh gạt, trong lòng đâm ái ngại, vì biết rõ mình không phải là đối thủ của sư đệ, huống hồ nay hắn đã nuốt tiên hoa quí nhất trần gian như thế, cộng trong suốt ba mươi năm trời khổ luyện!
Sau khi được sự nhắc tỉnh của sư đệ, Tả Pháp Thụ bèn rầu buồn thu ngay kiếm, cheng một tiếng, nạp ngay vào vỏ! Thượng Quan Linh đã cảm thấy áo lót trong của mình đã ướt hẳn vì mồ hôi của cơn khủng hoảng tột độ! Toàn nhờ cơ trí nhanh nhẹn ứng biến, chàng đã tạm thoát khỏi một cửa ải của quỉ môn quan! Trong bụng thầm nhủ! Kinh hiểm thật, chàng cũng lập tức thu ngay thế của mình về, may phước cho Thượng Quan Linh là còn nhớ nổi ngọn thế khởi đầu này của Duy Na chưởng thức cũng nhờ thế mới phỉnh gạt nổi Tả Pháp Thụ để nhặt lại mạng sống của mình.
Lúc này Tả Phấp Thụ đành tự tìm lối hạ đài! Y cũng vờ bất nhẫn tâm để gỡ gạc lại thể diện của địa vị sư huynh rằng:
- Sư đệ! Tuy ngươi đã phạm một tội tày trời như thế nhưng chúng ta tình nghĩa như thủ túc ruột thịt! Làm sao ta đành hạ độc thủ cho đành.
Thượng Quan Linh mừng quýnh lên trong bụng, bèn thưa ngay:
- Đa tạ sư huynh đã kiếm hạ lưu tình? Tiểu đệ này không chết, nguyện ngày sau thế nào cũng hậu đền ơn sau.
Tả Pháp Thụ đành chịu, và y đi loanh quanh khắp trong động thất, Thượng Quan Linh chỉ sợ bị lộ chân tướng thì nguy, bèn kể lể sơ: nào cây gỗ thơm do chàng trồng trong động thất, nào chiếc giường sắt đã đựng đầy chất phóng uế và chôn xuống đất để cho không khí sạch sẽ. Nhưng vị sư huynh chỉ lạnh lùng ừ bằng tiếng mũi, sau khi loanh quanh trong động thất một hồi, bỗng vị sư huynh như sực nhớ ra chuyện gì, bước thẳng ngay lại trước mặt Thượng Quan Linh, chăm chú quan sát tường tận dung mạo của chàng.
Cái nhìn soi bói ấy đã khiến cho Thượng Quan Linh phải hoảng hồn trong bụng, chàng bèn mạnh dạn hỏi ngay:
- Sư huynh! Sao anh nhìn tiểu đệ như thế?
Tả Pháp Thụ lắc đầu lẩm bẩm rằng:
- Ta không tin, không thể nào tin, dù cho cây tiên thảo Tuyết bi có thần kỳ đến đâu đi nữa, nhưng làm sao cải biến hết cả khuôn mặt của một người được, từ da mặt cho cả đến giọng nói...
Trong ngực Thượng Quan Linh đánh thình thịch, đây quả thật là một lỗ hổng to tướng mà mình đậy không kín! Hữu Duy Na tôn giả vốn là người Thiên Trúc, da đen, trong lúc chết, tính ra cũng trên ba mươi tuổi mà nay da mình trắng trẻo, tuổi còn chưa đầy hai mươi, làm sao mà có thể mạo cho giống hệt sư đệ của người ta? Nay Tả Pháp Thụ sau khi quan sát kỹ, chắc lại phát giác cả đến những nét đại cương của khuôn mặt cũng khác hẳn đây, trách sao người ta không nghi ngờ. Nghĩ vậy, Thượng Quan Linh đành liều và mạnh dạn rằng:
- Chính thế! Tiểu đệ cũng lấy làm lạ! Cây Tuyết bi tiên hoa này quả là kỳ lạ tuyệt luân!
Thượng Quan Linh nói tới đây bèn nghĩ thầm ngay rằng, nay chỉ còn cách phỉnh gạt sao cho Tả Pháp Thụ tin mình, rồi nhờ sức của y đưa mình ra khỏi động thất, chờ mãn hạn xong bốn mươi chín ngày, thì mình hết lo ngại về y nữa, nghĩ vậy bèn rằng:
- Thiên sư huynh, nay sư huynh đã bình yên lại đây đồng thời tiểu đệ tâm nguyện cũng đã xong xuôi, chúng mình mau ra khỏi động huyệt này cho rồi!
Tả Pháp Thụ không trả lời, chỉ khẽ hừ bằng giọng mũi, mặt vẫn đăm đăm nhìn mặt Thượng Quan Linh, chàng chỉ thấy bộ mặt ngựa dài đen kinh khủng càng tăng thêm kinh hoảng trong mình! Nguy cơ đã phục sẵn, chỉ còn đụng tới là bộc phát ngay, chàng cố thản nhiên rằng:
- Thưa sư huynh, nếu bây giờ chưa đi, xin mời sư huynh hãy lên thạch sàng nghỉ ngơi cái đã!
Nói xong Thượng Quan Linh bèn lại ngay một nơi tương đối ngồi xếp chân bàn tròn như nhập định. Tả Pháp Thụ tuổi đã ngoài lục tuần, vì đã đứng từ khá lâu lại trầm ngâm bất quyết, nhưng sau cùng cũng không dám phủ nhận, chỉ sợ chẳng may, sư đệ lại ra tay dùng Duy Na chưởng thức để đối phó, và nhất là hắn lại bị vết xe cũ trước kia để lại, không đời nào còn dám thu lại thế thứ bốn mươi chín Huyết lệ giao bưng như trước nữa, và như thế mình khó lòng mà thoát nạn được.
Sau khi Tả Pháp Thụ suy nghĩ cân nhắc cẩn thận, vẫn không dám mạo muội hành động của mình, thế là một cuộc diện đôi bên phòng hờ lẫn nhau được ngấm ngầm diễn ra! Thượng Quan Linh và Tả Pháp Thụ đều ngồi đối diện với nhau trên thạch sàng, và bên nào cũng nghe rõ sự hô hấp trầm nặng của đối phương, không khí khẩn trương càng lúc càng lúc càng tăng thêm! Đôi bên đều chăm chú canh gác hành động của đối phương, chẳng bên nào dám chểnh mảng sơ ý!
Bỗng Tả Pháp Thụ nghĩ ra một kế bèn rằng:
- Sư đệ! Đã lâu rồi ta không đọc kinh. Trong lòng cảm thấy vô cùng bồi hồi, vậy phiền sư đệ hãy niệm kinh cho ta được an thần có được không?
Mưu kế này của Tả Pháp Thụ quả là lợi hại! Nếu người trước mặt đây quả là vị cao tăng xứ Thiên Trúc xưa kia là Hữu Duy Na tôn giả, không có lý nào mà lại không biết đọc kinh? Còn nếu không, đủ chứng minh là kẻ giả mạo!
Thượng Quan Linh quả nhiên không thể thoái thác được, chàng buột miệng rằng:
- Kính sư huynh vạn an, tiểu đệ sẽ đọc một đoạn kinh tiêu tai an thần cho sư huynh!
Tả Pháp Thụ uy nghi ngồi trên thạch sàng, nhưng tay đã sẵn sàng rờ ngay vào chuôi kiếm, chỉ cần phát hiện đối phương có gì lạ là ra tay ngay! Nói xong Thượng Quan Linh đi lấy ngay những pháp khí chuông mõ lại, gõ thử xong, trong bụng chàng thầm nghĩ: Xưa kia mình học nghệ tại Ngao Sơn, Sư tôn Nam bút Gia Cát Dật đã từng dạy cho mình hai bài kinh rất thông thường trong Phật môn, một là đại bi trú, một nữa là tâm kinh, tuy hồi đó mình có thể đọc thuộc lòng, nhưng không biếc ý nghĩa của văn kinh, chỉ biết rằng Nam bút Gia Cát Dật từng nói cho hay đó toàn là những văn kinh bằng Phạn ngữ, người truyền của Phật gia, trước nhất là trọng về lối tu trì, chỉ có thể tự nhiên mà biết, không thể nào giảng ra mà hiểu nổi, cho nên kinh văn này vẫn dùng nguyên âm của Phạn ngữ để đọc, chưa hề được dịch sang Hán âm. Hồi đó mình chỉ học vu vơ cho biết, nay không ngờ lại có thể dùng đắc lực đến thế được, nhưng không biết có thể nào đánh tan được mối nghi ngờ của vị ma đầu Tây Vực này không? Đang lúc Thượng Quan Linh còn mãi suy tư trên thạch sàng Tả Pháp Thụ đã lộ ra vẻ bực mình, trợn mắt hỏi rằng:
- Sao vậy?
Thượng Quan Linh không cần do dự thêm, chàng gõ ngay mõ và cất tiếng ê a đọc Phạn kinh, chàng tụng loại kinh tiêu tai tiêu nạn trong Đại bi thánh trú!
Lúc này chỉ nghe tiếng vang thanh thanh, tiếng kinh, tiếng mõ, tiếng chuông, đều phối hợp đúng mức và khéo khiến cho kẻ nghe cảm thấy yên lặng trong tâm thần, không những Thượng Quan Linh cảm thấy như thế, mà chính cả Tả Pháp Thụ tôn giả cũng cảm thấy vậy. Sau khi đọc xong kinh, Tả Pháp Thụ nhắm mắt và có tiếng ngáy khò khò . . . Thượng Quan Linh như cảm thấy mình vừa buông được một gánh nặng ngàn cân trên vai xuống, nỗi lòng gay cấn tột đỉnh cũng bớt căng thẳng trong tâm tình, và chàng cảm thấy quần áo của mình ướt vì mồ hôi toát đồng thời toàn thân mệt mỏi, uể oải chịu không nổi. Thì ra chàng đã bị mất hết công lực, nãy giờ lo tập trung tinh thần và cơ trí để đối với tình hình căng thẳng tuyệt độ ấy nay tạm qua được thêm một quan ải khó khăn nữa!
Trong mình đã đuối sức hẳn. Bụng biết vị tăng Tả Pháp Thụ vẫn không khỏi còn nghi nữa, mình không thể nào nhắm mắt ngủ yên được, phải cố gắng duy trì cảnh giác lo đối phó biến động thình lình, nhưng ác nỗi đôi mắt cứ nặng trĩu lại, không làm sao mở nổi. Bụng nghĩ, vị Tả Pháp Thụ này nay đã ngủ say, mình ngủ thử một chút đâu có ngại gì.
Thế là chàng yên trí đánh một giấc ngủ? Không biết được bao lâu nữa, Thượng Quan Linh thấy mình đã ra khỏi động thất của Đại Ngũ Trì, vào đến một khu rừng âm u xa lạ, thình lình một con gấu lớn từ đâu vọt đến, nhảy chụp qua phía mình. Thượng Quan Linh vội vung chưởng đánh ra, bỗng bị làn chưởng của con gấu túm trúng, chàng sực nhớ là mình còn chưa hết hạn bốn mươi chín ngày, công lực chưa khôi phục, lúc này chẳng khác nào như một phế nhân vô dụng, làm sao có thể đánh nổi với con gấu hùng mạnh ấy. Chàng chỉ cảm thấy ngọn chường của mình vung ra, công lực không còn như ngày xưa nữa, sức yếu mềm như bún, nhất là khi nắm vào ngọn trào của con gấu càng mềm yếu thảm hại. Tiếng thở phì phào của con vật nghe rõ mồn một, nhất là khuôn mặt hung dữ của nó lại càng kinh tởm! Chỉ thấy nó há miệng giơ nanh tính ngoạm ngay mình.
Thượng Quan Linh chỉ còn cách nhắm mắt chờ chết. Bỗng con gấu giơ trảo xé rách soạt ngay ngực áo của chàng, sau đó nó cất tiếng cười sằng sặt! Quái lạ! Sao gấu mà cũng biết cười tiếng người vậy. Trong tiếng cười Thượng Quan Linh nghe quen tai lắm... Chàng bỗng sực nhớ, nguy to, đây là tiếng cười của Tả Pháp Thụ, chết chửa? Đây đâu phải mình nằm mộng? Rõ ràng chân tướng mình bị lộ, đại họa đã giáng xuống đầu rồi! Chàng vội mở mắt, chỉ thấy Tả Pháp Thụ một tay túm ngay cườm tay mình, tay kia lo cởi ngay ngực áo của mình, cất tiếng cười như điên. Thượng Quan Linh nghĩ ngay là Tả Pháp Thụ đang tìm vết sẹo nơi ngực, vai mà chính do tay y đâm cách đây ba chục năm, và bây giờ mình đã bị lộ chân tướng, vị tăng nhân Thiên Trúc biết người trước mặt mình đây không phải sư đệ Hữu Duy Na mà là một thiếu niên Hán tộc mạo danh.
Thượng Quan Linh nay bị nắm cánh tay trái, nhưng còn tay bên phải, tuy chàng suýt ngất xỉu vì sự kiện đột ngột trước mắt, nhưng nghĩ đến bó tay chịu chết như thế, trong lòng không cam tâm. Chàng len lén dùng tay phải của mình, thình lình rút ngay ngọn kiếm Lệ tinh thủy, quát lên một tiếng lớn, cố dồn hết toàn lực trong mình vùng ngay dậy, đồng thời đưa ngay lưỡi kiếm gạt bung ngay ra về phía mặt của Tả Pháp Thụ tôn giả.
Thượng Quan Linh tuy là đã bị mất công lực, nhưng thế đánh ra cũng bất phàm, làn bạch quang của Lệ thủy tinh kiếm vừa nhoáng lên, Tả Pháp Thụ cảm thấy mắt hoa lên, liền ung dung buông ngay tay nắm Thượng Quan Linh, đồng thời cũng giơ luôn mười ngón chỉ ra chụp bắt thanh kiếm của Thượng Quan Linh, chỉ nghe cheng một tiếng vang nhỏ, ngọn kiếm đụng trúng ngay ngón tay bên phải của Tả Pháp Thụ. Thượng Quan Linh cảm thấy lập tức thanh kiếm của mình hình như đang chém nhắm vào một khối sắt cứng vậy, sự bật ngược khiến chàng cảm thấy tê tay, suýt nữa bảo kiếm văng khỏi tay. Chắc có lẽ vị tăng nhân Thiên Trúc này đã luyện được môn ngoại công tuyệt vời đây chăng, ngang nhiên không sợ đao kiếm, phần vì công lực của Thượng Quan Linh chưa khôi phục, nên toàn thân bị lảo đảo mạnh, chàng vội hai tay nắm chặt kiếm, đứng thủ ngay thế. Rõ thật là kiếm quí có khác, lúc này mới thấy trong khe tay của Tả Pháp Thụ chảy ra vài giọt máu.
Tả Pháp Thụ tôn giá xem như không có người trước mắt vậy, chỉ nghe y lẩm bẩm rằng:
- Hà! Lại là cây bảo kiếm. Một cây bảo kiếm quí báu!
Nói xong thấy y đưa vết thương lên miệng hút máu, tiếng mút chùn chụt vang lên từng chặp, một thân hình cao lớn và những phục sức quái lạ của vị tăng đứng trước mặt Thượng Quan Linh này, trông chẳng khác nào như một vị thiên thần giáng thế, khiến người không ớn mà lạnh?
Thượng Quan Linh sau khi cố dùng hết toàn sức trong người mình đánh ra một đòn giải nguy ấy, chàng đã kiệt lực hẳn đến nỗi không làm sao còn vung kiếm lên được! Chàng chỉ còn miễn cưỡng cố gắng bày ra một thế, cốt để huy trương thanh thế hầu dọa Tả Pháp Thụ tôn giả? Về phía Tả Pháp Thụ thì nào đâu có hay những bí mật thầm kín của vị thiếu niên người Trung Thổ này, thế là con cọp giấy Thượng Quan Linh đã nghiễm nhiên dọa nổi vị cao tăng của xứ Thiên Trúc, trong ý nghĩ, thằng nhỏ này đã ăn Tuyết bi tiên hoa, trên tay lại có cây kiếm báu, chắc công lực của hắn không thường phàm đâu, không thể nào khinh địch, mà mang họa cũng nên. Vừa nghĩ y vừa mút vết thương trên tay. Thượng Quan Linh cũng không biết đối phương vừa rồi đã dùng đến công lực gì, trong lòng vừa hoảng vừa lạ!
Tả Pháp Thụ từ từ rút ngay thanh trường kiếm to dày bên cạnh mình ra, Thượng Quan Linh như muốn ngộp thở luôn! Đang khi tình trạng căng thẳng và bi ai bất lợi cho chàng Thượng Quan Linh ấy... bỗng động thất bên ngoài lại nổi lên những tiếng lộp cộp của tiếng chân bước, cả hai người cùng giật mình kinh ngạc, và ai nấy lo chăm chú lắng tai...
Tiếng chân ấy càng lúc càng gần, mà có vẻ trầm nặng kinh khủng, phải là tiếng chân của một vật khổng lồ mới có tiếng nặng nhọc như thế được, mà cũng có lẽ không phải tiếng chân của loài người mà lại là tiếng chân của quái vật gì chăng!
Cả từ Thượng Quan Linh đến Tả Pháp Thụ, tinh thần của hai người đều bị tiếng chân quái dị này khiến cho khớp hồn. Họ quên cả cuộc giao tranh, và cả đôi bên đều đưa mắt nhìn nhau đợi chờ ra tay.
Còn có ai lại kia? Cả hai bên đương sự đều nghĩ như vậy, không lý bí mật của động thất dưới Đại Ngũ Trì đây, lại còn có người biết nữa sao? Nhưng ai có thể vào đây? Huống hồ tiếng chân này lại vô cùng nặng nề như thế, nếu là người, chắc người này nội lực phải tuyệt cao! Thượng Quan Linh trong lòng tuy hoảng hốt, nhưng chàng vẫn ôm một hy vọng lớn lao, vì trước sau gì bây giờ chàng đã nằm trong thế quá hiểm nghèo, mặc dầu là ai đến đi nữa cũng còn hơn là không có người đến, biết chừng đâu kẻ đến có thể giúp mình cũng nên!
Còn phần của Tả Pháp Thụ tôn giả, nãy giờ chỉ lo đoán phỏng chừng về công lực của tiếng bước trầm nặng ấy, người này ít nhất cũng phải nặng đến bảy tám trăm cân là ít, đương nhiên không thể nào có một người khổng lồ như thế được, hay là mãnh thú, còn nếu không thì người này đang cố ý khoe công lực ghê gớm của mình để dọa thiên hạ. Bỗng lại nghĩ đến xác của con quái vật khổng lồ Tích long bên động thất đã chết lâu năm như thế, không lẽ bây giờ nó lại sống dậy để tác quái? Nếu không phải nó thì cũng chắc là đồng loài của nó!
Dưới động thất của đáy trì quái vị này, không ai dám bảo đảm là không có chuyện quái đản xảy ra trong lúc này. Tả Pháp Thụ cũng bất giác nổi da gà cùng mình. Hai người hồi hộp chờ sự biến động sắp đến, ai nấy tay cầm chặt kiếm, và dồn hết tia nhìn về cửa vách bí mật của thạch thất. Thình lình tiếng chân ấy đến ngay cạnh cửa thì im bặt. Sẹt một tiếng, cửa mở, nhưng tiếng ấy không phải tiếng của cửa mở gây ra, mà là sức mở cửa quá mạnh, nên ngọn kình phong ấy đã gây nên tiếng sẹt ấy. Thượng Quan Linh và Tả Pháp Thụ gần như nín thở để theo dõi nơi cửa mở, nhưng chỉ thấy một chiếc đầu vừa dài vừa nhọn từ khe cửa đá thò ngay vào bên trong! Cả hai người giật nảy mình suýt buông tiếng kinh rú, chỉ thấy chiếc đầu ấy to hơn thùng gánh nước, lông mướt, đôi mắt tựa như cặp đèn lồng nhỏ, ánh mắt nhấp nháy màu xanh lục, một cái mỏ đen láng và nhọn hoắt và cong trở xuống.
Thoạt tiên, Thượng Quan Linh tưởng đây là con vật khổng lồ Tích long bên động thất phía ngoài sống lại, nay nhìn kỹ, rõ ràng chiếc đầu này là của loại điểu lớn xác đây? Trong lòng lấy làm lạ, không biết đâu mà có loài chim lớn như thế đến đây? Chú chim ta sau khi thò đầu vào ngó Thượng Quan Linh và Tả Pháp Thụ một hồi, lập tức cố chen ngay khối thân kềnh càng của nó vào trong động thất. Khi hai người thấy rõ hẳn khối thân đồ sộ quá sức tưởng tượng ấy, bất giác càng kinh ngạc, chính là hai người còn chưa bao giờ được nghe thấy loại chim khổng lồ này, móng trào và cẳng trông đều vô cùng hùng mạnh. Với thế đứng uy nghi sừng sững của con chim ấy, trông không khác nào một quả đồi nhỏ trước mắt hai người.
Hình thù con đại điểu này trông không khác loài chim ưng. Nó thấy lối phục sức giống nhau của Thượng Quan Linh và Tả Pháp Thụ, chỉ khác là một người da trắng, một người da đen, một cao một thấp, trong con mắt của con chim ưng, hình như tỏ vẻ băn khoăn, chỉ thấy đứng yên chăm chú nhìn hai người. Tả Pháp Thụ tôn giả chờ nãy giờ mà thấy chim ưng không có động tĩnh gì khác lạ, y bèn vung ngay kiếm tính bửa ngay sang Thượng Quan Linh! Nhưng bỗng chim ưng thình lình nhảy vọt ngay ra chận ngay trước mặt Tả Pháp Thụ tôn giả, thế là chia đôi ranh giới hai bên. Tả Pháp Thụ kinh hãi, thu ngay thế lại, hậm hực lên tiếng:
- Tiểu tử, ngươi đã có gan ăn mất Tuyết bi tiên hoa, thì còn sư đệ ta đâu?
Thượng Quan Linh biết xác cọp giấy của mình đã bị lộ, không làm sao che đậy được nữa, bèn cũng nghiễm nhiên nói thẳng rằng:
- Hữu Duy Na đại sư không muốn bội tình để ăn tiên hoa và sau khi bị trúng kiếm của ông, và trong mình lại bị khí huyết nghịch trở chỉ vì trong lúc giao đấu với ông, mà người ta vì lòng nhân hậu không nỡ giết ông, đã thế, trong lúc tính mạng kẻ gần cái chết, vẫn quyết chí không chịu nuốt Tuyết bi tiên hoa để cứu mạng... và người ta đành chịu bỏ mạng đã ba mươi năm trời nay rồi!
Tả Pháp Thụ tôn giả lớn tiếng quát hỏi:
- Lấy gì làm bằng!
Thượng Quan Linh rằng:
- Bộ hài cốt của Hữu Duy Na tôn giả đại sư, đã được tại hạ thu nhặt liệm hết vào trong một chiếc hộp sắt phía dưới bụng con Tích long ngoài động thất kia, và chính trong chiếc rương sắt còn có cả quyển di thư chính thủ bút của ông ta đã kể tường tận, nếu ông không tin có thể lấy lên khám nghiệm lại.
Tính tình Thượng Quan Linh vốn chính trực, nhất là sau khi chàng theo học nghệ với Nam bút Gia Cát Dật, tính tình đó lại càng tăng thêm, càng không muốn nói láo để lừa gạt ai, vụ giả mạo danh của Hữu Duy Na để phỉnh gạt sư huynh của người ta, đó chẳng qua là một sự ngoài ý muốn của mình, nhưng vô tình chàng cũng đã làm tổn thương đến người quá cố là bội tín ăn chiếc tiên hoa, trong bụng chàng vẫn áy náy không yên, nhưng nay được trút hết tết cả sự thật ra, Thượng Quan Linh tự cảm thấy lòng mình khoan khoái vô cùng?
Lúc này Thượng Quan Linh đã coi thường sự sống chết nên chàng vẫn ung dung nói thẳng:
- Trước đây hai mươi ngày, tại hạ đã vô tình vào được đây trong cơn đói lạnh, hơn nữa không biết đầu đuôi câu chuyện ất giáp gì, nên đã ngộ nhận ăn mất Tuyết bi tiên hoa, sau đó mới đọc quyển di thư của Hữu Duy Na nên mới biết rõ tự sự!
Tả Pháp Thụ hình như cảm thấy tức tối vô cùng, chỉ thấy y lạnh lùng hậm hực. Thượng Quan Linh lại cất giọng rằng:
- Nhưng chuyện này quả là một sự tình cờ ngẫu nhiên mà thôi, lại nữa trên quyển di thư của Hữu Duy Na tiền bối có nói rõ, vậy thì tại hạ đây chi là người có duyên được gặp tiên hoa và đóa hoa ấy đã nở suốt trong ba mươi năm trời, như thế đã quá thời hẹn với sư tôn của Hữu Duy Na, và kẻ đến sau có quyền được hưởng tiên hoa đó, nhưng cần nhất là phải tâm tình nhân hậu, làm việc nghĩa cho nhiều, có được như thế, vong linh của Hữu Duy Na tiền bối sẽ phù hộ trong cõi hư vô...
Trong lúc hai bên lo chuyện vãn với nhau, chim ưng hết ngóng tai bên này rồi lại nghe ngóng bên kia, hình như nó biết nghe tiếng người, thỉnh thoảng nó cũng như hiểu vấn đề.
Thình lình, Tả Pháp Thụ cất tiếng cười lên sằng sặc vô cùng đắc ý, khiến cho Thượng Quan Linh không khỏi hồi hộp ái ngại, nhưng con chim ưng như không cảm thấy gì, chỉ thấy nó đưa mắt nhẹ nhìn một cái như vô cùng bực mình vậy?
Tiếng cười dứt, Tả Pháp Thụ mới cất tiếng nham hiểm lạnh lùng rằng:
Hừ! Tiểu tử. Cám ơn nhà ngươi đã tỏ rõ hết mọi chuyện cho ta biết. Ha! Ha! Ha!... Ngươi có biết ta tính đối xử với ngươi ra sao không?...
Thượng Quan Linh lanh lảnh cất tiếng rằng:
- Tại hạ cũng đã tự hỏi lòng mình, và nhận thấy không hề gây nên tội tình gì, nhưng tại hạ nay cũng vui lòng để cho tôn giả ngài phát lạc, miễn sao công bằng hợp lý, dù tại hạ có chết cũng không ân hận!
Tả Pháp Thụ cười lạnh lùng rằng:
- Đương nhiên ta sẽ xử cho thật công bằng, vậy ngươi hãy nghe đây? Chính vừa rồi ngươi đã nhắc tỉnh ta, đóa hoa tiên ấy ngươi đã ăn nó, cách đây mới lối trên hai mươi ngày, như thế càng hay. Ta cũng biết rằng thứ tiên hoa này kỳ dị tuyệt nhân, sau khi người nào ăn nó, sẽ bị tạm mất công lực trong bốn mươi chín ngày, không khác gì một kẻ phàm thường không có võ nghệ. Nguyên nhân này là bởi công hiệu của kỳ hoa ấy hãy còn tụ tập tại nơi ức ngực, vì còn chưa thông suốt được khắp toàn thân và mất 49 ngày sau nó mới thông hết được khắp trong cơ thể, và chừng đó mới khôi phục lại tình trạng như xưa ngay. Nếu người phàm thường không biết võ công, cũng lập tức trở thành một người có công lực tuyệt đỉnh ngay, và nếu gặp những người sẵn võ nghệ như ngươi, công lực ấy càng ghê gớm không thể nào tả được!... Nhưng nay, số 49 ngày của người còn chưa đến, công hiệu của tiên hoa vẫn còn chưa phát hẳn ra toàn thân. Ha! Ha! Ha!... Hay quá! Hay quá!... Bây giờ ta sẽ mổ ngay bụng ngươi ra, ăn tươi nuốt sống ngay tim gan của ngươi, như thế cũng như chính ta đã ăn Tuyết bi tiên hoa vậy... Ha! Ha! Ha!
Lời nói và ý kiến này của Tả Pháp Thụ quả lợi hại, Thượng Quan Linh không ngờ mình lại thành vị thuốc báu cho người ta. Mắt thấy chuyến này mình bị chết thê thảm quá, tim gan bị người ta moi ra nhai ngấu nghiến rùng rợn... Nhưng biết làm sao bây giờ, nhược điểm của mình người ta đã rõ, công lực không có ngoài bó tay chịu đứng ra đâu còn cách gì? Trong khi đó thì Tả Pháp Thụ cất tiếng cười ngất ngưỡng về thượng sách ăn Tiên hoa bằng lối dã man ấy, trong cơn đắc chí, y giơ ngay cây Pháp Thụ thần kiếm lên, tiến từng bước một tới! Nhưng con chim khổng lồ đã chấn ngang giữa lối, Tả Pháp Thụ .giận quát rằng:
- Nghiệt súc! Có rút ra mau không?
Nhưng chim ưng to kêu lên quá một tiếng dữ dội, hình như nó không phục!
Tả Pháp Thụ vung ngay cây thần kiếm của mình chém vù ra phía đầu chim ưng, nhưng trong ý nghĩ của y, thấy con chim quá to lớn này, trong lòng cũng hơi ái ngại, chỉ muốn sao dọa cho nó tránh ra đừng cản trở mình. Quả nhiên chim ta nhanh chân tránh sang một phía, toàn thân Tả Pháp Thụ tiến nhanh ngay về phía Thượng Quan Linh, vung kiếm chém thẳng xuống. Thượng Quan Linh bất giác buột miệng lớn tiếng rằng:
- Thượng Quan Linh ta nay đã bị mất hết công lực, nhà ngươi có giết chết ta như thế cũng không phải là bản sắc của người anh hùng hảo hán!
Thượng Quan Linh vừa dứt tiếng bỗng con chim khổng lồ ấy lại kêu lên một tiếng quá dữ dằn, vụt bay nhanh lại tiếp cứu.
Trong cảnh nguy nan tuyệt độ, cây thần kiếm của Tả Pháp Thụ đã gần kề sát ngay đầu Thượng Quan Linh, chàng biết mình không thể nào chống đỡ trong lúc không còn chút công lực trong mình, đành nhắm mắt chờ chết.
Nhưng thế xông tới của con chim ưng vô cùng dũng mãnh, mắt nó tinh vô cùng, chỉ thấy nó dùng chiếc mỏ cứng như thép ấy mổ thẳng ngay vào thanh kiếm thần của Tả Pháp Thụ, khiến nỗi cây trường kiếm bị bật ngược ra!
Tả Pháp Thụ có nằm mơ cũng không thể nào ngờ rằng con chim ưng to lớn này lại lợi hại khôn lường đến thế? Thế đánh bị hụt đòn, y bất giác cất tiếng chửi rủa ầm ỉ, nhưng vì dùng toàn âm ngữ của Thiên Trúc, nên Thượng Quan Linh và chim ưng đều không biết nghe.
Lúc này chỉ thấy con chim ưng lớn, mắt chớp liên hồi đứng ngó Tả Pháp Thụ, thân hình đồ sộ của nó đứng như bảo hộ luôn cho Thượng Quan Linh, thế đứng của nó hiển nhiên là đang chờ đợi để nghênh địch.
Tả Pháp Thụ không còn chịu nổi, vung ngay cây thần kiếm của mình lên, với một động tác rất chậm chạp, hình như cũng rất thận trọng cẩn mật bửa ra một đòn! Trong đòn này, xem ra rất bình thường, nhưng kỳ thực đó là thế đòn thứ nhất trong Pháp Thụ kiếm chiêu. Trong ngọn đòn này, Tả Pháp Thụ đã dùng đến sáu phần chân lực, ngọn đòn vừa đưa ra nửa chừng, thình lình biến hóa nhanh như làn điện trời, bắn vọt nhanh ra nhắm ngay cổ con chim ưng chém tới. Kiếm thế trông vô cùng dũng mãnh và sắc bén, tiếng gió rít lên, khí thế như thái sơn áp đỉnh, oai lực vô cùng tận, vừa ác vừa hiểm. Chim ưng quá lên một tiếng dữ dội, hấp tấp dùng mỏ mổ ngay sang thanh kiếm, nhưng thanh kiếm đã nhoáng nhanh trước mắt nó, con chim cũng chẳng vừa gì, thình lình nó giương xòe ngay đôi cánh vĩ đại của mình, quạt ngay ra một luồng dực phong (gió cánh chim) dữ dội, Tả Pháp Thụ đứng thế không vững, lập tức bị sức gió của đôi cánh chim ưng quạt thốc và bị lùi hẳn ba bốn bước xa mới cố gắng đứng vững tấn lại được. Nhưng Tả Pháp Thụ đâu phải nhân vật xoàng xĩnh, nhất là về môn Pháp Thụ thần kiếm, thoạt tiên chim ưng ta cũng hơi ỷ y đến chừng thấy thế kiếm đối phương thình lình thay đổi thì đã tránh né đã không kịp, đành phải tung nhanh hai cánh vĩ đại ra để gỡ thế và quả nhiên Tả Pháp Thụ bị dực phong quạt bật hẳn đi ba bốn bước. Nhưng chim ưng trong lúc này cũng bị cây kiếm thần của địch thủ xén mất ít lông ức nơi ngực, một đám lông vụn bay tua tủa xuống.
Chim có vẻ tiếc đám lông rụng của mình lắm, chỉ thấy hắn khẽ nghiêng đầu nhìn đám lông và cúi xuống rỉa sơ vài cái. Bên này Tả Pháp Thụ dùng ngay Hán ngữ mắng chửi:
- Con nghiệt súc chết toi! Tả Pháp Thụ ta nguyện hôm nay phải giết được mi mới nghe!
Dứt lời, Pháp Thụ thần kiếm đâm xiên nhanh ra, một làn kiếm quang nặng nề tỏa ra ngầm mang theo những kình lực đánh bật sang. Chuyến này ra tay hình như lợi hại hơn trước nhiều, công lực cũng tăng lên, và gần như Tả Pháp Thụ đã dốc ra hết chân lực. Chim ưng lúc này cũng hăng hái nghênh tiếp cuộc chiến, mấy lần nhào tới địch, hai cánh phát ra dực phong dũng mãnh quạt tới tấp, cộng thêm chiếc mỏ cứng rắn như thép và linh động tuyệt đỉnh, quả nhiên luôn luôn có thể tiến sát tới thân địch và uy hiếp ngay phía mặt của Tả Pháp Thụ khiến cho vị cao tăng của xứ Thiên Trúc này luôn luôn phải là thu thế về để lo tự giữ thân mình!
Thế là một cuộc ác chiến giữa người và chim diễn ra kịch liệt trong động thất. Dực phong ào ào, ánh kiếm nhấp nhoáng, trong chốc lát, cảnh chiến cứ dữ dội diễn tiến, chưa phân rõ thắng bại.
Lúc này chàng Thượng Quan Linh đứng nhìn cuộc ác chiến kinh khủng ấy, trong lòng kinh hoảng vô cùng, chỉ thấy những thế đánh của Tả Pháp Thụ vô cùng quái dị, thế kiếm biến ảo liên miên bất tuyệt, toàn là những thế đánh lạ lùng mà xưa nay Thượng Quan Linh chưa hề thấy qua bao giờ. Chàng nghĩ bụng nhất định đây là lối Pháp Thụ kiếm thế mà đã được ghi khắp tại nơi vách tường bên cánh trái trong động thất này. Thượng Quan Linh vừa kinh hoảng vừa thích thú, không ngờ mình lại được may mắn chứng kiến một môn võ từ miền Thiên Trúc của vị cao nhân Minh Quang đại sư tự tạo lập ra.
Thượng Quan Linh vốn là con nhà võ, tuy lúc này công lực trên mình đã mất hẳn, nhưng đối với những thế đánh vô cùng hấp dẫn trước mắt đây, chàng bất giác thả tâm thần mình theo dõi một cách say sưa, quên bẵng cả những hiểm nghèo đang chập chờn xung quanh mình, chàng ngấm ngầm để ý các thế ra tay, nhưng cảm thấy vô cùng phức tạp, không dễ dầu gì học tập nhưng đem so với Duy Na chưởng thức thì có phần dễ hơn nhiều. Chàng nghĩ ngay đến lời nói trong quyển chúc thư, về môn Vô Tướng thần công, về chường và kiếm, thì hình như kiếm có phần kém thế hơn chưởng, câu nói của Hữu Duy Na quả thật không sai. Mắt thấy kiếm thế của Tả Pháp Thụ, hoặc thêm hoặc bớt, đều phối hợp một cách khéo léo với phương vị và thời cơ của nó, có thể nói là không có một động tác nào quá thừa hay quá thiếu, khi chậm thì vững như thái sơn, lúc nhanh thì như nhoáng điện, chỉ nội thân pháp vô cùng quỉ dị ấy, quả thật Thượng Quan Linh bình sinh còn chưa hề thấy, chàng bất giác ngẩn người đứng xem. Còn phần chim ưng, cũng chẳng phải thứ hiền gì, hai cánh, một mỏ, đôi trảo, hoặc khi ập tới vung cánh ra quạt, khi lấy mỏ mổ, lúc đạp trảo ra bấu, biết tìm những nơi yếu thế của địch để công hãm. Tuy thân xác nó kềnh càng đồ sộ, nhưng thế đánh của nó không vì thế mà đần độn, trái lại nó cũng nhanh nhẹn như một loài chim sâu vậy, vừa nhanh vừa linh động cướp đánh địch thủ, xét từ nội lực cho đến thân pháp của con chim ưng, quả nó không thua gì các tay cao thủ đương kim trong giang hồ!
Một cuộc Nhân điểu đại chiến được diễn biến ngay trước mắt Thượng Quan Linh, chàng cảm thấy thích thú vô cùng, vì có bao giờ chàng được coi một cuộc ác chiến như thế đâu? Nhất là sự tiến thối có phương pháp của chim ưng, hình như đã truyền dạy thần thuộc, sức chiến đấu của nó lúc này hăng không thể nào tả, khiến cho Thượng Quan Linh không những vừa kính mà lại còn mến thích chim ưng, nhưng dần dà chàng đâm ra kính phục chim ưng vô cùng.
Lúc này Thượng Quan Linh chỉ tiếc rẻ trí nhớ của mình không đủ sức để nhớ hết các thế đánh tuyệt vời của chim và người này, chàng chỉ lơ mơ ghi nhớ được chút đỉnh trong những thế vô cùng thần tình ấy, nếu so về nội lực của chim và người cùng những thân pháp biến hóa của đôi bên, quả thật mình không dám sánh chung với họ, nghĩ đến những cái mình đã học chàng bỗng có một cảm nghĩ buồn buồn trong lòng.
Cuộc tương tranh giữa chim và người càng lúc càng quyết liệt. Tả Pháp Thụ luôn miệng hò hét, chim ưng cũng lên tiếng quá! quá!, chứng tỏ cả song phương đang dốc hết toàn lực để tranh phần thắng. Thượng Quan Linh lúc này chỉ lo canh cánh cho chim ưng, chàng cố tập trung tinh thần của mình để theo dõi, chỉ thấy cuộc chiến càng lúc càng nhanh, phút chốc, thanh kiếm Pháp Thụ thần kiếm đã vây kín hết vòng ngoài của chim ưng, lúc này chỉ thấy như một lồng cầu vĩ đại đang nhốt con chim bên trong. Cánh chim lúc này cũng kém hẳn thế tung hoành, chỉ còn nước ráng chống đỡ, ánh kiếm càng lúc càng vây chặt và rít lên những tiếng gió quái dị. Thật là một cảnh chiến kinh hãi tuyệt đỉnh, thình lình Tả Pháp Thụ tìm ngay được một đòn hở của chim ưng. Bỗng đường kiếm của Tả Pháp Thụ vọt thẳng nhanh vào như một vòi nước trắng xóa về phía chim ưng. Trong cơn khủng hoảng tột độ ấy, Thượng Quan Linh đã thất thanh rú lên!
Quá! một tiếng kêu lên, chim tung luôn đôi trảo đá mạnh ra, nhưng khi nhìn kỹ lại, Thượng Quan Linh còn hồi hộp kinh hãi hơn nữa, chỉ thấy đôi trảo của chim ưng bấu chặt ngay thanh kiếm Pháp Thụ thần kiếm, thấy vậy Thượng Quan Linh đâm nghi ngờ đến con mắt của mình, chỉ thấy con chim khổng lồ ấy ngang nhiên đậu trên thanh kiếm của Tả Pháp Thụ, lại một tiếng quá! vang lên. Nhưng cũng sau tiếng kêu của con chim lớn ấy, thanh kiếm lập tức bị đè ngay hẳn xuống hai tấc. Tả Pháp Thụ nào đâu chịu thua, hai tay cầm kiếm, miệng hét lên một tiếng, nội lực phát ra, thanh kiếm mà con chim ưng đang đậu ấy lại được giơ hẳn lên hai tấc, thế là lại khôi phục ngay nguyên trạng của nó, và từ từ giơ thẳng ra, Thượng Quan linh kinh ngạc đến tuyệt độ, chàng lúc này không khác gì như kẻ bị trúng gió, vì con chim khổng lồ này, ít nhất cũng nặng tới bảy tám trăm cân, thế mà Tả Pháp Thụ vẫn ngang nhiên chịu nổi nó đậu trên cây thần kiếm của mình, thần lực này có thể ngang nhiên khai sơn phá thạch, vác đỉnh cử đình làng mất. Dưới trời này sao lại có người thần lực mạnh kinh khủng đến thế? Thượng Quan Linh giờ đây mới thấy sự kiện này đầu tiên. Lúc này con chim ưng đậu trên thanh kiếm Tả Pháp Thụ ấy lại kêu lên một tiếng quá!, nhưng trong tiếng kêu này có vẻ bi thảm là lạ.
Thượng Quan Linh kinh hồn, chàng chỉ nghe tiếng rít, rít trên ngọn Tả Thụ thần kiếm, chắc bởi Tả Pháp Thụ đã ngầm truyền thần lực vào thanh kiếm, nên khiến cho đôi trảo của chim ưng từ từ đã rướm máu và nhỏ từng giọt xuống. Thượng Quan Linh lòng đau như cắt, chim ưng này vì đứng ra bảo hộ mình, đã không tiếc thân liều chết để đánh với Tả Pháp Thụ, nó dũng mãnh như thế, nay không ngờ vì mình mà nó bị thương, Thượng Quan Linh đâu nỡ ngồi nhìn cảnh đau đớn ấy cho đành? Nhưng ác nỗi công lực trong mình đã mất hết, dầu cho mình có liều chết ra tiếp cứu, cũng chẳng khác nào lấy trứng mà chọi đá thôi.
Tả Pháp Thụ thấy phần thắng đã nằm trong tay, y bất giác cất tiếng cười như điên và dùng Hán ngữ nói rằng:
- Con nghiệt súc! Chắc bây giờ mi biết rõ lợi hại của Tả Pháp Thụ ta rồi chứ! Mà thôi! Mi là loại điểu mà ngang nhiên có nổi công lực như thế, quả thật cũng là hiếm lắm, nếu hôm nay ta giết mi quả thật đáng tiếc lắm... nhất là mi lại khôn linh như thế, chỉ cần mi chịu tâm phục, ta sẽ tha ngay chuyến này cho mi, nhưng từ nay trở đi mi phải theo ta đi giang hồ phiêu bạt khắp chân trời góc bể và tuyệt nhiên không được cưỡng lệnh của ta! Ngươi tính sao?
Nhưng chim ưng kêu một tiếng quá! hung hăng dữ tợn, chứng tỏ nó dã cự tuyệt điều kiện của Tả Pháp Thụ.
Tả Pháp Thụ tôn giả cả giận quát lên tiếng rằng:
- Đồ nghiệt súc chết toi! Mi cũng muốn ương ngạnh với ta sao. - Dứt lời vận sức sang ngay cây kiếm một cái, thân hình đồ sộ của chim ưng lập tức lung lay, máu tươi nơi đôi móng trảo càng ứa ra nhiều. Thấy vậy Thượng Quan Linh không sao còn chịu nổi được nữa, chàng cố dồn hết toàn sức của mình, quát vang lên một tiếng, đồng thời cố sức chém mạnh ra một kiếm.
Ánh bạch quang của cây Lệ thủy tinh kiếm nhoáng lên một đường trắng xóa, tuy cây kiếm nằm trong tay của một kẻ mất hết công lực như Thượng Quan Linh thật, nhưng oai lực của nó vẫn còn. Thế là bắt buộc Tả Pháp Thụ phải lo phân thân ra để đối phó, chim ưng nhân ngay cơ hội nhảy tọt ngay xuống đất, giương ngay đôi cánh khổng lồ, quạt ngay một luồng dực phong dữ dội. Nhờ ngọn kình lực của dực phong được quạt ra bất thình lình, nên khiến cho Tả Pháp Thụ bị loạng choạng lùi hẳn ra sau khá xa. Chim ưng lúc này dùng thân che cho Thượng Quan Linh, đồng thời nó cố xô đẩy Thượng Quan Linh rối rít, y như nó muốn Thượng Quan Linh mau chạy trốn ngay.
Thượng Quan Linh cũng lập tức hiểu ngay ý chim ưng, chàng vừa tính chạy bừa ngay về phía cửa động thạch, nhưng chim ưng bỗng lại kêu lên một tiếng, đưa ngay mỏ ra cắn ngay vạt áo của chàng kéo lùi nhanh lại.
Hình như không phải chạy lối đó, Thượng Quan Linh càng kỳ lạ, ngoài cửa đó ra, không lý trong động thất này còn đường khác để thoát sao? Trong lúc Tả Pháp Thụ lại bắt đầu nhào lên tiến đánh, chim ưng lại phải đứng ra nghênh chiến, nó cố giữ đoạn hậu cho Thượng Quan Linh, vừa chống đỡ nó vừa lo hậu vệ cho chàng, Thượng Quan Linh lùi một mạch đến tận cuối cùng của động thất, chàng thấy bức tường cản lại, bỗng quay nhanh mình lớn tiếng:
- Thần ưng ơi! Hết đường lùi rồi! Thôi thần ưng lo mau chạy đi! Đừng lo gì đến cho tôi nữa!
Nhưng thần ưng vẫn mặc kệ, thân hình đồ sộ của nó vẫn lo lùi dần về phía sau, khiến nỗi ép ngay Thượng Quan Linh dính sát người vào tường. Thượng Quan Linh bụng nghĩ: Thôi! Chắc chuyến này thế là xong đời, chim ưng chắc vì đã quá mệt nhọc nên nó đã không tỉnh trí, nếu nó còn ép thêm mình nữa, làm sao mình có thể chịu nổi thân hình bảy tám trăm cân của nó. Lấy công lực đâu ra để đỡ đây? Thế nào mình cũng bị nát ra như cám mất.
Sau thì không lối thoát, trước thì bị địch ráo riết, Thượng Quan Linh đã biết đến lúc sơn cùng thủy tận, chàng mủi lòng, nước mắt trào ra. Trong khi đó, chim ưng quay nhanh đầu lại nhìn, thình lình thân nó ép bừa vào.
Thượng Quan Linh bị ép bẹp ngay vào vách tường thạch thất, chàng thét lên một tiếng! Tiếp theo tiếng thét của Thượng Quan Linh là một tiếng bùng dữ dội vang lên. Kỳ tích đã hiện ra ngay, thì ra bức vách mà Thượng Quan Linh đang bị dồn ép ấy, lúc này đột nhiên bị nứt ra chẳng khác nào như một tấm gỗ ròn tan bị người không có công lực đánh vỡ ra một lỗ hổng to tướng vậy. Thượng Quan Linh như vừa tỉnh mộng, thì ra ngôi động thất này còn có một lối ra khác. Mắt thấy động thất trong đây là một đường ngầm dài tít, đôi bên vách động đều có đá lân tinh. Trong cơn nguy cấp chàng không còn suy nghĩ, co ngay giò chạy thục mạng. Phía sau thì một chim một người đang đuổi theo, nhưng con chim vẫn lo bổn phận cự địch, vừa đánh nó lùi dần. Khi Thượng Quan Linh chạy được hơn một trượng, quay đầu lại nhìn, Tả Pháp Thụ thấy mình chạy xa, y càng vung sức ra đánh tưng bừng, tiếng thét quát ầm ầm vang, may nhờ con chim ưng cố cản để duy trì tình trạng. Thượng Quan Linh cố chạy hết đường ngầm của thạch thất, khi tận cùng, thấy có một khoen tròn, chàng mở ngay, quả nhiên là cánh cửa của động thất. Chàng vội chạy ngay ra, nhưng nơi đây là một động thất nữa, cứ thế chàng liên miên chạy hết cửa này đến cửa nọ, và chạy vào một thạch thất. Thượng Quan Linh bỗng hiểu ngay, năm ngôi động thất này, tức là năm đáy trì của Đại Ngũ Trì đây, trước khi chàng gieo mình xuống trì, chàng nhớ rõ năm hồ ấy xếp thành thứ tự ngay ngắn, đầu đuôi ráp nối với nhau, nay các động thất dưới này lại liên tiếp nối liền với nhau, dù mình có chạy suốt đời cũng chỉ quanh quẩn hoài trong này mà thôi. Trong lòng Thượng Quan Linh bất giác hoảng lên, nhưng chàng vẫn cất bước chạy, đến tận cùng của một động thất bỗng chàng phát hiện có một cánh cửa hơi khác, khi mở ra thì không ngờ đây là một con đường ngầm dài. Thượng Quan Linh mừng, trong bụng nghĩ chắc đây mới là con đường thoát, ý niệm cầu sống lại nổi lên trong tư tưởng chàng, vội quay đầu lại lớn tiếng gọi:
- Thần ưng ơi! Mau mau lại đây! Đằng này có lối thoát rồi!
Chim ưng kêu lên mấy tiếng như trả lời, nhưng trong tiếng kêu ấy, hình như nó đã bị thương khá nhiều, nó vẫn vừa chống cự vừa lui. Khi Thượng Quan Linh thấy lông lá của chim ưng rối loạn tưng bừng, trên mình nó đã nhiều chỗ bị chảy máu, trong lòng đau khổ vô ngần, bèn lên tiếng:
- Thần ưng ơi? Mau mau trốn khỏi đường ngầm này đã. Đừng có lo cho Thượng Quan Linh này nữa! Mau trốn đi!
Chim ưng vẫn mặc, thình lình thân hình nó lùi nhanh lại, và hất mạnh ngay Thượng Quan Linh vào trong đường ngầm. Trong đây không còn đá lân tinh, một cảnh tối như bưng mắt. Thượng Quan Linh chỉ còn nước lần mò bước đi. Đi được một lúc, chàng cảm thấy phía sau hình như cuộc chiến giữa chim và người đã ngừng hẳn, chàng nghĩ chắc có lẽ vì quá tối không sao thấy nhau. Thế là hai người và một chim đành phải nối theo thứ tự là Thượng Quan Linh đi trước, kế đến là chim ưng, rồi chót là Tả Pháp Thụ. Cả ba lúc này đi dò dẫm trong đường hầm tối thui không khác nào những ông bốc sư đui mắt. Thượng Quan Linh tạm yên dạ, nhưng chàng ngấm ngầm mong ước sao cho chim ưng đừng bị thương quá nặng, ra khỏi ngay đường ngầm cứ bay ngay mà tháo thân, mặc dầu nó có cứu nổi mình thoát hay không, nhưng chỉ cầu sao cho chim ưng thoát khỏi thế kiếm lợi hại của Tả Pháp Thụ. Như thế Thượng Quan Linh mới thấy mãn nguyện trong lòng mình. Đường hầm tuy dài, nhưng cũng chỉ đâu được lối ba tàn nhang, thì ánh sáng đã lấp ló hiện, thế là bầu không khí tạm xả hơi nãy giờ bỗng phút chốc lại khẩn trương lên tột độ!
Chủ ý của Tả Pháp Thụ là chỉ nhắm vào Thượng Quan Linh, biết chàng đã mất hẳn công lực, dù có ra khỏi động hang này, cũng quyết không thể nào thoát được giờ đây cần nhất là phải đánh sao cho con chim ưng này hàng phục trước đã.
Quãng đường của đường ngầm hang động này sắp hết, Tả Pháp Thụ cũng chẳng ngại gì, y đã lo đến con chim sắp bay, nếu khi nó đã thoát khỏi hang, nhưng nếu nó thoát một mình thì không sao, nếu nó lại liều chết để cứu thằng tiểu tử Thượng Quan Linh thì thật là đáng ngại vô cùng.
Tả Pháp Thụ nghĩ vậy vừa lo vừa tức, lập tức mở ngay thế công liên miên, chiếm ngay phần ưu thế, mấy lần y tính phong tỏa hẳn chim ưng để bắt nó nhường lối, rồi sẽ nhảy tung theo bắt ngay Thượng Quan Linh, nhưng lần nào cũng gặp sức chống cự liều mạng của nó, khiến cho Tả Pháp Thụ không sao tiến hành theo ý muốn của mình được. Tiếng kêu quá! quá! liên hồi, âm thanh thê thảm và rùng rợn, và càng gần cửa động bao nhiêu lại càng khẩn trương bấy nhiêu, cuộc chiến kinh diễn vẫn tiếp tục hãi hùng. Thượng Quan Linh lúc này hồn kinh tán đởm, ỷ lại chim ưng cản đường tiến của địch, chàng càng vội tăng thêm tốc độ chạy ra ngoài cửa động, trong chớp nhoáng Thượng Quan Linh đã ra đến nơi có ánh sáng mặt trời.
Ra đến nơi, chàng biết mình vừa ra khỏi một cửa hang núi, chỉ thấy mặt trời trên đỉnh đầu, thì ra là ban ngày, khi nhìn kỹ vị trí mình đang đứng, thì ra là đỉnh của một ngọn núi, hình như rất hoang vu, nhưng không biết có phải một trong những ngọn núi của Phòng Sơn không? Nhưng chỉ thấy nơi của hang đây là một khúc quẹo của quả núi, xung quanh lại có bụi rậm um tùm vô cùng kín đáo. Trong lòng lo lắng sự an nguy của chim ưng, chàng bèn cất cao tiếng gọi:
- Thần ưng ơi! Mau ra đây!
Sức sáng ngoài đây rất mạnh. Thượng Quan Linh cảm thấy hoa mắt, không thể nào mở được. Đang lúc chàng đưa tay lên dụi mắt, ào một tiếng từ trong động vọt ra ngay một con chim ưng lớn. Thượng Quan Linh mừng rỡ. Chim ưng nhảy vọt đến ngay trước mặt Thượng Quan Linh ngồi bẹp mình ngay xuống, Thượng Quan Linh hiểu ngay ý nó leo nhanh lên ngay lưng chim ưng. Chàng chưa kịp ngồi vững, chim ưng đã kêu lên một tiếng thật lớn, tung hẳn thân mình nặng nề của nó rẽ làn không khí bay bỗng lên luôn, thế bay vô cùng mạnh, Thượng Quan Linh suýt bị rớt từ trên lưng của nó xuống, chàng vội bá chặt ngay lấy cổ nó. Trong lúc vừa rời khỏi mặt đất mới có vài thước ấy, thì Tả Pháp Thụ đã từ trong hang đuổi ngay ra đến ngoài, chỉ nghe y hét lên một tiếng, song chưởng cùng phát ra, một ngọn kình lực đánh ngay lên phía chim ưng và Thượng Quan Linh. Tả Pháp Thụ đã dồn tất cả những nỗi tức giận vào trong ngọn song chưởng này để đánh ra, oai lực dũng mãnh tuyệt luân. Thượng Quan Linh như cảm thấy lưng mình bị đá lớn đập phải, khí huyết trong ngực dội hẳn lên, khiến suýt phải buông tay té xuống, may nhờ chàng cố dùng hết tàn lực cố bá chặt lấy chim ưng, duy trì lại toàn thân của mình. Còn riêng phần chim ưng, sau khi bị một chưởng, chợt thân hình nó bỗng tụt dần ngay xuống, nó đã bị thương khá nặng về ngọn chưởng của Tả Pháp Thụ. Nhưng cũng chính ngay lúc này, chim ưng mang theo Thượng Quan Linh trên lưng, nó nhằm ngay đỉnh đầu của Tả Pháp Thụ bay ập xuống, khí thế vừa nhanh vừa dũng mãnh, hình như chim ưng đã ôm chí quyết liều chết chung với địch vậy. Thượng Quan Linh thấy vậy biết đã đến nước đường cùng, nhưng ác nỗi mình không còn công lực, mà vừa rồi lại bị một chưởng của Tả Pháp Thụ, nay thấy chim ưng liều mạng thí chết như thế, chàng đành nhắm chặt mắt lại không dám nhìn cảnh thê thảm sắp xảy ra.
Tả Pháp Thụ không ngờ con chim này lại dám thí xác đến như thế, dù sao y cũng không muốn liều chết làm gì, đành hoảng hồn nhảy tung ngay về sau tránh né. Nhưng chim ưng chỉ cốt dọa đối phương mà thôi, khi toàn thân khổng lồ của nó lao gần sát đỉnh đầu của Tả Pháp Thụ, thì thình lình nó lại ngóc nhanh đầu lên và cố tung mạnh cánh vụt bổng lên thật nhanh, và càng lúc càng cao tít lên... Thì ra chim ưng này cơ trí khôn lanh, nó đã phỉnh lừa được. Tả Pháp Thụ chỉ còn trơ mắt đứng ngó nó bay tít vào trong mây, nhưng trong lòng vẫn không cam tâm, vội dùng ngay đá làm ám khí vung tay đánh lên. Chỉ nghe một luồng cuồng phong xé không khí nhắm ngay về phía một chim một người đang bay trên cao. Tuy con chim khổng lồ đã bay trên một trượng, nhưng công lực của Tả Pháp Thụ không phải xoàng xĩnh gì, chỉ thấy ám khí bằng đá ấy đã nhanh như chớp điện, từ thủ pháp đến kình lực, đều đến nơi đến chốn, đương nhiên là đánh trúng ngay sau đuôi của chim ưng!