If you love someone you would be willing to give up everything for them, but if they loved you back they’d never ask you to.

Anon

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 158
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 54
i thường xuyên tìm kiếm tuổi thơ của mi, cái đó trở thành bệnh thật sự. Ở tất cả những nơi mi từng sống thời thơ, mi đều muốn tìm thấy lại một phen cái căn nhà, mảnh sân, góc phố ám ảnh các kỷ niệm của mi.
Mi biết rằng mi đã sống ở trên gác một ngôi nhà nhỏ biệt lập, lạnh lẽo, trước nhà là bãi đất đầy những gạch đá đổ nát. Mi không biết đấy là tàn tích một trận hỏa hoạn hay một trận bom. Giữa các bức tường hoang tàn mọc lên những cỏ đuôi chó và đôi khi dưới các viên gạch vỡ, ngói vỡ, dế bò len lỏi. Có một loại dế đặc biệt tinh khôn, gọi là Hắc tử, đôi cánh đen nhánh của nó rung lên phát ra một âm thanh cói lói. Loại khác, gọi là Hoàng trùng, to con, chọi giỏi, rẳng mở rất rộng. Mi đã qua hàng giờ tuyệt diệu trên khoảng đất trồng đầy gạch vỡ, vữa vụn này.
Mi còn nhớ mi ở trong cùng cái sân mà lối vào được một cổng lớn đen ngòm dầy nặng đóng lại, mi phải kiểng chân để với tới cái vòng sắt đập cửa. Một khi cánh cổng nặng nề mở ra, mi phải men vòng bức tường cuốn thư, bức tường có đôi kỳ lân đá tạc chầu hai bên sừng sáng bóng lên vì đã bị dùng nhiều, trẻ con mỗi lần đi qua lại chạm tay vào nó. Sau bức tường cuốn thư, mi phát hiện ra mảnh sân trong ẩm ướt, góc phủ đầy rêu. Đó là chỗ người ta đổ nước thải, ở đấy trơn. Hồi ấy, mi nuôi hai con thỏ trắng giống albinos. Một con bị chồn cắn ngay trong chuồng sắt. Con kia ít lâu sau đã biến mất. Mi lại tìm thấy nó sau vài ngày khi chơi ở sân sau, lông lấm lem, chìm trong chậu nước tiểu. Mi đã xem xét nó hồi lâu rồi từ đấy mi nhớ là mi không bao giờ chơi ở cái sân sau ấy nữa.
Mi còn nhớ đã ở trong một cái nhà có cửa hình mặt trăng, cúc vàng và hoa mào gà đỏ tía mọc ở đấy; có lẽ vì thứ hoa đó mà mặt trời chiếu rực rỡ đến thế ở trong nhà. Trong cùng, một cửa con con mở ra cầu thang bằng đá, dưới chân cầu thang là một cái hồ trải ra mênh mông. Đêm trung thu, ngừơi lớn mở cái cửa này ra, kê ở đó một bàn đầy những bánh mặt trăng, dưa, hoa quả. Người ta ngắm trăng trên mặt hồ, cắn hạt dưa, uống trà. Đằng xa xa, mặt nước tối sầm nói liền với bầu trời có vầng trăng tỏa sáng, tròn xoe. Một mặt trăng khác lấp lánh trong nước hồ, bị kéo dài ra quá đáng. Một tối, một mình mi đến đây rút then cửa ra. Lập tức mi sững sờ vì nước hồ, đen thẫm và êm ả. Vẻ đẹp quá sâu xa này, một đứa trẻ không chịu đựng được, mi liền bỏ chạy. Sau đó, mỗi khi qua lại cái cửa này, mi chú ý không đụng vào then cửa.
Mi còn nhớ mi đã ở một căn nhà khác, có vườn hoa, nhưng mi chỉ nhớ rằng mi có thể đánh bi trong gian phòng lát gạch men trang trí nằm ở tầng trệt. Mẹ cấm mi chơi ở trong vườn. Thời ấy, mi ốm yếu nên phần lớn thời gian là phải nằm trên giường; mi chỉ có thể cho các viên bi đủ màu lăn trong gian phòng. Khi mẹ không ở đấy, mi bèn đứng ở trên giường để nhìn ra ngoài, tay bám vào cửa sổ, những lá cờ nhiều màu sắc cắm trên các tàu thủy lớn vẫy phần phật trong gió ngoài ke.
Mi đã trở lại những nơi xưa cũ ấy nhưng mi chẳng tìm thấy gì nữa. Bãi đất rộng đầy gạch đá vỡ, căn nhà nhỏ, cánh cửa to, nặng và đen ngòm với một vòng sắt, con phố nhỏ yên tĩnh chạy qua đằng trước, tất cả đã biến mất, cả mảnh sân với bức tường có cuốn thư. Ở chỗ đó, có thể đã mở một con đường nhựa đầy xe cam nhông còi kêu chói ta, chất ngất hàng hoá, bụi và các giấy gói kem que bay tung lên, những xe khách đường dài kính cửa xộc xẹch, mui đầy những va li và ba lô chứa căng đủ mọi loại sản phầm địa phương, quần áo may sẵn, những mặt hàng thông dụng, đối tượng của mọi chuyến buôn bán; mặt đất ngập hạt dưa và vỏ mía nhổ từ cửa xe. Không rêu nữa, không còn cửa hình mặt trăng nữa, không còn cúc vàng rợi và hoa mào gà đỏ tía nữa, không còn những ánh phản chiếu kéo dài ra trên mặt nước hồ nữa, không còn cô đơn và độ sâu ghê rợn nữa, chỉ là một dẫy những căn nhà thô sơ bằng gạch đỏ xếp hàng dọc theo lối đi chật hẹp, ở trước cửa mỗi nhà đều có lò thn. Bên bờ sông, tiếng cờ vẫy phần phật của các con tàu thủy lớn đã câm bặt. Chỉ còn là những nhà kho, nhà kho, nhà kho, nơi ký gửi, những nhà kho, nơi ký gửi, những nhà kho, những bao xi măng bằng giấy dai, chắc, những bao phân bón bằng chất dẻo dầy và những tiếng hú gào hay những ca khúc chói tai do các loa tiếp âm đài phát thanh ọe ra.
Mi đã lang thang như thế từ thành phố này đến thành phố khác, từ huyện lỵ sang thủ phủ địa khu, từ thủ phủ tỉnh này sang thủ phủ tỉnh khác, cứ thế lân đi không dứt. Một hôm tình cờ mi bất ngờ phát hiện ra một ngôi nhà cũ, cửa rộng mở, trong một phố con con ngang nhiên bị kế hoạch hóa đô thị quên mất hay kế hoạch hóa chưa để mắt tới nó, hay nữa, kế hoạch chưa có ý đồ để mắt tới nó hay thậm chí không thể bao nạp nó vào trong kế hoạch. Mi đã dừng lại ở ngưỡng cửa, đã ngắm nhìn mảnh sân bên trong có áo quần phơi trên sào tre. Mi có cảm tưởng chỉ cần bước vào là mi quay ngay về với tuổi thơ rồi đem lại sức sống vào các kỷ niệm mơ hồ của mi.
Mi còn nhận ra rằng những nơi mi đi qua đều quả tình cho phép mi tìm lại dấu vết của tuổi thơ mi: mảnh ao phủ đầy bèo, những quán ăn ở thị trấn nhỏ, các cửa sổ của căn nhà trông ra phố, cây cầu có những vòm đà và các con tàu phẳng dẹt đi qua ở bên dưới, những bậc dẫn từ cửa sau các căn nhà ra bờ sông, một giếng cạn bỏ không; tất cả hòa trộn vào các kỷ niệm thơ ấu của mi, khêu lên trong mi một niềm buồn thương không thể nén nổi, cho dù đó chẳng hề là cái nơi mi từng sống. Những căn nhà cũ kỹ mái ngói xanh ở thị trấn nhỏ Tân Hải kia chẳng hạn, và dãy bàn vuông kê trước các nhà để uống trà và hóng mát, làm dội lên ở trong mi nỗi sầu nhớ quê. Lại nữa, ngôi mộ của nhà thơ Lục Quí Mông đời Đường, có thể chỉ là ngôi mộ chứa các mũ áo của ông, nằm trong khoảnh sân, sau ngôi trường cũ đầy tầm gửi và gai dại mà mi chưa hề nghe nói đến bao giờ. Cạnh đó những thửa ruộng trải dài và sừng sững một cổ thụ. Ánh chiều tà càng làm cho nỗi buồn man mác của mi tăng thêm. Không cần nói đến những cái sân với một tòa tháp của vùng dân tộc Di, khép kín, hoang vắng, cô quạnh mà ngay ở trong mơ mi cũng chưa bao giờ trông thấy, đến những kiến trúc bằng gỗ trên cột của các xóm Mèo thấp thoáng trên sườn núi xa xa, chúng cũng nói với mi một cái gì. Mi không thể không thầm hỏi phải chăng mi đã có một mệnh khác, còn giữ lại được vài mảng kỷ niệm kiếp trước, mà nếu không phải thế thì đó là kết cục của một kiếp sau chăng. Những kỷ niệm ấy có lẽ giống như rượu, cũng mang theo một quá trình chắt lọc và làm mi ngây ngất vì hương vị.
Nói cho cùng kỷ niệm thời thơ nhỏ là gì? Làm sao ta cố thể chứng minh được sự tồn tại của chúng? Tốt nhất là giữ lấy chúng ở trong lòng, kiểm chứng chúng làm gì?
Mi bất ngờ nhận ra rằng cái tuổi thơ mà mi uổng công tìm kiếm không bắt buộc đã diễn ra tại một nơi nhất định. Cái mà người ta gọi là quê hương chẳng phải cũng là tương tự như thế ư? Khói lam chờn vờn trên mái ngói nhà ngừơi ta ở thị trấn nhỏ, tiếng lửa tí tách reo trong lò đun củi, con côn trùng màu vàng gần như trong suốt, chân cao cẳng mảnh, bếp lò trong nhà dân miền núi, các đõ ong bằng gỗ treo trên tường, trát kín bằng đất, gợi lên ở trong mi nỗi sầu quê. Đấy, chúng lại trở thành quê hương cố xứ mà mi nhìn thấy trong mơ.
Tuy mi sống ở trong thành phố, lớn lên ở thành phố, qua gần cả đời ở thành phố, mi vẫn không sao coi được cái thành phố đồ sộ này là quê hương mi. Có lẽ vì chúng quá lớn nên mi chỉ có thể tìm ra kỷ niệm thuần túy thuộc về mi ở một chỗ nào đó, một góc nào đ1o, một gian phòng nào đó, một khoảnh khắc nào đó trong cái thành phố ấy mà thôi. Chỉ có trong thứ kỷ niệm ấy mi mới có thể bảo toàn bản thân mi, không để bị thương tổn. Rút lại trong cõi người mang mang này, quá lắm mi chỉ là một giọt vừa nhỏ nhoi vừa yếu đuối của bể dâu thôi mà.
Mi nên biết cái mà mi tìm kiếm ở cõi thế này không nhiều, chẳng cần phải có lòng tham đến thế. Tất cả những gì tựu chung mi thu về được chỉ là kỷ niệm, mơ hồ, lờ mờ như các giấc mơ và không bao giờ nhờ vả đến chữ nghĩa. Khi mi miêu tả lại kỷ niệm thì lúc đó chỉ là những câu cú sắp xếp rất có thứ tự lớp lang, được cấu trúc ngôn ngữ tu sức bôi lên cho chút ít nước mầu.
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn