Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1600 / 43
Cập nhật: 2016-06-20 21:15:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 42: Tờ Sắc Phong... Đại Bịp!
iữa thế kỉ thứ XVII, người Mãn đã tiến hành cuộc chiến tranh lật đổ nhà Minh, và cuối cùng, họ đã lập ra triều Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc (1649 - 1911).
Năm 1643, khi vua Lê Thần Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Hựu (tức vua Lê Chân Tông) để làm Thái thượng hoàng, thì ở Trung Quốc, vua nhà Minh đã bị đánh bật ra khỏi kinh thành, phải chạy về Phúc Kiến lánh nạn, tình hình Trung Quốc đang trong lúc hết sức rối ren. Mặc dù biết như vậy, triều Lê vẫn cử Nguyễn Nhân Chính làm Chánh sứ, Phạm Vĩnh Miên, Trần Khải và Nguyễn Cổn làm Phó sứ, sang Phúc Kiến để cầu phong cho Lê Chân Tông!
Tháng 5 năm Đinh Hợi (1647), sứ nhà Minh là quan Hàn lâm Học sĩ Phan Kỳ và quan Khoa đài Lý Dụng Tiếp mang tờ sắc phong sang. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 18, tờ 39 - b và 40a - b) viết như sau:
"Sứ nhà Minh làm lễ ban sắc phong, tuyên đọc lời chế như sau: Trẫm nghĩ, đế vương dựng nghiệp, trước phải vỗ về cõi xa. Xuân Thu là nghĩa lớn, phải tận lo nhớ lệ tôn vương. Xưa, đức
Hoàng Tổ ta mở cõi, chân trời góc biển đều trong bản đồ. Nước An Nam ngươi từng hưởng thanh giáo, lễ nhạc, mũ áo đã dần quen, chịu ơn đã trăm đời, để phúc đã mấy kiếp. Đô thống ti Lê Hựu sớm tỏ tài lành, một niềm cung thuận, nêu đức từ cõi hoang, để tiếng tốt thấu vào cửa khuyết. Đang khi Long Vũ Hoàng đế ta ngự ở đất Mân, một mình nước ngươi cho quan vượt biển sang triều cống. Tuy thiên triều chẳng quý của cải ở cõi xa, nhưng kẻ bề tôi mà dâng cống để tỏ rõ lòng thành thờ nước lớn, thực là rất đáng khen.
Nghĩ cõi xa cũng là con đỏ, ta ban đất cấp tước, chính là lấy đức để vỗ về. Trẫm là cháu đích tôn của Thần Tông Hoàng đế, được thần dân trong nước suy tôn, nối giữ nghiệp lớn, cai trị muôn phương, xa thì ngưỡng mộ truyền thống Đường Nghiêu hòa hợp, gần thì nhớ oai phong Hán Tuyên Đế trị đời. Nay, loài hôi tanh làm phản, bốn biển đều thù ghét chúng. Tráng sĩ Sở - Thục nổi như mây, cờ nghĩa Ngô - Việt cùng hưởng ứng.
Trẫm rất mến yêu, khen ngươi trung thành, vì thế, sai quan Hàn lâm Phan Kỳ, quan Khoa đài Lý Dụng Tiếp, đem phù tiết sang phong ngươi làm An Nam Quốc Vương. Ôi, phẩm phục nhận lấy, ấy là vâng mệnh trời, ngọc khuê bích này sẽ truyền tới con cháu. Ngươi được làm vua nước ngươi, chăn dân nước ngươi, khiến cho kẻ nông tang cũng được hàm ơn đế đức. Cõi xa về chầu, trấn phiên tới cống, ngọc cung cầu chớ biếng chức xưa.... “
Sau khi đã phong Lê Duy Hựu làm An Nam Quốc Vương, tháng 10 năm Tân Mão (1651), nhà Minh lại sai sứ sang phong Trịnh Tráng làm An Nam Phó Quốc Vương! Tờ sắc phong này được sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 18, tờ 41 - b và tờ 42a - b) chép như sau:
"Trẫm nghĩ: Tổ tông dựng nên bờ cõi, thanh giáo ban ra khắp nơi, lấy lễ và tín mà đối đãi với ngoại phiên để giữ gìn phên giậu cho nhà nước. An Nam Quốc Vương, người họ Lê của nước ngươi, ở nơi cõi Nam xa xôi, đời đời thần phục, đức nặng lòng trung, luôn kính vâng mệnh. Xét ra, sở dĩ được như thế là bởi có công của các đời ông cha Phụ quốc chính là Trịnh Tráng ngươi, chung thủy khuông phò, công giúp rập được ghi để lưu truyền, tỏ rõ lòng trung với nước. Đến đời Trịnh Tráng nhà ngươi, công danh rực rỡ, dân chúng xiêu lòng, ngươi phò vua giúp dân, lo tròn phận sự, trẫm đã biết rõ.
Mới rồi, trẫm đóng tại Việt Tây (chỉ vùng Quảng Tây, Trung Quốc - ND) mưu việc khôi phục, sớm khuya lo nghĩ, tính đã 5 năm. Nay, bề tôi cũ là những bậc danh thần ở vùng Xuyên Sở (vùng phía Nam Trung Quốc - ND) đều lũ lượt tới giúp. Đại quân đi đến đâu, muôn bếp khói tụ, thế quân lừng lẫy.
Cũng như những người phò tá trước kia, Trịnh Tráng ngươi đã dâng biểu nạp cống, dẫu chân có mỏi cũng không dám để thiếu, trẫm rất khen ngợi. Đành vẫn có kẻ gièm pha, trẫm vẫn không chấp nhất. Vậy, đặc biệt ban ân điển riêng, tấn phong ngươi làm An Nam Phó Quốc Vương, ban cho sắc và ấn, người hãy kính nhận lấy.
Ôi, triều đình đặt phiên trấn ở cõi ngoài, cốt vỗ yên kẻ xa, mở rộng phên giậu. Khi yên ổn thì thấm nhuần giáo hóa, khi đánh dẹp thì giúp thêm minh uy. Đã là cánh, là thành thì trong ngoài như nhau. Ngươi nhận được mệnh ban tôn quý, phải gắng giữ trung trinh, giúp đỡ họ Lê, giữ bền chức cống, làm phên giậu cõi Nam cho trẫm đời đời. Hãy kính theo.”
Lời bàn: Nhà Minh đã bị đẩy xuống vực thẳm của sự diệt vong, mọi cố gắng níu giữ đều trở nên vô ích. Nhưng... đến chết mà nết vẫn không chừa, vẫn cố làm thêm một trò đại bịp, chỉ tổ mua cười cho hậu thế mà thôi. Các sử gia thời Nguyễn, tác giả của bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đã có lời phê rất chí lí như sau: “Một nước không thể nào có đến hai vua (chỉ việc nhà Minh vừa phong cho Lê Duy Hựu làm An Nam Quốc Vương lại còn phong cho Trịnh Tráng làm An Nam Phó Quốc Vương - ND). Bấy giờ, nhà Minh chỉ còn như một nhúm tro tàn, chẳng qua chỉ giở trò ăn xin để mong làm vui lòng người khác, tiện việc cho mình mà không biết rằng, như thế là đã hết sức giúp cho chúa Kiệt (tức vua Kiệt, tên vua nổi tiếng tàn bạo của Trung Quốc cuối đời Hạ - ND) để chúng có thể làm điều dữ. Khinh bỉ thay! (Chính biên, quyển 32).
Nói cho ngay thì... đại bịp lại gặp đại bịp. Một bên thì lợi dụng cầu phong mà ban sắc, để kiếm của cống nạp, một bên thì muốn dùng tờ sắc phong đề lòe thiên hạ rồi nhân đó mà làm điều càn quấy. Khéo góp thay!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 6