Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa một cơ hội.

Albert Einstein

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Vũ Hải
Số chương: 56
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 13190 / 450
Cập nhật: 2015-03-02 12:48:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1 - 2 - 4- Ngoại Giao Với Liệt Cường
hừa dịp Trung Hoa gặp nhiều khó khăn, Nga, Anh và Nhật lại tính xâu xé thêm Trung Hoa, và Viên Thế Khải một phần vì không đủ sức, một phần vì phải nhờ họ ( thừa nhận địa vị của mình, giúp đỡ tài chánh....) nên theo một chính sách hòa dịu, nhượng bộ
Ở trên chúng ta đã biết trong việc vay tiền, Viên đã phải để cho Ngân hàng đoàn của 6 nước bóc lột và kiểm soát tài chánh của Trung Hoa.
Vụ thứ nhì, năm 1912 là Anh xúi Tây Tạng gây khó khăn với Trung Hoa, rồi bênh vực Tây Tạng, đòi Trung Hoa phải để cho Tây tạng hoàn toàn độc lập. Viên không chịu và Tây Tạng thấy phải lệ thuộc Anh, thà lệ thuộc Trung Hoa còn hơn, nên Anh bỏ qua không làm tới.
Ở Mông Cổ, Nga cương quyết hơn. Ngoại Mông lúc đó chịu nhiều ảnh hưởng của Nga. Cuối năm 1911, vị Lạt Ma ở Ourga ( Khổ Luân) tuyên bố độc lập và trục xuất người Trung Hoa ra khỏi nước, dĩ nhiên là do Nga xúi, Viên Thế Khải phải ký một hiệp ước với Nga ( 1913) nhận Ngoại Mông được độc lập, nhưng phải phụ thuộc Trung Hoa. Còn Nội Mông thì vẫn là đất của Trung Hoa như cũ.
Nhật hung hăng hơn cả, mỗi ngày mỗi mở rộng ảnh hưởng ở Nhiệt Hà ( Mãn Châu), mượn cớ 3 con buôn Nhật bị hại, đem sáu chiến hạm đến Nam Kinh buộc Trung Hoa phải cho họ xây cất 5 con đường xe lửa ở Mãn Châu. Viên Thế Khải mới được đắc cử chính thức Đại Tổng Thống, muốn Nhật thừa nhận Dân Quốc, nên thuận cho cả.
Rồi thế giới chiến tranh 1914- 1918 nổ. Nhật đứng về phía Đồng Minh ngay từ 1914 ( Trung hoa mãi tới 1917 mới gia nhập) và tức thì đem quân tấn công Đức ở Trung Hoa, chiếm Giao Châu mà Trung Hoa đã tô tá cho Đứa từ 1898. Họ chiếm được dễ dàng sau một cuộc tấn công ngắn và cuối năm 1914, họ nghiễm nhiên thay Đức làm chủ Sơn Đông. Lúc đó, Viên Thế Khải đương thương thguyết với Đức để lấy lại Giao Châu, chưa xong thì Nhật phỗng tay trên mất. Sơn Đông là đất của Trung Hoa, để cho Nhật làm chủ thì nguy, Viên muốn chiếm lại mà không đủ sức. Thánh Giêng năm 1915, Nhật đưa ra " Hai mươi mốt điều yêu cầu " mà dưới đây là những điều quan trọng nhất
- Nhật đòi kế thừa tất cả quyền lợi Đức ở Sơn Đông, được có địa vị ưu việt ở Nam Mãn và Đông Mông.
- Nhật được đặc quyền ở tỉnh Phúc Kiến
- Được kiểm soát công cuiộc khai mỏ ở Hoa Trung ( khu vực sông Dương Tử)
- Trung Hoa không được nhường hgoặc cho thuê các của bể, vịnh, cù lao của mình cho nước khác;
- Kiều dân Nhật được quyền mua đất đai, lập trường học, dưỡng đường tại Trung Hoa;
- Trung Hoa muốn dùng cố vấn ngoại quốc về chính trị, quân sự, tài chánh thì phải lựa người Nhật trước hết.
- Trung Hoa phải dùng một số khí của Nhật, số ấy phải hơn già nữa số Trung Hoa cần dùng.
Thật lá tai ác! Trung Hoa mà chịu nhận hết những " yêu cầu " đó thì thành một thuộc địa của Nhật rồi. Nhật biết rằng lúc đó liệt cường đương lo chống với Đức ở Âu Châu, không rảnh để nghĩ tới đất đai Trung Hoa, vả lại chính Nhật là đồng minh của họ rồi mà, nên chẳng dùng thủ đoạn đàm pjhán nữa, gởi ngay tối hậu thư cho Trung Hoa ( 7-5-1915) Chính phủ Bắc Kinh dưới sự uy hiếp của hải lục quân Nhật, phải thừa nhận các điều yêu Cầu, có sửa đổi đôi chút. Từ đó Nhật thay Anh, Nga làm chủ tình hình quốc tế ở Đông Nam Á.
Tức thì xảy ra một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ cho ngay cả những người tự hào là biết rõ tâm hồn dân tộc Trung Hoa. Lần đó là lần đầu tiên mà toàn dân Trung Hoa nổi lên chống kẻ xâm lăng. Thời Nha phiến, chiến tranh, Anh, Pháp cắt xẻo Hoa Nam mà Hoa Bắc thản nhiên, rồi năm 1900, liên quân tám nước vào phá Bắc Kinh, đóng quân ở miền Bắc mà miền Nam cũng dửng dưng, coi như việc của nước khác. Bây giờ thì cả Nam lẫn Bắc đều nghiến răng nguyền rủa Nhật và Viên Thế Khải.
Họ biết rằng họ là kẻ yếun, không thể chống với Nhật bằng súng ống và tàu chiến được, nhưng kẻ yếu có khí giới của kẻ yếu; họ đông và đồng lòng tẩy chay hàng Nhật. Nhật không bán được hàng hóa cho Trung Hoa thì kinh tế sẽ lung lay, vì còn bán cho nước nào được nữa. Họ gọi ngày ngũ thất ( bảy tháng năm, Trung Hoa giống Anh, Mỹ, kể tháng trước rồi mới kể ngày, trái với Việt Nam và Pháp), tức ngày Nhật gởi tối hậu thư, là ngày " quốc sỉ "( ngày nhục của nước ). Trên các bao thư, bưu điện đóng thêm con dấu : " Người Trung Hoa đừng bao giờ quên ngày quốc sỉ ". Họ ra truyền đơn hô hào tẩy chay Nhật. Phong trào lan từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng tẩy chay đồ Nhật, chống Nhật. Họ quyên tiền để cho vào quỹ tuyên truyền. Họ thay phiên nhau đứng trước các cửa hàng Trung Hoa bán đồ Nhật, vừa khuyên nhủ, vừa de dọa cả người bán lẫn người mua. Trước kia họ rời rã như đống cát thì bây giờ họ thành một khối cứng ; họ quên hết mọi tranh chấp, mọi ý kiến bất đồng, mà chỉ còn nhắm vào mỗi một mục đích là phá kinh tế của Nhật.
Gerges Dubarbier trong cuốn La Chin moderne ( P.U.F - 1966) bảo đó là ảnh hưởng của Quốc Dân đảng. Những tư tưởng của đảng đó truyền bá thấm lần vào lòng dân chúng, gây tinh thần ái quốc của mọi giới và bây giờ mới bắt đầu kết trái. Dubarbier còn nói thêm: Giá bấy giờ Trung Hoa có một lãnh tụ khác, không nghĩ đến tư lợi đến quyền thế của riêng mình như Viên Thế Khải thì có thể Trung Hoa đã thống nhất được ngay và tránh đươợc cái họa nội chiến kéo dài nhiều năm saủ Lời đó có thể đúng. Mà vị lãnh tụ do Trung Hoa đã có: Tôn Văn, nhưng Tôn Văn lại đương ở Nhật, nghiên cứu về xe lửa với bà vợ sau, thư ký của ông Tống Khánh Linh! Lòng phẩn uất của toàn dân Trung Hoa còn phát lên nhiều lần nữa, một lần vô cùng sôi nổi khi các cường quốc ký hòa ước Versailles, năm 1919 ( sẽ chép ở sau)
Sử Trung Quốc Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê Sử Trung Quốc