Số lần đọc/download: 579 / 7
Cập nhật: 2017-04-04 11:52:04 +0700
Nại Hiên Cư Sĩ Như Tôi Biết
Từ "bằng chữ Hán chân phương ghi trên cổng từ đường. Tôi chỉ nhận ra chữ Sĩ,vì khi đó,tôi đã biết chơi bài tam cúc.Tôi hiểu "Dật sĩ" là cụm từ tôn vinh kẻ sĩ sống đời ẩn dật, thanh cao,không chịu hợp tác với chính quyền thiếu quang minh,chính đại, mà trong trường hợp này là nhà Mạc. Còn 'Nại Hiên" là tên hiệu do ông đặt cũng như "Cư sĩ" do ông tự nhận,ngầm ý rằng ông chỉ an phận "Cư" (ở nhà) mà không thèm ra thi thố với đời.
Cách gợi ý tinh tế của ông ngoại khiến sự tò mò của một đứa trẻ chín tuổi như tôi cứ tăng dần lên,từ đó mà thêm kính trọng và khâm phục nhân cách của một nhân vật đặc biệt của chính làng mình.
Ông ngoại tôi là Bùi NguyêN Phổ, người làng Phương Đề (làng Đáy),huyện Trực Ninh,tỉnh Nam Định,đã theo đòi Hán học 15 năm; đến năm 1918,khi chữ Hán bị thất thế,ông chuyển qua học Quốc ngữ hai năm,sau đó lên Cao Bằng bảo học. năm 1931,ông được Nha học chính Bắc kỳ điều về làng Dòng,tức Xuân lũng xã,thuộc Xuân Lũng tổng,Lâm thao huyện,phú thọ tỉnh,thế chỗ tổng sư Đặng Văn Hợp đã bị bắt vì tội là Đảng trưởng chi bộ VNQDĐ Xuân Lũng. lúc này,chương trình dạy là quốc ngữ kèm chữ Pháp. Ông được mời tạm cư ở nhà Chánh tổng Vũ Hữu Hòa. Đó là một ngôi nhà,mới dựng sau khi "Làng giặc" Xuân Lũng bị giặc pháp ném bom trả đũa vì có nhiều người tham gia khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cha tôi ông Nguyễn Văn Lợi đang học thầy hợp,nay chuyển sang lớp thầy Phổ. Và ông trở thành con rể của thầy Phổ chính là từ mối quan hệ này.
Những gì ông ngoại tôi truyền lại cho tôi từ thuở "ấu học "thì cả đời tôi chẳng thể nào quên! Nguyễn Hãng và Nguyễn Bỉnh Khiêm là những người cùng thời,nhưng họ lại trái nhau về quan điểm với vương triều Mạc. Trên văn đàn trung đại,họ được xếp cạnh nhau vì những cống hiến về bút lực. Còn nhớ,khi mới bước chân vào giảng đường đại học,khoảng năm 1957, nghe tin buồn có một di tích văn hóa vật thể bị hủy hoại,trong đó có từ đường họ tôi,(họ Tam Sơn),linh tính tôi đã hối thúc tôi hỏi:" thế cái bảng son chữ vàng vua ban ghi hai bài phú bằng kim nhũ ở đền thờ Quan Dật sĩ còn không?" Khi nghe trả lời "mất rồi",bất giác tôi nhớ ngay tới câu chuyện về con quỉ tóc đỏ ( Xích Quỉ Mao) chuyên thổi gió độc vào lòng người,biến thiện thành ác!
Chính cha tôi đã dày công dạy tôi cái cách người xưa đã sáng tạo ra chữ Nôm từ chữ Hán. Hóa ra,học chữ Nôm còn khó hơn học chữ Hán! Mặc dù cả hai thứ chữ "vuông hòm" này tôi đều mù,nhưng cứ được nghe giảng là tôi thuộc và nhập tâm rất dai. Vì vậy mà tôi càng yêu phú Nôm của Nguyễn Hãng.
Còn người đã dạy tôi phân biệt chỗ khác nhau giữa thơ và phú chính là thầy Nguyễn Văn Tiến,lúc ấy,tôi là học trò trường tiểu học Pháp Việt Xuân Lũng.Khi thầy cao hứng đọc:
"Văn chương phú lục chẳng hay
Trở về làng cũ học cày cho xong
Sớm ngày vác cuốc ra đồng
Hết nước ta lại gầu sòng tát lên"...(1)
Thì cả lớp lại đồng thanh:"Thưa thầy thơ ạ"! Riêng tôi,tôi lại muốn thầy giảng cho chữ "Phú". Thầy chỉ nói đại ý,nhưng tôi lĩnh hội được ngay: Phú vừa là thơ,vừa là văn xuôi,lại là câu đối! Đó là vốn kiến thức sơ đẳng dẫn tôi đi tiếp chặng đường tìm đến với phú. Thầy Tiến còn dặn:" Về nhà,nhờ Bố con giảng thêm. Chả là thầy Tiến và cha tôi là bạn cùng làng,cả hai cùng làm nghề "Gõ đầu trẻ" và vẫn thường xuyên viết thơ phú tặng nhau.
Cho đến giờ tôi vẫn không quên cái giây phút cả lớp cứ ngớ ra khi nghe thầy Tiến đọc một đoạn khá trúc trắc trong bài phú "Đại Đồng phong cảnh" mà thầy tâm đắc nhất,đó cũng là đoạn mà ông ngoại tôi vẫn từng ngâm ngợi bên chén chè Dòng nóng hổi. Tôi đã bị hút vào tâm trạng của tác giả và mơ màng nghĩ tới những địa danh mãi tận xứ Tuyên xa xôi được nhắc đến trong bài phú ấy.
Cũng vì tò mò chót hỏi thân phụ về thể phú nên tôi đã bị "nếm mướp đắng" khi người bắt tôi tập phân tích về ý và cấu trúc một đoạn trong bài phú "Đại Đồng phong cảnh". Tôi cũng đã có ít nhiều chữ nghĩa trong đầu nên có phần tự tin hơn,vội viết nghiêng hoặc gạch dưới tất cả các chữ có vần mà lẽ ra là phải đọc tưng nhóm hai câu,miễn sao vần bật lên,thuận tai người nghe,lại dễ nhớ.
Đặc khí thiêng liêng;
Nhiều nơi thanh lạ.
Non Xuân Sơn: cao thấp triều tây;
Sông Lôi Thủy: quanh co nhiễu tả.
Ngàn tây chìa cánh phượng,dựng thuở hư không;
Thành nước uốn hình rồng,dài cùng dãy đá.
Đùn đùn non yên ngựa,mấy trượng khỏe thế kim thang;
Cuồn cuộn thác Con Voi,chín khúc bền hình quan tỏa...
Rồi,mỗi nhóm hai câu, cha tôi bắt tìm xem từ trong mỗi câu trên đã "đối chọi" với từ ở câu dưới ra sao? Tôi bèn đặt mỗi chữ trong câu vào một ô vuông,theo hàng dọc để so sánh. Chẳng hạn:Đùn đùn/Cuồn cuộn; Yên ngựa /Con Voi;trượng /khúc;khỏe/ bền....
Tôi đã không phụ lòng thân phụ mình khi gắng gỏi đọc diễn cảm đoạn phú trên.
N.N.L.
(1) Có ý kiến cho rằng:Nguyễn Hãng đã gửi gắm tâm trạng thời cuộc của mình trong bốn câu:
Ai lên phố Cát Đại Đồng
hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa?
Có chồng năm ngoái năm xưa
Năm nay chồng váng nên chưa có chồng.
Cô Tú,ám chỉ Vũ Văn Mật (!) "Có chồng" ở đây có thể hiểu là đã thật lòng với nhà Lê chăng?
-Nguyễn Văn Lợi,sinh năm 1911,nguyên giáo viên bậc tiểu học ở Phù Ninh.Con gái Cụ Đào Nguyên Phổ được nhắc đến ở đây là bà Bùi Thị Hường (1913-2000)
-Nguyễn Văn Tiến (1911-1981) nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân lũng kiêm chủ tịch UBND xã Xuân Lũng năm đầu cách mạng tháng 8.
-Nguyễn Ngọc Lanh,GS. Nhà giáo ưu tú,sinh năm 1935 tại Phú Lộc,huyện Phù Ninh,tác giả nhiều công trình khoa học về nghành y.Giải nhất cuộc thi viết "kỷ niệm về người Thầy ".Tác giả viết về thầy Nguyễn Văn Tiến,báo "Khuyến học " tổ chức năm 1999.