Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Patrick Deville
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Peste Et Choléra
Dịch giả: Đặng Thế Linh
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 47
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1280 / 46
Cập nhật: 2017-05-20 08:52:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Alexandre & Louis
tuổi mười tám, đứa con trai của một bà thợ làm đăngten ở ngõ Choiseul nhập ngũ với thời hạn ba năm. Anh được xung vào trung đoàn bọc thép số 12 đóng ở Rambouillet với cấp bậc thầy đội đáy khiêm tốn. Dĩ nhiên là có chỗ ở và cơm ăn nhưng đó thực không phải là một ý hay. Thế rồi đến năm 1914. Anh đã hai mươi tuổi, được gắn huân chương chiến công và mang tỉ lệ thương tật bảy lăm phần trăm. Điều đó khiến chân dung anh được lên bìa tờ tạp chí Minh Họa. Nhưng ít ra anh sẽ không phải chứng kiến Verdun. Người anh hùng mê nước Anh được cử sang Anh. Anh tới Camơrun, người Đức đang bị đuổi đi khỏi đó, trở thành nhà phiêu lưu phục vụ hãng Oubangui- Sangha, cuốc bộ suốt ba tuần để tới Bikobimbo. Tại đó anh bị mắc bệnh sốt rét và kiết lỵ.
Ở châu Phi, Louis-Ferdinand Destouches đã biết đến thứ mà Yersin từng khám phá bên châu Á và viết về cho Fanny: “Kiểu tự do hoang dại của họ là không thể hiểu nổi ở châu Âu nơi mọi thứ đều được văn minh điều chỉnh.”
Châu Âu đã đánh mất hai con người ấy.
Sau chiến tranh, hồi đầu những năm hai mươi, nhà văn Céline tương lai, đang là sinh viên y khoa, đến Viện Pasteur đề thực tập. Anh được cử sang Roscoff cùng André Lwoff trẻ tuổi, mới mười tám, để nghiên cứu tảo và các loại vi khuẩn. Louis-Ferdinand Destouches đang chuẩn bị luận án về Ignace Semmehveis, bác sĩ chuyên về vệ sinh người Hung, người đi trước Pasteur, thiên tài bất đắc chí, bị nhốt vào bệnh viện tâm thần, nơi ông làm loạn và chết vì bị nhân viên ở đó đánh đập. Bởi thiên tài là như vậy, hoặc thế này hoặc thế kia, hoặc vàng đá hoa cương điện Panthéon hoặc áo kiểm chế người điên, khác nhau có mấy đâu. Trong luận án của mình, Céline viết, với tư cách đồ đệ Pasteur, để vinh danh chiếc rơđanhgốt đen và cái nơ bướm. “Pasteur, với một ánh sáng mạnh mẽ hơn, hẳn sẽ còn soi rọi cả năm chục năm sau, lên chân lý vi khuẩn, một cách không thể chối cãi, và toàn diện.”
Anh trở thành bác sĩ phụ trách vấn đề vệ sinh ở Hội Quốc Liên tại Genève, thực hiện nhiều công vụ tại Hoa Kỳ, Canada, rồi Cuba. Có lẽ từng có lúc anh mơ tới một sự nghiệp khoa học, một giải Nobel, rồi bỏ. Anh sẽ mau chóng làm nổ tung tiểu thuyết, giống Rimbauđ từng làm nổ tung thơ ca. Anh mở một phòng khám ở ngoại ô Paris và tối tối ngồi mày mò viết lách đủ kiểu, không còn muốn nghe nói đến nghiên cứu y học nữa.
Và ta nghĩ tới Yersin vào cái thời được Calmette và Loir không ngừng mời mọc: “Vả lại, con cương quyết sẽ không quay về Viện Pasteur nữa.”
Trong tiểu thuyết, Louis Pasteur trở thành Bioduret Joseph. Một ông bác sĩ ngoại ô trở về từ chém giết và bùn đất và những cuộn thép gai của cuộc chiến năm 14, sống cuộc đời của những người nghèo, vẫn y hệt dù là trước hay sau chiến thắng, trước hay sau các công trình tưởng niệm và những lá cờ và những lời dối trá chính trị. Thằng bé Bébert sắp chết. “Vào khoảng ngày thứ 17, tôi bỗng tự nhủ chắc phải đến hỏi ý kiến Viện Bioduret Joseph về một ca sốt phát ban kiểu này.”
Cách miêu tả Viện thật là thảm họa. Viên bác sĩ ngoại ô nói về sự bẩn thỉu và mùi hôi thối, trong đó các nhân viên phòng thí nghiệm lợi dụng khí ga miễn phí để nấu món thịt hầm giữa “những xác động vật nhỏ bị phanh bụng, những đầu mẩu thuốc lá, những cây đèn khí sứt mẻ, những lồng và lọ bên trong đầy chuột đang chết ngạt”. Cánh Pasteur có thể gọi đây là một bê bối, là một sự phản phệ, nhưng ta cũng có thể nhớ tới một câu của Yersin: “một khi đã được nếm mùi tự do và hít thở khí trời, cuộc sống trong phòng thí nghiệm, với tôi, thật không chịu nổi”
Viên bác sĩ gặp nhà bác học già vỡ mộng Parapine, từng là thầy của anh ta vào cái thời anh ta vẫn còn tin tưởng vào những chuyện này. Cái áo bađờxuy đen hai bên vai thõng xuống phủ đáy gầu, bộ ria bạc nhuốm vàng vì thuốc lá, ông ta chế nhạo điều chế viên trẻ tuồi đầy tham vọng của mình. “Bất cứ cái trò khỉ nào cùa tôi cũng làm hắn ta ngất ngây. Mà chẳng phải cũng giống y như vậy ở tất cả các thể loại tôn giáo sao? Chẳng phải từ lâu lắm rồi đám linh mục nghĩ đến mọi thứ ngoại trừ Đức Chúa lòng lành, cái ông Chúa mà thủ hạ của ông ta vẫn còn tin tưởng… Và tin như đinh đóng cột?”
Còn đây là Yersin: “Nghiên cứu khoa học thì rất thú vị, nhưng ngài Pasteur đã hoàn toàn có lý khi bảo rằng, trừ khi là một thiên tài, thì phải rất giàu thì mới nên làm việc trong một phòng thí nghiệm, nếu không sẽ phải kéo lê một cuộc đời thảm hại, dẫu là có chút danh tiếng khoa học.”
Céline: “Chính là bởi cái lão Bioduret này mà nhiều thanh niên đã chọn con đường nghiên cứu khoa học từ nửa thế ký qua. Số người xôi hỏng bỏng không cũng lớn ngang bằng số kẻ thi hỏng ở Nhạc viện. Vả lại, rốt cuộc thì tất cả chúng ta đều giống nhau hết, sau một số năm thất bại.”
Viên bác sĩ trẻ tuổi đầy giận dữ đến thăm “nấm mồ của nhà bác học vĩ đại Bioduret Joseph ngay dưới hầm Viện, giữa đám vàng và đá hoa cương. Ngông cuồng tư sản trộn thêm Byzance ở hạng cao cấp”. Hầm mộ và những bức đá ghép mà ông già Joseph Meister, tám năm sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, lúc quân Đức tiến vào Viện, đã không muốn bị vấy bẩn.
Điều gì đã lướt qua đầu ông già ấy, trước khi bắn viên đạn cuối cùng? Và tại sao ông lại mang khẩu súng tồi tàn về từ cuộc chiến tranh 14? Tại sao từ hơn hai mươi năm ông đã lau chùi, tra dầu cho nó, bọc nó vào một tấm giẻ và nhét vào tận trong cùng một cái ngăn kéo? Hẳn ông đã nghĩ khẩu súng sẽ phục vụ cho cái nghề gác cổng của mình, nghề gác đền thiêng, thành lũy tối hậu. Có thể, vì là người Alsace, ông biết rằng chiến thắng chỉ là tạm thời và rồi một ngày nào đó lại phải tiếp tục. Rằng như thế ông sẽ canh giữ tốt hơn hài cốt của Pasteur, giờ đã qua đời được bốn mươi lăm năm. Đám lính Đức cười khẩy vào ông già đang tìm cách chặn đường chúng, cứ như tin rằng một mình ông còn mạnh hơn cả phòng tuyến Maginot. Chúng xô ông, đẩy ông. Chúng bước xuống bậc cầu thang, về chỗ có vàng và đá hoa cương, ông già đi khỏi. Có phải ông nhìn thấy lại con chó dại, răng nanh và bọt mép sùi ra nhểu quanh mõm? Tiếng súng vang lên. Bọn chúng mở chốt an toàn súng máy, hò hét ra lệnh, chạy tán loạn trên các cầu thang. Chúng được biết rằng cái ông già đang nằm giữa vũng máu kia đã sống chỉ để hoàn thành một sứ mệnh duy nhất: là người đầu tiên được cứu thoát khỏi bệnh dại. Bằng chứng cho lý thuyết của Pasteur. Một vật thí nghiệm.
Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả - Patrick Deville Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả