Books are a refuge, a sort of cloistral refuge, from the vulgarities of the actual world.

Walter Pater

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyên Hùng
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 74
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7337 / 83
Cập nhật: 2015-03-15 22:28:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 39 - Phong Bảy Viễn Chức Khu Bộ Trưởng
ảy Viễn triệu tập các chi đội trưởng thân tín lại lên án Hai Vĩnh ngả theo Cộng sản phản lại Bình Xuyên. Y tố Hai Vĩnh tự ý tách ra Liên khu phối hợp với các Chi đội 16 lập trung đoàn 307 không thông báo cho ai biết. Bảy Viễn ra lệnh cho hai chi đội trưởng Năm Chảng và Mười Lực chỉ huy liên chi 2-3 đi bắt Hai Vĩnh – nếu chống cự thì được phép bắn chết – đồng thời ra lệnh bắt ba chính trị viên Lê Hiển (Chi đội 21), Lưu Quí Thoái (Chi đội 4), Thiết Sơn (Chi đội 25).
Năm Chảng là cậu vợ Hai Vĩnh. Trên đường đi bắt Hai Vĩnh, Năm Chảng dò ý Mười Lực:
- Vụ này tôi không được rành. Tại sao lại bắt Hai Vĩnh? Chủ trương chánh quy hóa bộ đội là của chính phủ. Ai cũng phải thi hành. Người trước kẽ sau, không ai cãi lịnh…
Mười Lực cười:
- Bảy Viễn muốn nắm bộ đội làm của riêng để xây dựng giang sơn, sống một đời đế vương. Từ lâu hai cha con Tám Mạnh, Hai Vĩnh là cái gai cần phải nhổ…
- Bấy giờ mình làm sao? Bắt hay không bắt?
Mười Lực lại cười:
- Mình cũng chỉ là chi đội trưởng như Hai Vĩnh, ai dám bắt nó? Qua bển, lớ ngớ nó bắt lại mình là mang họa.
Năm Chảng mừng rỡ:
- Tôi đang lấn cấn, gặp anh nói vậy tôi chịu liền. Một mặt mình bí mật báo tin cho Hai Vĩnh hay để nó đề phòng, còn mình thì trở về nói với Bảy Viễn “Ông là Khu bộ phó, chỉ có ông mới có quyền bắt Hai Vĩnh”. Vậy là “chìm xuồng”…
Việc bắt ba chính trị viên cũng gặp phản ứng dữ dội. Hai anh Nghiệp và Dư là đại đội trưởng và đại đội phó một đại đội trong Chi đội 21 của Tư Hoạnh liền kéo đại đội bỏ ra đi để phản đối hành động độc tài của Bảy Viễn.
Tin một đại đội bỏ ra đi làm cả Liên khu xôn xao. Bảy Viễn cấp tốc ra lệnh cho các Chi đội thân tín chặn bắt lại đại đội ly khai này. Nhưng hai anh Nghiệp và Dư đã đưa đại đội tới Biên Hòa gặp Quân khu phó Huỳnh Văn Nghệ báo cáo các bê bối của Bảy Viễn, Tám Nghệ giữ đại đội này lại Chi đội 10, gởi báo cáo về Nguyễn Bình và chính ủy Hai Trí ở Giồng Dinh.
Tại Quân khu, một cuộc họp cực kỳ quan trọng bàn về vấn đề Bảy Viễn. Đã có bằng chứng cụ thể cho thấy Bảy Viễn liên lạc với chính phủ Nam phần Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, Phán Huề là nhân chứng quan trọng. Hai đại đội trưởng Nghiệp và Dư cũng là hai hân chứng quan trọng. Bảy Viễn ngấm ngầm liên lạc với địch, trong tổng hành dinh có hai tên Phòng Nhì là Tư Sang và Năm Tài. Chúng toa rập ám hại những người có cảm tình với Cộng sản, thủ tiêu những người Bắc và công khai bắt các chính trị viên…
Lúc còn ở văn phòng Chi đội 7, Nguyễn Bình đã chủ trương bắt Bảy Viễn đưa về Quân khu để xử tội với Phán Huề. Ông mời Nguyễn Đức Huy, Việt Hồng, Tám Nghệ, Hai Vĩnh bàn bạc và thành lập ban thanh trừng nội bộ Bình Xuyên. Ban thanh trừng gồm các chính trị viên các đơn vị có vấn đề như các Chi đội 9,21,25. Do đó Tám Tâm ở Chi đội 9, Vũ Văn Hiệp ở Chi đội 21 và Lưu Quí Thoái ở Chi đội 25 được chọn. Ba đơn vị này có nhiệm vụ bắt chỉ huy của mình.
Ngoài ra các Chi đội 2, 3, 7 làm đơn vị chủ công, giúp ba đơn vị kia hoàn thành nhiệm vụ.
Ban chỉ đạo chung gồm có Nguyễn Đức Huy, Việt Hồng, Lê Hiền và Mai Văn Vĩnh. Tại Quân khu ủy ở Giồng Dinh, vấn đề thanh trừng gây sóng gió dữ dội. Quan điểm của hai nhóm quân sự và chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Sau cùng, hội nghị tìm một giải pháp dung hòa. Huỳnh Văn Nghệ với tư cách là Khu bộ phó đề nghị:
- Anh Nguyễn Bình sắp lãnh chức ủy viên Quân sự Nam Bộ, tôi đề nghị đưa Bảy Viễn lên giữ chức Khu bộ trưởng của anh Nguyễn Bình. Nếu Bảy Viễn chấp nhận thì phải rời bỏ Rừng Sác để đóng tại Quân khu. Như vậy ta giải quyết tốt đẹp vấn đề. Ở Quân khu, Bảy Viễn sẽ không còn thao túng và ta cũng dễ kiểm soát hoạt động của bọn Phòng Nhì “cấy” bên cạnh Bảy Viễn.
Sáng kiến của Tám Nghệ được mọi người tán thưởng. Nhưng hội nghị cũng thấy khó khăn trước mắt: “Ai lãnh sứ mạng vào hang hùm thuyết phục Bảy Viễn bỏ sào huyệt đi lãnh chức Khu bộ trưởng? Kẻ đi sứ phải có cái dũng của Kinh Kha mà cũng phải có cái trí của Tô Tần. Ai lãnh trách nhiệm này?” Không ai xung phong. Hội nghị đành chỉ định Tám Nghệ:
- Anh là người có sáng kiến thì chính anh phải là người thực hiện sáng kiến đó đến thành công.
Tám Nghệ đang phân vân, Hai Vĩnh góp ý:
- Anh Tám xuống Rừng Sác thuyết phục Bảy Viễn là phải. Trước đây anh Tám cũng đã xuống dự lễ nhậm chức Khu bộ phó của Bảy Viễn…
Tám Nghệ lắc đầu:
- Trước khác, nay khác. Trước không có vấn đề gì. Còn nay thì nó biết ta đã nắm bằng chứng nó bí mật “đi đêm” với Tây. Vô đó không khéo bị nó thủ tiêu chớ chẳng chơi…
Hai Vĩnh nhận định:
- Tôi nghĩ là Bảy Viễn không dám động đến anh, bởi Chi đội 10 của anh công trận bằng mấy Chi đội 9 của y. Anh lại là Khu bộ phó có tài hơn y. Huống chi anh đang giữ chức đại đội chủ lực của Chi đội 21. Nếu y chịu đi thì anh sẽ trả lại đại đội ấy cho Tư Hoạnh. Nếu y cả gan chống anh thì y đã lòi mặt phản động… Nếu cần thì đem theo vài đơn vị…
Tám Nghệ lắc đầu:
- Đi rầm rộ như vậy Bảy Viễn sinh nghi. Không, tôi sẽ đi một mình…
Khi đã nhất định đi Rừng Sác, Tám Nghệ bàn kế hoạch cụ thể với Nguyễn Bình. Quân khu sẽ điện cho Bảy Viễn biết quyết định của Trung ương phong Bảy Viễn lên Khu bộ trưởng khu 7 và mời Bảy Viễn về Nam Bộ nhận chức. Cơ quan cấp Nam Bộ đóng ở xã Nhơn Hòa Lập, trên kinh Dương Văn Dương (trước là kinh Lagrange). Con kinh này chạy song song với kinh Nguyễn Văn Tiếp (trước là kinh Cậu Mười Hai). Kinh Nguyễn Văn Tiếp cắt ngang Đồng Tháp Mười, nối liền sông Vàm Cỏ Tây với sông Tiền. Kinh Dương Văn Dương ngắn hơn, chạy tới Gãy Cờ Đen thì đụng kinh Tháp Mười ăn thông với Nguyễn Văn Tiếp.
Đánh điện cho Bảy Viễn vài ngày, Tám Nghệ mới đi Rừng Sác. Trong khi đó Hai Vĩnh về Cần Đước chuẩn bị vận động tách các Chi đội khỏi ảnh hưởng của Bảy Viễn. Đó là cách “chia lửa” hữu hiệu nhất Hai Vĩnh dành cho Tám Nghệ. Khi mất các Chi đội mạnh, Bảy Viễn như cua gãy càng sẽ không còn hung hăn như trước.
Hai cho con ông Tám Manh, Hai Vĩnh cùng Năm Hà, Mười Lực và Năm Chảng họp bàn một đêm cơ mật, Hai Vĩnh đi thẳng vào đề:
- Tôi vừa đi họp trên Quân khu về. Quân khu quyết định bắt Bảy Viễn vì đã nắm được bằng chứng Phòng Nhì “mua” Bảy Viễn bằng tiền và gái. Năm Tài và Tư Sang là hai tay sai mà Lâm Ngọc Đường và Môrit Thiên “cấy” bên cạnh Bảy Viễn. Hàng tháng chúng đem tiền các sòng bạc xuống cho Bảy Viễn, lại cung cấp rượu và gái cho “Ngài Khu bộ phó” ăn chời phè phỡn. Chưa đủ, chúng còn tiếp tế cả mấy chài gạo, bải, heo, bò và cả súng nữa. Cái mà Bảy Viễn gọi là “chiến công của Tư Sang và Chi đội 9” thật ra là một trận đánh “cuội”, không qua mắt được ai.
Năm Hà gật gù:
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Bây giờ mình tính sao?
Hai Vĩnh:
- Chúng ta đang ở ngã ba đường, tình thế vô cùng nguy hiểm. Chúng ta phải theo ai đây? Cụ Hồ tiếp tục đánh Pháp hay theo Bảy Viễn kéo quân về đầu Tây? Đặt câu hỏi như vậy nhưng tôi biết anh Năm không thể nào bỏ con đường mà anh Ba đã vạch ra cho bộ độ Bình Xuyên. Chỉ có đánh Tây, giới giang hồ chúng ta mới tạo được thanh danh và gây được cảm tình trong lòng dân. Chúng ta tách ra khỏi thế lực Bảy Viễn, các anh nghĩ sao?
Năm Hà, Năm Chảng và Mười Lực nhìn nhau gật đầu:
- Bây giờ ta nên thảo một bức thư vạch trần tất cả mưu mô của địch đưa tay sai Phòng Nhì vào mua chuộc cấp bộ Bình Xuyên, tạo điều kiện cho họ sống xa hoa, phè phỡn trên xương máu của anh em chiến sĩ. Chúng ta đề nghị Bảy Viễn trở lại con đường cách mạng, chống Pháp giành độc lập.
Năm Hà gật lia:
- Thầy Hai soạn đi, tụi này sẽ ký.
Năm Chảng thắc mắc:
- Nếu Bảy Viễn không nghe thì sao? Mà tôi chắc là Bảy Viễn không nghe. Nó đã quen nếp sống vua chúa rồi…
Mười Lực nhăn mặt:
- Thì đường ai nấy đi chớ có gì mà lo ngại?
Hai Vĩnh soạn ngay bức tâm thư gởi Bảy Viễn. Viết xong anh đọc cho tất cả nghe. Thư đầy đủ lý tình tuy vắn tắt. Tất cả ký tên vào.
Ông Tám Mạnh hỏi:
- Bắt đầu từ giờ phút này, khi bức tâm thư đã gửi đi, hai anh Năm Chảng và Mười Lực bí mật điều các đơn vị của liên chi 2-3 còn kẹt bên kia qua bên này. Đề phòng trước bao giờ cũng hơn…
Thảo xong bức thư thì trời đã hừng đông. Vậy là cuộc họp kéo dài cả đêm. Bức tâm thư tới tay Bảy Viễn một ngày sau. Y hốt hoảng cấp tốc cho người đi tìm Năm Hà và hai anh Năm Chảng, Mười Lực. Nhưng cả ba đã rời qua Ba Doi từ đêm qua. Lâu nay Bảy Viễn nghĩ rằng Năm Hà và hai cánh tay Năm Chảng, Mười Lực phải ngã theo mình. Bây giờ y mới ngã ngửa. Con cá sẩy bao giờ cũng là con cá lớn. Liên chi 2-3 giờ đây đúng là con cá kình mà Bảy Viễn đã để sẩy ra biển Đông. Y như điên như dại, hết đập bàn la hét đến than thở nhăn nhó. Trong bảy chi đội, y chỉ có Chi đội 9. Liên chi 2-3 và Chi đội 7 đã tách hẳn ra. Chi đội 4 của Mưới Trí thì đóng quá xa ở tận Bình Hòa, mà Mưới Trí thì nay vầy mai khác, không biết đâu mà lần. Mới ngày nào Mưới Trí còn đi dự hội nghị giáo phái chống Việt Minh; sau đó gặp Bảy Trấn, Mưới Trí đã trở cờ… Vả lại tính khí Mưới Trí thì Bảy Viễn có lạ gì! Mưới Trí thà đầu gà phụng. Chỉ còn Chi đội 21 của Tư Hoạnh và Chi đội 25 của Tư Tỵ. Tư Hoạnh có lúc theo Hai Vĩnh đóng ở Sơn Long, Bà Trao. Bảy Viễn phạm sai lầm bắt chính trị viên Lê Hiền khiến đại đội của Nghiệp và Dư kéo lên Quân khu thưa với Nguyễn Bình. Còn lại Chi đội 25 của Tư Tỵ. Nhưng Chi đội này không cứu vãn tình thế suy kém của Bảy Viễn.
Người Bình Xuyên Người Bình Xuyên - Nguyên Hùng Người Bình Xuyên