Chuyên nghiệp là biết cách làm, khi nào làm, và làm điều đó.

Frank Tyger

 
 
 
 
 
Tác giả: Jack Kerouac
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: On The Road
Dịch giả: Cao Nhị
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 44
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 23
Cập nhật: 2023-06-22 21:34:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Bốn [1]
ôi có được một ít tiền nhờ bán sách của mình. Tôi giải phóng cho bà cô khỏi nỗi lo bằng cách đóng tiền nhà cho đến hết năm. Cứ mỗi lần mùa xuân đến với New York, tôi lại như không tài nào cưỡng nổi tiếng gọi của đất đến cùng những cơn gió từ New Jersey vượt sông thổi tới và tôi cảm thấy cần phải ra đi. Vậy là tôi lên đường. Lần đầu tiên trong đời hai thằng, tôi chào tạm biệt Dean ở New York và để hắn ở lại đây. Hắn làm việc trong một bãi giữ xe ở ngã tư phố 40 và đại lộ Madison. Như thường lệ, hắn vẫn đi đôi giày rách nát, mặc áo phông cộc tay, quần trễ như sắp tụt, một mình giải quyết lượng xe khổng lồ ào đến vào buổi trưa.
Tôi thường đến thăm hắn vào lúc sẩm tối khi hắn hết việc. Hắn đứng trong nhà dành cho nhân viên, đếm tích kê và xoa bụng. Radio luôn bật. “Ông có khoái cái thằng phát thanh viên Marty Glickman tường thuật các trận bóng chày không, gã cứ liến thoắng - chạy ra giữa sân - nhảy, lừa bóng, ném, ghi điểm, hai điểm. Đích thị đây là cha bình luận viên vĩ đại nhất tôi từng được nghe.” Hắn chỉ còn những thú vui đon giản kiểu ấy thôi. Hắn sống với Inez trong một căn nhà tồi tàn ở góc phố 80, khu Đông. Ban đêm, về đến nhà, hắn thay quần áo, mặc vào cái áo ngủ kiểu Tàu bằng lụa lùng thùng đến mông, ngồi vào ghế thư giãn và hút tẩu thuốc nhồi đầy trà. Đó là thú vui khi ở nhà, cộng thêm một cỗ bài toàn ảnh con heo. “Thời gian gần đây, tôi tập trung vào con hai rô. Ông có thấy tay nàng đâu không? Tôi cá là ông không biết. Nhìn lâu lâu vào, cố nhìn xem.” Hắn đưa cho tôi con hai rô in hình một gã cao lớn, rầu rĩ và một ả gái điếm dâm đãng u sầu đang thử một tư thế trên giường. “Cứ thử xem, anh bạn, tôi đã thử làm qua nhiều lần rồi.” Inez đang làm bữa ở trong bếp, thò đầu qua cửa và nhoẻn miệng cười. Mọi sự với nàng đều suôn sẻ cả. “Ông nhìn thấy nàng chưa? Thấy chưa, anh bạn? Inez đấy. Thấy không, chỉ cần vậy thôi, thò đầu qua cửa và mỉm cười. Ôi, tôi đã trao đổi kỹ với nàng và đã cùng nhau thỏa thuận một cách tốt đẹp nhất. Hè này bọn tôi sẽ dọn đến một trang trại ở Pennsylvania - trạm trung chuyển cho tôi trở lại New York vui thú, rồi sẽ có một ngôi nhà to đẹp, và mấy năm nữa sẽ đẻ ra một lô nhóc tì. E hèm! Oi giời!” Hắn nhảy ra khỏi ghế và mở một cái đĩa hát của Willie Jackson. Rồi hắn cứ đứng cạnh cái máy, vỗ nhịp tay, đung đưa chân và lúc lắc đầu gối theo nhịp. “Chà! Cái thằng cha này! Lần đầu tiên nghe gã hát tôi tưởng đêm sau gã sẽ chết ngay vì mệt, thế mà gã vẫn sống nhăn.”
Hắn từng đối xử hệt như vậy với Camille ở Frisco đầu kia lục địa. vẫn cái va li cà tàng ở gầm giường, sẵn sàng lên đường. Inez liên tục gọi điện thoại cho Camille và nói chuyện rất lâu. Họ thư từ với nhau, trao đổi về sự lập dị của Dean. Tất nhiên, hàng tháng hắn phải gửi cho Camille một phần thu nhập của mình để giúp đỡ nàng, không thì sẽ vào trại cải tạo sáu tháng luôn. Để bù đắp lại khoản chi ấy, hắn phải giở trò ở bãi đậu xe, gã là một nghệ sĩ trong việc thối lại tiền cho khách. Tôi đã nhìn thấy gã liến thoắng chúc mừng Noel một khách hàng sang trọng đồng thời nhanh tay lấy một đồng năm đô tráo lại đồng hai mươi đô. Tiền ấy bọn tôi lại mang ra quán Birdland xài. Lester Young đứng trên bục, sự vĩnh cửu ngự trên hàng mi rậm của gã.
Một đêm, chúng tôi đứng nói chuyện ở góc phố 47 và đại lộ Madison vào lúc ba giờ sáng. “Ổi, Sal, tôi ước gì ông không đi đâu cả, thực sự đấy, đây là lần đầu tiên tôi ở lại New York mà không có bạn cố tri.” Rồi hắn lại nói, “Ở New York, tôi bị mắc kẹt, Frisco mới là nhà tôi. Suốt thời gian sống ở đây, tôi không có cô gái nào khác ngoài Inez, quả là chỉ có ở New York mới có chuyện thế này. Mẹ kiếp! Nhưng cứ nghĩ đon giản là phải vượt qua cái lục địa khủng khiếp này thôi thì... Sal, từ lâu rồi ta không thẳng thắn với nhau.” Ở New York, chúng tôi luôn cùng nhau nhảy từ quán rượu này sang quán rượu kia như hai thằng điên, đến dự vô số vụ tiệc tùng say xỉn cùng hàng đám bạn bè. Hình như đó không phải là gu của Dean. Hắn giống với bản chất của mình hơn khi đứng trong màn mưa giá lạnh, trắng xóa trên đại lộ Madison giữa đêm hoang vắng. “Inez yêu tôi, nàng nói với tôi thế và bảo đảm là tôi có thể làm gì tùy ý, nàng sẽ không phiền muộn. Ông thấy không, ta cứ già đi và lo buồn chồng chất. Một ngày nào đó, ông và tôi, chúng ta sẽ lang thang ở một con hẻm nào đó vào lúc lặn mặt trời, đi lục thùng rác.”
“Ông muốn nói là ta sẽ kết thúc như tụi bụi đời già?”
“Sao lại không? Tất nhiên sẽ là như vậy nếu ta muốn, thế thôi. Kết thúc như thế cũng chẳng hại gì. Ông sống cả một cuộc đời chả cần bận tâm xem kẻ khác muốn gì, kể cả bọn chính khách và bọn giàu sụ, cũng chẳng thằng nào quan tâm đến ông, ông cứ đi, làm mọi thứ theo cách của mình.” Tôi nhất trí với hắn. Hắn đã đạt tới Đạo bằng con đường giản dị và trực tiếp nhất. “Đường ông đi là đường nào, anh bạn? - con đường của vị thánh, con đường của thằng điên, con đường của cầu vồng bảy sắc, con đường ngu xuẩn, con đường bất kỳ. Đó là một con đường ở bất cứ đâu, cho bất cứ ai, thế nào cũng được. Ở đâu, ai, thế nào?” Chúng tôi gật đầu dưới trời mưa. “Cứt, ông phải chăm sóc ‘thằng nhỏ’ của ông đấy. Nó chưa thành đàn ông đâu, nếu có thì cũng chỉ là một thằng đàn ông thất thường - cứ nghe lời bác sĩ đi. Tôi nói với ông này, Sal, thật lòng đấy, rằng cho dù tôi ở đâu, cái va li của tôi bao giờ cũng sẵn sàng ở gầm giường, tôi luôn sẵn sàng ra đi hoặc tung hê tất cả. Tôi đã quyết định mặc kệ mọi thứ. Ông thấy rồi đấy, tôi đã cố gắng cùng sức, làm mửa mật để kiếm ăn, và ông cũng biết là điều ấy không hề quan trọng, chúng ta đều nắm được thời gian - biết cách níu chân nó, biết đi lang thang và khám phá, chỉ ngần ấy dam mê cổ lỗ đó thôi, ở đó”còn dam mê nào khác? Ta biết cả.” Chúng tôi thở dài dưới trời mưa. Đêm đó mưa rơi từ đầu này sang đầu kia thung lũng Hudson. Các cảng quốc tế khổng lồ dọc con sông lớn như biển đang chìm trong con mưa đó, những con tàu cũ cập bến ở Poughkeepsie chìm trong mưa, hồ split Rock đầu nguồn chìm trong mưa, cả đồi Vanderwhacker cũng chìm trong mưa.
“Như vậy đó,” Dean nói, “tôi dạo chơi trong cuộc thế này, mặc cho trời đất vần xoay. Ông biết không, tôi vừa viết thư cho ông già ở nhà tù Seattle... Hôm sau, tôi nhận được lá thư đầu tiên của ông sau nhiều năm.”
“Thật sao?”
“ừ, ừ. Ông nói muốn nhìn thấy thằng cháu Tội’, chừng nào ông đến được Frisco. Tôi vừa tìm được một căn phòng có giường, không nước nóng tiền thuê mười ba đô một tháng ở khu Đông, phố 40. Nếu gửi được tiền cho ông thì ông sẽ đến sống ở New York - khi ra tù. Tôi ít kể với Ông về em gái tôi nhưng ông biết đấy, tôi có một con em rất xinh, tôi cũng muốn đón nó về sống cùng luôn.”
“Con bé hiện ở đâu?”
“À, vấn đề ở chỗ đó, tôi đâu có biết nó ở đâu - ông già tôi đã mấy lần định đi tìm nó nhưng thật ra ông ấy thực sự làm gì thì ông cũng rõ rồi.”
“Thế là ông ấy đến Seattle?”
“Và vào thẳng cái nhà tù lộn xộn ấy.”
“Trước đó thì ở đâu?”
“Texas, Texas... và ông thấy đấy, linh hồn tôi, tình trạng mọi thứ, hoàn cảnh của tôi... ông thấy là tôi ngày càng điềm tĩnh hơn.”
“Ừ, có thế thật.” Dean đã trở nên điềm tĩnh ở New York. Hắn muốn nói chuyện tiếp nhung chúng tôi đang rét muốn chết dưới trời mưa lạnh giá nên đành hẹn sẽ gặp lại nhau ở nhà bà cô tôi trước khi tôi ra đi.
Trưa Chủ nhật sau hắn đến chỗ tôi. Tôi có một cái ti vi, chúng tôi mở xem một trận đấu bóng, trên đài lại có một trận khác, bọn tôi lại chuyển đi chuyển lại kênh để xem thêm một trận thứ ba và cứ thế cố gắng theo dõi mọi diễn biến từng phút của cả ba trận. “Nhớ này Sal, Hodges sẽ ném thứ hai cho đội Brooklyn, nên khi bên đội Phillies đổi tay ném bóng chúng ta sẽ chuyển sang xem trận Giants- Bostons, khi đó DiMaggio sẽ ném thành công ba quả liền và tay ném mới vào thay người kia sẽ vô cùng căng thẳng, do đó chúng ta sẽ nhanh chóng chuyển kênh để xem chuyện gì xảy ra với Bobby Thompson sau khi ta bỏ hắn đấy nửa phút trước. Tuyệt!”
Chiều muộn, chúng tôi ra ngoài chơi bóng chày với bọn nhóc ở ngoài bãi cạnh nhà ga Long Island. Bọn tôi còn chơi cả bóng rổ nữa, chơi rất say sưa đến nổi bọn trẻ phải kêu lên, “Từ từ thôi mấy chú, đâu phải tự sát như thế?” Chúng đập bóng điệu nghệ quanh chúng tôi và ăn điểm ngon ơ. Chúng tôi vã mồ hôi. Có một lúc, Dean ngã dập mặt xuống nền sân xi măng. Bọn tôi thở dốc tranh bóng với bọn nhóc; chúng lừa bóng qua bọn tôi dễ dàng. Chuyền bóng và nhẹ nhàng hất bóng qua đầu chúng tôi vào rổ. Hai thằng nhảy vào đón bóng từ rổ như điên, chúng chỉ cần rướn người một chút là đã lấy được bóng từ bàn tay trơn tuột của bọn tôi và dẫn bóng ra chỗ khác. Chúng tôi như những tay saxo khùng biểu diễn rong trong những con hẻm Mỹ cố gắng chơi bóng rổ với những nghệ sĩ vĩ đại như Stan Getz và Cool Charlie. Bọn nhóc nghĩ bọn tôi bị điên rồi. Tôi và Dean về nhà, chơi chuyền bóng cho nhau từ vỉa hè bên này sang vỉa hè bên kia. Bọn tôi thử biểu diễn những ngón đặc biệt, ném qua bụi cây trúng cột đèn. Khi một cái ô tô chạy qua, tôi chạy theo và ném bóng qua gầm xe để chuyền cho Dean. Hắn lao tới chộp được bóng, lăn người trên cỏ rồi lại ném bóng cho tôi qua nóc một cái xe tải chở bánh mì. Tôi cố bắt và lập tức ném trả lại buộc Dean phải tung xoay người bay qua hàng rào và tiếp đất bằng lưng, về đến nhà, Dean rút ví ra, hắng giọng một cách oai vệ và đưa cho bà cô tôi mười lăm đô la số tiền nợ của hắn từ ngày chúng tôi bị phạt vì phóng xe quá tốc độ ở Washington. Bà hoàn toàn bất ngờ và hài lòng. Chúng tôi ăn một bữa thật thịnh soạn. “Dean này,” cô tôi nói, “cô hy vọng là cháu có thể chăm sóc đứa con nhỏ sắp sửa ra đời, và lần này thì không ly dị nữa.”
“Vâng, vâng, vâng.”
“Ông không thể cứ tiếp tục cứ đi khắp nước và rải con lung tung thế được. Những đứa nhỏ tội nghiệp ấy sẽ lớn lên mà không có ai chăm nom. Ông phải cho chúng một Cơ hội sống chứ.” Hắn nhìn xuống chân và gật đầu. Trong hoàng hôn đỏ như máu, chúng tôi chia tay nhau trên một cây cầu bắc ngang qua đường cao tốc.
“Hy vọng là ông vẫn ở New York khi tôi quay về,” tôi nói. “Tôi chỉ ước một điều là một ngày nào đó tôi với ông sẽ sống trên cùng một phố với gia đình mình và trở thành một cặp chiến hữu già.”
“Ông nói phải, ông cũng biết là tôi đã từng hết lòng cầu nguyện trước những khó khăn chúng ta từng trải qua cũng như những khó khăn sắp tới, như bà cô ông đã nhắc. Tôi đâu muốn có thêm con, còn Inez cứ khăng khăng đời có, thế là bọn tôi cãi nhau. Mà ông có biết là Marylou đã lấy một thằng buôn xe cũ ở Frisco và cũng sắp sửa có con không?”
“ừ, chúng ta đều đến lúc phải thế.” Lẽ ra tôi nên nói đó là những làn sóng của cái hồ hư không. Đáy của thế giới này bằng vàng và giờ thế giới đang lộn ngược. Hắn móc cho tôi xem tấm ảnh Camille ở Frisco chụp với đứa con gái mới đẻ, Có bóng một người đàn ông đổ xuống người con nhỏ trên vỉa hè bờ nắng chói, hai ống quần dài lặng lẽ đứng. “Ai thế?”
“Ed Dunkel chứ còn ai. Hắn trở lại với Galatea rồi, giờ thì cả hai đã đi Denver. Họ bỏ hẳn ra một ngày để chụp ảnh.” Dean lại móc ra nhiều bức ảnh khác. Tôi nghĩ bụng, tất cả những bức ảnh này là những thứ một ngày nào đó con cháu chúng ta sẽ thích thú nhìn vào, nghĩ rằng cha mẹ chúng đã sống một cuộc đời bình yên, ngăn nắp, ổn định như trong ảnh, sáng ngày ra chúng tỉnh dậy bước đi một cách tự hào trên những vỉa hè của cuộc đời, không bao giờ tưởng tượng nổi sự điên rồ, rách nát, lộn xộn của cuộc đời thực của chúng tôi, không biết đến đêm đích thực, không biết địa ngục của đêm, không hay con đường ác mộng vô nghĩa lý. Tất cả những thứ đó chìm trong sự trống rỗng vô thủy vô chung. Một dạng bàng quan đáng thương. “Tạm biệt, tạm biệt.” Dean đi khuất trong hoàng hôn đỏ. Đầu tàu phun khói cuồn cuộn trên đầu hắn. Bóng hắn theo hắn, nó nhại dáng đi của hắn, suy nghĩ của hắn, sự tồn tại của hắn. Hắn quay đầu lại, rụt rè vẫy chào, hoi đỏ mặt. Hắn làm động tác ra hiệu cho tàu chuyển bánh của nguôi hãm phanh, nhảy lên chồm chồm và hét lên câu gì đó tôi không nghe rõ. Hắn chạy quanh thành hình vòng tròn. Mỗi lúc hắn lại tiến gần hơn tới góc bê tông của cầu vượt đường sắt. Gã vẫy tay lần cuối. Tôi vẫy lại. Đột nhiên hắn bỗng trở về cuộc đời hắn, bước nhanh khỏi tầm mắt tôi. Tôi đứng đăm đắm nhìn vào sự hoang vắng của những ngày còn lại riêng mình. Tôi cũng còn một con đường dài và khủng khiếp để đi.
Trên Đường Trên Đường - Jack Kerouac Trên Đường