Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Ngo Phuc
Số chương: 171
Phí download: 12 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 9981 / 102
Cập nhật: 2014-11-20 13:49:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 38 - Quan Kinh Luợc Chỉ Khoái Gái
ua ngày thứ hai, Đa Nhĩ Cổn sai Lãnh Tăng Cơ rời thành đi đón rước Thái Tông hoàng đế. Cơ vốn là tay tâm phúc của Cổn, y gặp Thái Tông tự nhiên có nhưng lời che đậy khôn khéo… Mặt khác Hy Phúc Cương Lâm đà được Văn hậu dặn trước nên chỉ xem xét qua loa thi hài Thần phi rồi cho khâm liệm và nhập quan ngay.
Về tới nhà, Thái Tông chỉ còn thấy một cỗ quan tài nằm đó. Ngài không muốn hỏi gì thêm mà chỉ cốt lo tang sự cho xong. Văn hậu còn quỉ quyệt hơn nửa bằng cách làm cho nhà vua vui thích mà quên đi nỗi bi thương đó. Bà đem đủ các thứ nghệ thuật quyến rũ mê ly để cung phụng nhà vua. Bên cạnh người đẹp như tiên nga giáng thế lại được thoả mãn đủ thanh sắc, Thái Tông hoàng đế quả quên đi lúc nào không biết mọi nỗi bi thương. Ngài cùng Văn hậu cười nói, như không có việc gì buồn bã vừa xảy ra. Văn hậu biết Thái Tông tính thích săn bắn chim muông, lại một dịp để hai người ôn lại mảnh tình xua, khiến Đế và hậu bỗng có lại những phút ân ái của buổi ban đầu. Đêm đó, hai người nằm ngủ ngay tại trong lều săn, tận hưởng những khoái lạc trời ban. Rồi từ đó, không còn ai có thể làm cho Đế và Hậu rời xa nhau được nữa.
Thái Tông hoàng đế đi săn đã qua ngày thứ tư, bỗng thấy người con trai cả Túc Quận Vương Hào Cách mặt hớn hở chạy vào trướng, thỉnh an rồi bẩm báo:
- Phụ hoàng, có chuyện mừng lớn! Số là thành Tùng Sơn đã bị con đánh phá tan hoang.
Nhà vua nghe xong, mặt tươi như hoa nở, kéo vội tay cạu con trai ngồi xuống hỏi han mọi việc. Hào Cách nói:
- Số là phó tướng Hạ Thừa Đức giữ thành Tùng Sơn cho người qua báo: y giữ mặt Nam thành ước hẹn đêm đó bắc thang lên bờ thành mà bò vào, y sẽ từ bên trong tiếp sức. Bởi vậy đêm khuya, con đem đại đội nhân mã tới mặt Nam, quả nhiên lọt được vào thành và đã bắt được Kinh lược Hồng Thừa Trù, Tuần phủ Khâu Dân Ngưỡng, Tổng binh Vương Đình Ngưỡng -Tào Loan Giao, Tổ Đại Lạc, Du Kích Tổ Đại Danh, Tổ Đại Thành, cả một bọn quan chức của Minh triều đồng thời còn giết chết Minh binh đến ba ngàn sáu mươi ba tên, bắt sống đàn bà trẻ con đến một ngàn hai trăm bốn mươi chín người, thu được khôi giáp cung tên đến hơn một vạn năm ngàn bộ, hồng y pháo điểu thương đủ cỡ lớn nhỏ đến ba ngàn hai trăm bảy mươi ba khẩu. Xin phụ hoàng mau về kinh định đoạt.
Thái Tông hoàng đế nghe xong mừng quá, phá lên cười ha hả, rồi hạ lệnh trở về Thịnh Kinh. Khi ngài về tới cung, các đại thần lân lượt xin vào khai báo quán tình. Ngài đều lấy lời hay ý đẹp an ủi khen lao. Ngài lại dặn dò không được ngược đãi người Hán, chuẩn y tấu chương của bối lặc Nhạc Thốt. Tấu chương xin rằng: "Hán quan hàng nhất phẩm, thì đem các nàng cách cách con các bối lặc mà thưởng cho làm vợ. Hán quan hàng nhị phẩm thì đem các tiểu thư con các đại thần mà gả cho làm vợ".
Thái Tông hoàng đế lại hạ đạc dụ: đưa Hồng Thừa Trù đến khách quán, đối xử một cách đặt biệt, hằng ngày phải đem bày yến tiệc để khoản đãi, lại chọn bốn cung nữ tuyệt đẹp tới hầu hạ đê tuỳ nghi sai khiến.
Lại nói Hồng Thừa Trù vốn là một vị trung thần của Minh Triều. Ông còn là một danh tướng. Nay bị quan Thanh bắt, ông liều một thác. Không ngờ khi đưa tới Thịnh Kinh, ông chẳng thấy Thái Tông truyền cho bệ kiến mà cũng chẳng thấy đem giết. Những viên quan tổng binh tay chân của ông kẻ thì bị giết, kẻ thì hàng, mấy hôm thôi đã không thấy một ai bên cạnh.
Ngẫm tới bản thân, ông thấy mình ở khách quán, hàng ngày ăn thì sơn hào hải vị, nằm thì nệm gấm gối hoa. Ông cho rằng Thanh triều đối với mình vẫn còn có ý dụ hàng. Ông quyết tuyệt thực để tìm cái chết, nhất định không ăn lấy một hột cơm, suốt ngày chỉ quay mặt về phía tây ngồi như tượng gỗ.
Thái Tông hoàng đế sai người tới khuyên ăn, ông cự tuyệt. Khuyên hàng, ông cũng chẳng nghe. Thái Tông nhịn đã quá mức, phát cáu. Ngài bèn truyền lệnh khoá trái cửa phòng, đuổi hết cung nữ ra ngoài. Hồng Thừa Trù không ăn uống đã mấy bôm. Tin này truyền tới tai Thái Tông ngài rất lấy làm lo rầu nói với bọn đại thần:
- Hồng kinh lược chẳng chịu đầu hàng, thế là cái mộng đánh chiếm Trung nguyên của trẫm không thể thành được nữa.
Ngài bèn hạ thánh chỉ:
- Hễ có ai kỳ mưu xảo kế thuyết được Hồng kính lược đầu hàng, sẽ được thưởng vàng vạn lạng.
Thánh chỉ vừa mới hạ, kẻ nào cũng ngốt của, xun xoe lập mưu định kế. Trong số đại thần, nhiều ông định đến thăm Hồng để chực khuyết thuyết, nhưng Hồng kinh lược chẳng thèm tiếp.
Đã bốn ngày không ăn uống, Hồng kinh lược đói đến cái độ ốm o, trông không còn ra người nữa. Đa Đạc mới nghĩ ra một kế. Đạc cho gọi thư đồng của Hồng, tên gọi Kim Thăng, vừa dỗ vừa doạ để hắn nói cho biết lúc binh sinh Hồng kinh lược thường ưa thích cái gì nhất. Thăng lúc đầu không chịu nói. Về sau, Đạc dặn bọn thị nữ trong phủ cho hắn ăn uống no say rồi đùa giỡn khiêu khích hắn. Trong đám thị nữ có một đứa khá sạch mắt, nước da trắng, mặt xinh, miệng tươi. Thăng xem chừng khoái lắm. Thế là con thị nữ khôn ngoan này liền lấy sắc để nhử hắn. Đêm rồi, trong chiếc chăn êm ấm, mùi mẫn đó, Thăng nói toẹt tính tình của chủ. Thì ra Hồng kinh lược nhà ta tính chỉ có thích gái mà thôi.
Tin đó truyền ra. Đạc vội chạy tới tâu với Thái Tông hoàng đế. Nhà vua tức khắc ra lệnh chọn luôn một lúc năm cung nữ tuyệt đẹp, thêm bốn cô gái Hán cũng tuyệt đẹp mới bắt được ở Tùng Sơn đưa vào quán khách. Không ngờ, Hồng kinh lược vẫn ngồi lý như tượng gỗ, chẳng thèm để mắt tới một cô nao.
Thái Tông hoàng đế nóng lòng sốt ruột, cả ngày chỉ ra thở vào than, rờ tay bút tóc, vô kế khả thi. Văn hoàng hậu ở bên cạnh thấy thái độ kỳ quặc của nhà vua chẳng hiểu tại sao, bèn hỏi. Lúc đó, Thái Tông mới đem chuyện Hồng Thừa Trù không chịu hàng ra nói với bà. Văn hậu nghe xong mỉm cười nói:
- Thần thiếp nghĩ rằng họ Hồng tuy thích gái nhưng những loại gái tầm thường y chẳng ham đâu. Về việc này xin bệ hạ khỏi lo. Hãy phó thác cho thần thiếp. Thần thiếp xin trong ba ngày thế nào cũng làm y qui hàng cho bệ hạ coi Thái Tông nói:
- Đâu có được! Khanh là người mà trẫrn sủng ái nhất. Khanh còn là một vị quốc mẫu. Nếu làm vậy điêu tiếng bay ra ngoài, thử hỏi trẫm còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ nữa.
Văn hậu nghe xong lại nói:
- Bệ hạ mưu việc lớn cho quốc gia mà còn tiếc một người đàn bà ư? Hon nữa tiện thiếp đi phen này là để biện sự cho bệ hạ, tình nghĩa vợ chồng của chúng ta vẫn còn đó chứ có mết đi đâu mà ngại. Nếu bệ hạ sợ câu chuyện lộ ra ngoài có hại cho thể diện của bệ hạ thì ta nên làm một cách bí mật.
Văn hậu nói tới đây thì Thái Tông hoàng đế nhìn thẳng vào mặt bà. Ngài nghĩ rằng với gương mặt này, kẻ có tim sắt gan đá cũng phải động lòng. Ngài thở dài nói:
- Thôi được, Hậu cố làm sao cho kín đáo, chớ để thiên hạ chê cười trẫm.
Văn hậu được thánh chỉ bèn trở về cung, trang điểm lộng lẫy. Bà búi tóc cao lên, thoa loại phấn hồng thanh cao, tô loại son tươi quý giá, cài những cành trâm toàn giác ngọc lưu ly óng ánh muôn màu. Thật là một trang giai nhân chim sa cá lặn, đổ nước nghiêng thành, có một không hai trên nhân thế. Trang điểm xong xuôi, Văn hậu lấy một cỗ xe, đem theo một cung nữ thân tín, lặng lẽ qua cửa ngách sau cung mà ra đi.
Bà tới quán khách, cho đánh xe lọt hẳn vào bên trong khu vườn. Rồi bỗng người ta thấy phủ dụ của hoàng đế niệm yết tại cổng quán, trên viết rõ rằng: "Bất luận quan hay dân, cấm không được bén mảng tới quán khách!".
Văn hậu bước vào quán, thấy Hồng Thừa Trù quả thật khôi ngô tuấn tú. Hồng đang ngồi xếp bằng trên ghế. Tính đến hôm đó, Hồng đã không ăn đến bốn ngày. Bởi vậy cơn đói hành hạ làm cho Hồng mắt hoa đầu nặng, thần trí hôn trầm.
Văn hậu bảo cung nữ đỡ Hồng từ ghế xuống giường rồi đi ra ngoài. Tứ bề im lặng, không còn một bóng người lảng vảng.
Văn hậu lúc đó mỏi bước lên giường co chân ngồi xuống. Bà đưa hai tay ra nâng người Hồng kinh lược lên rồi đặt ngồi vào lòng mình. Hồng Thừa Trù nhắm nghiền hai mắt, hôn hôn mê mê, lúc đầu mặc kệ cho ai muốn làm gì thì làm nhưng tới lúc này ông bỗng có cảm giác mình đang ngồi ở một chỗ vừa ấm lại vừa êm, có gì đó khác lạ. Rồi mùi hương phấn thơm tho ngào ngạt đập vào mũi ông khiến ngũ quan bị kích thích quá mạnh. Ông vốn thuộc loại đa tình trời sinh. Không gì có thể làm ông xúc động duy chỉ có nữ sắc là có thể buộc chân và xâu mũi ông mà thôi. Bởi vậy dù đến lúc sắp chết, cái thói đa tình vẫn ám ảnh ông như ma men. Huống hồ cái hương vị tiết ra từ làn da thớ thịt của Văn hậu lại là thứ hương vị đặc biệt chỉ mình bà có, thành ra Hồng kinh lược thấy trống ngực nổi lên thình lình, máu nóng chay ngược lên đầu ào ạt.
Ông mở choàng mắt giật mình bàng hoàng; một trang giai nhân tuyệt thế, tình tứ muôn phần, đang nhìn ông mà chúm chím cười. Thật là cái cười giá đáng ngàn vàng, cái cười của Dương Quý Phi, Bao Tự, của Tây Thi, mà trong đời ông mãi đến nay mới được thấy. Hồn phách Hồng kinh lược lúc này đã nhu bị thần tình câu trói. Ông không chịu nổi nữa đành thốt hỏi:
- Nàng là ai vậy?
Hồng kinh lược chỉ thấy cặp môi thắm của người đẹp rung động rồi bật lên tiếng cười ròn rã nhưng thật êm tai quyến rũ. Dứt tiếng cười người đẹp õng ẹo đáp:
- Kinh lược thật là một vị trung thân tuẫn quốc! Kinh lược muốn chết thì cứ chết đi, hỏi thiếp là ai để làm gì?
Hồng kinh lược nghe giọng nói của người đẹp thỏ thẻ chẳng khác gì tiếng oanh hót đầu xuân, bất giác tâm thần mê mẩn.
Tự nhiên, ông ngồi ngay người lại, hỏi tiếp:
- Ta tuẫn quốc là tuẫn với nước ta, có liên quan gì tới nàng?
Văn hậu hói:
- Thiếp lòng vốn từ bi, thấy kinh lược chịu khổ nơi đây, thiếp bèn xin tới đây cứu kinh lược sống thoát bể khổ đó thôi!
Hồng kinh lược nghe đến đây, cười nhạt nói:
- Nàng cũng dám tới đây để khuyên ta hàng nữa sao? Ta đã quyết. Chỉ vài ngày nữa là ta có thề mãn nguyện rồi. Nàng tuy đẹp thật nhưng ta chỉ nghe nàng khi nàng nói tới chuyện khác. Còn việc khuyên hàng thì ta chẳng bao giờ muốn nghe đâu! Thôi nàng đi đi!
Văn hậu nghe nói lại mỉm cười xích người sát lại bên Hồng kinh lược rồi lên tiếng thì thầm dịu dàng:
- Thiếp tuy chỉ là một đứa con gái, một mụ đàn bà nhưng cũng biết kính trọng cái khí tiết của kinh lược. Ý của kinh lược đã quyết, đâu có dám tới để phá hoại cái chí khí của kinh lược. Chỉ tại thiếp thấy tình cảnh của kinh lược thật đáng thương mà…
Văn hậu nói mới tới chữ "mà" thì Hồng Thừa Trù ngạc nhiên ngắt lời:
- Nàng thương ta cái gì?
Văn hậu nói tiếp:
- Thiếp xét thấy kinh lược quả xứng đáng một trang nam nhi. Khi còn ở nhà thì năm thê bảy thiếp, kêu tớ gọi hầu, nệm êm chăn ấm, áo gấm mũ cao, rượu nồng dê béo, thử hỏi còn ai tôn quý hơn kinh lược nữa? Thế mà nay, kinh lược vò võ, tứ cố vô thân, muốn chết mà chẳng chết được! Trong vài ngày nữa kinh lược tin chắc có thể chết được cho xong một kiếp người, nhưng đối với thiếp thiết tưởng vài giây đó dài lắm mà khổ lắm, làm sao chịu nổi! Đem so với năm ngày đã qua, hai ngày sắp tới có lẽ còn bi đát khủng khiếp hơn nhiều. Trời ơi! Một người tài hoa đáng yêu như kinh lược mà bị cái cảnh đó, há chẳng đáng thương sao?
Trong khi Văn hậu nói, hơi thớ và mùi hương phấn xông vào mũi Hồng kinh lược, tự nhiên ông cảm thấy thư thái trong lòng, tim ông lại một phen hồi hộp ước mong. Nhưng vụt nhớ tới bổn phận tới danh dự không những của riêng mình mà của cả một dân tộc, ông vội nhắm mắt lại, cố xua đuổi những ý tưởng nguy hại. Ông định lấy tay đấy người đẹp ra xa nhưng tiếc thay tay ông mềm như bún, không còn chút khí lực nào.
Mắt nhắm nghiền nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, Hồng kinh lược lại nghe thấy tiếng oanh thỏ thẻ, lần này còn pha lẫn những tiếng nấc, tiếng khóc da diết thiết tha, chứng tỏ một tấm lòng quý yêu ông vô cùng tận:
- Hàng thì kinh lược chẳng chịu hàng, chết thì kinh lược chẳng chết lẹ được, biết làm sao bây giờ? Thiếp có một chén thuốc độc nơi đây, kinh lược hãy uống đi, có thể chết ngay được để khỏi phải chịu khổ. Thiếp vì thương kinh lược nên mới tới đây cứu kinh lược thoát khỏi bể khổ đó thôi.
Hồng Thừa Trù lúc đó đã đói lả, xót xa khố sở đến cùng độ, nghe nói có rượu độc, mừng quá, vội mở mắt nhìn thấy người đẹp tay đang býng một cái chén, bên trong dựng một thứ rượu màu vàng nhạt. Ông vội đưa tay ra giật lấy chén rượu độc đưa lên miệng uống ừng ực một hơi cạn chén, không còn sót lại một giọt. Văn hậu thu lại chiếc chén, để lên bàn, quay mình lại, đặt ông nằm xuống ngay ngắn cho ông đợi chết.
Sau đó, Văn hậu cũng nằm xuống cạnh Hồng kinh lược, không khác gì đôi vợ chồng mới cưới. Hổng kinh lược cố nhắm mắt để ngủ mà chẳng ngủ được, muốn chết ngay đi mà chẳng chết được. Mùi hương ngào ngạt mỗi lúc một nhiều xông vào mũi khiến Hồng kinh lược càng xao xuyến bâng khuâng. Rồi cứ mỗi lúc con lợn lòng của ông trỗi dậy thì ông lại cố đè xuống.
Không biết đã bao lần như vậy, ông cố sức thoát ra cái lưới tình đang vây quanh ông. Dần dần, ông thấy mình tỉnh táo hơn và có vẻ khỏe lên. Ông trằn trọc mãi mà chẳng ngủ được.
Văn hậu thấy tình cảnh khó khăn của Hồng kinh lược, bèn gợi chuyện. Lúc đầu Hồng kinh lược lờ đi, chẳng thèm để ý tới bà. Sau, Văn hậu lại lên tiếng hỏi ông:
- Quan kinh lược ơi! Trong phủ ngài có đến mấy dì mấy mợ? Dì nào, mợ nào trẻ nhất, thưa ngài?
Hồng kinh lược nghe mấy câu hỏi đó bỗng ông bồi hồi, tưởng nhớ tới cả một bầu tâm sự xa xôi. Lòng ông càng xao xuyến, càng sôi động, chẳng khác gì một nồi nước sôi không bớt lửa. Ông cảm thấy khó chịu quá. Người đẹp bên cạnh ông lại hỏi tiếp:
- Phen này kinh lược lìa nhà muôn dặm tìm chữ trung nơi quán khách, thôi cũng đành đi! Nhưng kinh lược có nghĩ tới người đẹp của kinh lược từ đây chỉ còn biết tìm kinh lược trong cơn mộng điệp nơi thâm khuê, dưới ánh trăng thu hay bên khóm hoa xuân mà thôi không?
Hồng kinh lược nghe tới đây không còn cầm lòng đặng, oà lên khóc, hai tay vươn ra ôm người đẹp vào lòng.
Thanh Cung Mười Ba Triều Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên Thanh Cung Mười Ba Triều