Số lần đọc/download: 22739 / 122
Cập nhật: 2015-10-14 21:37:32 +0700
Z.28 Bản Án Tử Hình - Chương 9: Mê Hồn Trận
M
ùi thuốc lá cháy khét làm Nguyễn Biên bực mình. Tuy nghiện thuốc lá mỗi ngày hai gói, một gói Chesterfield ở nhà, một gói Bát Tốt ngoài đường - hắn lại ghét mùi cháy khét. Vì vậy, đĩa đựng tàn của hắn luôn luôn đựng nước. Gặp nước, tàn thuốc phải tắt ngủm.
Không hiểu sao hôm nay Nguyễn Biên lại quên đổ nước. Có lẽ hắn bận suy nghĩ. Thật vậy, suốt từ chiều đến giờ, hắn ngồi im như tượng đá trong ghế bành, nhìn qua bao lơn xuống đường.
Hắn nhìn xuống đường song không thấy, không nghe gì hết. Đường Phạm Ngũ Lão, sau lưng ga xe buýt, thường là khu vực náo nhiệt đông đúc nhất Sài gòn, ngày cũng như đêm, nhất là khi trời sắp tối. Hàng trăm xe cộ đủ loại nối đuôi nhau, xe buýt khổng lồ dài ngoằn phun khói đen kịt, xe xì cút tơ bóp kèn te te, xe hơi nhà lộng lẫy áo mầu, xe đạp, xích lô ì ạch và xe thổ mộ khệnh khạng...
Nguyễn Biên chỉ thấy khoảng không vô tận. Trên nền trời hoàng hôn, những đám mây màu xám đang chuyển sang màu tím... Đột nhiên, Nguyễn Biên cảm thấy trống trải lạ lùng.
Trên bàn, hai tờ báo vẫn nằm chềnh ềnh dưới ánh đèn 60 nên sáng quắc. Tờ Sống, và tờ J.E.O. Pháp ngữ.
Nguyễn Biên đọc đi đọc lại nhiều lần nên thuộc làu bài lai cảo đăng ở trang sau. Lai cảo thứ nhất đăng trên báo Sống như sau:
«Phạm Tư ở Huế phải về ngay. Mẹ đau nặng.
Anh cả.
Phạm Thân.»
Và lai cảo thứ hai đăng trên báo J.E.O.:
«Marie em, từ ngày em ra đi, con khóc ngày đêm. Em hãy về nhà. Anh sẽ quên hết quá khứ.
Người yêu em: Paul.»
Trên đất Việt Nam, những người như Phạm Tư không hiếm, tuy nhiên Phạm Tư và Paul ở đây chỉ có trong trí tưởng tượng của Nguyễn Biên, giám đốc trú sứ gián điệp Bắc Việt ở Sài gòn.
Những lai cảo hiền lành này sẽ đến văn phòng điệp báo trong vụ Lễ Tân 4 ngày sau. Nghĩa của nó rất giản dị: công tác đã hoàn tất, đã ra lệnh cho nhân viên tạm rút vào bóng tối, trân trọng chờ chỉ thị.
Ba ngày trôi qua...
Nguyễn Biên vẫn chưa nhận được chỉ thị. Mỗi tối, đúng 8g5’, hẳn phải túc trực bên máy thu thanh để nghe âm ngữ của đài bá âm Hà nội. Hắn không hiểu sao Hà nội bắt đình chỉ mọi liên lạc bằng điện đài, viện cớ là Phản gián Sài gòn hoạt động đắc lực.
Nguyễn Biên lẩm bẩm:
- Hừ, như vậy mà cho là đắc lực! Rõ thần hồn nát thần tính!
Trong thâm tâm, Nguyễn Biên khinh rẻ tổ chức của ông Hoàng. Hắn đã bố trí cho Lê Tùng rời Sài gòn một cách dễ dàng, ung dung trèo phi cơ ở Tân Sơn Nhất, trước mũi công an và Phản gián. Phen này trở về, hắn sẽ báo cáo tường tận cho Đại tá Bùi Vinh...
Đại tá Bùi Vinh... con người quân nhân cương nghị, khôn ngoan và dũng lược, thăng cấp nhanh như ngựa phi, thành phần đầy hy vọng của nguồn máy điệp báo...
Theo chương trình, Nguyễn Biên phải lưu lại miền nam hai năm nữa. Thêm 24 tháng dài đăng đẳng nữa... Hắn xa gia đình từ lâu, một năm 4 lần, vợ con hắn gởi thư vào. Thư từ được viết vào giấy gói đồ bằng mực hoá chất, hoặc chụp trên phim vi-ti. Từ lâu, hắn không được ngửi lại mùi cà phê Nhân ở Cầu Gỗ, gần hồ Hoàn Kiếm.
Nhà hắn ở phố Cầu Gỗ, sau tiệm cà phê Nhân, nổi tiếng nhất nhì Hà nội. Buổi sáng thức giấc, hắn ngồi một mình trong tối, cánh mũi nở rộng, hít mùi cà phê phin đặc biệt vào buồng phổi. Ban đêm trước khi lên giường, hắn cũng không quên thưởng thức hương vị cà phê. Nhiều đêm, hắn ân ái với vợ trong bầu không khí sực nức mùi cà phê độc đáo. Cà phê đã biến thành một phần của đời hắn.
Hồi nhỏ, hắn sống trong một đồn điền trồng toàn cà phê, thứ cà phê thượng hạng, gần Phủ lạng thương. Lớn lên, hắn mê uống cà phê một cách kinh khủng.
Mùi cà phê của tiệm ăn bên cạnh xông vào mũi, lôi Nguyễn Biên về thực tại. Sau khi Lê Tùng sa bẫy, hẳn rời ngôi nhà ở đường Nguyễn Văn Giai, dọn về căn gác cao chót vót này.
Nguyễn Biên giật mình đánh thót.
Đồng hồ quả lắc trên tường dõng dạc điểm 8 tiếng. 5 phút nữa, giọng nói quen thuộc của đài Hà nội sẽ vang rền trong máy thu thanh Zenith đặc biệt 3000-1 của Mỹ đặt trên bàn.
Nhân viên điệp báo Bắc Việt hoạt động tại Đông nam á thường dùng máy thu thanh Zenith. Âm thanh của nó trong trẻo, và rõ ràng, những băng làn sóng ngắn của nó có thể được dùng để nghe mật điện, ngoài ra, băng F M có thể biến thành điện đài.
Bản tin của đài Hà nội bắt đầu - Cô gái xướng ngôn uốn éo, giọng chua như dấm, nếu ở gần Nguyễn Biên phải vít đầu xuống, hôn cho bẹp đi. Tai Nguyễn Biên vểnh lên. Tiếng nói nũng nịu từ trong máy phát ra:
«... Sông có khúc, người có lúc...
Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm...»
Nguyễn Biên hứ một tiếng rồi tắt máy. Chỉ thị của Trung ương đã tới sau 3 ngày chờ đợi mỏi mắt. Nhưng Trung ương đã có thái độ hoàn toàn khó hiểu: trước đây ra lệnh đình chỉ hoạt động một thời gian thì nay lại đổi hẳn tập trung năng lực vào vụ Lê Tùng... Sông có khúc, người có lúc... Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm... nghĩa là «đã nhận được lai cảo đăng trên báo, yêu cầu tiếp tục công tác, đúng 8g30 tối nay. Trung ương sẽ gởi chỉ thị bằng vô tuyến điện trên tần số thường lệ».
Nguyễn Biên lặng lẽ châm thuốc hút.
Thời gian trôi qua từ từ... Hắn gác chân lên bàn, hớp một ngụm cà phê đặc. Dáng điệu khoan thai, hắn đeo ống nghe vào tai, hí hoáy ghi chú mật điện. Tạch tè, tạch tè...
Cơ quan tầm đài của Phản gián Nam Việt cũng nghe được bức điện này, và thu vào băng nhựa. Tuy nhiên, họ không thể nào hiểu nghĩa. Họ cũng không biết được người nhận là ai. Phuơng pháp truyền tin này, danh từ chuyên môn điệp báo gọi là truyền tin một chiều».
Bức điện dài đúng 3 phút. Nguyễn Biên ghi đầy một trang giấy. Hắn liếc qua một phút, thở khói thuốc lá xuống bàn, rồi cúi đầu dịch. Dưới đèn bồ hôi hắn nhễ nhại.
Nguyễn Biên hút hết điếu thuốc thứ năm, bức điện mới được dịch xong.
Nội dung làm hắn bàng hoàng:
Giám đốc
gửi
Trú sứ KC
Đã nhận được báo cáo tạm đình chỉ hoạt động đăng trên nhựt báo Sống và Journal d’Extrême Orient dưới hình thức lai cảo. Thành thật khen ngợi. Lê Tùng đã đến nơi bình yên.
Yêu cầu Trú sứ thi hành những chỉ thị thuợng khẩn sau đây:
a- tiếp xúc ngay với Quỳnh Bích để lấy thêm tài liệu, và tin tức liên quan đến vụ Lê Tùng. Phải khám phá ra bằng được phản ứng cửa sở Mật vụ đối với việc Lê Tùng vắng mặt.
b- lấy thêm tài liệu, tin tức về sở H-4 trong Tổng Nha Mật vụ, đặc biệt là tìm hiểu thủ tục chuyển ngân của sở này.
c- báo cáo hỏa tốc bằng điện đài cao Trung ương.
d- đây là công tác cuối cùng của trú sứ KC. Sau đó trú sứ sẽ được triệu hồi. Cố gắng thi hành chỉ thị trong bí mật. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bất khả kháng, có thể bất chấp an ninh, miễn hồ đạt được kết quả trong thời gian ngắn.
e- liên lạc vô tuyến theo thời khoá biểu thường lệ. Mật mã KFS, và KBN. Nhân viên Trung ương sẽ túc trực mỗi đêm từ 0 đến 5 giờ sáng đề liên lạc với trú sứ KC.
Nguyễn Biên ngồi thừ thật lâu trong ghế. Hầu hết nhân viên dưới quyền ở Sài gòn đều vắng mặt. Hắn đành phải hoạt động một mình. Mặt hắn cau lại, trong sự giận dữ. Giám đốc ở Trung ương ra lệnh rất dễ, vì chỉ cần bấm chuông, gọi thư ký tốc ký - một cô gái bụng lép, mông tròn, ngực nở - rồi chuyển mảnh giấy xuống phòng mật điện.
Trung ương không thể hiểu được những khó khăn ghê gớm của hắn ở Sài gòn, với nguồn máy Phản gián đại qui mô...
Nguyễn Biên nhún vai sửa soạn tắt đèn.
Chợt nhỡn tuyến của hắn chạm phải chồng báo trên tủ buýp phê. Chập tối, bà già bán báo ở đầu đường mang lên mà hắn quên đọc. Dầu có nhiều tiền, hắn chỉ dám thuê báo, mỗi ngày 10 đồng, đọc hết 20 tờ. Hắn cần thiên hạ tưởng hắn là ông kế toán già, độc thân, mang sổ sách tư nhân về nhà cặm cụi làm đêm, với số lương đủ sống.
Tấm hình ở trang nhất tờ Quyết Tiến làm Nguyễn Biên khựng người.
Đó là hình Lê Tùng.
Nguyễn Biên vồ lấy tờ báo, trải trên bàn. Một tiêu đề chữ đậm chạy dài 4 cột như sau:
Phủ Thủ tướng đính chính một tin thất thiệt: Lê Tùng không phải là cựu nhân viên tình báo. Lê Tùng vẫn ở Sài gòn.
Bên dưới là nội dung, kèm theo bức hình Lê Tùng, một Lê Tùng gầy gò, tiều tụy và buồn bã:
«Phủ Thủ tướng Sài gòn vừa đính chính hôm nay một nguồn tin thất thiệt được đăng tải trên báo chí ngoại quốc, và báo chí trong nước, theo đó một cựu nhân viên tình báo quan trọng Nam Việt vừa biệt tích, và có lẽ đã xuất ngoại.
«Trả lời câu hỏi của các ký giả, một phát ngôn viên của Phủ Thủ tướng tuyên bố rằng các cơ quan tình báo Nam Việt không có nhân viên nào mang tên Lê Tùng. Cũng theo lời phát ngôn viên này thì có lẽ báo chí đã lầm với Lê Tùng, một nhân viên hành chánh trung cấp, vừa ở tù 6 tháng về tội lường gạt và hành hung nhân viên công lực. Sau khi được phóng thích, Lê Tùng vẫn ở Sài Gòn. Đương sự vừa đệ đơn lên chính phủ phản kháng về vụ báo chí loan tin thất thiệt, mặt khác, luật sự của Lê Tùng cho biết đương sự sẽ dành quyền truy tố trong vụ này.»
Nguyễn Biên quăng tờ báo xuống sàn gác, phá lên cười khanh khách. Hắn cười to hơn khi thấy toàn thể các báo đều loan tin về Lê Tùng. Rồi hắn châm điếu Bát-tốt, gật gù một mình:
- Cóc khô. Tại sao nhà báo không phỏng vấn Nguyễn Biên? Phen này, bọn mật vụ Sài gòn sẽ chết chung một hố.
Nguyễn Biên đã lạc quan một cách quá đáng. Vào giờ ấy, nhân viên Mật vụ dưới quyền ông Hoàng vẫn hoạt động ráo riết.
Bản báo cáo từ Hồng kông gửi được đặt nằm ngay ngắn trên bàn. Người bán hàng trong Trung tâm Ngọc Thạch, ở đại lộ Carnarvon, phục sức kỳ dị, mắt đeo kính dâm, miệng ngậm tẩu cán sắt Falcon, sơ mi ngắn tay màu đỏ ca-rô, cổ áo gài 2 nút, đã loan tin Lê Tùng rời Hồng kông đi Hà nội.
Ông tổng giám đốc xoa tay có vẻ hể hả. Lần này được coi là biệt lệ nên sự hiện diện của Lê Tùng tại Hà nội không được ông thông báo cho tổ chức của Sở ở miền Bắc vĩ tuyến 17 biết. Kế hoạch MA-15: Hào quang đã tới phần gay go nhất, Lê Tùng cần hoạt động một mình. Lê Tùng sẽ được Sở giúp đỡ gián tiếp.
Giúp đỡ bằng cách trương thêm một cái bẫy mới ở Sài gòn. Vì vậy, Văn Bình bám sát Quỳnh Bích.
Trong khi Nguyễn Biên chậm rãi rời căn gác ở đường Phạm Ngũ Lão, hòa mình vào thủ đô ban đêm thì ở góc đường Mặc Đĩnh Chi - Nguyễn Du, tiếng nhạc nhẹ tràn ngập phòng ngủ của Quỳnh Bích.
Quỳnh Bích, nữ nhân viên Biệt vụ, Bí thư của tổng thanh tra Văn Bình. Cô gái mảnh mai như liễu, song lại làm đàn ông choáng váng vì cái mông tròn trịa, và bộ ngực nở nang cực độ, một nửa lộ ra ngoài, dưới cái áo dài trắng may khít, hở vai, hở đến nỗi thợ may phải lắc đầu, le lưỡi.
Đêm ấy, Quỳnh Bích khánh thành áo mới. Cái áo hở vai táo bạo nhất Sài gòn. Nàng khỏa thân có lẽ còn ít khêu gợi hơn là mặc áo hở vai, vì làn da trắng hồng của nàng có điều kiện khoe khoang dễ dàng, nhất là khoe khoang hai trái tuyết lê mũm mĩm và đú đởn.
Nàng nằm dài trên đi-văng, ngực hơi nghiêng, cốt cho Văn Bình ngắm nghía. Áo nàng được cài bằng khuy bấm, chỉ kéo nhẹ là tuột ra, và Văn Bình đã biết rõ là bên trong nàng không mặc gì hết.
Thái dương chàng nóng ran, mạch máu chạy rần rần, chàng muốn tắt ngọn đèn cuối cùng trong phòng, và xà xuống đi-văng lót cao su mút êm như tơ, song cố kèm hãm. Quỳnh Bích đẹp thật! Quỳnh Bích khêu gợi thật! Nàng là huýt-ky pha đá vụn đặt trên khay vàng, bưng tận miệng chàng. Đúng ra, bưng tận miệng người lữ hành lang thang nhiều ngày trên sa mạc mênh mông cháy bỏng. Chàng chỉ vươn tay ra thì tất cả thuộc quyền sở hữu của chàng.
Và nàng cũng chờ đợi một cử chỉ đòi hỏi của chàng.
Mà chàng không dám.
Chàng không sợ nhan sắc quyến rũ của Quỳnh Bích sẽ làm chàng tối mắt, quên lửng nhiệm vụ. Trong đời, chàng đã ôm ấp nhiều thân hình quyến rũ hơn Quỳnh Bích, và nhiều lần chàng ra đi, không tiếc nuối, nhiều lần chàng dửng dưng khi người đẹp quằn quại trong vũng máu.
Chàng rụt rè vì sợ Quỳnh Bích mềm lòng.
Nàng là nhân viên của địch. Từ lâu, nàng đánh cắp tài liệu trong phòng giấy của chàng, trao cho Phạm Huề và Nguyễn Biên. Chàng đã nhắm mắt làm ngơ cho nàng tiến hành công tác phản bội. Hơn thế nữa, theo lệnh ông Hoàng, chàng lại khuyến khích nàng bước sâu trên đường phản bội.
Chàng bắt đầu lo ngại vì Quỳnh Bích yêu chàng thành thật. Nếu chàng yêu trả một cách tha thiết, nàng sẽ thú tội hết. Khi ấy, kế hoạch của ông Hoàng sẽ thất bại.
Quỳnh Bích nhìn chàng bằng luồng mắt đắm đuối. Hồi chiều, nàng hẹn Văn Bình đến phòng. Thường lệ, hai người đóng cửa trong phòng ngủ, rồi đến 10 giờ kéo nhau đến vũ trường nhảy cho đến 2 giờ sáng. Chàng đưa nàng về phòng, rồi ngủ lại với nàng đến sáng.
Dưới đèn, Văn Bình đẹp trai lạ lùng. Cặp mắt to, sáng, đầy vẻ cương nghị, cái miệng cười hấp dẫn và chân thành, đôi vai tròn, lực lưỡng... Nhắm mắt lại, nàng vẫn thấy chàng. Bịt tai, nàng vẫn nghe giọng nói vỗ về khả ái của chàng.
Nàng buột miệng:
- Văn Bình ơi!
Chàng hôn nhẹ vào môi nàng. Mùi nước hoa VentVert thơm ngào ngạt.
- Em như con nít gọi anh hoài. Trong vòng 10 phút, em gọi anh cả thảy 5 lần. Gọi xuông mà chẳng nói gì hết.
Quỳnh Bích thở dài:
- Em có chuyện muốn thổ lộ với anh.
Nếu không trấn tĩnh giỏi, Văn Bình đã tái mặt. Giây phút mềm yếu của người đàn bà muôn thuở đã tới. Chàng bèn mỉm cười:
- Lại chuyện làm tình phải không?
Nàng gật đầu:
- Vâng, chuyện làm tình. Em giấu kín trong lòng từ lâu. Từ lâu, em không có can đảm nói lại với anh.
- Buồn hay vui?
- Dĩ nhiên là buồn.
- Ồ, anh không thích chuyện buồn. Làm nghề tính báo, nên nghe chuyện vui thì hơn. Vả lại, gần người đẹp như em, dại gì mà buồn.
- Em suy nghĩ nhiều rồi, anh ạ. Em không thể trì hoãn thêm nữa. Anh ơi, anh tha lỗi cho em. Em...
Văn Bình bịt miệng Quỳnh Bích:
- Âm nhạc im nhẹ như thế này không thích hợp với chuyện buồn. Lát nữa, đi nhảy về, anh sẽ thức đến sáng để nghe em tâm sự. Hoặc đến mai, anh lái xe đưa em lên xa lộ Biên hòa. Chúng mình sẽ vào trong rừng cao su...
- Không, anh ạ. Nếu không kể bây giờ, em sợ không có can đảm nữa...
- Nhưng anh lại không có can đảm nghe chuyện buồn đêm nay... Vì em ơi, đêm nay anh ăn mừng sinh nhật.
Chàng phải bịa chuyện sinh nhật để ngăn cản Quỳnh Bích. Quả nhiên nàng mắc mưu một cách ngây thơ. Nàng tất tưởi ngồi dậy, giọng xúc động:
- Trời ơi, sinh nhật sao anh không cho em biết?
Văn Bình vuốt tóc nàng:
- Anh muốn dành sự ngạc nhiên cho em. Một sự ngạc nhiên kỳ thú. Anh định mời em ăn khuya ở Chợ lớn, trên đường Phú lâm. Gió mát, trăng thanh, giống như đêm anh chào đời...
- Lạ nhỉ! Em lại tưởng ngày sinh nhật của anh là 2-8.
- Bậy nào, ai nói với em?
- Chị Nguyên Hương.
Chết rồi! Mùng 2 tháng 8 đúng là ngày sinh nhật của chàng. Đêm 2-8 năm ngoái, chàng đã mời nhiều bạn bè trong Sở hưởng lạc suốt sáng. Ông Hoàng cũng gửi tặng chàng một két rượu huýt ky, thứ đặt riêng tại miền bắc Anh quốc.
Chàng sinh ngàv 2-8 nên khi gia nhập hàng ngũ tình báo mới chọn số hiệu 28. Z. 28. Hơn ai hết, Nguyên Hương - cô bé quái ác Nguyên Hương - biết rõ cuộc đời của chàng.
Nhưng chàng vẫn chối biến:
- Ồ, Nguyên Hương lầm to. Anh không cho họ biết ngày sinh nhật vì sợ phiền phức. Sợ anh chị em trong Sở tốn tiền vô ích. Ngoài ra, còn điều này nữa: liệu địch biết, họ có thể thư anh chết. Năm ngoái, một nhân viên hành động của Sở chết vì bị thư theo pháp thuật Cao miên.
Đột nhiên Quỳnh Bích cười ròn rã:
- May quá! Em sẽ thuê thầy pháp thư anh nếu anh bỏ em đi với người đàn bà khác.
Văn Bình cười theo.
Và trong khoảnh khắc, Quỳnh Bích đã quên bẵng những điều cần thổ lộ.
Vả lại, dầu nàng muốn thổ lộ, Nguyễn Biên vẫn có thể cấm đoán nàng.
Nguyễn Biên không có mặt trong phòng, chứng kiến cảnh thân mật giữa Quỳnh Bích với Văn Bình, nhưng đã báo tin cho nàng biết.
Một hồi chuông kêu reng reng.
Đang quấn chặt lấy chàng. Quỳnh Bích chống tay ngồi dậy. Văn Bình mở đèn trên bàn:
- Em hẹn với ai không?
Nàng lắc đầu:
- Không. Em không cho ai biết địa chỉ riêng. Ngoại trừ một số bạn thân.
Tiếng chuồng reo 2 lần, một dài, một ngắn. Rồi một tiếng dài lê thê. Quỳnh Bích tái mặt, giọng đột nhiên đổi khác:
- À, có thể là...
Nàng ngưng bặt.
Biết nàng hớ, Văn Bình cũng lặng thinh. Cuộc chạy đua gay go đã gần tới đích, nàng không thể bỏ dở. Chàng có bổn phận giúp nàng tiếp tục.
Quỳnh Bích nói:
- Anh chờ em một phút, em ra xem ai.
Văn Bình đùa cợt:
- Không chịu. Cậu nào bén mảng tới phòng em, anh sơi tái liền.
Quên hết lo sợ, nàng phá lên cười:
- Nghe anh nói, ai cũng tưởng anh yêu em nhất trên đời, và trên đời chỉ yêu một mình em thôi... Em cầu mong người gõ cửa là một trong những người lén lút viết thư tỏ tình với em. Vì sự ghen tuông của anh là bằng chứng anh yêu em thật sự.
Văn Bình kéo nàng vào lòng. Nàng đứng yên, như sự cử động thì chàng sẽ tan biến ra khói. Đột nhiên, nàng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Nàng cảm thấy cần Văn Bình hơn bao giờ hết. Nàng ôm ghì lấy chàng lần nữa.
Chàng vuốt má, âu yếm:
- Lát nữa nhé. Chúng mình còn nhiều thì giờ. Em ra mở cửa cho người ta.
Văn Bình nghe tiếng bản lề nghiến kèn kẹt, rồi tiếng của Quỳnh Bích:
- Ai đấy?
Bên ngoài, có tiếng đàn ông khô khan:
- Thưa, tôi ở tiệm may Khai Thi, đường Gia long...
Quỳnh Bích à một tiếng rồi nín thinh. Giọng người lạ lại vang lên:
- Ông chủ sai tôi rnang cái áo mới may này cho cô. Còn tiền nong thì khi nào cô đi qua Gia long, thanh toán cũng được.
- Cám ơn ông.
- Không dám. Kính chào cô.
Văn Bình nghe rõ tiếng thở dài nho nhỏ của Quỳnh Bích. Náng đóng cửa, xách gói áo vào, vẻ mặt buồn thiu.
Văn Bình đã hiểu lý do, song vẫn giả vờ không biết. Chàng châm thuốc Salem, pha trò:
- Cậu nào tặng áo phải không?
Nàng lắc đầu:
- Không. Tiệm may gửi xuống cho em. Em có thói quen lười đi lấy nên họ phải mang tận nơi.
Như để phân vua, nàng lấy cái áo dài ra, trải trên bàn. Văn Bình reo lên:
- Đẹp quá!
Cái áo đẹp thật. Nó được may bằng hàng su-ra đắt tiền, màu xám nhạt, những đóa hoa lớn bằng cái bát màu vàng nổi lên rực rỡ. Dưới ánh đèn đêm, chàng nhận thấy mặt nàng hơi biến sắc. Có lẽ nàng bắt đầu sợ. Nàng sợ Văn Bình hay sợ người lạ? Có lẽ cả hai. Nàng bị xô đẩy vào mê hồn trận, chân tay trói chặt, tâm thần hoang mang.
Văn Bình lặng lẽ thở khói Salem thơm ngát lên tràn nhà. Chàng cười thầm tổ chức của địch. Cái áo su-ra la một hình thức liên lạc: có lẽ nội đêm nay Quỳnh Bích phải tới gặp họ.
Tuy nhiên, địch chỉ nghĩ tới việc dùng cái áo mới làm ám hiệu mà quên rằng Quỳnh Bích ghét hàng su-ra. Su-ra là hàng đắt tiền của Pháp, may áo dài rất sang trọng, song nàng không thích vì nó gồm toàn màu tối, không thích hợp với tính tình nhí nhảnh của tuổi đôi mươi.
Quỳnh Bích lại là kẻ thù của áo hoa to. Tủ áo của nàng, tứ phía lồng kính trong suốt, khoe khoang một loại áo duy nhứt: áo trơn, không in hoa, hoặc chỉ thêu hoa lơ thơ gần cổ, để tôn cao bộ ngực nguyên tử của nàng.
Văn Bình dụi thuốc rồi đề nghị:
- Tắt đèn, em nhé?
Quỳnh Bích vâng rồi nằm dài xuống giường. Chàng thoảng thấy nàng xem đồng hồ. Đúng rồi, nàng sắp phải đến nơi hẹn.
Nghĩa là nàng sắp phải cáo bệnh để đuổi chàng về.
Trong bóng tối, chàng mỉm cười một mình. Làn da mát rợi của nàng cọ vào ngực chàng. Chàng nghe rõ trống ngực thình thịch của nàng. Nàng xúc động, không phải vì sung sướng, mặc dù trong những giây phút tương tự nàng thường rên lên hoặc thét to để bộc lộ khoái cảm lâu ngày bị dồn ép.
Nàng xúc động vì sợ hải.
Văn Bình không muốn kéo dài thời khắc miễn cưỡng này nữa. Chàng biết nàng đã biến thành cái máy, ngoan ngoãn vâng lệnh chàng.
Bỗng nàng rướn người, ho lên một tiếng.
Rồi nàng ho luôn cả tràng.
Văn Bình vội ngồi dậy, mở đèn, giọng ái ngại:
- Khổ quá, em bị cảm rồi.
Nàng ho tiếp, đầu tóc rũ rượi:
- Vâng, có lẽ em bị gió. Hồi nãy, mở cửa, em mặc áo mong manh nên hơi lạnh thấm vào phổi.
Văn Bình nâng ly rượu tận môi nàng:
- Em uống cho nóng người.
Nàng nhắm mắt tợp một hơi. Văn Bình bước xuống giường, kéo mền lên đắp cho nàng. Nàng quay mặt vào tường, giả vờ ngủ. Văn Bình mặc xong quần áo, tắt máy điều hòa khí hậu, rồi nói:
- Em nên nằm nghỉ một lát cho khỏe. Nếu thấy ớn rét, em nên uống hai viên át pi rin.
- Vâng.
- Em có thuốc chưa? Nếu chưa có, anh ra đường Đinh tiên Hoàng mua về cho em.
- Cám ơn anh. Em luôn luôn trữ sẵn mọi thứ thuốc trong ngăn kéo.
Nghĩa là nàng muốn chàng về. Vả lại, chàng cũng muốn về cho nàng được tự do.
Chàng cúi hôn trán nàng, âu yếm:
- Chóng ngoan, anh về nhé.
Một giọt nước mắt long lanh trên má nàng. Chàng biết nàng khóc vi hối hận. Hối hận vì phải đánh lừa người yêu.
Tự dưng, Văn Bình cũng hối hận. Giữa nàng và chàng, chàng mới là kẻ đáng hối hận nhất. Vi chàng đã đánh lừa nàng từ đầu đến cuối. Nàng bị phỉnh phờ mà không biết.
Văn Bình khép cửa, rón rén xuống cầu thang.
Ngoài đường, gió thổi rào rào. Cái chữ thập khổng lồ vẽ bàng sơn đỏ lân tinh sáng rực trong bóng đêm u uất. Một ngọn đèn chập chờn trên nóc sứ quán Anh quốc đối diện. Con đường dẫn tới nhà xác của bệnh viện Đồn đất đen sì như được quét bằng hắc in.
Văn Bình chép miệng trèo lên xe hơi.
Mưa tạt qua cửa kính vào mặt chàng. Chàng bỗng thèm uống một tách cà phê đen nóng hổi.
Không cần nhìn tứ phía, chàng đã biết có những con mắt cú vọ đang rình rập chung quanh. Vả lại, chàng không có bổn phận đối phó với địch. Bổn phận của chàng là tiếp tay cho địch. Là giúp địch đánh cắp tài liệu về vụ Lê Tùng. Là giả mù, giả điếc một thời gian.
Chàng cười khảy một tiếng rồi gài số.
o O o
Văn Bình vừa xuống hết cầu thang thì trong phòng Quỳnh Bích tung mền nhỏm dậy.
Nàng hé riềm cửa sổ, nhìn xuống đường. Nàng nghẹn ngào muốn khóc bật lên khi thấy Văn Bình chậm rãi mở cửa xe, và trước khi rời đường Mạc đỉnh Chi còn phóng mắt lên lầu. Qua màn tối, nàng không thấy rõ mắt chàng, nhưng tin chắc là chàng tìm cửa sổ phòng nàng, tâm thần rạo rực vì yêu đương và lo lắng. Quỳnh Bích đinh ninh Văn Bình yêu nàng tha thiết. Nàng đứng giờ lâu bên cửa sổ, xe hơi của Văn Bình đã rẽ vào đại lộ Thống nhất từ lâu mà nàng vẫn bâng khuâng.
Chợt tiếng đồng hồ gỏ giờ ở phòng bên vọng lại. Nàng giật mình, khoác áo tơi mưa vào người, chọn đôi giép thấp nhất, rồi xuống đường bằng cửa sau, ăn thông ra đường Nguyễn Du.
Mưa bụi bay lất phất.
Nàng châm thuốc hút cho đỡ lạnh. Thật ra, Sài gòn dang ở vào mùa nóng. Nàng lạnh vì nghĩ đến những đêm mưa bụi bay lất phất ở quê nhà xa lắc.
Những ngày đầu tiên xa nhà, nàng hồi hộp mong trở về. Nàng vẫn thèm được ăn lại khúc mía Triệu tường ròn tan, miếng chè lam Phủ Quảng thơm bùi, bát chè bà cốt Đình hương bất hủ - những món ăn quê mùa mà thân thiết cua tỉnh Thann Hóa, nơi nàng chôn rau cắt rốn. Nàng mong trở về vì toàn thể gia đình nàng đều ở ngoài ấy sau hiệp định Giơ-neo.
Tình yêu quê nhà, tình yêu gia đình đã xô đẩy nàng vào mê hồn trận gián điệp. Nhiều lần, nàng có ý định thoát trốn, nhưng ý định của nàng chỉ là đốm lửa léo lét trên biển rộng tối om, nên rốt cuộc nàng đành nhắm mắt đưa chân thêm nữa.
Đêm nay, Quỳnh Bích phải tới gặp nhân viên điệp báo Bắc Việt. Theo quy ước, sau khi nhận được cái áo su-ra màu xám, hoa vàng, nàng phái đến chỗ hẹn ngay. Đến ngay, không định giờ.
Chỗ hẹn là một cái xe hơi đậu gần nhà nàng, trên đường Hai Bà Trưng, bên hông bệnh viện Đồn Đất-Đô là một cái trắc - xông sơn đen, rất quen thuộc với thủ đô Sài gòn, bản số xe có 3 dêrô ở sau.
Rẽ vào đường Hai Bà Trưng, nàng thấy hai chân ríu lại. Nếu Văn Bình đi một bên nàng sẽ thú hết với chàng. Hoặc giả xe tuần tiễu cũa cảnh sát chạy qua... những chiếc xe díp sơn xanh cọc vô tuyến điện dài lòng thòng, chạy rừ rừ bước một trên đường phố Sài gòn ban đêm...
Song Văn Bình đã về rồi. Nàng hối hận vì không giữ chàng ở lại. Xe tuần tiễu cũng không.
Bên phải là tòa nhà Bưu điện cao lêu nghêu và đen sì. Bên trái là tường bệnh viện. Con đường vắng ngắt như chùa Bà Đanh.
Một hy vọng lóe trong óc Quỳnh Bích: ở ngã tư Gia Long một cảnh sảt viên túc trực để điều khiển đèn giao thông. Hy vọng này lại tắt ngúm. Nếu nàng phản họ, họ sẽ hành hạ gia đình nàng ở bên kia giới tuyến. Họ chỉ mất một nhân viên có nhiệm vụ móc nối với nàng. Song nàng mất hết.
Mất mẹ vừa khỏi bệnh lao phổi. Mất đàn em yêu quý. . .
Quỳnh Bích ném điếu thuốc cháy dở ra giữa đường nhựa lất phất mưa, rồi thở dài (không biết nàng thở dài bao nhiêu lần rồi) dừng lại. Cái xe trắc-xông tàn nhẫn đậu chềnh ềnh cách nàng hai thước.
Nàng đứng lại để người trong xe có thể nhận diện dễ dàng. Nàng nhìn phớt qua, đúng là xe của họ, với bản số toàn dêrô trôn xoe, tròn xoe như con mắt của gã đàn ông tay vượn dài ngoằng mặc sơ mi xám gớm ghiếc.
Nghĩ đến lát nữa phải ngồi hàng giờ với gã tay vượn, Quỳnh Bích rợn người. Trên đời, nàng chưa ghét ai bằng hắn. Nếu cỏ cơ hội, nàng sẽ tặng hắn một viên đạn vào mặt. Vào giữa bộ mặt khinh khỉnh, hợm đời. Bộ mặt xỏ lá. Bộ mặt khốn nạn.
Quỳnh Bích lại thở dài.
Người trong xe đã nhận ra nàng. Hắn bật lửa châm thuốc lá. Rồi ho lên hai tiếng ngắn.
Đúng rồi... Quỳnh Bích giả vờ đánh rơi cái xắc da. Rồi cúi xuống nhặt.
Gã đàn ông lạ mở cửa xe, chặn nàng bằng tiếng chào lạnh lùng:
- Chào cô Ba.
Nàng không cần nói mật ngữ vì người lạ đã biết mặt nàng. Nàng hơi ngạc nhiên vì người lạ không phải là gã tay vượn đáng ghét. Mà là một người đứng tuổi, nghiêm trang, và nhã nhặn.
Hắn đi vòng đầu xe, mở cửa mời nàng lên, rồi nói:
- Xin lỗi cô. Người vẫn gặp cô thường xuyên là nhân viên của tôi. Hôm nay, tôi đích thân tiếp xúc với cô vì một việc quan trọng. Bây giờ, tôi lái xe lên Đakao, dọc đường tôi sẽ nói chuyện.
Quỳnh Bích vâng một tiếng cụt ngủn, rồi ngồi tát ra cửa. Trong bóng tối, mặt nàng ửng đỏ. Nàng sực nhớ ra đã ngồi ở băng trước với người lạ như thể ngồi với tình nhân, ngồi với Văn Bình. Người quen gặp nàng thì chết! Nàng không sợ bị kết tội tư thông với địch bằng bị chị em đàm tiếu là bắt bồ với một lão già xấu xí...
Dường như đọc được tư tưởng nàng, Nguyễn Biên phải, hẳn là Nguyễn Biên, giám đốc trú sứ KC phân vua:
- Cô đừng ngại. Tôi chỉ lái xe trên toàn đường tối. Tôi rất đứng đắn. Và nếu tôi không lầm, nhân viên của tôi cũng rất đứng đắn. Theo chỉ thị, mọi hành động sàm sỡ đều bị trừng phạt nặng. Nhân viên của tôi có làm cô bất mãn không?
Nàng đáp:
- Không. Tuy nhiên, ông ta quá khô khan nếu không là tàn nhẫn. Tôi không thích gặp lại ông ta nữa.
- Vâng, từ nay tôi sẽ gặp cô.
- Thú thật là tôi chán lắm rồi. Tôi sợ thì đúng hơn. Sớm muộn, vai trò của tôi sẽ bại lộ. Tôi hy vọng các ông buông tha tôi.
- Cô dùng chữ không đúng. Cô không phải là tù nhân để chúng tôi buông tha. Chúng ta hợp tác, với nhau để làm một việc lớn. Thôi, biết cô bận, tôi không dám giữ cô lâu. Lẽ ra, tôi chờ cô đăng lai cảo trên báo, như đã hẹn trước, để tôi nhận tài liệu, nhưng lệnh trên muốn cô cung cấp ngay mọi tài liệu liên quan đến vụ Lê Tùng.
- Tôi chỉ có một cái phim mà thôi.
- Phim gì?
- Về một nội lệnh của tổng thanh tra Tống Văn Bình. Nội lệnh được ký hôm nay, gửi cho nhân viên ban H-4. Nội dung chỉ gồm một bản như hưởng lệ, nghĩa là chỉ đánh máy mỗi một không dùng giấy cạc-bon, tự tay tôi mang cho nhân viên H-4 đọc, rồi mang về cất trong tủ sắc.
- Nội lệnh về việc gì?
- Như tôi đã nói, về việc Lê Tùng. Tổng thanh tra ra lệnh cho toàn thể nhân viên H-4 không được tiết lộ Lê Tùng là trưởng phòng. Kẻ nào trái lệnh sẽ bị nghiêm trị.
- Tại sao cô chụp được?
- Vì tôi là người đánh máy, và cũng là tống thư văn.
- Cô độc bản đính chánh của Phụ Thủ tướng chưa?
- Rồi. Ý kiến cô thế nào?
- Tôi không có ý kiến nào cả.
- Nhân viên của tôi báo cáo là cô chỉ hợp tác một cách miễn cưỡng, không tỏ ra thích thú. Một lần nữa, cô cần biết rằng gia đình cô ở Thanh Hoá hoàn toàn nằm trong sự hợp tác của cô.
- Tôi chán lắm rồi.
- Làm nghề này, ai cũng chán, không riêng cô. Song, chán mà không bỏ được. Chúng tôi chỉ phiền cô lần này nữa thôi. Cô nghĩ ra sao về bản đính chánh đăng trên mặt báo?
- Hôm qua, tôi đang đánh máy trong phòng thì nghe ông tổng thanh tra Văn Bình gọi điện thoại cho Việt tấn Xã, hỏi về bài đính chánh. Ông giám đốc Việt tấn Xã đáp là bài này đã được in trong bản tin Việt ngữ buổi sáng, và các báo sẽ đăng trong ngày. Các báo ra chiều nay đều loan tin Lê Tùng trên trang nhất, chắc ông đã đọc.
- Thong thả, tôi cần biết thêm một vài chi tiết. Tin tức tình báo cần rõ ràng, nếu có điều kiện, phải ghi cả ngày giờ nữa. Văn Bình gọi điện thoại hồi mấy giờ?
- Khoảng 5 giờ chiều.
- Tại sao cô nhớ là 5 giờ chiều?
- Vì Văn Bình hẹn tôi đi xem chiếu bóng buổi tối. Sau đó, tôi xem đồng hồ thì Văn Bình quay điện thoại.
- Ai cung cấp ảnh Lê Tùng cho các báo?
- Tôi không biết.
- Đọc bên dưới, tôi thấy hàng chữ Sài gòn ảnh xã. Tổ chức này do ông Hoàng kiểm soát phải không?
- Không, đây là của tư nhân. Của các nhiếp ảnh viên tổ hợp lại, bán ảnh cho báo chí.
- Tại sao họ có hình Lê Tùng?
- Năm ngoái, Lê Tùng bị ra tòa.
- Cảm ơn cô. Cô biết tại sao Phủ Thủ tướng phải đính chánh không?
- Tôi không biết.
Xe hơi đã tới đại lộ Phan đình Phùng. Ánh đèn những tiệm ăn sầm uất giữa đường Đinh tiên Hoàng hắt lại. Quỳnh Bích nhìn được rõ mặt Nguyễn Biên. Nàng thấy miệng hắn mím lại, trong vẽ suy nghĩ day dứt.
Hắn quẹo vào đường Phan kế Bính, một trong những con đường nhỏ tối om của đô thành Sài gòn. Cách lái xe từ tốn, khoan thai, tôn trọng luật lệ giao thông của Nguyễn Biên chứng tỏ hắn ở Sài gòn đã lâu, hoặc đã được huấn luyện chu đáo.
Giảm bớt tốc lực, hắn bắt sang đầu đề khác:
- Giờ tôi muốn hỏi về cô Huệ Lan. Cô đối với Huệ Lan ra sao?
Nàng buông thõng:
- Không thân lắm.
- Huệ Lan là tình nhân của Lê Tùng phải không?
- Phải, hai người sửa soạn lấy nhau.
- Huệ Lan làm ở phòng nào?
- H.4.
- Phụ trách tài chánh?
- Vâng.
- Thái độ của Huệ Lan ra sao trong vụ Lê Tùng?
- Tôi không biết. Tuy nhiên, tôi thấy họ yêu nhau tha thiết. Sau khi ở khám ra, Lê Tùng gặp Huệ Lan luôn.
- Hiện Lê Tùng ở đâu?
- Tôi không biết.
- Theo cô, có thật Lê Tùng bị mất tích không?
- Tôi không biết.
- Câu trả lời của Quỳnh Bich làm Nguyễn Biên yên tâm. Nàng chưa biết Lê Tùng đã rời Sài gòn.
- Hắn bèn đặt một câu hỏi khôn ngoan:
- Huệ Lan đang là nhân viên Mật vụ, tại sao ông Hoàng không cấm đoán giao du với Lê Tùng?
Quỳnh Bích lắt đầu:
- Tôi không hiểu lý do. Cách đây 2 hôm Huệ Lan được kêu tới văn phòng tổng thanh tra.
- Văn Bình?
- Vâng. Tổng thanh tra Văn Bình. Trong văn phòng tổng thanh tra khi ấy có tôi. Huệ Lan bị căn vặn về sự giao du thân mật với Lê Tùng. Thoạt đầu, nàng không nói song vì Văn Bình hăm doạ...
- Hăm doạ như thế nào?
- Sẽ dùng kỷ luật.
- Nghĩa là ám sát?
- Không. Việc ám sát chưa hề xảy ra. Nhân viên phạm kỷ luật thường bị cách chức, giáng cấp hoặc bị đưa ra tòa án quân sự, hoặc bị đưa đi an trí một thời gian.
- Văn Bình muốn Huệ Lan khai những gì?
- Chi tiết của mỗi cuộc gặp gỡ.
- Kẻ cả gặp gỡ trong phòng kín.
- Vâng. Hai người gặp nhau, không ngoài mục đích yêu đương. Cho nên, tôi hơi ngạc nhiên trước thái độ tò mò vô lý của Văn Bình.
- Không vô lý đâu, cô ạ. Tò mò là một trong các đức tính cần thiết của người điệp báo, Huệ Lan có tiết lộ điều nào lý thú không?
- Không. Văn Bình cho nàng 24 giờ để suy nghĩ. Qua thời hạn này, nàng phải báo cáo nhất cử nhất động của Lê Tùng cho Văn Bình.
- Thời hạn này đã hết rồi. Huệ Lan khai ra sao?
- Tôi không thấy nàng lên văn phòng tôi nữa.
- Tại sao cô không hỏi nàng, hoặc hỏi tổng thanh tra Văn Bình?
- Tưởng đây là chuyện tầm thường nên tôi không quan tâm tới. Vì các ông đã cho tôi nghĩ.
- Đáng tiếc. Ngày mai phiền cô hỏi khéo Văn Bình?
- Sợ không đi đến đâu. Văn Bình phăng ra thì khốn.
- Cô sẽ lựa lời mà hỏi. Vả lại, cô nên hỏi vào lúc hắn bị xúc động mãnh liệt.
- Trời! Tôi không thể biến thành người máy. Tôi không thể lợi dụng tình yêu của Văn Bình.
- Cô yêu hẳn rồi ư?
- Vâng.
- Thoạt đầu, cô cam kết là chỉ yêu hẳn vì sự đòi hỏi của công tác.
- Tôi tưởng như vậy, nhưng càng đi sâu vào tôi mới thấy khó khăn, hoàn toàn khó khăn. Văn Bình cũng thành thật yêu tôi.
- Cô dở hơi lắm. Giá chúng tôi yêu cầu cô đầu độc Văn Bình, hoặc lấy những tin tức có hại cho Văn Bình, cô khước từ là đúng. Vì chấp nhận là phản lại người yêu. Nhưng trong trường hợp này, người yêu của cô không thiệt hại, không mất mát gì hết. Cô đã nghĩ ra chưa?
Quỳnh Bích lặng thinh.
Nguyễn Biên nói tiếp:
- Tôi hiểu lòng cô lắm. Sự rụt rè của cô chỉ là phản ứng tất nhiên của mọi người đàn bà. Cô trung thành với nhiệm vụ, song lại bị tình yêu dằn vặt. Thật ra, cô đáng được khen, không đáng chê. Gia đình cô ở quê nhà sẽ hãnh diện vì cô.
Đêm nay, cô hãy nghĩ kỹ, rồi trưa mai hẹn với Văn Bình. Kinh nghiệm cho thấy không người đàn ông nào trên trái đất còn giữ được thần trí tỉnh táo trong khi ân ái với mỹ nhân. Cô sẽ tìm cách vuốt ve hắn, kích thích hắn, rồi...
- Tôi không phải là con điếm...
- Xin lỗi cô. Tôi không bao giờ có ý nghĩ sống sượng như vậy. Nhưng, cô Quỳnh Bích ơi, người đàn bà chỉ được gọi là con điếm nếu bán thân thể của mình để lấy tiền tiêu. Dùng thân thể đẹp đẽ để phụng sự một mục đích cao xa lại là ân nhân của tổ quốc. Tôi không dám nài ép, vì đó là quyền riêng của cô. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn cô nghĩ đến đại cuộc, nghĩ đến mẹ cô, các em cô...
Một lần nữa, người ta lại mang gia đình ra để bắt chẹt. Và như mọi lần, Quỳnh Bích chịu thua.
Xe hơi chạy bon bon trên đường Trần quang Khải, gần đến ngã ba Hai Bà Trưng. Nguyễn Biên lái sang bên trái, giọng đột nhiên thay đổi:
- Văn Bình vừa ở trong phòng cô phải không?
Mặt đỏ gay, nàng đáp:
- Phải.
- Lẽ ra, cái áo được đưa vào cho cô trước khi đèn tắt trong phòng... Song tôi không muốn phá dám cuộc vui của hai người. Tôi chờ xong xuôi mới bấm chuông.
- Té ra ông núp ngoài cầu thang.
- Không đúng. Tôi ở dưới đường, cách nhà cô hơn một trăm thước. Vì cần gì núp ngoài cầu thang mới nghe được tiếng nói trong phòng. Tôi có vành tai thính lắm cô ạ. Vành tai điện tử. 500 đô la, mua ở Hồng kông.
Nguyễn Biên mở hộc táp lô, lấy ra một cái hộp vuông, rồi nói, giọng tự đắc:
- Mọi âm thanh trong phòng cô đều được thu vào băng nhựa tí hon trong máy này. 500 đô la cái máy ghi âm. 400 đô la nữa, tiền mua cây đèn, hao hao như đèn pha xe hơi. Ngọn đèn ở vè trái xe hơi là ngọn đèn giả hiệu, được dùng để truyền dẫn âm thanh từ phòng cô vào băng ghi âm của tôi.
- Cô đừng giận nhe! Văn Bình nói nhiều câu ri rởm ghê. Đàn bà mê hắn là đúng, vì hắn biết dùng những danh từ lạ lùng. Chính tôi là đàn ông khô khan, cứng nhắc mà cũng nổi gai ốc khi nghe hắn phê bình những bộ phận thiên phú trên cơ thể của cô.
- Tôi van ông...
- Vâng, tôi sẽ không nói nữa. Sở dĩ tôi nhắc lại là để xác định với cô rằng chúng tôi có tai mắt khắp nơi. Bên trong cơ quan điệp báo của ông Hoàng, chúng tôi có người, khá nhiều người. Những người này không biết nhau, và có nhiệm vụ thu lượm tin tức, đôi khi kiểm soát, theo dõi lẫn nhau. Cô làm việc cho chúng tôi, song bên cạnh cô đã có nhiều người như cô. Vì vậy, cô nên thành thật. Cô cũng nên đặc quyền lợi công tác lên trên quyền lợi tình ái riêng tây. Cô nghĩ sao?
Quỳnh Bích nghẹn ngào:
- Vâng.
Nguyễn Biên vòng xe vào đường Nguyễn văn Thinh, đậu sát lề, xế tòa báo Thần Chung. Hắn dặn nàng:
- Vì điều kiện an ninh, tôi không thể thả cô xuống gần nhà. Tôi tin rằng giờ này nhân viên của ông Hoàng đang canh chừng phòng cô.
Quỳnh Bích sửng sốt:
- Tôi bị ông Hoàng nghi ngờ rồi ư?
- Chưa. Ít ra là trong lúc này. Theo chỗ tôi biết, biện pháp an ninh đã được áp dụng đối với nhân viên, ngay sau khi xảy ra vụ Lê Tùng. Biện pháp an ninh gồm 3 nấc: thứ nhất, đối với nhân viên trung cấp, giữ chức vụ quan trọng tương đối tại Trung ương, sẽ có mật vụ canh chừng nhà ở, đề phòng bị chúng tôi ám sát, bắt cóc; thứ hai, đối với nhân viên bị tình nghi, canh chừng và theo dõi; thứ ba, đối với nhân viên bị tình nghi đặc biệt, thì canh chừng và theo dõi đặc biệt.
- Theo ông, tôi bị liệt vào hạng nào?
- Hạng thứ nhất. Ông Hoàng chưa ngờ vực cô. Ông Hoàng chỉ cho nhân viên canh chừng mà không theo dõi cô.
- Ông tài thật.
- Cám ơn lời khen ngợi của cô. Riêng tôi, tôi chẳng có tài cán gì. Tôi chỉ là một bánh xe trong bộ máy vĩ đại. Cô cũng vậy, bộ máy quay, bánh xe cũng phải quay.
- Tôi hiểu rồi.
- Cô thông minh lắm, tôi biết. Cám ơn cô đã giúp tôi hôm nay. Bây giờ cô xuống xe trở về nhà. Song cô đừng về bằng đường Hai Bà Trưng. Phiền cô ra đường Tự Do, đi thẳng tới ngã tư Gia Long, rồi quẹo tay phải. Chúc có ngủ ngon và dệt thật nhiều mộng.
Hơn ai hết, Nguyễn Biên biết đêm nay Quỳnh Bích sẽ không tài nào ngủ được.
Hắn cũng thức suốt đêm như nàng.
Đêm ấy, ông Hoàng, tổng giám đốc Mật vụ, cũng thức. Thức bên phích cà phê đặc xịt và bên đống hồ sơ cao ngất liên quan đến vụ Lê Tùng.
o O o
- Lê Tùng, anh không giấu giếm được tôi đâu.
- Lê Tùng, anh chưa thành thật.
Tiếng nói của đại tá Bùi Vinh vang dội bên tai Lê Tùng. Chàng có cảm giác như trái tim và khối óc bị điện cao thế giật mạnh. Song chàng cố giữ bình tĩnh cho bàn tay khỏi run, vì chàng biết rõ Bùi Vinh đang nhìn chằm chằm vào bàn tay chàng dò xét phản ứng.
Lăn lộn trong nghề, chàng không lạ gì phương pháp «đánh phủ đầu» khá quen thuộc này. Đối phương bắt nọn trước, nếu yếu bóng vía chàng phải bàng hoàng lo sợ. Nhưng cũng có thể Bùi Vinh thành thật.
Lê Tùng bèn ung dung đáp:
- Anh không tin tôi là quyền của anh. Song giữa những người điệp báo chuyên nghiệp, tôi cần nói anh biết là tôi chẳng dại gì dối gat, vì sớm muộn anh sẽ phăng ra. Vả lại, tôi là kẻ ra đi, không hy vọng trở về, dầu muốn dầu không, các anh là đồng minh của tôi chống lại ông Hoàng, và dầu muốn dầu không tôi phải hợp tác thành thật.
Bùi Vinh mỉm cười:
- Anh biện hộ rất xác đáng, tuy nhiên tôi có đủ chứng cớ về việc anh chưa hoàn toàn thành thật. Chẳng hạn, về thời gian anh hoạt động ở Hà nội.
- Hồi nào?
- Tháng 6-1965.
- Hồi này, tôi đã về Nam.
- Trước khi về anh liên lạc với một nhân viên ở chợ Hôm.
- Đúng. Tôi đã nói rõ vụ này với đại tá Tú và Chu Nghị ở Hồng kông.
- Còn một điều anh quên. Nhân viên này là ai?
- Ồ, đây là một chi tiết nhỏ nhặt. Tôi đã cho các anh biết hết cơ sở thì còn giấu tên người làm gì vô ích. Nhân viên này là Y-43.
- Tại sao số hiệu nhân viên lại chia ra Z, Y, XX?
- XX là nhân viên tập sự. Sau khi được đưa vào ngạch chính thức thì mang số hiệu Z, như Z.28, hiện làm tổng thanh tra. Nhân viên Z. thuộc ngạch trung cấp, hoạt động ở phía bắc vĩ tuyến thứ 17 được mang số hiệu Y.
- Y.43 là ai?
- Nhân viên liên lạc.
- Tên thật là gì?
- Chịu. Theo chỉ thị, tôi không được quyền hỏi tên thật của thuộc viên.
- Theo chỉ thị, anh được quyền ngủ với nữ thuộc viên không?
- Không. Tại sao anh lại hỏi như vậy?
- Vì anh đã ngủ với Y.43, một nữ nhân viên khá đẹp.
Lê Tùng thở dài:
- Nàng đã thành người thiên cổ rồi, chúng ta nên để nàng nằm yên trong mộ. Nàng chết vì tôi, vì tôi cẩu thả. Vì tôi trà trộn tình yêu với nhiệm vụ.
Bùi Vinh nghiêm giọng:
- Tại Hồng kông, anh chỉ nói mù mờ về Y.43. Anh không chịu cho đại tá Tú biết Y.43 là đàn bà, và là người yêu của anh. Tại sao anh lại giấu giếm?
- Như tôi đã nói với anh, tôi không muốn vong linh người chết phải hờn tủi.
Bùi Vinh cười khà khà:
- Thôi, tôi cũng chiều anh. Tôi chỉ hỏi thêm một câu nữa về Y.43 thôi. Tại sao nàng bị bắt?
- Tôi chưa tìm ra lý do. Sau này về Sài gòn, tôi hỏi Văn Bình thì Văn Bình cũng chưa biết. Có lẽ vì nội phản.
- Ai là nội phản?
- Nếu biết, tôi đã không ở lì trong Nam. Nếu biết, tôi đã xé xác đứa nội phản. Được tin nàng thiệt mạng, tôi đã nguyện trả thù. Tôi sẽ không tha kẻ đã giết nàng.
- Tôi sẽ giúp anh tìm ra kẻ nội phản. Nhưng anh có dám cam kết là tự tay giết nó không?
- Đời tôi luôn luôn coi trong danh dự. Tôi đã hứa là không bao giờ làm sai. Dầu chết, tôi cũng trả thù.
- Anh sẽ gặp một đối thủ cừ khôi.
- Khi ấy, ta hãy nói chuyện lại.
- Cám ơn anh. Bây giờ ta bước sang vấn đề khác. À, có lẽ anh khát lắm thì phải. Để tôi gọi người mang rượu lên. Anh dùng gì? Huýt ky hay Vốt ka? Nghe nói anh rất thích rom bacadi. Ở đây chúng tôi có loại bacadi đặc biệt do nhà máy cất rượu riêng của Thủ tướng Castro chế tạo và gửi biếu. Dầu anh uống cả năm thay nước lạnh cũng không hết.
- Bacadi của Cuba phải uống với nước ngọt côca côla của Mỹ mới ngon.
- Dĩ nhiên sống chung hòa bình mà lị... Anh uống nhe! Để tôi gọi Huyền Nhung.
- Vâng, xin ký cả hai tay.
Bùi Vinh bấm nút anh-tét-phôn, ra lệnh. Lê Tùng cười xòa:
- Huyền Nhung của các anh đẹp ghê!
Bùi Vinh nhún vai:
- Còn nhiều người đẹp hơn nữa. Tôi sẽ biếu Huyền Nhưng cho anh nếu anh chịu giúp tôi.
- Hiện tôi đang giúp các anh.
- Không. Tôi muốn anh giúp một việc khác.
- Việc gì, xin anh cho biết.
- Thong thả. Mai cũng chưa muộn. Nếu anh chưa mệt, tôi xin phép nói đến vụ Trần Hiệp. Căn cứ vào đâu, ông Hoàng biết rằng Trần Hiệp sa cơ ở sông Bến Hải vì nội phản?
- Ông Hoàng không cho tôi biết rõ chi tiết.
- Còn Z.309?
- Về trường hợp này, tôi có thể giúp anh được nhiều. Vì tôi đã sống với Z.309 một thời gian. Hắn là một trong các cán bộ cao cấp nhất của Đảng và của ngành an ninh tại Liên khu IV, nghĩa là trong khu vực Cựu kim Sơn do tôi trực tiếp điều khiển. Tên thật hẳn là Lý Hòa.
- Lý Hòa... Tôi đã gặp hẳn nhiều lần. Không ngờ hẳn là nhân viên của ông Hoàng... Thú thật với anh, tôi không hiểu sao hắn bị bắn chết.
- Vì hắn dại dột vượt sông Bến Hải ở khu được canh phòng chặt chẽ nhất.
- Đó là điều làm tôi băn khoăn. Thanh tra Công an Liên khu, chủ tịch phân hội Việt-Sô hữu nghị, tỉnh ủy. Lý Hòa không phải là một viên chức tầm thường. Hẳn phải biết khúc sông này được canh phòng nghiêm mật. Trừ phi người ta cố tình đưa hắn vào bẫy...
- Đúng... Hắn chết vì nội phản.
- Nghĩa là một người đóng vai trò nhị trùng lừa giết hắn?
- Có lẽ.
- Còn có lẽ gì nữa. Người giết Lý Hòa một cách gián tiếp này phải là cán bộ cao cấp.
- Tôi cũng nghĩ như anh.
- Chúng ta đã tiến bỏ rất nhiều trong việc tìm hiểu lẫn nhau. Tôi hy vọng anh cứ tiếp tục như thế. Anh đừng quên rằng lời khai của anh được thu thanh.
- Thu thanh?
- Phải. Máy ghi âm được đặt dưới mặt bàn.
- Ghi âm để làm gì?
- Thứ nhất để làm hồ sơ. Thứ hai... ồ, sau này anh sẽ biết. Còn vụ Z.308 ra sao?
- Cho đến nay, tôi vẫn còn điên đầu. Một nhân viên mang số hiệu Z. bị loại trừ đã nguy rồi, đằng này hai nhân viên cùng bị loại trừ trong một thời gian ngắn ngủi. 308 chỉ giữ chức vụ phó trưởng ty công an duyên hải Thanh hóa, song lại giúp chúng tôi được nhiều việc quan trọng. Bờ biển Thanh hóa dài nhất, so với các tỉnh khác ở Trung Việt. Thanh hóa còn là nơi tập trung các căn cứ hải quân, như Hòn Nẹ, căn cứ tiềm thủy đĩnh, Sầm Sơn, căn cứ khinh hậm, Lạch Trường, căn cứ thủy cơ, Ba Làng căn cứ cơ giới thủy chiến.
- Hầu hết các vụ phục kích đường biển do ông Hoàng tổ chức ở Liên khu IV đều do 308 cung cấp tin tức và tài liệu. Điều này, chúng tôi đã biết. Nhưng chỉ biết sau khi hắn tử thương trên bãi biển Cửa Tùng. Nếu là gián điệp Phản gián, anh sẽ đối phó với 308 ra sao?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến giả thuyết này. Vì dầu sao 308 là thuộc viên thân tín của tôi.
- Anh là cán bộ chỉ huy giàu kinh nghiệm nên tôi mới hỏi ý kiến. Đặt vào địa vị tôi, anh có ra lệnh giết 308 không?
- Cái đó còn tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên, theo nguyên tắc nghề nghiệp, giết điệp viên của đối phương là điều bất lợi. Kẻ địch còn sống có ích hơn là kẻ địch chết.
- Hừ, vậy mà Phan Thiện lại giết 308!
- Nghĩa là Phan Thiện còn ngây thơ trong nghề. Nhưng thôi, tôi không dám lạm bàn về năng lực của một nhân vật Phản gián cao cấp. Phan Thiện là cấp chỉ huy trực tiếp của anh.
- Xin anh cứ tự do.
- Tôi không dám.
- Vậy thì thôi. Nếu có thể, xin anh cho tôi biết thêm chi tiết về vụ Cửa Tùng.
- Tôi không còn nhớ rõ lắm. Xin phép anh được suy nghĩ đêm nay rồi sáng mai...
- Không sao. Tôi đã đọc kỹ báo cáo của Công an duyên hải. Anh quên đoạn nào, tôi sẽ nhắc. Vì tôi chỉ biết những việc xảy ra về phía Công an mà thôi. Tại sao Z.308 biết bị lộ?
- Trong mật điện gửi cho ông Hoàng, hắn chỉ nói là bị lộ, và xin được thuyên chuyển cấp tốc vào Nam mà thôi. Ngoài ra, hắn không nói thêm gì nữa.
- Còn ý kiến của ông Hoàng?
- Ông tổng giám đốc ít khi bàn về chi tiết với tôi. Mỗi lần gọi tôi, ông chỉ ra lệnh cho tôi thi hành.
- Mỗi lần đón nhân viên, anh dùng phương tiện nào?
- Trong quá khứ, nhân viên bị cháy có thể được xuất nhập (1) , theo 4 phương pháp cổ điển, nghiã là cơ quan điệp báo nào cũng áp dụng; đó là bằng đường hàng không chính thức, phi cơ bí mật, vượt biên giới lậu, và tiềm thủy đĩnh. Phương pháp dùng đường hàng không chính thức đã được bãi bỏ sau khi tình hình Nam-Bắc căng thẳng cực độ, nhà cầm quyền Hà nội đình chỉ việc cấp chiếu khán xuất ngoại.
- Trong 3 phương pháp còn lại, phương pháp nào được coi là tương đối an toàn nhất?
- Cũng tùy trường hợp. Vượt biên giới Lào thường dễ hơn vượt sông Bến Hải vì khu vực giáp tuyến được phòng vệ cẩn mật. Trong quá khứ, một số nhân viên dưới quyền tôi, hoạt động trong ba tỉnh, Thanh, Nghệ, Tỉnh, đã rút vào Nam bằng đường Ai lao, sau khi vượt biên giới được phi cơ nhẹ đáp xuống, đưa về căn cứ gần nhất.
- Tại sao anh lại ra lệnh cho Trần Hiệp dùng đường Bến Hải?
- Tôi không ra lệnh. Nếu muốn, tôi cũng không có quyền. Việc định đoạt lộ trình xuất nhập hoàn toàn do văn phòng bí thư của ông Hoàng đảm trách, tôi chỉ có nhiệm vụ thi hành.
- Giả sử anh là người ra lệnh, anh có ra lệnh cho Trần Hiệp vượt tuyến không?
- Trần Hiệp quen thuộc vùng giáp tuyến, như lối đi trong nhà. Vả lại, thiếu tá Phan Lộ, chỉ huy Phản gián địa phương là bạn thân...
- Vậy mà hắn bị bắt. Anh biết tại sao không?
- Không. Xin anh hỏi Phan Lộ tiện hơn.
- Hừ, nếu Phan Lộ còn sống, tôi đã không hỏi anh.- Trời ơi! Hắn chết rồi ư?
- Rồi. Chết giữa lúc hắn cần sống nhất. Giữa lúc hắn cần sống để giúp tôi phanh ra đầu mối.
- Nghĩa là anh ngờ vực.
- Có lẽ.
- Phan Lộ chết ra sao?
- Hắn cũng chết như mọi người chết khác nghĩa là nằm thẳng cẳng trên đất, không dậy nữa.
- A, nếu anh ưa khôi hài thì tôi sẽ kể truyện tiếu lâm cho anh nghe. Không lẽ các anh tốn bạc triệu để mời tôi ra Hà nội kể truyện tiếu lâm.
- Xin lỗi anh, tính tôi vẫn lố bịch như vậy. Nhưng bản tâm tôi rất hiền lành. Ở lâu với tôi, anh sẽ thấy. Sở dĩ tôi dùng giọng trào lộng là vì tôi quá đau khổ. Phan Lộ là cộng sự viên thân tín của tôi.
- Cộng sự viên thân tín của sở Phản gián, hay của riêng anh?
- Của riêng tôi. Nhờ hắn, tôi đã phăng ra nhiều chi tiết quan trọng. Cái bẫy của tôi đã được trương lên, cho con thú ngoạm mồi là xập xuống, nhưng kẻ kéo bẫy lại chết rồi. Phan Lộ bị chết bất thình lình. Chết vì ly rượu. Hắn là bợm rượu khét tiếng.
- Cũng như tôi đa mang bacadi của thủ tướng Castro.
- Anh khôn hơn hắn nhiều. Bằng chứng là anh còn sống. Còn Phan Lộ uống lầm rượu mạc-ten pha thuốc độc nên chết đứ đừ.
- Ai đâu độc hắn?
- Cuộc điều tra bị sa lầy. Tuy nhiên, tôi không tin thủ phạm là ông Hoàng, hoặc là tôi...- Vậy, thủ phạm là ai?
- Suy nghĩ một lát, anh sẽ thấy.
- Óc tôi mệt lắm rồi, tôi không thích suy nghĩ nữa. Vả lại, tìm ra kẻ giết Phan Lộ không phải là việc của tôi.
- Anh nói đúng. Nhưng nếu anh chịu giúp tôi một tay, anh sẽ được trọng dụng.
- Việc làm ư?
- Anh sẽ có một cái anh muốn. Tiền, chức vụ, gái đẹp... tất cả tôi đều có.
- Ha, ha, với tiền, chức vụ, gái đẹp, tôi sẵn sàng nhảy vào lửa nếu anh hạ lệnh.
- Cám ơn sự thành thật của anh. Tôi muốn hỏi anh một câu nữa về vụ 308 vì nó liên quan đến cái chết của Trần Hiệp và của Phan Lộ. Tại sao 308 không về Nam bằng phi cơ bí mật?
- Như tôi đã nói với anh, việc này do ông Hoàng bố trí.
- Xuất nhập bằng phi cơ bí mật như thế nào?
- Đó là phương pháp dễ thực hiện nhất trong hiện tình. Trong mọi khu vực hoạt động, điệp viên đều định sẵn một số sân bay bí mật. Gọi là sân bay e không đúng, vì trên thực tế, đó chỉ là những khoảnh đất nhỏ xíu, chẳng hạn một khu vườn rau, một cây cầu trên quốc lộ... tóm lại, một miếng đất bằng phẳng không ở quá xa địa chỉ của điệp viên để việc di chuyển được nhậm lẹ, dễ dàng, và không ở quá gần vị trí phòng thủ, để phi cơ có thể đáp xuống một cách kín đáo.
Loại phi vụ này không dùng trực thăng vì tốc độ trực thăng quá chậm, dễ bị bắn hạ. Chúng tôithường dùng máy bay VTOL (1) gắn động cơ phản lực, bay rất nhanh, và đáp xuống cũng rất êm ái. Nhiều khi máy bay VTOL hạ cánh xuống sân sau một tòa nhà, và bay lên mà không ai biết.
Gần đây, phi cơ VTOL được trang bị một dụng cụ đặc biệt, tới địa điểm chỉ ném xuống một sợi giây, buộc sẵn cái ghế, điệp viên trèo lên và được rút lên phi cơ.
- Các anh đã mất bao nhiêu điệp viên xuất nhập bằng VTOL?
- Theo chỗ tôi biết, thì phương pháp này đã đạt mức an toàn trăm phần trăm. Có lần, chúng tôi đáp VTOL xuống sát Hà nội, ngay tại Kim Liên, hoặc Làng.
- Tại sao ông Hoàng không xuất nhập 308 bằng VTOL?
- Ồ, anh cứ hỏi tôi một điều tôi không trả lời được.
- Trên nguyên tắc, khi nào áp dụng phương pháp xuất nhập bằng tàu ngầm?
- Khi tải thương, hoặc khi cần xuất nhập nhiều nhân viên, đặc biệt là đàn bà, trẻ con thuốc gia đình nhân viên.
- 308 vào Nam có bị thương không?
- Không.
- Hắn có mang theo vợ con không?
- Không. Hắn còn độc thân.
- Hừ, xuất nhập một nhân viên khỏe mạnh, độc thân mà ông Hoàng lại phái một chiếc tàu từ Đà nẵng ra cửa Tùng... thú thật với anh là tôi không tài nào hiểu nổi. .
- Anh nghĩ sao?
- Tôi nghĩ rằng ông Hoàng cố tình bố trí cho 308 bị giết.
- Hừ, đó chỉ là giả thuyết thuần túy. Ở trong nghề đã lâu, tôi rất ghét giả thuyết, nhất là giả thuyết thuần túy.
- Ở trong nghề đã lâu. tôi lại cho rằng giả thuyết thuần túy thường là đầu mối dẫn tới sự thật.
Lê Tùng liếm mép ra vẻ thèm rượu. Bùi Vinh khoát tay:
- Thong thả. Tôi cũng khát cháy họng như anh. Nhưng chúng ta cần thảo luận thêm vài phút nữa. Đêm ấy, anh đón 308 trên loại tàu ngầm nào?
Lê Tùng đáp, cặp mắt mơ màng:
- Tàu ngầm xì gà. Loại tối tân nhất.
- Tại sao không dùng tàu ngầm thông thường?
- Loại này chạy chậm, lại không ghé được vào bờ. Tàu ngầm xì gà chỉ cần 5 thủy thủ, tốc lực không thua khinh đĩnh là bao. Bại lộ, nó có thể chạy trốn dễ dàng, không tàu nào theo kịp. Nó lại vào đến bãi cát.
- Chi tiết này rất quan trọng. Vì theo kế hoạch, 308 phải chèo thuyền khỏi bãi biển 500 thước để lên tàu. Tại sao tàu không ghé bờ lại bắt 308 ra khơi?
- Tôi chưa tìm ra lý do.
- Nhưng tôi, tôi đã tìm ra. Anh chờ 308 trong bao lâu ngoài khơi?
- Theo kế hoạch, tôi phải chờ 308 trong 10 phút. Nếu y không ra, tôi phải cho tàu lặn xuống, ra hải phận quốc tế, đêm sau vào lại. Nhưng tôi đã nóng lòng, bơi xuồng vào.
- Và lọt ổ phục kích.
- Tôi muốn biết rõ chi tiết của cuộc phục kích. Anh lên bộ rồi bị bắn phải không?
- Mục đích của tôi là đổ bộ lên rừng phi lao cách vọng canh 500 thước. Đêm ấy, trời tối như đêm củ mật, cách nhau một thước, không thấy rõ mặt. Xuồng cao su còn cách bờ 100 thước thì súng nổ. Khi ấy, tôi mới sực nhớ rằng công an duyên hải được võ trang súng riêng, gắn ống nhắm hồng ngoại tuyến.
- Rồi viên thiếu úy hải quân làm vệ sĩ cho anh bị trúng dạn?
- Vâng. Y bị đạn vào cánh lay. Tôi ra lệnh cho y nhảy ùm xuống biển. Tôi cũng nhảy theo. Chúng tôi là những tay bơi lội cừ khôi nên một lát sau đã ra tới tiềm thủy đĩnh.
- Lạ thật! Tôi có cảm tưởng là bên trong vụ này có điểm trục trặc. Trong vòng 100 thước súng gắn ống nhắm hồng ngoại tuyến bắn rất chính xác.
- Con người không phải là cái máy, trong khi xúc động có thể bắn trật ra ngoài. Vả lại, trong phút đầu tiên, nhân viên của tôi đã trúng đạn.
- Ừ thì công an duyên hải bị xúc động... Nhưng trừ phi là trẻ con mới khai hỏa trước khi xuồng vào bờ. Tại sao không chờ anh lên bộ rồi ập bắt? Hoặc nếu lỡ bắn rồi tại sao không bắn hỏa châu soi sáng để tàu ngầm xì gà phải lặn xuống và cho khinh đĩnh ra khơi bắt anh lại?
- Xin anh cật vấn công an duyên hải.
- Ôi chao, vụ này đã làm tôi nhức đầu hàng tuần lễ. Tôi đánh điện kêu viên đội trưởng duyên hải về Hà nội báo cáo thì dọc đường hắn chết.
- Lại chết?
- Phải. Chết vì đau bụng. Chẳng hiểu hắn ăn uống thứ gì để đến nỗi tắt thở trong vòng ba phút đồng hồ. Chở vào bệnh viện, hắn đã chết cứng rồi.
- Hắn bị đầu độc?
- Dĩ nhiên. Người ta đã đầu độc hắn. Cũng như đã đầu độc Phan Lộ.
- Người ta là ai?
- Mai hay mốt, anh sẽ biết.
- Tồi có ấn tượng là đang được anh lôi vào mê hồn trận, tối tăm mặt mũi, không tìm thấy lối ra.
- Anh yên tâm. Đúng là anh được đưa vào mê hồn trận, nhưng tôi luôn luôn đứng bên để cứu anh. Miễn hồ anh tiếp tục thành thật như thế này mãi.
- Bao giờ tôi cũng thành thật. Vì tôi muốn được cộng tác với các anh.
- Nhưng tôi không tin là Phan Thiện bằng lòng.
- Vậy thì thôi. Lấy tiền xong, tôi sẽ tếch đi Thụy sĩ.
- Phan Thiện sẽ giữ anh lại.
- Không có quyền.
- Hừ, hắn có rất nhiều quyền.
- Nhưng hắn sẽ làm những người muốn về hợp tác sau này chán nản và ngờ vực. Sớm muộn, người ta sẽ biết Phan Thiện phản phé, Phan Thiện dụ tôi về rồi phủi ước. Tôi không tin một thủ lãnh Phản gián cừ khôi như Phan Thiện lại cận thị một cách xuẩn động như vậy.
- Hừ, hắn là một thủ lãnh Phản gián cừ khôi... Anh quen Phan Thiện không?
- Không. Chỉ quen trong ảnh thôi.
- Theo anh, hắn ra sao?
- Tôi chưa thể phê phản vì chưa gặp. À, xin lỗi anh... tôi đã lỡ lời gọi Phan Thiện là hắn.
- Cũng chẳng sao. Chính tôi đã gọi trước.
- Nếu tôi không lầm, anh và Phan Thiện không hợp nhau.
- Anh không lầm chút nào. Tôi ghét cay, ghét đắng Phan Thiện. Và ghét nhất những mánh khóe gian manh của hắn. Anh sa vào tay hắn thì nguy. Hắn sẽ hứa trên trời, dưới biển với anh, để rồi rốt cuộc chẳng có gì hết. Bọn nghiện bao giờ cũng vậy.
- Phan Thiện hút thuốc phiện ư?
- Phải. Hắn đã mang ả phù dung từ nhiều năm nay. Song hắn hút toàn thuốc thượng hạng nên môi không thâm, da không bủng, trái lại, hắn mỗi ngày một khỏe ra.
- Tôi nghe nói hắn mắc bệnh mê gái rất nặng.
- Nếu anh muốn hắn chết non thì biếu hắn một cô gái tơ bản lãnh là đủ. Chẳng hạn, cô Cẩm Phượng ở Hồng kông.
- À, anh đã nếm mùi Cẩm Phượng rồi ư? Con bé kinh khủng ghê. Nó như cái thùng không đáy, bao nhiêu cũng chưa đầy. Lắm cậu đã mất mạng vì Cẩm Phượng. Nhưng Phan Thiện khôn dóc tổ, anh ạ. Mỹ nhân kế không hạ được hắn. Hắn khỏe như trâu. Hồi xưa, hắn đã khét tiếng trong giới nữ nhân viên: đàn bà đầu hàng hắn, chứ hắn không bao giờ đầu hàng đàn bà. Phương chi ngày nay hắn có hàng tạ sâm nhung trong phòng... Tuy nhiên, tôi đã có cách chơi hắn... Và anh sẽ giúp tôi thành công.
- Anh thua hắn thì chết tôi.
- Thua sao được... À, sau ngày chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, anh ở đâu?
- Anh muốn nói sau ngay 19-12-1946 phải không?
- Phải.
- Tôi ở lại Hà nội.
- Anh thấy chưa? Tôi chọn anh rất đúng. Chọn anh vì biết anh không ra khu sau tháng 12-1946. Chọn anh vì biết anh là cựu nhân viên của Bureau Historique, cơ quan Phản gián của Pháp, tọa lạc tại Hà nội.
- Các anh tài thật. Khoảng thời gian này của đời tôi, ít người được biết.
- Nhưng anh đã viết ra giấy.
- Vâng, tôi chỉ viết trong bản tự thuật khi gia nhập tổ chức của ông Hoàng.
- Tôi đã lấy hồ sơ của anh trong thư khố Sài gòn. Anh làm cho Phản gián Pháp bao lâu?
- Anh đã có hồ sơ thì còn hỏi làm gì nửa.
- Thủ tục thường lệ, chắc anh đã biết.
- Từ 1945 đến 1949, nhân viên di động.
- Dưới quyền ai?
- Đại tá Dupré.
- Sau năm 1949, anh đi đâu?
- Giải nghệ. Lang thang một thời gian, tôi đầu quân cho ông Hoàng. Rồi xuất ngoại, tham dự nhiều khóa huấn luyện trung cấp.
- Trong thời gian phục vụ cho Pháp, anh nghe nói đến Phan Thiện không?
- Không.
- Anh không biết là đúng. Vi nếu anh nói là biết, tất anh chưa thành thật. Sau chiến tranh Việt-Pháp. Phan Thiện cũng ở lại Hà nội, và cũng làm việc Bureau Historique như anh. Song lại khác anh hai điểm: thứ nhất, hắn là nhân viên cao cấp, được Pháp quý như vàng mười ; thứ hai, hắn là nhân viên nhị trùng.
- Nhưng trung thành với ai?
- Hễ nói đến nhân viên nhị trùng hà người ta phải đặt ngay vấn đề trung thành. Trên nguyên tắc, Phan Thiện được lệnh của Trung ương đảng bộ ở lại Hà nội, giả vờ cộng tác với Pháp, nhưng là để ám trợ cho kháng chiến.
- Điều này, tôi nghe một số anh em nói lại. Họ cho rằng Phan Thiện được Trung ương đảng bộ trọng dụng sau Hiệp định Giơ-neo là do những thành tích vẻ vang đạt được của hắn trong thời gian ở nội thành. Hắn đã giúp đắc lực các cơ sở quyết tử nội thành. Mãi đến 1954, vai trò nhị trùng mới bại lộ...
- Hừ, bại lộ! Anh mới biết một mà chưa biết hai... Theo hồ sơ, Phan Thiện phải bỏ Hà nội, trốn lên Thái Nguyên ngày 15-2-1954. Tại Thái nguyên, trước mặt Phan trọng Tuệ, Lê Giản và Trần quốc Hoàn, hắn báo cáo là phải rút ra khu vì nội phản.
Nhưng sự thật không hẳn thế. Tháng 2-1954, trận đánh Điện biên Phủ đang tới giai đoạn quyết liệt, bề ngoài, quân đội viễn chinh huênh hoang. Nhưng bên trong, họ biết trước sẽ thua. Một hội nghị tình báo cao cấp được triệu tập tại Ba lê, với sự hiện diện của các đại diện Phòng Nhì, CIA và Intelligence Service trong tháng 1-1954, quyết định tăng cường hoạt động tình báo, nhất là tăng cường hoạt động nhị trùng và nội tuyến. Phan Thiện bại lộ, bỏ trốn lên Việt Bắc chẳng qua chỉ là lớp lang do tình bảo Tây phương sắp xếp.
- Tôi không tin. Nếu Phan Thiện phản thùng, không đời nào ba yếu nhân điệp báo Tuệ, Giản và Hoàn lại đưa hắn sang Nga sô, Trung quốc và đề bạt vào chức vụ quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất nhì trong guồng máy an ninh Bắc Việt.
- Anh không tin là lẽ tự nhiên. Vì một số người cũng không tin như anh. Nên Phan Thiện mới dương dương, tự đắc đến ngày nay. Tuy nhiên, hắn đã hết thời, hoàn toàn hết thời... Để tôi cho anh biết một tin quan trọng ghê gớm.
Trong thời gian anh tông sự tại ban H-4, anh xuất ngoại 3 lần: Vạn Tượng, Hồng kông và Nam vang. Vâng lệnh ông Hoàng anh đã chuyển ngân hoặc mang theo 45.000 đô la Mỹ, chưa kể một số hạt soàn đáng giá.
- Tôi đã khai hết với Chu Nghị ở Hồng kông, thiết tưởng chẳng có gì là quan trọng cả,
- Hừ, anh nóng như Trương Phi. Số tiền 45.000 đô la và mớ kim cương này được trả cho ai?
- Nêlô, Samhát và Phume. Có lẽ là một người mang 3 tên khác nhau.
- Đúng. Một người mang 3 tên khác nhau. Tôi đã truy nguyên ra người ấy. Một người mà anh không ngờ tới. Hắn là Phan Thiện.
- Phan Thiện?
- Phải, Phan Tbiện, phó Vụ trưởng vụ Lễ Tân tại Thủ tướng phủ, chỉ huy Phản gián của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa... kẻ thù bất cộng đái thiên của tôi... ha, ha...
Đại tá Bùi Vinh phá lên cười. Tiếng cưởi đắc thắng của Bùi Vinh vang dội trong căn phòng vắng. Tiếng cười đắc thắng của Bùi Vinh lan rộng vào đêm khuya mù mịt.
Ha, ha...
Ha... ha...
Chú thích
1. Xuất nhập (exfiltration): nhân viên điệp báo hoạt động trong vùng địch bị bại lộ (danh từ chuyên môn: bị cháy), được bố trí thoát thân, giới chuyên nghiệp gọi là exfiltration.
2. tức là Vertical Take-off and Landing. Loại phi cơ này hiện được các cơ quan điệp báo thế giới dùng để xuất nhập điệp viên ra khỏi vùng địch. MISSING 131-138