God be thanked for books! they are the voices of the distant and the dead, and make us heirs of the spiritual life of past ages.

W.E. Channing

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Văn Nhẫm
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1211 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25. -
5. Đường hiệp liệt, gập án Thiện Thành,
Thái điều tra minh oan Hiền, Tích.
Tú Thái từ biệt Tuy Hòa sau mười lăm ngày tá túc tại chùa Tuy Hòa. Hòa thượng ngoài giờ cùng Tú Thái đàm đạo văn chương, chơi cờ, dạy chàng những thế võ cấp tốc; chàng vô cùng thưởng thức đời sống dưới mấy gốc cổ thụ ở sân chùa.
Quyển Viễn trình Nhật ký khác quyển Bố Y Ký ức. Tú Thái ghi chép đất đai nhân vật, Bố Y, những phong cảnh đẹp, những trạng thái chính trị từng vùng… Tú Thái gần dân chúng hơn, còn Bố Y ghi chép những tư tưởng cao siêu, và những nhân vật xuất phàm. Tú Thái ghi chép cả những món ăn ngon địa phương, những thảo mộc từng vùng… một tỉ dụ, Tú Thái ghi mấy loại cam, cam đường, cam giấy, cam sành, của từng vùng, vì vậy quan sát những đất đai của từng thứ cam, một khởi đầu của ngành nông địa học chăng? Ở chùa Tuy Hòa, sau khi viết xong truyện Tuy Hòa, chàng ghi món đậu phụ kho với chám đen và tương ngon đặc biệt …Bái biệt hòa thượng sư phụ, Tú Thái lên đường, vẫn y phục nho sinh, cứ ven sông Hồng tiến lên mạn ngược. Chủ định đến tận nguồn sông Hồng dù phải qua biên giới, nhưng áy náy lúc nào cũng nghĩ đến hai câu thơ mà tráng sĩ Áo Chàm ghi trong quyển nhật ký.
Trên đường mòn bờ sông, Tú Thái vừa đi vừa suy tư về chương trình học tập, không mấy lúc trời đã về chiều. Dựa lưng một gốc đa, quan sát khúc sông bên lở bên bồi. Đang ở bên bồi, chàng chặt cành cậy gọt thành một chiếc cọc, định tâm đóng cọc làm mốc dấu, sang năm lại đây đo xem đất bồi. Đang đóng cọc chợt quay lại, giạt gần chân chàng một mảnh bè đóng bằng những thân cầy chuối lớn.
Trên mặt bè, một người đàn ông và một người đàn bà lõa thể bị trói dài, chân tay bị buộc chặt xuống thân cây chuối. Lối trói buộc này, hai người nằm ngửa, không thể cựa quậy tự cởi trói, và dây thường qua cổ đã làm hai người bị thương. Trên đầu bè có cắm một biển gỗ, ghi mấy dòng:
« Gian phu Trương Hàn Tích và dâm phụ Trần Thị Hiền bị bắt quả tang giết chồng Trương Vũ Thành. Hội đồng hương chính xã Thiện Thành kết án, xử bè chuối trôi sông, để chúng nó đền tội trời. Nếu trôi giạt vào đâu xin đẩy ra giữa sông, cho công lý của Trời trôi theo dòng nước. Hội đồng hương chính Thiện Thành kính cáo »
Đọc xong mấy hàng chữ đã hơi mờ đi vì sóng nước, Tú Thái lẩm bẩm: « Công lý của Trời,? Trời nào? » Chàng trai chưa đến mười bảy tuổi ấy xấu hổ, lần đầu tiên thấy một thân thể phụ nữ lõa lồ. Chàng vội đến bụi chuối, chặt mấy lá che cho hai người. Vấn đề lương tâm đặt ra: Đẩy bè ra sông, hay cứu hai người? Trước hết, đến xem họ còn sống hay không. Nếu họ đã chết rồi thì để mặc dòng nước mang đi. Khi chẩn mạch cổ, Tú Thái thấy hai người còn thoi thóp. Quyết định cứu sống, chàng kéo bè vào bãi bồi, gượng nhẹ cắt hết những dây trói buộc, mở bình nước, rót vào miệng hai người mà đôi môi đã khô nứt nẻ. Vài giọt thôi, vài giọt thôi! chàng tự bảo. Cho uống nhiều nước là hết phương cứu chữa. Dọn dẹp bãi cỏ dưới gốc đa, chàng kéo hai người ra khỏi bè chuối. Lấy tấm chăn bọc kiếm quấn vào thân thể người đàn bà; lấy bộ quần áo lót mình mặc cho người đàn ông…rồi lấy nhiều lá chuối đắp lên cho hai người. Chừng nửa giờ chàng lại cho vài giọt nước vào miệng họ. Đồng thời lấy khăn ướt lau mặt, lau trán cho hai người.
Nhân dịp tập luyện, Tú Thái múa kiếm chặt tan bè chuối thành những khúc nhỏ, theo dòng nước trôi đi, chỉ giữ lại bảng gỗ ghi án tội. Tú Thái săn sóc hai người thâu đêm, thành ra chàng cùng ngủ mệt gốc đa.
Bình minh trở lại. Ánh vàng qua cành đa linh động chiếu xuống nơi ba người nằm. Tú Thái thức dậy trước tiên. Thiếu phụ mở mắt nhưng không có tinh thần trong đôi mắt, còn người đàn ông hãy còn mê man bất tỉnh. Tú Thái nhẫn nại chờ ngày hôm sau. Bắt đầu cho hai người những giọt nước đường. Xét ra suy luận của Tú Thái hợp lý về y học. Không thể vội vàng, chàng phải nhẫn nại chờ họ tỉnh để biết căn do nội vụ, chưa biết định làm gì, nhưng nếu hai người oan uổng thì việc cứu giúp là bổn phận của hiệp liệt muôn đời. Dựng lều lá chuối, che nắng che mưa, rồi kiên nhẫn của chàng được phần thưởng vô cùng quí giá:
Bốn ngày sau hai người hồi sức. Sắc diện đổi thay. Chàng trai cũng khôi ngô đĩnh mạo, và thiếu phụ còn trẻ măng xinh đẹp. Nhìn tướng mạo chàng trai, Tú Thái lấy làm lạ chàng trai đã phạm tội dâm phu, mà dáng nét thiếu phụ cũng không phải « cáo chồn dâm tính »!
Tú Thái ghi lại lời khai của hai tội nhân như sau:
Lời khai của thiếu phụ:
« Tôi tên Hiền, họ Trần, năm nay hai mươi tuổi, sinh quán ở Thiện Thành, con gái ông Trần Văn Bôn và bà Đàm Thị Hảo. Năm mười chín tuổi lấy chồng tên Trường Vũ Thành. Chông tôi làm nghề thợ rèn. Trước kia có đi học, nhưng hai lần hỏng thi, ưa nghề đúc sắt, nên mới mở lò rèn. Khắp vùng chung quang Thiện Thành không có ai làm nghề này, cho nên dân chúng quý mến chồng tôi. Bao nhiêu dao kéo, nông cụ trông vùng đều do chồng tôi làm ra. Chồng tôi là người trung thực, tôi thưong yêu từ lâu, cho nên tôi đã từ chối hai người làng mà lấy chồng tôi. Hai người ấy, một theo nghề văn, tên là Đinh văn Kính, hiện làm thơ lại ở phủ thừa tỉnh, còn một theo nghề võ là Đinh Bá Kiều, chức tòng cửu phẩm đội trưởng chỉ huy huyện đội lệ. Hai người này với tôi cũng là bạn trong làng từ nhỏ cùng hỏi tôi, nhưng tôi lại lấy người thợ rèn, tôi không ngờ vì vậy mà hai người thù oán tôi. »
« Cách đây chừng mươi ngày, (chúng tôi vẫn quen dậy sớm từ gà gáy) tôi từ thang gác xuống nhà dưới nơi có bể thổi lửa, và lò rèn, thấy chồng tôi nằm lăn dưới đất bất tỉnh, thì tôi cũng choáng váng, tối tăm mặt mũi, ngã xuống cạnh bên chồng tôi không thể nào dứng dậy. »
« Nửa mê nửa tỉnh, tôi chỉ biết có người phá cửa bồng tôi ra ngoài đường, thoáng nhìn thấy dân làng đông nghịt cửa nhà, tôi ngất đi. Khi tỉnh dậy thấy bị nhốt trong cũi tre cùng anh Trương Hàn Tích. »
« Anh Tích là em họ của chồng tôi, tôi cũng biết từ nhỏ, nhưng lớn lên thích đi săn bắn nơi rừng núi, thỉnh thoảng có về cho vợ chồng tôi thịt lợn rừng, hay lâm sản khác. »
« Tôi chỉ biết như vậy, tôi không hề thông gian với anh Tích, tôi một mực thương yêu chồng tôi, không hiểu sao chồng tôi tử nạn. Hội đồng hương chính kết tội, hai anh Kính, Kiều hùa nhau kết án, tôi hết sức kêu oan không được, chồng tôi mất rồi, thân tôi không đáng kể, chỉ thương anh Tích oan uổng thiệt mạng vì tôi. »
« Tráng sĩ cứu tôi, không ngờ sống sót, tôi thề đây là sự thật không thêm bớt. Trên bè chuối, nắng cháy thịt da, chúng tôi chịu đựng trên hai ngày, đến ngày thứ ba, biết không còn bao sức lực, tôi cố nói cho anh Tích nghe tiếng:
- Anh Tích, chồng em chết rồi, thân em đâu còn đáng kể, nhưng ân hận không biết kiếp nào trả nợ anh, sắp chết oan uổng vì cứu em! »
« Chẳng ngờ Hàn Tích lại nói:
- Anh thầm thương Hiền từ khi em còn con gái, chưa kịp nói ra thì em lấy anh Thanh. Anh thương yêu em, thấy em an vui hạnh phúc, anh rất vui lòng. Thỉnh thoảng lại biếu hai vợ chồng em sơn lâm hải sản, là cốt để giây phút thấy em. Anh không bao giờ và chẳng bao giờ nghĩ đến việc rủ em xa đường đạo lý. Nay đến nỗi này, chúng ta chẳng còn bao giờ nữa, chúng ta cùng chết như đôi vợ chồng nhé…thế là anh sung sướng không còn tiếc gì ở cõi đời này nữa… »
« Tôi chưa kịp trả lời, gọi anh không thấy trả lời, biết anh Tích đã vào cõi u mê. Thành tôi cũng cố nhắm mắt theo anh. »
Đấy là sự thực xin khai lại để tráng sĩ xét định. »
Trần Thị Hiền xin phép Tú Thái ký tên sau bản khai này trong cuốn Viễn Trình nhật ký.
Lời khai của thanh niên:
«Tôi tên Trương Hàn Tích, hai mươi tuổi, sinh trú Thiện Thành, con ông Trương Hàn và bà Đồ thị, học hành đủ viết đơn từ, đủ đọc thơ văn, vì ưa phóng khoáng tự do nên chọn nghề thợ săn, để luôn luôn đước ở nơi sơn lâm cùng cốc. Tôi là em họ anh Vũ Thành. Từ khi anh Thành lấy cô Hiền, thỉnh thoảng tôi có đến thăm. Tôi rất quý mến hai anh chị, hai người đều là bạn từ nhỏ của tôi.
« Cách đây mươi ngày, vào khoảng gà gáy, tôi sửa soạn lên rừng săn thú. Khi đi ngang qua nhà chị chợt nghe tiếng chị kêu la cầu cứu. Biết là có nguy biến, tôi phá cửa vào thì thấy anh còng queo dưới đất gần bễ lửa, còn chị thoi thóp bên cạnh, tôi bèn bế chị ra người đường, đang bế ra đường thì dân làng hô lớn bắt trói tôi lại. »
« Mới đầu họ bảo bắt quả tang tôi bắt cóc vợ người. Tôi cực lực phản đối chẳng ai nghe, nhắc họ còn anh Thành nằm còng queo trong nhà, không biết sống chết ra sao. Thế là họ đổi tội bắt cóc ra tội thông gian. Xúm nhau lại đánh tôi chết ngất. Khi tỉnh dậy thì mới biết mình bị nhốt trong cũi tre cùng chị Thành. Tôi đã hết sức giải thích, kêu oan, nhưng không ai nghe. Hai ngày sau, Hội động hương chính họp tòa, hai anh Kiều và Kính từ tỉnh và huyện về ngồi ghế công tố kết án chúng tôi phải thả bè chuối trôi sông. »
« Chúng tôi bị đánh đập, trói buộc trên bè, thả xuống sông không biết bao nhiêu ngày, tời khi tráng sĩ cứu lên. »
« Trước vị cứu tinh, cải tử hoàn sinh, tôi nguyện nói hết tâm tình. »
« Tôi thầm thương mến chị Thành, khi còn là cô Hiền, nhưng từ khi chị ấy lấy Thành, tôi không oán hận lại riêng vui vẻ vì Hiền an nhàn hạnh phúc. Đến thăm hai vợ chồng Thành luôn, nhưng không hề có ý định nào kéo nàng qua đường tội lỗi. Tôi cũng quý mến anh Thành như chính anh tôi. Nhắc lại mối tình hoàn toàn trong sạch của tôi, chính Hiền cũng không hay, mãi khi trên bè chuối, không tài nào tự giải thoát, biết lúc sức tàn trí cạn, tôi mới nói thực với nàng, lại nguyện xin cùng nàng làm vợ chồng qua miền cực lạc. »
« Nay tráng sĩ đã cứu sống tôi, tôi phải nói thật sự tình như vậy, xin tráng sĩ tùy nghi định đoạt. »
Ký tên: Trương Hàn Tích
Tú Thái vô cùng xúc động. Chàng trách dân làng không chịu khó tìm kiếm nguyên do cái chết của Vũ Thành, vội vàng theo bề ngoài kết án. Cứ theo tả lại thì xã Thiện Thành cũng là một xã ven sông, nhưng rất xa trên thượng lưu, muốn tới nơi phải ba bốn ngày đường. Nhưng đã trót đi vào chuyện này, chàng nghĩ bổn phận mình phải tìm ra manh mối. Chàng quyết định sẽ đến xã Thiện Thành.
Tiếc thay, Tú Thái không có phương tiện nhu Bố Y, mà có thể chàng cũng không thích có phương tiện ấy. Chàng không biết gửi hai người cho ai, đành dẫn hai người về yết kiến hòa thượng Tuy Hoà, sau khi cho thuốc chữa vết bõng cháy nơi cỗ thiếu phụ bị gọt gáy bôi vôi.
Hòa thượng Tuy Hoà nhìn thấy hai nạn nhân, sau khi đọc tờ khai, chấp nhận cứu giúp. Hàn Tích được ở chùa, còn Thị Hiền gửi đến sư bà xóm Đông.
Tú Thái đến Thiện Thành thì đúng tiết Trung Thu. Thôn xóm tưng bừng nhộn nhịp sửa soạn tết trẻ em. Cảnh tượng an bình thanh thản. Thì ra họ đã quên hai mạng người vừa bị hy sinh một cách mù quáng, đinh ninh toại nguyện đã làm bổn phận công lý. Tuy nhiên, Tú Thái còn cân nhắc độ thực của các lời khai.
Đến thẳng lò rèn của Trương Vũ Thành. Đó là một căn nhà có gác, nhưng xây cất hơi đặc biệt, dựa lưng vào núi đá. Gác chỉ dùng làm phòng ngủ, mà lan can ra tới nửa gian thôi, còn từng dưới lát gạch nung, dùng làm phòng khách và xưởng đúc dao, kéo, cày, bừa v.v… Bễ đặt ngay trong nhà. Lò than gần cửa sổ. Một ống khói sơ sài trên mái. Tú Thái ngạc nhiên về kiến trúc sơ sài, nhất là về vị trí lò rèn, không ở ngoài nhà, mà lại chính trong nhà. Thì ra Vũ Thành đã lợi dụng một khoảng nhỏ núi đá bằng phẳng để đặt lò. Ở đây là vùng núi đá vôi, nên kiến trúc ấy không lạ lùng, giúp cho thợ làm việc ấm áp mùa động.
Tú Thái thấy hàng mở cửa và đặt con dao rừng.
Người thợ phụ học việc tiếp. Người này có ghi tên thêm sau bảng chiêu hàng của Trương Vũ Thành. Hắn đề: Thợ rèn thay thế Đỗ Đức Hậu. Tú Thái vờ hỏi thăm người chủ thợ chính, Đỗ Đức Hậu trả lời ông ta đã bị vợ và nhân tình giết chết từ tháng trước. Hắn là đồ đệ học tập ba năm rồi, nay dân làng cử ra thay thế.
Lấy cớ xem nhà sơn cước, Tú Thái lên thang gác, ngó vào phòng của vợ chồng Vũ Thành: không có gì lạ, cũng chẳng có dấu vết giàu sang. Quần áo bừa bãi, điếu cầy hút thuốc, chứng tỏ chàng học việc đã chiếm đóng nơi này.
Dáng điệu oai phong của Tú Thái làm cho Đức Hậu không kịp cản trở chàng lên thang gác. Đức Hậu thỉnh thoảng nhìn trộm. Tú Thái nhận thấy hết.
Thiện Thành không có quán trọ, Tú Thái phải mất hai giờ đi sang làng bên.
Sáng sau trở lại, vào công quán Thiện Thành, dõng dạc mời chánh hương hội ra nói chuyện, giả đóng vai kiểm soát viên tư pháp từ kinh đô về. Chàng tuyên bố:
- Thiểm chức từ Kẻ Chợ về đây, thừa Đô sát viện Trịnh Phủ, nhân thấy bè chuối trôi đến Kẻ Chợ có hai người chết, lại có án lệnh của xã Thiện Thành, nên phái thiểm chức về kiểm soát. Xin nói trước để Hội đồng hương chính yên tâm: Phép vua còn thua lệ làng, nữa là phép chúa. Thiểm chức chỉ cần biết xử phạt có công minh không?
Chánh hương hội:
- Dân làng, và hội đồng đã xét xử phân minh rồi mới đồng tình tuyên án.
Dứt lời đệ trình Tú Thái hồ sơ.
Đọc tờ biên bản thứ nhất, tả lúc dân làng chứng kiến Trương Hàn Tích bế Trần Thị Hiền ra ngoài đường. Trần Thị Hiền chỉ mặc quần áo lót mình.
Biên bản thứ hai, tả dân làng vào nhà thấy Trương Vũ Thành đã chết.
Biên bản thứ ba, khám nghiệm tử thi của Trương Vũ Thành không thấy thương tích ngoại, cho là Trương Vũ Thành đã bị đầu độc. Đã chết mà trông thấy mặt vẫn còn sắc máu như người mê ngủ. Kết luận gian phu, dâm phụ đã dùng hơi độc hay thuốc độc.
Biên bản thú tư có ghi những lời thẩm vấn, lời chối cải của hai tội nhân, lời nhiều nhân chứng thấy Trương Hàn Tích thường qua lại nhà Trương Vũ Thánh, và hai nhân chúng Đinh Văn Kính và Đinh Văn Kiều là hai người có danh vọng trong làng nói về thái độ dâm dục tính của Trần Thị Hiền.
Tú Thái hỏi không thấy lời khai của bố mẹ Trần Thị Hiền, bố mẹ Trương Hàn Tích và bố mẹ Trương Vũ Thành?
Chánh hương hội nói bố mẹ Trần Thị Hiền sợ làng phạt vạ nặng không ra khai, còn bố mẹ Trương Vũ Thành lại bênh con dâu, không tin có sự gian thông. Bố mẹ Trương Hàn Tích thì không có mặt ở làng.
Tiếp tục danh nghĩa kiểm tra, muốn gặp hai nhân chúng là Đinh Văn Kính và Đinh Bá Kiều. Trong giai đoạn hiện thời, hai người này, trong óc chàng đóng vai tình nghi. Chàng bắt đầu ngả hẵn về tình thế oan uổng của hai tội nhân. Nhưng khi kiểm tra lại ngày giờ xảy ra án mạng thì hai người này đều ở nơi công vụ, không có mặt tại Thiện Thành.
Điều tra đến bế tắc, Tú Thái hết sức suy tư, nhân dịp Đức Hậu đi giao hàng ở một làng xa trên thượng du sông Hồng, chàng đến lò rèn quan sát: phía ngoài bức tường nhà, chân tường có một lỗ thủng. Nhà cất trên mặt đá phẳng mà mặt đá chung quanh như bị cháy thành vôi. Vào phía trong bức tường, mặt đá lũng xuống như một cối đá, đường kính khá lớn, cũng cháy như vôi. Tú Thái chợt nhớ ra bên một góc tường có một bình nước cường toan, dùng vào việc hàn sắt. Bình này vơi một nửa. Tú Thái xách bình đổ lên mặt đá, tức thì đá sủi bọt bốc hơi. Nước cường toan này không mạnh lắm, có mùi chua, nhập cảng từ Trung Quốc, thời ấy, Tú Thái chưa biết phương trình, nhưng chàng kết luận, nước này gặp đá, sinh ra tử khí giết người (1) nếu không đề phòng đổi gió căn phòng.
Tú Thái thí nghiệm buộc một con gà sống ngay dưới nơi đá sủi bọt, đóng kín các cửa. Quả nhiên mười mấy phút sau, gà lăn ra chết.
Chàng kết luận, Trương Vũ Thành đã chết vì tai nạn, thỏ phải tử khí. Nhưng một câu hỏi được đặt ra: ai gây tử khí đó? Không lẽ chính Trương Vũ Thành. Bễ lò hôm ấy đã tắt, vậy không phải do lò rèn gây ra.
Tú Thái giữ kín mọi kết quả thí nghiệm, vẫn lấy danh nghĩa kiểm soát viện tư pháp, mời hội đồng hương chính đến lò rèn.
Mọi người đông đủ, Tú Thái tuyên bố, hai người Hàn Tích và Thị Hiền đã chết oan uổng, Trương Vũ Thành đã bị tử khí làm thiệt mạng.
Làm cuộc thí nghiệm, buộc gà bên cạnh khi đá bị cường toan làm cháy bốc khói. Con gà sống khoẻ mạnh bỗng lăn ra chết. Mọi người xanh mặt, vừa sợ “ tử khí ” vừa sợ tội xử oan hai người.
Vừa lúc này, Đỗ Đức Hậu đi giao hàng về. Tú Thái đề nghị bắt trói Đức Hậu. Trói trật cánh khí đặt nằm đúng chỗ của Vũ Thành. Đóng hết các cánh cửa. Tú Thái ra ngoài nhà, đầu tường các lỗ thủng rót bình cường toan qua lỗ. Tiếng xèo xèo, khói bốc nhẹ nhẹ. Mọi người ngạc nhiên trừ Tú Thái khi nghe Đức Hậu kêu to:
« Thôi, tôi xin khai! Xin khai!»
Chánh hương hội ra lệnh quạt gió ở khắp nhà, cùng mọi người nhận lời khai của Đỗ Đức Hậu, sau khi Tú Thái giải thích cho mọi người:
« Tử khí gây ra bởi cường toan trên đá vôi, chỉ ở là là mặt đất. Trương Vũ Thành không ngủ trên gác, lại nằm võng, chẳng may võng đứt, vẫn ngữ say trên mặt đất. Có người rót cường toan lên mặt đá cao hơn mặt đất chỉ nửa thước ta. Vì cửa đóng kín không có gió lùa. Tử khi sinh ra dần dần đọng trên mặt đất. Trương Vũ Thành bị trúng độc thiệt mạng. Bất ngờ vợ Trần Thị Hiền từ trên gác đi xuống, đến lay chồng đánh thức, cúi xuống mặt chồng cũng bị trúng tử khí ngất đi. Trương Hàn Tích lúc đó trên đường đi săn tình cờ đi ngang qua nghe tiếng kêu cứu của Thị Hiền, phá cửa vào bế Thị Hiền ra ngoài. Định trở lại kéo nốt Vũ Thành ra thị bị dân làng bắt. Trương Hàn Tích vô tình đi qua đúng giờ ấy nên cứu được Thị Hiền. Cửa mở có luồng gió đánh tan tử khí, vì vậy mọi người vào nhà không ai trúng độc, vả lại những người này đều đứng, tử khí chỉ ở dưới chân thôi.»
Người đổ nước cường toan là ai? Chỉ có Đỗ Đức Hậu biết đặc tính của cường toan, cho nên Tú Thái trút hết nghi ngờ sang hắn.
Sau đây là lời khai của Đỗ Đức Hậu:
Ngày….tháng…năm….
« Tên tôi là Đỗ Đức Hậu, 25 tuổi, sinh quán xã Lương Sa, trú quán Thiện Thành, con của…và…..xin hối hận khai nhận tội như sau:
« Cách đây ba năm, tôi bỏ Lương Sa đi phiêu lưu đây đó, để học nghề. Khi đến Thiện Thành gặp anh Trương Vũ Thành, kết bạn. Anh nói cần thợ bạn vừa giúp vừa học việc rèn đao, kéo, gươm, đao và nông cụ. Anh dẫn tôi về nhà giới thiệu với chị Thành, học nghề thợ rèn. Anh tận tâm dạy bảo, và chị tận tình săn sóc tôi như người nhà…Cách đây ít tháng, hiểu lầm cử chỉ thân mật của chị, tôi ngỏ lời bông lơn, đánh bạo nắm tay chị. Chị tức giận rút tay, mắng tôi thậm tệ, lại dọa mách anh Thành. Tôi xin chị tha tội và xin đừng mách anh. Từ ngày ấy chị xa lánh tôi. Tôi lo sợ ngủ chẳng yên, định bỏ đi nhưng chưa biết đi đâu thì chợt nảy ra một ý kiến ác độc. Tôi thường ngủ căn nhà con, cạnh lò rèn. Nhà con chứa dụng cụ và nước hàn (cường toan). Lỡ tay đánh đỗ nước hàn trên đá. Đá sôi lên trắng như vôi. Hai con thằn lằn đuổi nhau, một con trên bờ đá, còn một con trốn vào hốc đá, dưới thấp. Con ở trên không việc gì, con dưới thấp chết lăn. Nước hàn gặp đá làm thành tử khí, tử khí ỏ mặt đất, mà anh Trương Vũ Thành ưa nằm thấp. Tôi liền đục tường đổ nước hàn…
« Nổi lòng tham lam, học được nghề rồi, muốn thay thế anh làm chủ lò, tôi mặc chị Hiền và anh Thích hàm oan.»
« Hôm nay hội đồng hương chính, trói tôi xuống đất, đóng cửa đổ nước hàn như tôi đã làm, tôi biết tử khí sẽ giết tôi. Tôi xin thú tội, an năn hối hận, tự nguyện xin chịu tội đền mạng cho ba người vì tôi đã khuất.
Ký tên Đỗ Đức Hậu.»
Án mạng được Tú Thái điều tra lại, tìm ra chính danh thủ phạm. Hội đồng hương chính và dân làng khóc thương hai người hàm oan. Hồi lâu Tú Thái tuyên bố hai người được chàng cứu sống, hiện nay ẩn náu Phật đường. Họ mùng rỡ muốn cử người đón về. Tú Thái không đồng ý, đề nghị nên để cho hai người yên tĩnh ít lâu. Tùy họ sẽ trở về, hay đi nơi khác sinh cư lập nghiệp. Cái bi thảm gây ra, không thể một ngày hàn gắn.
Trong cuốn Viễn trình nhật ký, Tú Thái không ghi số phận dành cho Đức Hậu, nhưng về hai người chàng ghi:
« Tôi, (Tú Thái) trở lại Tuy Hòa sau ba ngày trên thuyền xuôi dòng, nóng lòng muốn gặp hai người để báo tin họ đã được minh oan:
« Sư phụ Tuy Hòa gọi tôi nói riêng. Trương Hàn Tích là người phức tạp, chàng không đau khổ vì bị hàm oan, lại đau khổ vì đã thổ lộ tâm tình với cô Hiền lúc gần chết trên bè chuối. Hơn tuần nay, tụng kinh niệm Phật, ngỏ ý không muốn gặp ai, kể cả ân nhân cứu mạng.»
« Tôi (Tú Thái) qua Phật đường thấy chàng đang tụng niệm, không dám khinh động, quay lại bài từ sư phụ, sang chùa đông gặp Sư Bà...»
« Cô Hiền nghe tôi nói đã được minh oan, chẳng lộ vui hay buồn, chỉ cám ơn tôi, nói « nói là hai lần cứu sống ». Cô hỏi thăm sức khỏe của Hàn Tích rồi cáo từ trở lại Phật đường. « Tôi (Tú Thái) biết hai người đau khổ quá mức, tâm thần xáo trộn.»
« Tôi từ biệt Tuy Hòa với một mối sầu vô hạn và tình thương tràn ngập cõi lòng. Thực tôi chỉ muốn hai người này, còn nặng nợ đường trần, đừng vội phát thệ cửa Thiền, cùng nhau đi nơi nào xa xa nữa, xây lại hạnh phúc cuộc đời.»
« Tôi (Tú Thái) tự nhiên thấy ghét cái làng Thiện Thành, bỏ bờ sông đi vào lục địa.»
« Tới đây tạm hết chuyện này. Mong rằng năm sau trở lại Tuy Hòa để đo con sông bên lở bên bồi, tôi sẽ gặp những chuyện vui hơn.»
« Nhưng tôi (Tú Thái) vẫn bận tâm, mông lung suy nghĩ về hai chuyện đã qua. Câu chuyện bọn anh chị cờ gian bạc lận ở Tuy Hòa là một chuyện thường tình. Tôi tưởng tôi cũng chỉ là một người giản dị trong trắng tâm hồn. Thế mà tôi cũng lôi thôi tình cảm, phải chăng vì tôi mới vào đời còn nhiều học hỏi tâm tình.»
« Đúng thế, trí óc tôi không rời bỏ được hình ảnh Mai Trang Hồng luôn luôn trở về lẫn lộn với bóng dáng Từ Diệu Hồng và Từ Diệu Lan. Rồi hình ảnh bè chuốI mà tôi kéo vào bờ, tôi không khỏi xấu hổ vì lần đầu nhìn thấy một phụ nữ không áo quần che đậy.Trời cứu sống trước tôi, vì mùa này mưa luôn, nước mưa đã cứu họ. Tôi không khỏi tò mò quan sát tấm thân phụ nữ ấy. Tôi phạm tội dâm ô ý tưởng chăng? »
« Lời ghi trong Viễn trình nhật kỳ này là lời ăn năn thú tội của chính tôi.»
« Nhưng học hỏi trường đời đưa tôi đến suy tư về hai anh chị Tích, Hiền. Đúng như sư cụ Tuy Hòa nhận xét, hai người này không giản dị như những người khác. Phức tạp tâm tình.»
« Sư bà khuyên Hiền: số con còn nặng nợ đường đời, con chưa thể phát thệ cửa Thiền! Hiền không trả lời, tiếp tục niệm Phật. Nhưng Sư bà có nói với tôi: thỉnh thoảng Sư bà bắt gặp nàng nhìn về phía Chùa sư cụ Tuy Hòa, chùi nước mắt tràn trề!.»
« Tôi (Tú Thái) nhắc lại, trên đây tôi nói tạm hết, nhưng không thể được, chỉ tạm gác một bên, chờ xem thời gian giải quyết ra sao. Mươi năm nữa, tôi sẽ trở lại Tuy Hòa, may ra viết được phần chung kết đẹp tươi hạnh phúc của đôi nạn nhân Hiền-Tích! »
Thương Giang Diễm Sử Thương Giang Diễm Sử - Bùi Văn Nhẫm