Số lần đọc/download: 7882 / 158
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Chương 25
T
rong ánh sáng vàng da cam của buổi sáng, các mầu sắc cảu núi non thuần khiết và tươi tắn, khong khí trong lành, quang quẻ, mi không có vẻ như đã thức trắng một đêm, mi ghì chặt bờ vai mêm dịu, đầu nàng tựa vào mi. Mi không biết nàng có phải là cô gái mi đã mê thấy đêm qua không, mi không phân biệt được các cô gái nào thực tại hơn trong hai cô. Lúc này mi chỉ biết nàng có đi theo mi ngoan ngoãn, chẳng thể hề bận tâm xem rút cục mi muốn đi đến đâu nữa.
Thuận theo con đường núi này, tới đỉnh dốc, mi không ngờ lại đến một bình nguyên, tầng tầng ruộng bậc thang tiếp nhau trải đến vô tận. Hai cây cột đá dựng lên ở giữa các thửa ruộng chắc là một cái cổng đá từ ngày xưa. Những mảnh vỡ của sư tử đá, trống đá nằm rải rác hai bên. Mi nói ngày xưa một dòng họ có tên tuổi lớn sống ở đây. Một khi qua cổng sẽ thấy những cái sân nối tiếp những cái sân. Toà dinh cơ phải dài đến một dặm nhưng bây giờ đều là ruộng.
Tất cả đã bị đốt cháy hết khi quân Thái Bình thiên quốc nổi lên rồi kéo đến thị trấn Ô Y phải không? Nàng hỏi.
Mi nói vụ hoả hoạn xảy ra muộn hơn sau này. Ngày xưa, lão nhị gia, cháu nội của người con trai cả của dòng họ này là một ông quan to trong triều. Được bổ làm thượng thư bộ Hình, ông đã dính líu vào một vụ buôn muối. Trong thực tế, đúng ra thì đừng khẳng định rằng ông đã vi phạm pháp luật vì ăn hối lộ, mà nói chính xác ra là Hoàng đế, trong sự xuẩn ngốc của mình, đã tin vào những lời buộc tội sai cảu các hoạn quan. Hoàng đế nghi ông đã nhúng vào một âm mưu được họ hàng Hoàng hậu ngấm ngầm bố trí để chiếm ngôi vua; tiếp theo đó là tịch thu toàn bộ tài sản của ông, chặt đầu toàn thể các thành viên của dòng họ ông. Trong ba trăm người sống ở cơ ngời mênh mông này, tất cả đàn ông, đến cả trẻ con, dưới một tuổi đều bị giết, đàn bà thì bị đem cho làm tôi tớ. Thật sự cái mà người ta gọi là tiệt giống là như thế. Làm sao mà cái dinh cơ này lại không bị san bằng chứ nhỉ?
Mi cũng có thể kẻ khác đi câu chuyện. Xem con rùa đá đen, vỡ một nửa nhô lên khỏ đất kia, những cái cổng kia, những trống và sư tử đá kia như một quần thể kiến trúc thì chỗ này ngày xưa không phải một dinh cơ mà đúgn hơn phải là một ngôi mộ. Rõ ràng với lối đi dài một dặm của nó, ngôi mộ này phải đã từng rất oai vệ bề thế nhưng cái đó bây giờ khó mà khảo chứng được. Tấm bia dựng trên lưng con rùa lúc cải cách ruộng đất đã bị một nông dân mang đi biến nó thành cái cối xay, các bệ đế khác thì một là trọng lượng của chúng không cho phép người ta tha đi đến chỗ cần dùng, hai là việc tha đi đòi hỏi quá nhiều nhân công di chuyển do chúng vẫn bị vùi sâu. Nói đến cái mộ này thì rõ ràng một người dân thường không thể được vào chôn ở đây, ngay cả hào lý sở tại cũng đâu dám tự ý dành lấy một sự sang trọng đến thế này cho dù hắn sở hữu bao nhiều ruộng đất. Trừ phi là vương công đại thần.
Đúng thế, người mà mi nói đến chính là một khai quốc công thần từng theo cuộc nổi dậy của Chu Nguyên Chương đánh đuổi bọn Tác-ta, nhưng công thần giành được thiên hạ phần lớn lại thường không được hưởng cái chết tử tế. Chỉ những ai bản lĩnh phi thường mới có thể chết ở trên giường mà vẫn hương tang lễ hậu. Rõ ràng người chủ tương lai của ngôi mộ này đã chứng kiến các lão tướng bên người Hoằng đế lần lượt theo nhau bị giết. Thế là nỗi sợ dày vò sáng tối, cuối cùng ông đã dâng lên Hoàng đế biểu từ qun. "Ngày nay đất nước đã hoà bình, dân chúng đã yên vui, ông viết, ân lộc của hoàng Thượng với tôi là mênh mông, văn thần vũ tướng chen vai thích cánh đầy triều hiện nay, còn vị thần bất tài, tuổi lại quá nửa trăm, ở nhà mẹ già cô quả một đời, lao lực sinh bệnh, thần trước mặt không còn được bao năm nữa cho nên cúi xin được troe mũ mũ về quê hầu hạ mẹ già". Khi bức biểu từ quan đến tay Hoàng Thượng, ông đã ra khỏi kinh thành. Không thể không một phen luyến tiếc, Hoàng thượng dĩ nhiên đã ban thưởng cho ông rất hậu. Ngoài ra, Hoàng thượng còn hạ cố tự tay phê một chiếu thư cho ông được quyền chôn trong một ngôi mộ lớn sau khi chết để cho hậu thế đời đời xưng tụng công đức của ông.
Câu chuyện này còn có một cách kể khác xa với những gì ghi trong các sách sử mà gần hơn với bút ký, tiểu thuyết. Theo cách này thì khi người chủ mộ thấy Hoàng Thượng lấy danh nghĩa " chỉnh đốn triều chính" loại bỏ các bậc nguyên lão, ông đã nại cớ chịu tang bố để rời bỏ nhiệm sở trốn về quê. Sau đó, ông còn giả điên giả dại, không gặp ai nữa. Hoàng thượng ngờ. Ngài phái cẩm y vệ vượt núi băng rừng đến nhà ông, chỉ thấy cửa đóng, bèn mượn thế tuyên độc chiếu chỉ mà đột nhập vào nhà. Nào hay ông chủ từ nhà trong bò ra sủa như chó? Sứ giả chưa tin, bèn nhân danh Hoàng thượng lệnh cho ông mặc quần vào hồi kinh. Ông ta lại đến hít hít đống cứt chó ở góc tường rồi vừa nuốt chửng cứt chó vừa gật gật đầu. Cẩm y vệ chỉ còn cách về triều tâu sự tình lên Hoàng Thượng, các mối nghi ngờ của Ngài lập tức tiêu tan. Sau khi người kia chết, Hoàng thượng cho ông được hậu táng. Thật ra đống cứt chó là do người hầu gái sủng ái của ông làm bằng đường trộn với vừng. Nhưng làm sao mà Hoàng thượng Ngài biết được việc đó?
Ở đây cũng có một nho sĩ làng quê một dạ mưu tìm công danh. Quá nửa đời chui rúc lều thi, vào tuổi năm mươi, trúng được bảng nhãn vi danh, ông nóng lòng chờ đợi từng ngày được bổ làm một chức quan. Ai có thể nghĩ rằng con gái ông chưa chồng lại đầu màu cuối mắt cới người anh rể nó rồi có chửa. Con bé ngu xuẩn đã tưởng ngưu hoàng có thể làm xảy được thai, thế là đau bụng kéo dài hai tháng, người gầy đi từng ngày trong khi bụng lại cứ dần dần to ra. Cuối cùng gia đình phát hiện, bố mẹ cô gái lập tức bấn loạn. Để cứu vớt thành danh, ông bố bắt chức phương pháp Hoàng Thượng dùng với các loạn thần nghịch tử bằng cách bức tử. Ông không ngần ngại giam con gái làm bại hoại gia phong vào trong một quan tài bằng ván. Vụ này lan truyền đi nhanh chóng và đến tận huyện lỵ. Luôn sợ bị mất cái mũ quna, huyển trưởng, người đã từng bị tai tiếng vì những việc làm kém chính thống phổ biến ở vùng này, bèn cho nêu một tấm gườn, đã chuyển đạt vụ này lên tổng đốc và chính tổng đốc nơi đó cũng chuyển đạt lên triều đình.
Ôm ấp ái phi, Hoàng Thượng từ lâu đã bỏ bễ công việc trong triều, nhưng một hôm buồn tưởng chết, nagì bèn tìm hiểu dân tình. Các bộ lúc đó bèn "báo cáo" câu chuyện gương mẫu này và ngài không tránh khỏi phải thở dài vì ngài là một người có lương tri. "Đây là một gia đình rất biết lễ tiết", ngài phán. Những lời này lập tức trở thành chỉ dụ của hoàng thượng và được tống đạt đến dinh tổng đốc. Ở đây, quan tổng đốc đã phên thêm: chỉ dụ này phải được lập tức khắc lên một thẻ bài và loan báo không chậm trễ trong toàn thể dân chúng. Sau đó nó được hoả tốc truyền xuống lỵ sở cảu huyện. Viên tri huyện không do dự lên một cái kiệu có sai nha hộ tống, vừa gõ chiêng vừa hò hét để hai bên đường tránh xa. Rồi khi quỳ sụp để nhận chỉ dụ của hoàng Thượng ban xuống, viên nho sĩ gì thối nát kia lại không rơi được những giọt nước mắt biết ơn sao? Tri huyện đã căn dặn nghiêm khắc lão: "Chỉ dụ thiên tử ban xuống đáng giá hơn một nghìn lượng vàng. Hãy dựng ngay một cổng chào danh dự và cho khắc chỉ dụ này để không bao giờ quên nó. Sự kiện tuyệt vời này sẽ mang lại vẻ vang cho tổ tiên ông và làm cho đất trời cảm kích!" Ông già vay hàng chục nghìn cân gạo và thuê thợ đá và lão trông nom công việc đêm ngày. Hết sáu năm, cổng chào chạm trổ tỉ mỉ đã được hoàn thành trước ngày Đông chí. Để khánh thành nó, lão già mở một tiệc lớn mời tất cả dân bang láng giềng đến và cuối năm lão già tính sổ. Lão còn mắc nợ bốn mươi lượng bạc và một trăm sáu mươi đồng tiền vàng. Cuối sùng lão trúng cảm mạo và ngã bệnh. Lão không hồi phục được sức khoẻ nữa, chết trước vụ gieo cấy mùa xuân.
Cổng chào kỷ niệm vẫn dựng lên ở cửa đông làng, trẻ chăn trâu lười biếng toàn dùng nó để buộc trâu bò. Chỉ có điều dòng chữ chạy ngang giữa hai cột không hợp với chủ tịch Uỷ ban cách mạng huyện khi ông ta đến thị sát các vùng nông thôn này, ông đã ra lệnh cho bí thư của làng thay nó bằng khẩu hiệu "Nông nghiệp học tập Đại Trại". Hai hàng câu đối của một cổng: "Trung thành, hiếu thảo truyền từ bố đến con dâu". "Thi kinh, Thư Kinh kế tiếp trong thế gian bền" bèn thay bằng "Canh tác vì cách mạng, chí công vô tư". Thời ấy, ai mà biết được môt hình Đại Trại sau lại hoá thành mô hình rỏm, ruộng đất lại được trở về tay nông dân? Bay giờ, cá nhân càng lao động càng giàu, chẳng còn ai hiểu được nghĩa các khẩu hiệu ngày xưa này nữa. Ngoài ra con cái nhà này tinh không khoẻ mạnh chạy đi buôn bán đều phát tài cả, còn người nào trong đám họ nhàn cái tâm mà trở về thay các châm ngôn kia đây?
Sau cổng chào, một bà già ngồi trước cửa văn nhà đầu tiên, cầm các chày nghiền cái gì đó trong một cái cối gỗ. Cạnh bè, con chó vàng hít hít đánh hơi khắp chung quanh. Bà già giơ chày lên hầm hầm chửi: "Cút đi, biến!"
Nhưng mi, đâu có phải là chó, cứ thế tiến lên hỏi bà lão:
- Bà lão ơi bà làm đậu phụ cay đấy phải không?
Chẳng ừ chẳng không, bà ta liếc mi một cái rồi lại cúi xuống nghiền ớt tươi.
- Cháu xin lỗi, ở đây có một nơi đến nào gọi là Linh Nham không bà?
Mi biết hỏi bà lão về một cái cao xa như Linh Sơn là uổng công, mi nói với bà lão rằng mi từ cái làng ở dưới kia, thấp hơn, làng họ Mộng đến đây, có người bảo mi về một làng Linh Nham nào đó ở đàng trước đây.
Lúc này bà ta mới ngừng việc, xem một cái, đặc biệt xem cô gái của mi trước hết, rồi quay lại hỏi mi:
- Anh chị đi cầu tự phải không? Hỏi rất tò mò.
Bà ta giơ tay lên kéo mi nhưng mi ngu lâu lại hỏi:
- Linh Nham với cầu tự thì có quan hệ gì?
- Sao lại không quan hệ? Bà lão the thé kêu lên.
Đều là đàn bà đến đấy. Không có con trai mới đến đấy thắp hương.
Bà ta bắt đầu cười lục cục, như có người cù.
- Thế nhà chị này muốn có con trai ư?
Lạnh lùng, bà lão xồng xộc đi đến phía nàng.
Mi nói với bà ta:
- Chúng tôi đi du lịch, đâu cũng muốn xem một ít.
- Nhà quê thì có cái gì hay mà xem? Mấy hôm vừa qua cũng thế, nhiều cặp từ thành phố đến lắm, làm chó của hay gà bay, nháo nhác cả cái làng này lên.
Mi không thể không hỏi:
- Họ đến làm gì?
- Xách một cái hộp điện, cứ oe oé như quỷ khóc, sói tru váng cả trong núi lên. Ôm nhau, vặn đít, ở tại sân phơi kia kìa, thật là xấu hổ.
- A, thế ra họ cũng tìm Linh Sơn?
Mi càng thấy quan tâm hơn.
- Cái Linh Sơn có ma có quỷ của nhà anh ấy! Tôi đã bảo anh đấy là nơi đàn bà muốn cầu tự thì đến thắp hương rồi mà lại.
- Tại sao đàn ông không đến được?
- Nêu không sợ xúi quẩy thì anh đến được đấy. Nhà chị này ngăn anh đi hả?
Bà ta lại giật giật tay mi nhưng mi vẫn không hiểu.
- Anh mà đến đấy thì sẽ bị máu nó vãi tung toé lên người anh đấy.
Mi không hiểu bà già mách mi hay rủa mi hãy cẩn thận.
- Bà lão bảo đàn ông đến đấy là kỵ.
Nàng muốn lui hộ cho mi.
- Em hãy bảo là chẳng có cấm có kỵ gì cả.
- Bà ấy nói máu tháng của phụ nữ đấy, nàng nói khẽ vào tai mi, nhắc mi mau bỏ đi.
- Máu tháng thì làm sao?
Mi nói máu cho mi cũng kệ.
- Cứ đi, đi xem cuối cùng Linh Nham ra thế nào.
Nàng nói thôi, thôi. Lại nói nàng không thích đi đến đấy. Mi hỏi nàng sợ cái gì, nàng nói sợ lời lẽ bà già.
- Sao lại lắm phép tắc như thế chứ? Nào đi! Mi bảo nàng.
Mi hỏi bà già đường đi.
- Không hay đâu, các người sẽ kéo ma kéo quỷ tìm tới đấy.
Bà già ở sau lưng mi. Lần này rõ là lời rủa.
Nàng nói nàng sợ, nàng như có linh cảm không hay. Mi có phải nàng sợ gặp phải một đồng cô không? Mi còn nói thêm rằng ở các làng miền núi này, các bà già đều là đồng cô, còn gần như con gái trẻ đều là hồ ly tinh.
- Như vậy là có cả em nữa? Nàng hỏi mi.
- Sao không chứ? Em chẳng phải là đàn bà sao?
- Thế thì anh, anh là ma quỷ! Nàng trả miếng.
- Trong mắt đàn bà, đàn ông đều là ma quỷ hết.
- Vậy là em đang ở với một ma quỷ đấy ử? Nàng ngửng đầu nhìn mi hỏi.
Ma quỷ dẫn yêu tinh đi, mi nói.
Nàng cười khanh khách. Nhưng lại van mi đừng đi đến đó.
- Đi thì xảy ra chuyện gì? Mi dừng lại hỏi. Sẽ gặp phải bất hạnh sao? Gặp phải tai hoạ à? Có gì mà sợ chứ nhỉ?
Nép vào mi nàng nói chỉ cần ở bên mi là nàng yên tâm nhưng mi quan sát thấy một bóng tối ở trong nàng. Mi cố xua tan nó đi, cố ý nói to lên với nàng.