Số lần đọc/download: 4458 / 18
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Sứ Giả Gấu
G
ấu tuân lệnh Sư vương không nài gian lao khổ sở đi triệu Chồn. Hắn phải vượt qua rất nhiều đèo núi, đồng vắng mới đến được nơi Chồn ở.
Từ hôm rời Tu viện về, Chồn cùng hai con sửa sang lại hang hầm rất kiên cố, ngoài ra hắn lại còn làm thêm nhiều cửa bí mật, hang giả để đánh lừa mọi người, Gấu phải vất vả mãi mới đến được “ Đại bản doanh” của Chồn.
Chồn vừa ăn xong một con gà ướp đang sửa soạn ngủ trưa. Vợ Chồn vừa dọn dẹp nhà cửa vừa trông nom các con không cho chúng làm ầm ĩ sợ phá giấc ngủ của chồng.
Trong nhà vừa mát vừa yên tĩnh lại vừa đầy đủ tiện nghi rất dễ chịu. Chồn đang mơ màng sắp ngủ say bỗng nghe tiếng đập cửa một cách cấp tốc.
Gấu đã đến trước cửa, và trong khi chờ đợi hắn suy nghĩ không biết nên làm thế nào để bắt Chồn. Nên dùng võ lực phá cửa trói gô hắn lại giải đi như một tên phạm nhân, hay là nên lễ phép đưa chiếu chỉ của Quốc Vương tuyên triệu Nam Tước Chồn? Thực khó nghĩ! Trong khi ấy Gấu bỗng chú ý nhìn cánh cửa bé tí tẹo nhưng kiên cố vô cùng và hắn thấy khỏi cần suy nghĩ gì nữa. Ngoài cách rất lễ phép với Chồn ra không còn có cách gì hơn.
Gấu cất tiếng gọi lớn:
- Nam tước Chồn ơi! Có sứ giả của Quốc Vương đến. Xin anh ra nhận chiếu chỉ. Quốc vương mời anh đi dự hội nghị tối khẩn. Trong Triều đình nhiều kẻ dèm pha anh lắm. Anh không tự đến minh oan không được!
Ngay từ lúc đầu Chồn đã đoán biết tình hình thế nào cũng có ngày hôm naỵ Thấy Gấu đến một mình hắn không sợ có sự xung đột. Chồn đã chuẩn bị sẵn sàng mọi cách đối phó nên lễ phép trả lời:
- Xin kính chào anh Gấu. Tôi đang tụng kinh không thể ra đón anh vào ngay được xin anh tha lỗi. Đường sá xa xôi thế anh cũng chịu khó đến thật quí hóa quá. Lúc nào tôi cũng hoan nghênh anh đến chơi, nhưng lần này tại sao Quốc Vương không phái ai lại phái anh tuổi tác thế đi đường xa có khổ thân không? Nhưng dù sao anh đến là một điều vinh dự cho tôi. Tôi sẽ theo anh về kinh ngay mặc dầu hôm nay tôi đang ốm năng!
Gấu hỏi lại:
- Anh ốm bệnh gì thế?
- Nào có bệnh gì đâu! Chỉ tại ăn nhảm. Nhưng thôi trước hết tôi phải cảm tạ anh. Quốc vương thật có lòng quí mến tôi mới sai một Đại thần quan trọng như anh đến thăm.
Gấu không biết trả lời thế nào. Trong lòng hắn tuy thích lắm nhưng Sư vương đã dặn phải đề phòng những lời đường mật của Chồn, nên không dám trả lời sợ bị lừa.
Chồn đã dậy nhưng không mở ngay cửa chính. Chồn đi vòng quanh ra cửa hông và đứng ngay sau lưng Gấu làm Gấu giật mình kinh hãi tưởng có thích khách.
Chồn bảo Gấu:
- Nào, bây giờ chúng ta lên đường. Quả thực tôi vẫn còn ốm nhưng để anh đợi lâu không tiện, vả lại được đi cùng anh tôi rất hân hạnh.
Gấu lễ phép hỏi:
- Anh ăn gì đến nỗi sinh bịnh thế?
- Cũng tại cái ổ mật của mấy con ong dịch vật hại tôi mới ra nông nỗi thế này!
Gấu ngạc nhiên và mừng rỡ:
- Mật ong?
- Vâng, tôi không biết tại sao trên đời lại có người thích món ấy được! Còn tôi, lần sau đói meo cũng đành chịu, ăn mật vào rồi lại sống dở chết dở.
Gấu nghe nói đến mật đã thấy thèm, liếm môi mãi:
- Mật ong là một món ngon nhất thế gian. Tôi có thể trả bất cứ giá nào để có được mật ong. À, anh làm thế nào kiếm ra được?
Chồn thản nhiên:
- Tôi muốn bao nhiêu mà chẳng có! Tuy thế nhưng bây giờ các vàng tôi cũng không dám ăn nữa!
- Sao anh nói dại thế không sợ mang tội vơiù trời. Mật ong là món ngon nhất, quí nhất, bổ nhất thế gian. Tôi thích điên luôn nữa là khác. Anh có thể cho tôi biết ở đâu có mật không? Anh cứ tin ở tôi. Tôi là người bạn tốt nhất trên đời của anh. Nếu anh cần gì cứ nói một tiếng tôi sẽ hết sức giúp anh. Trời! Mật ong!
Chồn giả vờ không tin:
- Anh đùa đấy à?
- Tôi nói thật. Thề có mặt trăng làm chứng.
- Nếu anh thích thật, tôi xin mời anh một bữa no saỵ Cách đây không xa, ngay dưới chân núi có một nhà nuôi rất nhiều ong mật.
Gấu thèm quá dục:
- Thế chúng ta đi ngay đi.
Chồn vờ ngần ngại:
- Nhưng còn mệnh lệnh của Quốc Vương?
- Anh đừng lo tôi sẽ giúp anh. Bọn chúng nó kiện nhưng chẳng có chứng cớ gì cả. Tôi sẽ đứng về phía anh mà? Nhưng, ở đâu có mật?
- Tôi xin đưa anh đi ngay bây giờ. Mặc dầu tôi còn yếu lắm nhưng cũng cố gắng để anh thấy lòng thành của tôi đối với anh. Bạn bè tôi nhiều lắm nhưng xưa nay tôi chỉ quí mến, kính trọng một mình anh thôi. Hôm nào vào kinh xin anh nhớ giữ lời hứa bênh vực tôi,chống lại cho bọn chúng nó không làm gì được tôi, thì anh muốn bao nhiêu mật cũng có.
Điều kiện thỏa thuận xong, Chồn dẫn Gấu đến nhà một tiều phu hắn vẫn từng phá khuấy xưa naỵ Trong vườn bác ta đầy gỗ ngã sẵn để sửa soạn đẵn ra đi bán. Có một khúc cây bác tiều đã chẻ hai nhưng còn dính liền với nhau một đầu: bác ta chèn vào một mảnh gỗ cho hở để ngày mai tiếp tục công việc.
Chồn chỉ khúc cây ấy bảo Gấu:
- Trong bộng cây này có rất nhiều mật ong. Anh chui đầu vào càng sâu càng tốt. Nhưng tôi khuyên anh đừng ăn tham quá kẻo lại ốm như tôi thì phiền lắm.
Gấu trả lời:
- Anh tưởng tôi tham lam lắm sao. Tôi là người có điều độ và lúc nào cũng tự biết kềm chế mình.
Gấu nói xong chui cả đầu lẫn hai chân trước vào bộng cây. Chồn vội vàng dùng hết sức lực rút mảnh gỗ chèn ra. Và như thế cây bèn cặp lại với nhau, cặp cả đầu lẫn chân Gấu thật chặt. Gấu đau quá vừa kêu la vừa chửi rủa, hai chân trước hắn vùng vẫy lăn lộn đùng đùng làm bác tiều phu nghe tiếng vác búa chạy đến.
Chồn nói mỉa Gấu:
- Anh Gấu, mật ngọt đấy chứ! Kìa bác tiều phu đã ra rồi đấy. Anh ăn no rồi bác ấy sẽ mời anh uống rượu.
Chồn nói xong chạy mất.
Bác tiều thấy Gấu bị cặp chặt không chạy được bèn về nhà gọi thêm người đến. Cả bác gác nhà thờ, Giáo sĩ và bà bếp cũng chạy ra xem. Gấu thấy mọi người cùng đổ xô đến càng hoảng sợ cố hết sức vùng vẫy rút được đầu ra ngoài nhưng bị trầy trợt rất nặng. Hai chân hắn vẫn còn bị cặp, cuối cùng cũng rút ra được chỉ phải tuột hết cả da tay và móng. Máu chẩy nhiều làm hắn đau quá lê chân chạy không nổi. Mọi người cùng vác gậy gộc bổ vào đầu vào mình hắn như mưa. Gấu lăn lộn kêu la một chốc bỗng vùng dậy đâm bổ vào đám đàn bà đứng xem cạnh đấy. Bọn họ sợ hãi xô nhau chạy, bà bếp của nhà thờ trượt chân ngã xuống sông. Giáo sĩ thấy vậy gọi:
- Có người ngã xuống sông. Ai cứu được xin tặng một vò rượu nếp.
Nghe nói có rượu ai nấy cùng quay về phía sông. Gấu nhờ lúc ấy cũng nhảy xuống sông. Hắn định chết dưới nước còn hơn để bọn người kia bắt được sẽ làm thịt hắn, ướp muối nướng chả, còn khổ hơn nhiều. Nhưng Gấu may mắn bám được vào một mảnh ván và cứ theo giòng nước trôi xuôi mãi.
Bác tiều phu thấy mất Gấu phàn nàn:
- Thôi thế là phúc bảy mươi đời nhà nó, lại thoát mất! Cũng chỉ tại các bà cả! Giá các bà đừng có lăng quăng cứ ở yên trong nhà có phải được ăn thịt Gấu không! Các bà đòi đến giúp kỳ thực chỉ làm vướng chân vướng cẳng người ta, chạy nhốn nháo, la chí chóe thế là giúp đấy! Lần sau con lạy các bà cứ ở nhà hưởng phúc cho con nhờ!
Có người trông thấy một cái tai Gấu còn bị kẹp trong khúc cây bảo:
- Thế nào Gấu cũng còn đến thăm chúng tạ Ôâng ấy bỏ quên cái tai không kịp lấy đi.
Cả bọn cùng cười ồ lên kéo nhau ra về.
Gấu bám chặt mảnh ván trôi theo giòng nước. Trong lòng hắn rất uất ức, vừa oán giận loài người ác độc, vừa oán giận Chồn ám hại.
Còn Chồn, sau khi rời Gấu, đi quanh ra sau vườn bắt được con gà mang xuống bờ sông ăn. Lúc ăn xong hắn vừa uống nước nghĩ thầm:
- Thôi thế thoát cái ông Sứ giả của Triều đình! Giờ này chắc ông ta đã “ tiêu diêu miền cực lạc” rồi! Quốc vương sẽ không bao giờ gặp lại quan Tiền phong Gấu, sẽ quên câu chuyện này. Thế là ta lại có thể ăn no ngủ kỹ!
Chồn nhìn ra giòng sông và ngạc nhiên thấy Gấu đang trôi dần đến. Chồn chửi thầm:
- Lão tiều thực là đồ vô dụng! Lễ vật ta đã đem đến tận nhà cũng không biết thâu! Cả một con Gấu to béo thơm tho đến như thế ăn suốt cả một mùa đông cũng không hết, lại còn chể Nhà giàu thèm rỏ dãi còn không có ăn, lão tiều không lẽ lại không thèm thịt Gấu?
Hắn cất tiếng gọi to:
- Kìa anh Gấu! Anh ăn xong rồi đấy à?
Gấu không trả lời hắn. Chồn nói tiếp:
- Anh có quên gì ở nhà bác tiều không? Tôi có quen bác ta để tôi nhắn gởi trả lại cho anh. Ai cắt tóc cho anh mà vụng quá, xén cả tai của người ta đi thế kia! À này, nếu lần sau anh cũng trả giá như thế này, thì bao nhiêu mật cũng có!
Chồn thực mất dạy. Đã hại người ta đến như thế kia vẫn còn chưa tha!
Gấu theo mảnh ván trôi xuôi theo giòng nước. Hắn ngâm mình dưới nước mát cho bớt đau. Đến một chỗ cạn hắn leo lên bờ cố lê thân xác về kinh độ