The pure and simple truth is rarely pure and never simple.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Quang
Thể loại: Khoa Học
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3927 / 83
Cập nhật: 2015-01-05 15:41:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
quà sinh nhật của đại dương
hế là anh đã tự tạo được một bộ đồ câu. Từ nay, ngày nào cũng sẽ có thể đủ nước uống và thức ăn. Mồi để câu cũng không thiếu. Về điểm này nữa, cũng là một chuyện ngược đời, nhưng thực tế là như vậy. Mấy ngày đầu, tuy không trông thấy đất liền, anh vẫn chưa có cảm giác cô đơn lắm, vì thỉnh thoảng gặp những chiếc tàu lớn đi ngược chiều, chắc là vào cập bến ở đảo Ca-na-ri. Chẳng một chiếc nào tỏ dấu hiệu gì là có trông thấy chiếc xuồng. Người đắm tàu thật sự rồi sẽ gặp những trường hợp tương tự: chẳng mấy ai quan tâm lắm đến số phận mình đâu. Phải dựa vào sức mình trước hết. Nhiều người đánh cá và chuyên gia hàng hải quả quyết trước lúc anh lên đường:
“Ra xa bờ các đảo, cậu sẽ chẳng câu được cá mà ăn đâu". Sự thật không phải như vậy. Càng ngày càng có thêm nhiều cá lớn. Chúng đang dạn dần với vật lạ là chiếc xuồng, và càng sán vào gần hơn. Suốt thời gian vượt Đại Tây Dương, anh quen thuộc với những vệt xanh nổi lên mặt nước. Nhìn những vệt ấy, anh có thể đoán được hình dáng từng con cá. Sáng nào vừa ngủ dậy, anh cũng đưa mắt tìm, như tìm bạn bè quen thuộc. Thỉnh thoảng một tiếng động nhỏ làm anh quay đầu lại, vừa kịp trông thấy thân trắng như bạc của một con cá giỡn sóng. Nó vừa phóng lên khỏi mặt nước và rơi trở lại để biến mất trong màu xanh. Tín phong thổi đều đặn, ngày cũng như đêm. Bây giờ không còn phải lo tránh đảo, anh cố định chèo lái, để mặc cho chiếc xuồng tha hồ lướt theo chiều gió. Gió càng thuận, càng thổi đúng từ phía sau thì xuồng càng ít tròng trành, giống như người đi xe đạp càng nhanh càng dễ giữ thăng bằng. Ngày 26 tháng mười, nhật ký anh ghi:
“Không làm sao xác định được kinh độ". Tuy vậy, anh vẫn lạc quan, vẫn tràn trề hy vọng là có khả năng, với tốc độ đều đều như hiện nay, sau hai mươi lăm ngày thì tới đích. Nhờ hy vọng và lạc quan, anh đã sống qua tám ngày một mình giữa đại dương mà vẫn có cảm tưởng như mới khởi hành đâu hôm qua. Ngày rất dài, song anh chưa sốt ruột, có lẽ vì trong sinh hoạt không có gì làm mốc để chờ đợi, mong ngóng. Bình thường, con người biết trước, đến giờ này sẽ phải làm việc nọ, sang giờ sau làm việc kia, v.v...
Đằng này, thời gian cứ lặng lẽ trôi qua. Mãi sau này, khi cơ thể suy nhược, sự chờ đợi mới trở thành một nỗi khổ đau thật sự. Kỷ niệm lần thứ 28 sinh nhật của anh diễn ra vào tuần thứ tư trên đại dương. Đúng vào hôm ấy, một sự may mắn hiếm thấy xảy ra. Đằng sau xuồng, anh vẫn buộc sẵn một con cá nhỏ làm mồi. Đột nhiên, từ trên không, một con chim lớn xà xuống đớp. Anh giật mạnh sợi dây. Con chim văng theo đà. Như thể bị say sóng hoặc quá hoảng sợ, nó không bay lên được nữa và bị anh bắt sống. Đó là món quà sinh nhật đại dương tặng anh. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời, anh ăn sống thịt chim. Xét cho cùng, người ta ăn sống được thịt lợn băm (có trộn ít nhiều gia vị), thì sao lại không thể ăn sống được thịt chim? Anh sẻ đôi con chim, một phần ăn ngay, phần còn lại trải ra trên tấm bạt phơi khô để dành. Đêm hôm ấy, anh giật nảy mình khi thấy một vệt sáng kỳ lạ ánh lên phía bên trên tấm bạt che mũi xuồng. Hóa ra thịt loài chim biển có nhiều chất lân tinh, ánh sáng hắt ngược lên tấm vải buồm và phản chiếu trở lại, tạo nên vật ma quái ấy. Ngày 28 tháng mười xảy ra một sự kiện làm đảo lộn nếp sinh hoạt và sai mọi dự kiến của anh. Dây đồng hồ đeo tay đứt. Anh lấy kim băng cài nó vào chiếc áo mặc trong,, tưởng rằng sự chao đảo của người ngồi trong chiếc xuồng lướt sóng đủ cho nó tự động lên dây. Khi nhận ra đồng hồ chết thì đã quá muộn. Anh mất giờ chính xác. Để bù vào thiệt thòi đó, anh quyết định lập một thời gian biểu đơn giản: sáng thức dậy lúc mặt trời ló lên khỏi mặt biển, và tối đi ngủ cùng một lúc với mặt trời lặn. Việc đầu tiên sau khi tỉnh giấc là thu nhặt những con cá chuồn rơi trên tấm vải che xuồng. Chả là đêm tối, không trông thấy cánh buồm, các chú chuồn ta vọt khỏi mặt nước và húc đầu vào cái bẫy không ngờ. Từ ngày
Thứ ba tính từ hôm xuất phát cho tới cuối cuộc hành trình, sáng nào cũng nhặt được từ năm tới mười lăm con cá sa bẫy cách ấy. Anh chọn hai con ngon hơn cả làm món điểm tâm. Tiếp đó, buông câu chừng một giờ, kiếm vừa đủ thức ăn tươi và nước uống trong ngày. Số cá câu được này chia làm hai phần: nửa dùng trong buổi sáng, nửa còn lại ăn buổi chiều. Anh cố giữ đúng giờ ăn, như khi sống trên đất liền. Không nên làm đảo lộn cơ chế làm việc của cơ thể, nhất là dạ dày, vào lúc nó đang bị buộc phải thích ứng với một chế độ ăn uống kỳ quặc. Mỗi lần sắp đến giờ ăn, dịch vị tiết ra để giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng. Thay đổi giờ ăn, tức là bắt dạ dày phải làm thêm những việc phụ không cần thiết.
Tiếp sau chuyện kiếm ăn, là việc kiểm tra thật tỉ mỉ chiếc xuồng cao su. Vì nó chuyển động thường xuyên trên sóng, bất kỳ sự cọ sát của bất cứ vật cứng nào vào một chỗ nhất định, cho dù đấy chỉ là gáy một cuốn sách hay đáy của đài thu thanh, đều có thể làm mòn, thậm chí làm thủng lớp vải bọc cao su, từ đó dẫn tới tai họa. Mặc dù cẩn thận đến thế, về sau, khi cuộc thực nghiệm kết thúc và chiếc Ngược đời được mang ra trưng bày trong một cuộc triển lãm ở Pa-ri, mọi người đến xem đều nhận thấy một vệt mòn rõ rệt ở thành bên phải, nơi hằng ngày anh ngồi tựa lưng. Đúng như vậy, chỉ mấy ngày sau khi ra khơi, anh hoảng hốt phát hiện chỗ anh tựa đã mòn mất lớp sơn. Phải kiếm một cái gì đó mềm mại để lót lưng. Nếu không, sau lớp sơn sẽ đến lớp bố, và cứ đà ấy có thể mòn cao su. Sáng sáng, anh ghé tai vào thành xuồng, lắng nghe xem có tiếng cọ xát nào không, chẳng khác nào bác sĩ lắng nghe nhịp tim qua hơi thở của bệnh nhân vậy. Anh còn có thêm một biện pháp đề phòng, sao cho dù có việc gì xảy ra thì chiếc xuồng cũng không xẹp hơi một lúc. Tối đến, đóng những chiếc van ngăn cách các ô của phao nổi. Sáng hôm sau mở van, nếu có một ô nào xuống hơi, không được căng như cũ, thì không khí thoát từ ô căng sang ô xì sẽ tạo nên một tiếng gió, có thể phát hiện bằng tai. Sau khi làm xong việc kiểm tra cực kỳ cần thiết ấy, anh tập thể dục chừng nửa giờ. Phải giữ cho các cơ bắp không teo và gân cốt dẻo dai. Tiếp đó nữa, là vớt cho được khoảng hai thìa cà phê tảo. Đó là liều vi-ta-min cần cho cơ thể hằng ngày. Công việc này tốn chừng mươi, mười hai phút. Vớt nhiều tảo có chỗ không lợi là chiếc lưới làm giảm tốc độ của xuồng. Bởi vậy, hôm nào đánh được nhiều cá, anh bớt xuất tảo. Đúng trưa là giờ đo vị trí của mặt trời để tính tọa độ theo vĩ tuyến. Việc này thường phải làm đi làm lại suốt nửa giờ. Chiếc xuồng không cao hơn mặt biển là bao, rất dễ nhầm đỉnh một ngọn sóng với đường chân trời thật. Mặc dù ít kinh nghiệm, anh làm mãi cũng quen và cảm thấy thích thú. Buổi chiều là khoảng thời gian dài dằng dặc và khó chịu nhất trong ngày. Chẳng có cách nào tránh được nắng gay gắt rọi thẳng vào mặt. Anh dành buổi chiều cho việc nghiên cứu y học và bồi dưỡng trí tuệ. Khoảng hai giờ, kiểm tra sức khỏe toàn diện: đo áp huyết, lấy nhiệt độ cơ thể, quan sát trạng thái của da, lông, tóc, móng chân, móng tay...; đo nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, ghi nhận xét thời tiết và khí tượng. Tiếp đó là kiểm tra và tự nhận xét: thể lực, tinh thần, luyện trí nhớ. Cuối cùng, giải trí: nghe nhạc, đọc sách, hoặc dịch tài liệu.
Chờ cho mặt trời xuống thấp và bóng cánh buồm che bớt nắng rọi thẳng vào mắt anh làm nốt công việc nghiên cứu khoa học trong ngày: tính lượng nước tiểu, lượng phân, đo lực các cơ bắp; xem có câu được cá không, cá loại gì, số lượng bao nhiêu; cách đánh bắt, cách thức với tảo, tính chất, mùi vị và số lượng tảo; đã trông thấy những loại chim nào... Sau bữa ăn chiều, nghe đài một hai giờ rồi đi ngủ. Ban ngày, một câu hỏi thường xuyên đặt ra: ngồi thế nào cho đỡ mỏi, ít đau. Có mấy cách: hoặc là ngồi trên mạn xuồng, chân thả vào bên trong; ngồi cách này có nguy cơ tụ máu chân. Hoặc là ngồi bệt xuống lòng xuồng, lưng tựa vào mạn, hai chân duỗi thẳng gác lên mạn bên kia. Chân gác cao chóng bị tê, hơn nữa thỉnh thoảng lại bị đốc chèo lái đập vào, rất đau. Có khi anh nằm ngửa trong xuồng. Nhưng, vì người ngày càng gầy đi, xương nhô ra, nằm lâu trên ván cứng cũng khó chịu. Đứng trong xuồng, thực tế là không được. Còn tư thế nữa là quỳ, tựa vào thành xuồng, mắt quan sát được biển. Để được yên tâm hơn, anh dùng một sợi dây an toàn, dài chừng hai mươi lăm mét, một đầu néo vào cọc buồm, một đầu buộc vào thắt lưng. Chiếc xuồng rõ ràng rất đằm, song chỉ cần anh di động từ chỗ này sang chỗ kia là nó tròng trành. Vì vậy bất cứ lúc nào tay cũng phải bám vào một vật nào đó. May sao, cũng chỉ là tròng trành, tuyệt nhiên không có chao đảo mạnh theo hướng mũi-lái, hay nghiêng ngả từ trái sang phải như những chiếc thuyền to khi ra sóng lớn. Mặc dù biết vậy, anh vẫn canh cánh. Chỉ cần một trong những con sóng đang cuồn cuộn bốn chung quanh kia ập vào xuồng, thì đi đời tất cả mọi công trình nghiên cứu, thực nghiệm cũng như tính mạng anh. Anh ghi nhật ký:
“Dấu hiệu tốt lành: tôi không mơ tưởng các bữa ăn. Đó là chứng minh cụ thể rằng tôi không đói, bởi vì cái đói trước hết là một sự ám ảnh. Trên thực tế, tôi không thấy thèm ăn bất cứ món gì".
Một Mình Giữa Đại Dương Một Mình Giữa Đại Dương - Phan Quang Một Mình Giữa Đại Dương