Mỗi con người có 03 loại tính cách: tính cách anh ta phô bày, tính cách anh ta có, và tính cách anh ta nghĩ anh ta có.

Alphonse Karr

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 52
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16: Đường Lối Chính Trị Của Pháp Đối Với Việt Nam 1947-1951
hính phủ Pháp quyết định thương thuyết cới Cựu Hoàng Bảo Đại.
Mặc dầu ngày 21 tháng 11.1947, Thủ Tướng Ramadier phải nhường chỗ cho ông Schuman và ở Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại. Ông Coste Floste thay ông Moute. Cao Ủy Bollaert cũng đã đi đến một kết quả cụ thể đầu tiên đánh dấu việc liên minh Việt-Pháp, ký kết Hạ Long ngày 5 tháng 6.1948.
Các chính đảng ở Pháp rất xung đột ý kiến đối với việc ký kết ở Hạ Long.
– Đảng cộng sản phản đối và công kích Thỏa Hiệp, nhất định cho rằng Thỏa Hiệp không thể mang lại được hòa bình ở Việt Nam. Muốn hòa bình, chính phủ phải điều đình với cụ Hồ chí Minh.
– Đảng Xã Hội (S.F.I.O.) lưỡng lự, không dứt khoát thái độ, vừa không muốn thương thuyết với Việt Minh, vừa không muốn bỏ rơi cụ Hồ.
– Đảng Liên Hiệp Quốc Dân (R.P.F.) đồng ý việc thương thuyết với Cựu Hoàng Bảo Đại và tỏ ý muốn Cựu Hoàng chờ đợi khi nào đảng đó lên trực tiếp lãnh đạo chính quyền ở Pháp rồi hãy nói chuyện.
– Đảng Cộng Hòa Bình Dân (M.R.P) với các ông Schuman, Bidault, Coste Floret giữ chức Thủ Tướng, Ngoại Giao, Pháp Ngoại, rất tán thành mọi đàm phán với Cựu Hoàng nhưng chỉ muốn Cựu Hoàng đồng ý tất cả những điều khoản do Pháp đề ra.
– Riêng phe cực hữu muốn hoàn toàn dùng võ lực theo phương pháp bình trị của Galliéni thuở trước, đặt lại mọi quyền hành mà nước Pháp đã mất từ sau ngày Nhật Bản lật đổ hệ thống cai trị ở Đông Dương.
Ngày 19 tháng 8.1948, Quốc Hội Pháp chấp thuận nguyên tắc căn bản Thỏa Hiệp Hạ Long với 347 phiếu thuận (180 phiếu chống).
Người ta nhận thấy gần hai phần ba số Nghị Sĩ tại Quốc Hội Pháp đã nghiêng về giải pháp thương thuyết với phe Quốc Gia ở Việt Nam do Cựu Hoàng Bảo Đại làm đại diện.
Cao Ủy Bollaert hết nhiệm kỳ.
Tân Thủ Tướng André Maric cử ông Léon Pignon sang thay, (10.1948, Thượng Sứ Pognon, nguyên Cố Vấn chính trị của Đô Đốc D’Argenlieu, một trong những người đã tỏ ra chống Việt Minh nhất).
Lợi dụng thế chủ động chiến trường do quân đội Pháp cố tạo ra mọi điều kiện thuận tiện trên phạm vi chính trị để giải quyết vấn đề Việt Nam.
Ngày 8 tháng 3.1949, sau nhiều cuộc trao đổi quan điển ở Lâu Đài Thorene, ở Paris, Hiệp Ước Élysée ra đời.
Những Giác Thư trao đổi giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Đại đã xác định và chi tiết hóa bản ký kết ở Hạ Long những giá trị của Hiệp Ước vẫn còn trong phạm vi hình thức, vẫn chưa làm ngừng cuộc đổ máu và vẫn chưa hẳn làm thỏa mãn nhiều người Quốc Gia Việt Nam tuy Bản Hiệp Ước cũng đã làm khó chịu những người thuộc phe cực hữu của Pháp.
Thực ra muốn làm vừa lòng tất cả các chính đảng Pháp cũng khó, vì nội tình chính trị của Pháp rất lủng củng từ sau ngày giải phóng Paris.
Nội Các Pháp đã phải thay đổi tới 9-10 lần, kể đến tháng 3 năm 1949:
– Nội Các De Gaulle 5.9.45-9.9.45.
– Nội Các F. Gouin 26.1.46-11.6.46.
– Nội Các G. Bidault 23.6.46-28.11.46.
– Nội Các L. Blum 16.12.46-16.1.47 (Nội Các đầu tiên nền Đệ Tứ Cộng Hòa).
– Nội Các Ramadier đến 22.10.47.
– Nội Các Ramadier (lần thứ hai) đến 19.11.47.
– Nội Các Schuman đến 19.7.48.
– Nội Các A. Marie đến 28.8.48.
– Nội Các H. Queuille bắt đầu từ tháng 9.1948.
Trong khi chính phủ Pháp cần tiền để phục hưng quốc gia thì chiến trường Việt Nam đã thu hút của ngân sách Pháp mất mỗi ngày hơn một tỷ Phật Lăng, chưa kể dòng máu của thanh niên Pháp từng giờ phải tiêu hao trên đất Việt.
Cuộc giao thiệp Pháp-Việt chính thức đánh dấu bằng Hiệp Ước Élysée vừa được ít tháng thì một sự kiện mới đã xảy ra làm lay chuyển thế quân bình thế giới: Chính phủ nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông thành lập ở Bắc Kinh.
Tháng 12.1949, một bức điện văn của Mao Trạch Đông, Chủ Tịch Tân Trung Hoa đã đem đến chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa của cụ Hồ chí Minh một thế mạnh.
Nội dung bức điện văn như sau:
‘’…Trung Hoa và Việt Nam là hai nước cùng chiến đấu chống đề quốc. Sự thắng lợi của hai dân tộc trong cuộc tranh đấu giành tự do chắc chắn sẽ làm cho tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta mỗi ngày thêm mật thiết.
Tôi cầu mong và chúc hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam chặt chẽ liên kết lâu dài…’’.
Giây liên hệ giữa Trung Cộng với Việt Minh đã khiến chính phủ Pháp phải lo nghĩ đến tương lai của Việt Nam, một quốc gia mà Pháp đang tốn hơi sức bù đắp xây dựng.
Ngày 1 tháng…1950, chính phủ Việt Minh lại có thể mạnh hơn nữa khi vị chúa đỏ hoàn cầu, Staline, Chủ Tịch cường quốc Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Sô Viết, tuyên bố công nhận chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa do cụ Hồ chí Minh lãnh đạo. Rồi một loạt các nước tân dân chủ Đông Âu, Ba Lan, Hung-gia-lợi, Lỗ, Bảo, Thiệp Khắc và Bắc Cao Ly cũng đồng thanh công nhận chính phủ của vụ Hồ (4.2.1950).
Để cán cân được ngang bằng, các cường quốc tự do Hoa Kỳ, Anh-cát-lợi rồi tiếp đến Bỉ, Lục-xâm-bảo, Ý, Úc và nhiều nước ở Nam Mỹ cũng tuyên bố công nhận chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Nước Pháp trên phương diện tinh thần, đã bắt đầu không chiến đấu một mình.
‘’…Trước cuồng vọng đang đe dọa, xâm lăng hoàn cầu, hiện nay mới chỉ có mỗi một quân đội chiến đấu, quân đội Pháp ở Đông Dương.
Lời nói của Đại Tướng De Gaulle ngày 12.2.1950 tại Paris đã giải thích rõ ràng ý nghĩa mới mẻ trận đánh ở Việt Nam của quân đội Pháp.
Đối với Quốc Gia Việt Nam, chính phủ Pháp chỉ còn có việc thi hành và thực hiện mọi điều khoản đã ký kết trong Hiệp Ước mùng 8 tháng 3 năm 1949.
Quốc Gia Việt Nam Độc Lập sẽ có quân đội riêng, sẽ tự giải quyết lấy tương lai của mình…
Nhưng, chính phủ Pháp lại một phen nữa khủng hoảng (Như thường lệ). Các Bộ Trưởng thuộc nhóm Xã Hội đồng từ chức Nội Các Bidault lại cải tổ (2.1950) được thêm bốn tháng thì đổ hẳn.
Vấn đề Việt Nam, một vấn đề khá trong đại đối với Pháp do đó cứ bị chập chừng và rút lại, đến tháng 6.1950, ‘’câu chuyện’’ Việt Nam thình lình bị kém hẳn sự chú ý vì một cuộc chiến tranh mới, ghê gớm hơn, có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh thế giới đã bùng nổ: Chiến tranh Cao Ly.
Chiến cuộc Cao Ly tuy mới bắt đầu nhưng ý nghĩa và tính cách rõ ràng có những đặc điểm của một trận chiến tranh quốc tế đã làm cả hoàn cầu phải rung động.
Nền chính trị ở Pháp cũng bị ảnh hưởng lây, đã lủng củng lại lủng củng thêm.
Một Nội Các mới thành lập, Thủ Tướng H. Queuille ra giữ quyền chính lần thứ hai (7.1950). Nội Các Queuille đã đặt thêm một Bộ rất mới để giao thiệp riêng với các quốc gia Việt, Mên, Lào. Bộ Quốc Gia Liên Kết, do ông Paul Reynaud trông giữ.
Nhưng nhiều rắc rối bên trong và bên ngoài đã khiến Nội Các Queuille mới thành lập được ba ngày lại đổ nhào lôi theo cả ông Bộ Trưởng Paul Reynaud khỏi ghế Quốc Gia Liên Kết.
Ngày 11 tháng 7, Nội Các R. Pleven ra trình diện. Ông Pleven, một đảng viên của nhóm Dân Xã kháng chiến (U.D.S.R.) Thủ Tướng chính phủ thứ 8 của nền Đệ Tứ Cộng Hòa thứ 12 của nước Pháp sau ngày được giải phóng.
Nội Các Plven được Quốc Hội chuẩn y thêm một ngân sách phụ cho chiến trường Đông Dương 9.500.000.000 Phật Lăng.
Một chính khách mới được chỉ định phụ trách Bộ Quốc Gia Liên Kết, ông Letourneau, đảng viên của khối Cộng Hòa Bình Dân, đồng chí của các ông Schuman, Bidault, Coste Floret, những người đã từng tỏ ý hoàn toàn tán thành việc thuận để Bộ Tư Lệnh Pháp ở Đông Dương có thể tăng cường thêm nỗ lực, thu hồi thêm đất đai và ảnh hưởng cho vùng Quốc Gia kiểm soát. Nhưng 15 ngày sau khi Quốc Hội Pháp ưng thuận số ngân khản phụ đó, trận Cao-Bắc-Lạng của Việt Minh đã khoét ngay một lỗ hổng lớn trên chiến trường Bắc Việt, đảo lộn thế quân sự ở Đông Dương khiến chính phủ Pháp phải cấp tốc cử ngay một vị chỉ huy mới sang cứu vãn tình thế: Đại Tướng De Lattre de Tassigny.
Qua những năm 1947-1950, các chính trị gia của Pháp chỉ mới giải quyết được nền Độc Lập Việt Nam trên hình thức giấy tờ.
Từ ký kết Hạ Long đến Hiệp Ước Élysée lúc nào chính sách của Pháp đối với Việt Nam cũng vẫn mơ hồ, không dứt khoát khiến cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam chỉ có thể tiến rất chậm chạp trong phạm vi quyết định của chính phủ Pháp.
Thái độ chờ thời của một số những người Quốc Gia và thái độ lạnh nhạt của dân chúng Việt Nam tỏ ra chính phủ Pháp chưa đem lại được điều gì thực tế và mới mẻ trên lãnh thổ Việt Nam.
Bước sang năm 1951, những cấp bách chiến trường đã bắt buộc Pháp vẫn phải nghĩ nhiều điều biện pháp quân sự vì không thể nào nói chuyện chính trị xuông trong cái đà chiến thắng của Việt Minh sau Thu Đông Cao-Bắc-Lạng.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa