Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 158
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
a rời vùng đi bằng xe khách ở giáp ranh hai tỉnh Vân Nam, Quý Châu; để tới Thuỷ Thành, ta phải chờ xe lửa mãi. Từ ga tới thủ phủ huyện còn một quãng đường dài. Cái vùng chẳng ra thành phố mà cũng chẳng ra nông thôn này đã khiến cho ta thấy lơ mơ đôi chút, nhất là khi nhìn thấy, ở rìa một cái giống như phố mà lại không phải phố hai câu đối dán song song trên lưới sắt cửa sổ một căn nhà cũ kỹ với những xà đen: "Trẻ chơi ngoài song, người lớn trong ngoài nhà đều yên". Ta liền tựa hồ như không đi lên nữa mà là quay gót về tuổi thơ, phảng phất như ta chưa hề trải qua chiến tranh, cũng chẳng trải qua cách mạng, cũng chẳng qua đấu tranh rồi lại tái đấu tranh, phê phán rồi phản phê phán và giờ đây thì quay sang đổi mới; phảng phất như bố mẹ ta cũng chưa chết, bản thân ta cũng chưa nếm khổ nạn, cái nghiệp căn ta đâu có trưởng thành lớn lên và điều ấy khiến ta xúc động muốn khóc lấy đôi chút.
Ta đến ngồi lên một đống gỗ rỡ xuống cạnh đường xe lửa để nghĩ đôi chút về sự thể của ta. Một người đàn bà, trạc ba chục tuổi, mặt đau khổ đến gần. Bà ta muốn ta giúp bà mua một vé xe lửa. Bà chắc đã nghe thấy một lúc trước đây, ở quầy vé nhà ga, ta không nói tiếng địa phương này. Bà nói muốn đi Bắc Kinh để khiéu kiện nhưng không có tiền mua vé. Ta hỏi bà muốn khiếu kiện gì. Bà nói hoài cũng không sao rõ. Không ngoài việc chồng bà đã chết, bị một ai đó chỉnh cho chết trong một vụ án oan nào đó nhưng chẳng ai muốn nhận lỗi và bà chẳng nhận được trợ cấp nào. Ta cho bà một nguyên để thoát được bà, rồi đến ngồi bên bờ sông. Ta ngắm nhìn nhiều giờ sông núi trước mặt.
Chiều, quá tám giờ, cuối cùng coi như ta đã tới An Thuận. Ta để xắc vào nơi ký gửi, nó ngày càng nặng. Trong có một viên gạch hoa văn mà ta mang từ Hách Chương. Ở đấy, nông dân dùng gạch của các mộ đời Hán để xây các bãi thả lợn. Một ngọn đèn thắp sáng ở quầy ký gửi, nhưng không có ai. Ta gõ nhiều lần, một nữ nhân viên đi đến. Chị ta cầm tiền đưa, móc một cái nhãn vào xắc của ta rồi đặt nó lên một cái giá trống không trước khi quay gót. Phòng chờ rộng rãi vắng tanh, không giống chút nào với các phòng chờ thông thường chật ních người và ầm ĩ, ở đó mọi người ngồi xổm ngay cả lên thành cửa sổ, nằm lên ghế dài, ngồi trên hành lý, la cà không mục đích, nhào vào đủ mọi trò mua bán. Khi người ta ra khỏi nhà ga vắng lặng này, ta nghe thấy tiếng chân ta.
Những đám mây đen lao vun vút trên đầu, nhưng đêm sáng. Sương chiều hoà vào mây, rực lên nhiều sắc mầu. Ở tít đằng cuối bãi trải dài ra trước mắt, những quả núi cao tròn xoe dựng lên. Ngự trị bên trên cao nguyên, chúng nom giống như bầu vú đàn bà thành thục. Nhưng khi lại gần, chúng lại có vẻ đồ sộ và trở thành ra đè sụp. Ta không biết có phải là do các đám mây lông chạt trên đầu hay không nhưng ta cảm giác mặt đất thành nghiêng đi và ta đang chân cao chân thấp. Nhưng ta đâu có uống nhiều. Buổi tối ở An Thuận này để lại cho ta một cảm giác kỳ lạ.
Trước mặt nhà ga, ta tìm thấy một quán trọ nhỏ. Trong tranh tối tranh sáng, không nhận rõ căn phòng được ghép dựng như thế nào, đúng ra căn phòng bé như một ngăn nuôi bồ câu, đầu người có vẻ như sắp chạm vào trần. Chỉ có nằm được mà thôi.
Ta đi xuống phố, dọc đường các quán cơm nối tiếp nhau, bàn bày ra ngoài, dưới những ngọn đèn chói loà. Kỳ quặc là không có một khách ăn nào. Chiều tối nay, mọi cái đều dở, ta không thể không theo bản năng nghi ngại những cái quán ăn này. Xa nữa chỉ có hai người khác đang ngồi ở một cái bàn vuông. Ta đến ngồi xuống trước mặt họ, gọi một bát phở bò với hạt tiêu cay.
Đó là hai gã trai gầy, khô đét. Trước mặt một gã là chiếc bình toong thiếc đầy rượu, gã kia đặt một chân lên chiếc ghế dài. Mỗi gã cầm trong tay một chén gốm nho nhỏ, cũng chẳng thấy lên món nhắm. Hai người cầm lấy đũa, đầu đũa chỉ vào nhau. Cùng lúc, một người nói "tôm nõn", người kia nói "đòn gánh". Chẳng ai thắng ai, hai đầu đũa lại rời ra, cả hai cùng bắt đầu uống rượu. Hai người cũng im lặng tập trung tư tưởng, đầu đũa lại chạm vào nhau. Một người nói "đòn gánh", người kia nói "chó". Đòn gánh dĩ nhiên là đánh chó rồi, vậy thì người nói "chó" thua. Người thắng bèn tháo nút bình toong đổ một ít rượu vào chén đối thủ. Người thua tợp một hơi cạn và hai chiếc đũa lại được đặt châu vào nhau. Sự thanh thản và tinh tế của họ làm cho ta không thể không nghĩ họ là hai ông tiên. Nhưng quan sát gần hơn nữa ta thất mặt mũi họ vẫn bình thường. Chẳng qua là ta hình dung tiên phải uống rượu theo cách của họ mà thôi.
Ăn xong phở bò, ta đứng lên đi, vẫn còn nghe thấy hai người dâng rượu cho nhau, tiếng họ đặc biệt vang trong cái phố vắng này.
Ta đến một phố cổ. Hai bên chỉ là những ngôi nhà lở loét sắp rã sụp với những mái chìa ra giữa đường. Ta càng đi, phố càng hẹp lại. Các mái nhà gần như sắp chạm nhau và có vẻ cũng sắp sụp xệ. Trước mỗi cái cửa là một quầy hàng hoá: vài chai rượu, bưởi, hoa quả khô. Cả quần áo, đung đưa trước gió như hồn ma những kẻ treo cổ. Phố dài vô tận ngỡ như không tới tận đầu cùng thế giới. Bà ngoại ta, nay đã chết, từng dắt ta qua đây, ta nhớ bà dắt đi mua một con quay. Con quay mà đứa con hàng xóm làm cho quay tít đã khiến ta rất thèm, nhưng người ta chỉ có thể mua loại đồ chơi này vào dịp Tết, Xuân tiết. Lúc thường các quầy hàng đặc biệt của cửa hàng bách hoá cũng không bán quay. Hai bà cháu đã phải đi đến miếu thành hoàng ở nam thành phố. Ở đấy có thể tìm thấy quay, ở đấy có diễn xiếc khỉ, múa võ và người ta bán cả cao da chó. Ta nhớ rằng qua miếu thành hoàng mua quay mới đi vào cái phố này; đã lâu rồi, ta không chơi với cái món xoàng xĩnh ấy nữa, thức đồ chơi càng ngày càng quay tít lên khi người ta càng quất dây vào nó. Nhưng trong cái phố này, không ai bán quay. Trong các giá hang hoá bày toàn những mặt hàng giống nhau, càng nhìn càng chỉ mất hứng. Ta thầm hỏi rút cục thì ai mua ở các cửa hiệu bách hoá này? Những thương nhân này là thật hay giả? Hoặc là họ có một công việc chính nào khác nữa? Y như kiểu vào năm trước, người ta dán lên cửa nhà những lời trích dẫn của Mao Chủ tịch để cho mặt tiền nhà mình có chút tư thế, thì nay bày ra các giá hàng cũng là như vậy.
Sau đó rẽ như thế nào không rõ, ta lại ra một phố to. Lần này các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh ngược lại đều đóng cửa tất cả trong khi thương nhân thật sự vẫn mở cửa hàng và người vẫn đi lại ở trong phố. Dĩ nhiên, người ta để ý trước tiên đến các cô gái, môi son và giầy da cao gót dõ lốp cốp trên vỉa hè. họ mặc những bộ đồ bó sát người, màu sặc sỡ, hở vai và cổ. chúng được nhập vào từ Hồng Kông, nhờ vài sự buôn bán hay thậm trí buôn lậu. Có thể không phải tất cả các cô gái đều đi đến các hộp đêm, nhưng đều có vẻ như đến một cuộc hẹn.
Ở ngã tư, người còn đông hơn, tất cả thành phố hình như đổ ra đây. Họ đàng hoàng đi ở chính giữa đường phố bị xe cộ làm cho vắng tanh, tựa hồ cái đại lộ này đã được xây cất duy nhất giành cho họ. Nhìn không gian bị cái ngã tư này chiếm giữ và dáng dấp các căn nhà, ta tự hỏi phải chẳng ta đi tới Ngã Tư Lớn. Trung tâm các thành phố vùng cao nguyên thường được gọi như thế. Tuy vậy, do tương phản với cái phố buôn bán chật hẹp sáng choang ánh đèn, tủng tâm ngã tư có vẻ như chìm trong bóng tối. Mất điện hay người ta coi việc hạ cầu giao điện quên hạ lúc thay ca? Không thể biết. Để nhìn biển tên phố, ta phải đến gần một căn nhà có ánh sáng lọt ra.
Quả đúng đây là Ngã Tư Lớn, quảng trường trung tâm thành phố, nơi diễn ra cá lễ hội chính thức và các cuộc tuần hành.
Ta nghe thấy trong bóng tối vỉa hè tiếng người ta i i a a, tò mò đến gần thì phát hiện nhiều người đang ngồi chen sát nhau ở chân tường. Cúi xuống xem kỹ, ta nhận ta đó toàn là người già. Có đến cả trăm và không nhận ra đó toàn là người già. Có đến cả trăm và không có vẻ gì là đang tiến hành một cuộc biểu tình ngồi. Không chỉ cười nói mà còn hát. Một người cầm một cây nhị, dây lên sai, tiếng khàn đục. Vị nhạc sĩ già này trông giống một lão thợ đóng giầy đang đóng lại đế. Cạnh ông, một ông già dựa tường hát một bài nho nhỏ "Ngày năm canh". Bài hát của một người đàn bà yêu say đắm chờ đợi người tình bội bạc. Hay là ở chỗ không chỉ có ông già mà còn cả các bà già, những cái bóng co vai rụt cổ. Tiếng các cụ bà ho vang to hơn. Tiếng ho như đi ra từ các hình nhân nho nhỏ hàng mà dùng trong tang lễ. Một số nhỏ nhẹ, u ở như nói mớ hay đúng hơn như chỉ cốt nói cho riêng họ thôi. Tuy vậy, những tiếng cười vẫn rộ lên theo. Lắng nghe, ta hiểu rằng một ông già đang tán một bà già: "Anh đang nhặt được bao nhiều củi trong núi, anh ơi?" " Em ởi, chính bàn tay em đây đã thêu được bao nhiêu chiếc giầy hoa?" Họ hỏi đáp nhau như trong các bài hát đối miền núi. Chắc hộ tranh thủ bóng đêm để biến cái Ngã Tư Lớn này thành một sân hát giống như những cái sân họ thưỡng vẫn lui tới lúc trẻ. Cũng có thể họ đã tỏ tình với nhau ở tại đây. Không chỉ đôi ba người già hát tình ca, người chuyện gẫu cười đùa cang nhiều hơn. Ta không hiểu họ nói gì và có cái gì mà họ vui như thế? Tiếng huýt gió phát ra từ hai hàng lợi móm mém của họ chỉ có thể hiểu được ở giữa họ với nhau. Ta ngỡ mơ nhưng ta quan sát thì những người quanh ta ở đây đều đang thật sự sống rõ ràng. Ta tự cấu đùi qua quần, vẫn là cái đau quen thuộc. Tất cả là thực tại: ta đến vùng cao nguyên này, chỵa xuống phương Nam và mai sẽ đáp chuyến xe đường dài đầu tiên của buổi sáng mai để xuống Hoàng Quả Thụ ở dưới phái nam. Ở dưới ấy, trong các thác nước, ta sẽ rửa sạch khỏi người ta các ấn tượng kỳ lạ này, cái hoàn cảnh này và bản thân ra, tất cả đều là thực tại, không thể nào hồ nghi được.
Trên đường tới các thác nước ở Hoàng Quả Thụ, ta qua trước hết Long Quan. Một du thuyền nho nhỏ sơn nhiều màu sắc trôi trên mặt nước phẳng như một tấm gương mà chiều sâu thì không thể dò nổi. Chẳng nghĩ ngợi, hành khách giành nhau hang nằm ở bên vách đá dựng đứng u tối. Khi con thuyền đến gần đó, mặt nước nhẫn mịn bắt đầu gầm rú chảy xuống không tài nào cưỡng lại được, chỉ có vòng tới chỗ ra cửa cảnh nước hú rít ở dưới chân núi này thì mới hiểu được là nguy hiểm đến thế nào. Đôi khi con thuyền lại gần cái hang có ba bốn mét, như là cho một lần du hí cuối cùng trước khi nàho vào một bất hạnh đã định. Tất cả diến ra dưới ánh mặt trời. Khi ngồi trên thuyền, ta không thể ngăn ta nghi ngờ thực tại này.
Dọc đường, con thác phồng nở hung dữ cuộn đi những dòng nước ngầu bọt, những quả núi tròn và bầu trời rực rỡ thì chói loá, những mái nhà bằng đá phẳng bẹt lấp lánh trong nắng, các đường viền hiện rõ như một loạt tranh tô màu xẽ bằng những nét bút thành tao. Ngồi trong xe xa lắc lư hết tốc độ trên đường, ta nhận thấy một cảm giác không trong lượng, toàn bộ cơ thể ta như đang lượn. Ta không biết rồi ta sẽ trôi lượng đến đâu? Cũng không biết ta đang kiếm tìm gì?
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn