Love is one long sweet dream, and marriage is the alarm clock.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Judith Krantz
Thể loại: Trinh Thám
Dịch giả: Tô Tưởng & Cao Nhị
Biên tập: Gió
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2253 / 30
Cập nhật: 2015-01-23 12:51:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
ột ngày tháng 6 năm 1969, ở ga Lyon Julien Mercuès và con gái Fauve, lúc này đang tuổi 16, lên tàu đi Marseille. Từ 8 năm nay mỗi năm cứ đến tháng 6 Mercuès lại rời Félice đi đón con gái ở New York sang Provence. Fauve rất thích Félice và các vùng phụ cận. Khi trèo lên tàu Mistral, một niềm kích thích đặc biệt xâm chiếm lấy cô khi nghĩ rằng chẳng mấy chốc nữa cô sẽ cảm nhận được thứ gió tuyệt vời, gió Mistral hay gió Terrau như những người Provence thường nói. Đối với Fauve đó chính là tinh thần của dải đất này. Các toa hạng nhất trên tàu Mistral đều chia ra nhiều ngăn gồm 2 dãy ghế 3 chỗ ngồi. Fauve ngồi bên cạnh cửa sổ và giữ chiếc ghế bành màu xanh nhạt ngay ở trước mặt cho bố cô đang đi giữ chỗ ở toa ăn.
Fauve con có uống gì trước bữa ăn không? Mercuès hỏi làm đứt luồng mơ mộng của cô.
Cô đứng lên và theo ông đến toa ăn, nơi những người phục vụ mặc đồ trắng tíu tít làm việc. Uống trước khi ăn trưa đã thành 1 truyền thống từ chuyến đi đầu tiên. Fauve uống 2 cốc nước dứa và cốc thứ 3 vì các lọ đựng đều bé tí.
- Một cốc sherry - Fauve gọi.
- Con bắt đầu uống rồi hả? Mercuès hỏi, tay đặt lên tay cô.
- Vâng, đôi khi.
- Cô bất giác cười, sung sướng thấy bàn tay to ấm áp của ông trên tay mình. Cô biết rằng mọi cái liên quan đến cô đều quan trọng đối với ông hơn hết thảy mọi thứ trên đời.
- 1 cốc sherry cho con gái tôi và 1 cốc pastic cho tôi. Ông nói.
Vẫn như mọi khi, Mercuès nhìn con gái chăm chăm để tìm, với niềm đau xót pha lẫn hi vọng và sợ hãi, những dấu vết sắc đẹp của Teddy. Nhưng càng lớn thì Fauve càng có vẻ đẹp riêng. Cô chỉ giống mẹ ở dáng cao lớn và màu tóc kì lạ, còn lại thì vẻ đẹp thông minh, ông nghĩ, cố tìm 1 từ chính xác nhất để lột tả gương mặt tuyệt vời của cô con gái mà ông yêu quý.
Mercuès không bao giờ dừng lâu ở mắt hay miệng của Fauve. Chính là cái toàn bộ ông nhìn, cái toàn bộ thay đổi như 1 mùa xuân. Không 1 tâm trạng nào của cô ngưng đọng lại lâu nhưng mỗi lúc 1 vẻ kì diệu. Không ông đã bắt được cái vẻ đấy trên tranh của ông.
Fauve uống từng ngụm nhỏ cốc sherry của mình, vừa ý thức được cái nhìn của ông bố. Năm nào ông cũng ngắm nhìn rất lâu cái sự thay đổi của cô. Cô nhẫn lại chịu sự kiểm tra quen thuộc ấy, vì Maggy cũng thường làm như thế.
- Con bôi thuốc đánh lông mi à? Mercuès nhận xét.
- Con tưởng bố sẽ không nhận ra.
- Cái ấy chắc đi đôi với rượu sherry?
- Đúng, Malagi bảo tuổi 16 người ta có thể hóa trang, miễn là biết cách. Chính bà đã dạy con hóa trang đó. Bố có thích thế không.
- Không thích lắm nhưng mà vì thế mà con xinh đẹp hơn, thì sao lại phàn nàn? Và con có biết không, bố thấy nhiều cái khác. Bố đã sống 4 năm có mốt mặc váy mini, đi những đôi giày bốt nhỏ bằng chất dẻo trắng và cắt tóc hình học, kiểu Vivan Sassoon, phải thế không?
- Bố thân yêu, sao bố triết lý thế?
- Con lúc nào cũng chế giễu bố, ngay cả khi con còn bé. Con biết con là người duy nhất dám làm thế không?
- Thế mẹ con, đôi khi không thấy bố là buồn cười à?
- Không, không... Rốt cuộc là có thể có, nhưng mẹ con không cả gan như con, Fauve này! Không ai cả gan như con.
- Chutzpa, bố ơi, đấy là chữ dùng của Malagi, và con không chắc đấy là một lời khen từ miệng của bà. Tiếng Do Thái có nghĩa là dũng cảm.
- Lòng dũng cảm đấy là 1 đức tính. Người ta chẳng thể thành đạt trên thế giới này nếu không có lấy 1 chút dũng cảm.
- Vâng, nó đòi hỏi sự tin chắc của mình và ngay cả 1 sự táo tợn nào đó. Malagi thích con cư xử như con nhà có giáo dục chứ không như 1 đứa con gái bà mụ nặn sai. Bố thấy đấy, về mặt ấy con đã tiến bộ. Năm nay con đã không 1 lần nào đánh nhau và con đã đi dự 1 lô những buổi dạ hội chán ngắt rồi con phải trò chuyện với thằng đần độn...
- Không ai làm con thích thú à? Mercuès ngắt lời cô. Không 1 thằng con trai nào?
- Nếu có thì con đã viết thư cho bố rồi. Không bố ạ, con gái bố thấy những thằng đàn ông toàn là đáng ngán.
- Ở tuổi 16 thế là bình thường. Khi con lớn con sẽ thay đổi ý kiến.
- 16 tuổi đã được coi như lớn rồi bố ạ.
Nhưng Mercuès lắc đầu. Ở tuổi 16 người ta hãy còn trẻ con. Một đứa bé. Ông đã 69 tuổi và cái tuổi 16 của ông sao nó xa vời đến nỗi không còn nhớ những cảm giác của ông hồi ấy. Hình như ông quên rằng khi ông ôm Maggy trong tay lần đầu tiên, nàng chỉ hơn Fauve có 1 tuổi bây giờ.
Ông ghen với Maggy và cố gắng nghĩ tới điều ấy càng ít càng tốt. Ông muốn con gái ông chỉ của riêng ông. Tuy nhiên đã có Maggy và Fauve chỉ yêu quý bà. Thật kỳ lạ khi nghĩ rằng những đứa con của Fauve cháu của ông, sẽ là chắt của Maggy. Liệu chúng có phân biệt các thế hệ không?
Tuy nhiên, ông tránh không phê phán Maggy vì điều đó sẽ làm cho Fauve tức giận. Năm ngoái Fauve đã phát hiện ra 1 bài thơ Provence của Frédéric Mistral. Thực ra là 1 bài hát theo giai điệu Napoli. Ông không bao giờ nói cho cô bé biết ông rất bực mình khi cô hát.
Mai, Malagi
Douco, Malagi
Gaio Malagi
Es tu que m'as fa trefouli
- Bố có thấy hay không? Con chắc là Malagi sẽ rất thích nghe bài này: Malagi, nàng Malagi dịu dàng, Nàng Malagi vui tươi, chính là em đã làm cho anh thêm vui sướng.
- Chắc bà sẽ thích- ông khôn ngoan trả lời.
- Bố không lạm dụng những lời khen đó chứ? Đồng ý con hát sai, nhưng ít nhất con học được tiếng Provence.
- Có chứ, ở Provence nó có ích hơn bất cứ thứ tiếng nào khác. Con đã quyết định dùng nó để thuyết phục ông già Hugonne và ông Piano để con tổ chức cuộc thi ném còn của nữ.
- Toa ăn của tàu Mistral có món tuyệt ngon. Fauve và Mercuès gọi các món cá tuyết sông, thỏ rừng hầm khoai tây mới, bánh kem đá, món tráng miệng ưa thích của Fauve.
- Bố đang nghĩ gì vậy? Fauve hỏi.
Những năm tháng qua đi, Mercuès làm việc ít hơn và ông ngày càng khó tính hơn đối với những bức tranh của mình và ông đã đốt đi ngày 1 nhiều hơn.
- Chẳng có gì đáng nói. Còn con, con vẫn còn vẽ chứ?
- Vâng, nhưng con có cảm tưởng không tiến bộ. Cái ngày mà bố cảm thấy thực sự học được 1 cái gì đấy có bao giờ đến không?
- Dù sao chăng nữa ngày ấy sẽ chẳng bao giờ đến với bố cả. Mỗi 1 bức tranh đều là khó khăn mới cả. Buổi sáng, phải thức dậy và tự hỏi mình về cái khám phá được, về cái mà người ta sẽ thu hoạch được tuy buổi sáng người ta còn chưa biết gì về nó... nhưng điều ấy bố nói với con nhiều rồi.
- Con vẫn tin rồi con sẽ khá hơn- cô làu bàu.
- Vẽ là lĩnh vực duy nhất trong đời làm cô bối rối.
Hồi còn bé cô không hề bị ức chế.Cô đã vẽ chì hay sơn dầu. Nhưng nay, ý thức của con gái Mercuès đã làm cô tắc tị, ngăn cô tự diễn đạt. Theo được bước chân ông thật khó. Đôi khi, cô muốn chẳng có 1 tí tài năng nghệ thuật nào, như vậy cuộc sống của cô sẽ giản dị hơn.
Vừa ăn món cá, Fauve vừa nghĩ đến mùa hè đầu tiên ở La Tourrello. Sau 1 vài ngày suy nghĩ, Mercuès đã cho phép cô vào xưởng vẽ, với điều kiện cô phải giữ yên trong khi ông làm việc. Ông đã cho cô các thứ bút chì, giấy, rồi hình như bị kích thích bởi 1 sự gợi ý đột ngột, cả những tuýt sơn cũ đã dùng dở, vài cái bút vẽ và 1 khung vải.
Lúc đầu cô chỉ nhìn ông vẽ, nhưng ông luôn luôn dừng lại để đi bách bộ trong phòng. Cô nhanh chóng mất hứng thú vì hành vi kì quặc đó của bố cô và cô bắt đầu bóp các túyt sơn màu.
Ở New York cô dùng bột màu với vài tuýt thuốc nứơc để chép lại các bức tranh trong quyển sách yêu thích của cô, nhưng không ai nghĩ giúp cô dùng sơn màu.
Mùi tuýt thuốc thật say người. Cô còn nhớ lúc thử bóp ra một ít sơn ra đầu ngón tay để ngửi xem. Rồi bắt chước Mercuès, cô đã bóp tất cả các tuýt sơn thành hình bán nguyệt trên bảng màu mà ông đã cho cô. Lần đầu tiên trong đời, cô ngồi đối diện với 1 khung vải trắng nguyên. Cô đã muốn hỏi bố nhưng sợ làm rầy ông. Trong xưởng chẳng có 1 quyển sách nào để cô có thể chép các bức hình, không 1 đóa hoa và không 1 chiếc bình nào, không có 1 thứ quả trong đĩa. Trong những bức tranh lớn thì quá rậm rạp và rắc rối khiến cô không thể chép được. Fauve nhúng cái bút vẽ vào chấm màu sẫm nhất, 1 màu xanh phong phú và sâu và bắt đầu vẽ vật chủ yếu trong xưởng là cái giá vẽ của bố cô.
Nhíu đôi lông mày màu hung, cô tập trung vào công việc thoải mái và mạnh dạn, không bị vướng mắc về vấn dề phối cảnh, mà cô chẳng hề biết 1 tí gì. Cô mê mải vẽ đến nỗi Mercuès quên cô trong 1 tiếng đồng hồ. Nhưng khi ông đến gần cô thì ông bị choáng. Đó là cách nhìn của 1 nghệ sĩ, ông tự bảo. Ông đã không nhận xét gì nhưng hôm sau ông đã cho 1 bó cỏ dại cắm trong 1 chiếc bình, và hôm sau nữa thì vẽ 1 quả táo.
Cái nhìn,Fauve, cái nhìn! Con hãy dùng mắt của con, con mèo nhỏ của bố ạ. Phải học nhìn... Con hãy nhìn quả táo mà xem. Nó có vẻ tròn, phải không? Nhưng nếu con nhìn kĩ thì ở phía trên, bên trái sẽ cao hơn bên phải? Mà tại sao quả táo lại không lăn tròn như quả bóng? Vì đấy, ở đấy, con có trông thấy không, nó gần như bằng phẳng? Và cái sẹo nhỏ ở kia trên da nó bắt đầu ở đâu và tận cùng là ở đâu không?
Và nó màu gì, Fauve? Trắng à? Cái nhìn! Con nhìn thấy nhiều màu vàng trong màu đỏ của quả táo này.... Con hãy nhìn xem màu vàng như bỗng nhiên ánh lên ở chỗ này. Bây giờ con hãy nhìn xem ở bảng màu của con đã đặt lên màu ấy, màu đỏ và màu vàng ở đâu? Tất cả màu quả táo đều trên bảng màu của con, chỉ cần con biết nhìn bằng con mắt của con.
Rồi nhớ lại, những phút mê mải của ngày đầu tiên, "Không ai trong hai bố con quên lúc ấy", ông đã lắm bàn tay bé nhỏ của Fauve trong bàn tay to lớn của mình. Để hướng dẫn con mình cách cầm bút vẽ. Cô đã cầm bút vững vàng nhưng không cứng nhắc và chỉ 1 lúc sau cô đã hiểu phải sử dụng nó như thế nào.
Đó là cái con phải cảm thấy, bàn tay của bố cô đã nói với cô như vậy. Chính trong mùa hè này Fauve lên 8 và được bố cô dạy cho vẽ, Mercuès đã bắt đầu lui tới quán café ở Félice. Sau 20 năm vắng mặt, hôm nào, trước khi ăn tối, ông cũng dắt Fauve tới đó. Giản dị chỉ có thể gọi 1 cốc nước quả "cho Fauve, con gái tôi". Những người đàn ông trong làng đã trông thấy Mercuès từ hồi chiến tranh nay đã chấp nhận, tuy còn ít nhiều ngập ngừng nhưng chầu rượu mà ông mời họ là thực tâm. Nhưng họ rất nhanh chóng bị chinh phục bởi cô bé nhanh nhẹ, thích tìm hiểu và đầy thiện chí kia.
Mercuès đã không lần nào dẫn Nadine Félice. Có thể ông ngại rằng Kate sẽ phản đối việc đó. Dù sao thì ông cũng không có thì giờ. Năm 1965, khi trở lại sau 1 thời gian dài lang thang ông đã khám phá ra, mà không hối tiếc gì, là ngay từ 8 tuổi Nadine được gửi đi trọ học ở Anh. Mặc dù Nadien đã học ở trường làng 4 năm, Kate vẫn không muốn cho Nadine được nuôi dạy ở nông thôn. Cô phải tham gia thế giới say mê kia mà chính bà đã sống trước khi gặp Mercuès. Ngay từ nhỏ Nadine đã coi Félice là ngôi làng nhỏ cổ xưa,chẳng có gì hấp dẫn. Nó tồn tại ở đâu đó trong đáy trí nhớ của cô, như 1 bức tranh hồn nhiên, một bức họa đẹp của Bruegel làm nổi bật phẩm chất của cô Nadine Mercuès. Còn trang trại la Tourrello, thì chỉ là 1 chỗ không thuận tiện do người cha gàn dở của cô đã chọn.
Khi lớn lên Nadine khám phá ra rằng Latourrello có thể có lợi cho cô vì trang trại cũng nổi tiếng như 1 lâu đài và các bạn bè cô đều xuýt xoa khâm phục khi cô nói đến nó. Đối với cô, nó trở thành 1 nơi khoe khoang, rồi sau đó chuồn khỏi cho nhanh đến những nơi kích động hơn, và nghỉ hè tại những nhà người bạn của cô.
Nadine, Nadine tuyệt diệu với đôi mắt màu xanh lục, làn tóc vàng và nụ cười rất tuyệt do hình môi trên của cô, đã bị ghét cay ghét độc ở Félice.
Khi Mercuès dẫn Fauve đến quán cafe lần đầu tiên, chẳng ai quan tâm tìm hiểu cô. Nadine sẽ nghĩ gì về việc cô em gái cùng cha khác mẹ xuất hiện không biết từ đâu. Hay đúng, đúng hơn, từ 1 vụ bê bối hãy còn rõ nét trong trí nhớ mọi người.
Mọi người đã dửng dưng với phản ứng của Kate. Lẽ ra tự nhiên việc có mặt của Fauve ở trại La Tourrello đã gây ra nhiều dư luận. Từ nhiều năm nay cuộc sống Mercuès vẫn là đề tài hấp dẫn của những người trong làng. Kate Mercuès đã tự chuốc cho mình nhiều thù ghét nhất vì không thèm đến các cửa hiệu ở Félice mà đi tận Apt hoặc Avignon để mua bán. Năm thì mười họa lắm bà mới lấy đầy ét xăng ở làng. Tóm lại người ta thấy bà kênh kiệu.
Khoảng cách mà Kate với Juline Mercuès gây ra giữa họ và những người làng sau chiến tranh là đã bất ổn. Thêm nữa bà quản gia Marthe Brunel còn xen vào. Bà không nhịn được việc kể 1 số chi tiết về đời sống tại trại La Tourrenlo cho những người bà con có 1 cửa hàng thực phẩm khô tại Félice.
Thành thử mà chả mấy chốc mà mỗi người nội trợ ở đây đều biết khách khứa của Kate đã tiêu thụ bao nhiêu chai rượu vang, bao nhiêu cân gan béo và cá hồi hun, ấy là không kể những món thêm khi tiếp khách.
Không gì làm cho họ phải lạ lùng, những người ấy đã nói với nhau về 1 người đàn bà ngay sau khi mua trại La Tourrenlo, đã xây dựng 5 phòng tắm vào cái thời buổi mà ngay cả những chủ trại giàu nhất trong vùng cũng chưa có nước máy để dùng.
Và có lẽ họ không nghĩ khác nếu họ biết rằng năm 1960 ở phòng Parke-Bernet ở New York, một bức tranh của Mercuès thời kỳ đầu đã bán được 500.000USD. Họ không tin điều ấy, cũng như họ không thật tin người thợ nề đến sửa cái chuồng chim ở trại đã kể lại.
Nhưng thật đấy, tôi thề với các ông và các bà như vậy. Các bức tường đều phủ vải cho đến tận trần. Không biết bao nhiêu là mét. Toàn loại vải màu oải hương in hoa trắng. Hình như là do nhà Demary Tarascon dệt. Ông ta ngừng 1 lúc để xem tác động lời kể. Và các ông đã thấy cái giường chưa? Loại giường có tán cũng bọc thứ vải ấy, đầu giường của công chúa, ở dưới đất là gạch lát, tất nhiên là thế nhưng Marthe Brunel bảo mua thảm trắng ở Tây Ban Nha. Cũng có 1 chuồng chim. Tôi đã trông thấy chúng. Các ông biết không, cái buồng tắm mà Mercuès đã gọi thợ đặt ống đến xây vội đó? Này, những bức tường cũng phủ toàn vải nhé.
Chính cái chi tiết cuối cùng này đã làm cho các bà nội trợ hoài nghi. Chẳng một người đàn bà nào và ngay cả Kate dở điên dở dại đó lại đi bọc tường nhà tắm bằng vải cả.
Và họ đã không nhầm. Không phài Kate mà là Mercuès đã nảy ra ý định xây dựng cái chuồng bồ câu vì ông biết rằng 1 cái buồng lãng mạn như thế chỉ càng làm cho cô bé thích. Và chính ông đã quyết định căng vải xứ Provence lên tường để tránh gió mistral lọt qua các khe đá xây làm lạnh căn phòng. Mùa hè đầu tiên khi Fauve đến La Tourrenlo, cô đã mê ngay căn buồng đó. Nhưng ở đây cô cũng quá nhiều thời gian buồn tủi, tự hỏi vì sao mà Kate và Nadine ghét cô đến thế.
Có phải vì bố cô dạy vẽ cho cô mà Nadine đã tỏ ra hằn học với cô? Hay người chị cùng cha khác mẹ chẳng lúc nào là không thù cô?
Còn Kate thì đã nhìn cô với 1 vẻ ác tâm mà chỉ mình Fauve mới nhìn thấy vì Kate rất thông minh, đâu có để lộ tình cảm đó ra ngoài. Bà biết rằng chồng bà sẽ không bao giờ tha thứ. Bà cố đối xử với Fauve dịu dàng và rộng rãi. Dẫu bà có bảo Fauve ăn thêm mứt hay nói sẽ mua cho Fauve một chiếc xe đạp, và cô vẫn cảm thấy bà ác ý 1 cách sâu sắc.
Cuối cùng thì sự tự hào của Fauve đã vượt lên mọi cái. Dẫu Kate và Nadine có ghét cô, nhưng cô cũng chẳng cần. Ở Félice thiếu gì trẻ con cùng độ tuổi với cô, và cô sẽ tìm cách làm quen với chúng.
Cô không bao giờ nghĩ lúc đầu cô đã bị ngờ vực. Khi lũ trẻ thấy cô gái Mỹ cao lớn tóc hung đi xe đạp từ "lâu đài"- như chúng vẫn thường gọi, đến thì chúng huých khuỷu tay vào nhau. Ngoài ra tất cả bọn chúng đều nghe về căn buồng kì lạ của cô. Thêm nữa Fauve lại nói với bọn chúng bằng cái giọng nói miền bắc những câu đầy lỗi văn phạm mà chỉ trẻ con lên 5 mới mắc. Cô đã không hiểu phải bắt tay với tất cả mọi người và đã đòi chơi đá bóng với tụi con trai. Cuối cùng, cô có cái tên kì quặc khiến cô không có cả ngày lễ thánh.
Chúng thèm muốn cái kiểu mà bố cô dẫn cô đi chơi ở Félice, như 1 đứa bé mới tập đi, trong khi cô đã lớn ngang chúng. Và chúng cũng ghen với chiếc xe đạp mới, và những bộ quần áo đẹp của cô. Cô có quyền gì mà gia nhập vào đội ngũ lỏi con của chúng.
Nhưng không đứa nào trong bọn chúng cưỡng lại được lâu với sự đối xử tử tế của Fauve và nhiệt tình yêu mến chúng của cô. Cô đã giúp chúng cắt cỏ cho thỏ ăn, trông hộ những đứa em trai hay em gái khi chúng chơi. Cô đã dạy chúng chơi bóng ném, và mời chúng đến ăn chiều tại trại. Sau đó cô đã dẫn bọn chúng lên buồng của cô và chúng đã ngồi, vẻ kính cẩn pha chút ngạc nhiên trên chiếc giường tán lớn. Cô đã kể cho chúng về trường học của cô ở New York, so với trẻ con Pháp, thì trẻ con ở đấy gần như chả làm được việc gì. Mùa đông, cô đã viết thư cho từng đứa 1, thành thử đến mùa hè năm sau, khi cô đã trở lại, chúng có cảm tưởng như gặp lại 1 người bạn rất thân.
Đặc biệt có 2 cô gái đã thành bạn tốt của Fauve, ấy là Sophie Borel xinh đẹp mà Fauve vẫn gọi là Pomme (Táo) vì đôi má đỏ và Louise Gordin còn được gọi là Epinette (Lưỡi câu trai) có khuôn mặt hiền dịu, và trái ngược với tính cách hăng hái của cô. Pomme giỏi bịa ra những chuyện ngớ ngẩn và không chuyện gì xảy ra trong làng mà cô không biết, vì bố cô làm việc trong bưu điện. Còn Epinette hăng hái ngay lập tức bênh Fauve ra mặt, chống lại nhưng cô gái khác thấy có người lạ nhập bọn vì bực bội và khó chịu.
Cô sốt ruột nhìn qua cửa sổ. Họ vẫn chưa qua Lyon trong khi bữa trưa đã gần kết thúc.
- Có gì mới ở làng không bố? Cô hỏi.
- Không, trừ việc những người trang trí ở Paris về mua lại tất cả những ngôi nhà cũ trong thung lũng. Họ sửa lại với 1 sở thích tệ hại: sơn xanh, vàng, vàng chanh và cả màu hoa cà trái với truyền thống của sứ này rồi bán cho nước ngoài hay cho bọn ngu dốt ở Paris với giá gấp 10 lần giá cũ. Thật là 1 tai họa.
- Họ có mua lại gì ở Félice không? Fauve lo lắng hỏi.
- Không, cho đến bây giờ Félice vẫn được chừa ra, nhưng họ đã đến đông Gordes và Roussillon, những làng ấy không có vẻ gì cũ nữa. Có thể nói đó là những cái phông nền sân khấu. Những người ngoại quốc ồ ạt đến từng xe ca đấy. Uống Coca- Cola, mua bưu ảnh và đi ngay. Họ lướt tất cả các làng 1 ngày để xem toàn bộ vùng Leberon. Thật đáng phẫn nộ!
- Fauve vui thích nhìn bố cô nổi giận. Hơn bao giờ hết ông có vẻ là người đi chinh phục. Cô càng lớn lên và càng thấy bố cô bớt già đi, nhưng công việc ông cạo râu cũng nhằm mục đích đấy. Cái mũi to của ông, càng nhô ra, miệng ông vẫn nghiêm khắc và cái giáng đầu vẫn kiêu kì như xưa. Cô tưởng như bố cao lớn hơn và khỏe hơn, thẳng hơn tất cả người đàn ông mà cô quen biết. Ông thật phi thường. Đây là từ mà cô dùng từ ít lâu nay - cô tự bảo, mình có ông bố thật phi thường.
Người Đàn Bà Vùng Gió Người Đàn Bà Vùng Gió - Judith Krantz Người Đàn Bà Vùng Gió