I know every book of mine by its smell, and I have but to put my nose between the pages to be reminded of all sorts of things.

George Robert Gissing

 
 
 
 
 
Tác giả: Dương Thụy
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Độc Mộc Mơ
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1376 / 26
Cập nhật: 2016-05-21 23:20:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Sống Nửa Cuộc Đời
ầm tờ danh sách lớp trên tay tôi nói với Cỏ May:
- Biết điểm grammaire chưa? Tao vừa đến nhà cô Phi lấy tối qua.
- Tao mấy điểm? - Nó hỏi tôi, gương mặt hồi hộp căng thẳng - Và mày?
- Tao bảy điểm, còn mày tám.
Gương mặt Cỏ May giãn ra, nó thở hắt nhẹ nhõm, mỉm cười hạnh phúc, vậy mà còn giả bộ hỏi lại:
- Thiệt hả? Tao tám điểm hả?
- Không sai. Nhưng chớ vội mừng. May ơi! - Tôi độc ác - Có người con cao điểm hơn mày, lão Đáng chín điểm rưỡi lận.
Tôi đắc thắng quay đi không thèm nhìn gương mặt nó có diễn biến tâm lý như thế nào. Nghe sau lưng tiếng cười chế giễu của bạn bè dành cho nó.
Tôi không thích Cỏ May chọn trường Đại học Tổng hợp để theo học dài lâu. Nó đậu cả ba trường: Ngoại thương, Tổng hợp và Sư phạm. Bỏ Sư phạm là điều dễ hiểu. Còn việc Cỏ May chê Ngoại thương thì hơi lạ. Đây là trường đại học đang rất mốt mà. Tôi không quan tâm đến việc Cỏ May thích học trường nào và tại sao. Điều tôi khó chịu duy nhất khi hay tin nó học Tổng hợp là vì tôi không muốn lại tiếp tục đối đầu với nó. Tôi cũng chọn Tổng hợp và như thế có nghĩa là chúng tôi vẫn có duyên với nhau. Nhưng tôi không thích cách nói như thế. Đúng hơn phải nói là: "Thật vô duyên khi hai đứa vẫn sẽ còn gặp nhau dài dài trong bốn năm học đại học".
Trước khi thi đại học, tôi và Cỏ May cùng luyện thi một thầy. Dù là học thêm nhưng chúng tôi luôn có những buổi làm bài kiểm tra lấy điểm. Thầy sẽ đọc điểm từ cao xuống thấp trước lớp. Ai thủ khoa sẽ được thấy biểu dương và cho kẹo. Lớp chúng tôi gồm 10 người. Số người thường xuyên đạt điểm cao nhất rơi vào Trang, Cỏ May và tôi. Lúc đầu, không khí hoan hỉ vào mỗi lần kiểm tra còn thu hút tôi. Càng về sau tôi càng chán. Trong lúc làm bài, chúng tôi hay tham khảo ý kiến của nhau, tôi để ý thấy Dỏ May hay hỏi và lắng nghe mọi người hơn là chỉ cho mọi người. Tôi bị nó chỉ sai mấy lần. Lúc đầu tôi không để ý nhưng dần dần tôi nhận ra chân tướng của nó. Trang cũng bị nó chơi cho mấy vố. Chúng tôi bực nó vô cùng. Chỉ là học thêm, vài viên kẹo khích lệ cho thêm tinh thần học tập mà Cỏ May có những hành động cứ như con nít cấp một, so kè từng một phần tư điểm. Bữa nào nó đạt thủ khoa, gương mặt nó ngời hạnh phúc nhưng bảo đảm là không hề có sự tự hào thể hiện trong mắt nó. Nó hay tránh nhìn chúng tôi. Nó biết, chúng tôi không phục nó. Nó cao điểm nhất, tôi bực mình đã đành, mà lúc tôi được thầy cho kẹo, tôi càng bực hơn. Nó mượn bài làm của tôi, so sánh từng chữ một với bài nó, cố tìm ra lỗi sai, nó hy vọng thầy sơ suất, và, có khi nó thành công. Nếu tìm mãi không ra chỗ nào có thể bị trừ điểm, nó đành chấp nhận ngôi vị của tôi, rồi khen: "Giỏi quá mờ... ơi". Cái giọng kéo dài ra đầy châm chích. Chính tại vì Cỏ May mà tôi đâm ghét cái màn phát kẹo cho thủ khoa. Tôi và Trang giống tính nhau hơn, chúng tôi xích lại gần nhau và cùng khinh ghét Cỏ May. Cả ba chúng tôi đều thích Pháp văn và đều mong muốn vào học trường đại học Tổng hợp. Trang dự thi ba trường giống Cỏ May, còn tôi không thích Ngoại thương nên không thi. Cả ba đều đã đậu vào những trường chúng tôi đã nộp đơn và như ý trời, cả ba đều chọn Tổng hợp. Nhưng thà tôi thấp điểm hơn Cỏ May có lẽ tốt hơn. Loay hoay thế nào, tôi và nó lại cùng một điểm và cùng được khoa chọn làm lớp phó. Thật đúng là sự đời, càng ghét nhau lại càng bị bó buộc nhau. Tôi khôn ngoan chịu lép vế Cỏ May khi tự nguyện làm lớp phó tài chính lo chuyện bếp núc, nhường cho nó chức lớp phó học tập đầy oai phong. Vậy mà cũng đâu có yên!
Lớp chúng tôi có một thầy giáo - đàn anh - trẻ măng, chỉ lớn hơn chúng tôi năm tuổi. Thời buổi thiếu giáo sư nên các khoa theo phương hướng "cử nhân đào tạo cử nhân". Sinh viên ra trường loại xuất sắc được giữ lại trường để giảng dạy và đào tạo lại cho lứa sinh viên đàn em. Thầy trò chênh lệch tuổi nhau không bao nhiêu, dĩ nhiên sinh ra lắm chuyện. Lớp chọc tôi với thầy, chọc chơi cho vui thôi vì tôi hay bưng nước cho thầy, đó là nhiệm vụ của lớp phó tài chính. Dần dà, Cỏ May đâm hối hận vì nhận làm lớp phó học tập. Như tôi, tuy công việc có mệt hơn nhưng gần gũi và dễ thân thiện với thầy cô hơn.
Cỏ May đợi tôi ở bãi giữ xe, vùng vằng hỏi:
- Mày nói chuyện gì với thầy mà lâu quá vậy?
- Ủa, sao không về đi mà còn đứng đây? - Tôi không vội trả lời, thủng thỉnh hỏi lại nó.
- Tao muốn biết mày và thấy nói chuyện gì mà lâu
quá.
Cỏ May lặp lại yêu cầu. Gương mặt căng thẳng, nó giậm chân một cách không kiên nhẫn.
- Chuyện gì hả? - Tôi mỉm cười bí mật - Chuyện...
- Gì?
- Ủa, mà chuyện gì mày hỏi chi vậy? - Tôi đổi thái độ làm nó cụt hứng - Đâu có liên quan gì đến mày.
Nó thừ mặt ra, đỏ bừng. Tôi mặc kệ nó, dắt xe ra cổng. Nó chạy theo năn nỉ:
- Tao muốn biết mà, nói đi!
- Ngộ quá! - Tôi giả bộ gắt - Chuyện riêng tư của tao với thầy, hổng lẽ nói ra cho mày biết. Mà tại sao mày cứ nhất định phải biết?
- Ơ... ơ...
Cỏ May ậm ự. Tôi nói nhanh:
- Thầy hẹn tao trưa mai vô thư viện thầy chỉ cho một vài tiếng lóng mới nhất và sau đó...
- Je suis jalouse!
Cỏ May bất thần hét lên. Tôi nhấn bàn đạp và trả lời nói:
- Je suis désolée!
Tôi mỉm cười nghĩ rằng nó đang đau khổ. Tôi cũng không ngờ mình ác đến như vậy. Thật ra thầy không bạo gan đến mức hẹn tôi trưa mai vô thư viện. Tôi giữ thầy lại sau buổi dạy để hỏi một số tài liệu cho lớp với cương vị một lớp phó, thầy trả lời "để coi". Chỉ có vậy thôi. Còn nói chuyện lâu hay mau chắc là do Cỏ May quá nóng ruột mà nhận thấy thế. Con nhỏ khùng thật là khùng. Tôi biết Cỏ May yêu thích việc học và những con điểm hơn cả. Chuyện tình cảm rắc rối nó không quan tâm. Sở dĩ nó nói "Je suis jalouse!" là vì nó sợ thầy mến tôi hơn nó, thầy để ý tôi hơn nó, tôi nổi bật hơn nó.
- Tao nhường thầy cho mày đó! - Tôi làm bộ nhân đạo - Đừng có buồn nữa, tao cho đó.
Cỏ May không hẳn là vui mừng, nhưng nó tươi ngay nét mặt. Chỉ tội cho thầy, khi không bị hai chúng tôi đem ra nhường cho nhau. Ông mà biết được cái trò này chắc tôi chết sớm. Tại thầy không là của tôi, chứ không ai ngu gì đem nhường cho Cỏ May. Thấy nó bệnh suyễn, mặt mày cứ dại dại do mất ngủ, nó sợ thua mọi người nên không dám nghỉ học, tôi đâm thương hại. Chấp làm gì một con người đáng thương như nó. Nó muốn danh tôi cho nó chút danh. Thì thầy đó. Cứ cho là của nó đi, có chết ai đâu.
Tôi nhường nó mãi, chìu nó mãi rồi thì cũng quen. Nhưng đến kỳ thi học kỳ nó lại làm tôi bực. Lúc nào mặt cũng xanh lè, ngơ ngáo lo sợ. Nó nói chưa học hành gì hết, nó sợ phải thi lại, nó sợ má nó la. Nhưng tôi biết nó sợ không cao điểm nhất lớp. Trang, tôi và vài bạn cùng lò luyện thi biết nó quá nên không ai hỏi bài nó. Chỉ tội cho vài chú nai ngơ ngác bị nó chỉ sai. Lần nào nghe đọc điểm nó cũng sợ, sợ ít điểm hơn Trang và tôi, sợ không cao điểm hơn lão Đáng lớp trưởng, Cỏ May đáng thương sống triền miên trong nỗi sợ hãi bị thua người khác. Dù học kỳ một nó có tổng sổ điểm cao nhất lớp, sang học kỳ hai nó vẫn quyết tâm chỉ có học và học. Nó học quên chơi, học quên sống. Điểm Cỏ May cao hơn tôi thật nhưng không nhiều, trong khi nó phải bỏ ra quá nhiều thời gian cho việc học và lo sợ. Học kỳ hai nó tiếp tục vào kỳ thi với nỗi sợ hãi không giữ được danh hiệu cũ của học kỳ rồi, lo sợ kẻ khác giành ngôi vị của mình. May thay, Cỏ May lại vẫn nhất lớp. Nhưng nhìn khuôn mặt dài dại của nó, ánh mắt lo sợ mỗi khi làm bài và nhận điểm, tôi cứ xót xa thế nào. Tôi không còn ghét và luôn chọc ghẹo nó. Nếu một năm trước đây, tôi so kè với nó từng điểm và hạnh phúc nhìn nó đau khổ thì bây giờ ngược lại, tôi sẵn sàng chịu thua nó, miễn nó đừng lo sợ nữa. Tôi hào phóng đến không ngờ.
Đành rằng chuyện học phải có động lực thúc đẩy, phải có ganh đua với nhau. Sự hồi hộp trong các kỳ thi không thể nào tránh, Cỏ May thông minh, chăm chỉ, học giỏi, tiếc rằng nó không thể nào trở thành nhân tài được vì nó luôn sống trong sợ hãi. Mà theo tôi, sống trong sợ hãi là sống nửa cuộc đời. Một nhân tài không thể chỉ sống có nửa cuộc đời. Tiếc thay cho một Cỏ May, những tưởng có thể trở thành người tài lại chỉ có nửa cuộc đời để sống, một nửa kia đã bị sự sợ hãi chiếm dụng.
Hè Của Cô Bé Mất Gốc Hè Của Cô Bé Mất Gốc - Dương Thụy Hè Của Cô Bé Mất Gốc