"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Ma Văn Kháng
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4816 / 79
Cập nhật: 2016-04-22 16:50:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21 -
gười thủ kho ghếch miệng can dầu vào bình dầu trên chiếc máy Bông Sen đỏ chót, tặc tặc lưỡi:
- Tặc tặc... hoá ra máy cũng cần ăn dầu, hả?
- Vớ vẩn! Anh có cần ăn không?- Anh thợ béo mập có ria mép cau mặt khó chịu.
Người thủ kho trút hết can dầu, xoa tay, tỉnh không:
- Hai mươi cân đấy, ông nhé. Ông nhớ, tí nữa ông ký biên lại cho.
- Đây không lèm nhèm đâu.
- Ơ, ông này hay nhỉ.
- To lắm đấy.
- Ơ ơ...
Trọng và anh thợ trẻ gầy gò ngồi ở phía đuôi cái máy. Vừa xong một đợt phun, máy nghỉ một lát cho nguội động cơ.
- Áp lực đảm bảo, anh Trọng ạ- Hào hứng, anh thợ trẻ nói- Tất cả các yêu cầu của anh đề ra nói chung đều đạt. Di chuyển được trên đê. Sản xuất được tại chỗ. Khoan sâu được tới nền. Riêng vấn đề... khả năng ép vữa vào tận hang mối, bít được tất cả các khe ngách thì còn phải xem xét...
- Theo tôi vấn đề quyết định bây giờ là vữa.
- Theo ý kiến anh, chúng tôi đã dùng vữa vôi.
- Đúng thế. Nước vôi mười phần trăm ngấm vào đất, vào các khe ngách tổ mối sẽ diệt hết mối, lại mở đường cho vữa vào tiếp. Nhưng, tỉ lệ vữa thế nào thì vừa? Đặc quá, tôi sợ vữa không vào nổi các ngách phụ. Lỏng quá, thì nước thấm đi hết, không trám được các khe hở.
Đứng dậy, xoa tay, anh thợ trẻ hoạt bát:
- Ta cứ thử lại xem nhé. Anh Ngô, ta cho máy nổ đi.
- Có ngay!- Người thợ tên Ngô lau tay, chuẩn bị quay bánh đà.
Người thủ kho ghé nhìn:
- Các cậu giỏi đấy nhỉ! Hừ, đáng khen lắm!
- Thôi đi, ông. Lùi ra! Cứ như ông tướng!
Chiếc máy được đẩn lên mấy bước chân. Điểm khoan phun đã được Trọng đánh dấu bằng những cái cọc nhỏ. Hàng cách hàng, so le nhau, mỗi lỗ cách nhau một mét. Toạ độ ấy đảm bảo cho vữa phun vào tất cả các đường ngầm trong hang mối.
Ú ú ú ù... phạch phạch... Chiếc máy bật rống, nổ đanh giòn. Mũi khoan cắm đúng dấu mốc. Trọng bước lại cạnh máy. Hồi hộp quá! Đây là dấu chấm cuối cùng của một công trình, phản ánh kết quả thực tiễn của một loại công việc dây chuyền: phát hiện dấu vết sinh vật, xác định vị trí tổ mối, nghiên cứu kết cấu tổ mối, chế tạo công cụ thích hợp... Biết bao là say mê, bồi hồi, đau đớn trong những ngày ấy! Chưa kể cái công việc sáng tạo, cải biến chiếc máy Bông Sen của người bạn anh đội trưởng và hai anh thợ nhiệt tình kia. Họ cũng đã nhận được sự phân công của Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh, rồi mầy mò trong thiếu thốn vất vả. Tất cả những gì làm được trong thời kỳ này đều như vậy, gian nan, khó nhọc. Nhưng, cái gì có thể cản ngăn được khuynh hướng phát triển của sự vật?
- Đành đành đành...
Máy tăng tốc độ. A, nước vôi đang phá đất! Vữa đang đùn vào. Nước vôi đang loang đẫm tổ chính, tổ phụ, hoàng cung, vườn nấm, đang ngấm ra các vùng đất, diệt môi trường xe-luy-lô, môi trường sống của mối. Nước vôi đang truy lùng mối chúa. Vấn đề là phải trám kín được các khoang rỗng để con đê đau yếu, tật nguyền, trở thành khoẻ mạnh cứng cáp.
Trọng nghĩ, trong tiếng máy nổ, lòng dâng lên nỗi sung sướng nghẹn ngào. Tuy nhiên, chính là lúc này, chen trong niềm vui lớn lao, trong anh lại dậy lên một nỗi ân hận và buồn bực. “ Mình đã về đây chậm mất rồi”. Hừ, giá như không có Hưng! Nói thế thì có vẻ là vô lý, vô lý như đòi hỏi trong lòng đê không có tổ mối. Nhưng giá như đời không có, hoặc rất ít những cái xấu xa, độc hại. Và, giá như anh có được một tầm nhận thức cao hơn, ngay từ những ngày đầu quan hệ với Hưng.
Tay xách can dầu, người thủ kho từ phía sau, bước nhanh lên cạnh cái máy, hoan hỉ:
- Các cậu khá thật, giỏi thật đấy. Mình thành thật khen các cậu đã chế tạo ra cái máy này. Thế mới biết thợ Việt Nam mình cừ!
Quay lại nhìn Trọng, người thủ kho cười, gật gù:
- Anh Trọng này, các cụ nhà ta nói thế này, anh bảo có chí lý không. Mệnh người ta là một chuyện, chí của con người ta lại là một chuyện khác. Cái chí của con người ta mạnh lắm. Nó chuyển cả cái mệnh kia. Nhưng, có người trí để ở chốn rừng xanh thâm nghiệm. Lại có anh chí để ở vũng bùn hôi tanh, ú ớ Việt gian hết sức...
- Vớ vẩn quá! Anh nói ai đấy?
Người thợ béo mập lườm anh thủ kho.
Trọng cắn môi, mặt đỏ bậm. Anh thủ kho, con người từ cõi mê trở về với đời, hay dựa vào văn sách để khảo sát đời sống, hình như đã phần nào thấu hiểu anh. ờ, anh có chí. Chí anh đặt ở đây. Chí anh mạnh lắm. Nhưng, nếu anh chỉ có cái chí ấy thôi thì anh sẽ làm được trò trống gì?
- Này anh- Người thủ kho, lướt sát đến cạnh anh thợ béo mập- Tôi nói đây là nói về cuộc đời con người.
- Cứ như bố con chó con!
- Đâu có! Tôi chỉ là anh thủ kho tầm thường thôi.
Người thợ trẻ ngẩng lên, nhay nháy mắt:
- Thủ kho to hơn thủ trưởng đấy, ông ạ.
- Làm gì có chuyện vậy.
- Quá đi chứ.
- Nếu vậy thì tôi phải thêm một mực vào tờ khải. Phải rồi. Trên ra trên, dưới ra dưới, phận sự nào ra phận sự ấy chứ. Như tôi, tôi có nhiệm vụ phát dầu mỡ cho các anh, quản lý bảo vệ tất cả tài sản của đội.
Người thợ béo mập, quay lại:
- Thôi, ông đi đi cho chúng tôi làm việc. Khải khung gì thì lên Trung ương mà trình. Này, Thọ làm cái gì mà như xẩm sờ gậy thế.
Người thủ kho lắc lắc mái tóc râm, xách cái can đi.
Anh thợ trẻ đứng dậy:
- Mệt bã người.
- Về với bà xã lại gặp mấy đêm mưa mát mẻ, cối giã liên tục thì lử cò bợ là phải rồi!
- Được thế đã quý. Đằng này, vừa đến ngõ, bà ấy đã reo: ối giời ơi, may quá, nhà đang gặt lúa sớm ruộng khoán, anh đi đắp đê hộ mấy ngày.
- Hé hé...trúng một quả thơm lừ.
- Còn ông thế nào?
- Đi gặt! Được năm hôm thì người nhà ông Ngoạn sang, nhờ lên đây bảo hộ ông ấy về ngay, vợ đẻ.
- Vỡ kế hoạch, hả?
- Đâu có. Bà ấy giờ mới đẻ... con so. Thế là tớ xách túi quần áo lên đây. Bố Ngoạn đang thúc quân xây kè, vận chuyển tre, gỗ, đá, thấy tớ liền kêu: “ Thằng Trọng nó chưa về đâu! Lên làm gì sớm thế!” Tớ thét: “ Vỡ đê rồi!”. Ông ta túm lấy tớ gào: “ ở đâu? ở đâu”. Tớ cười: “ ở nhà ông ấy”. Thế là ông ấy du cho tớ một cái ngã chổng kềnh.
Anh thợ trẻ cười ngặt nghẽo:
- Thế hoá ra ông cùng làng với ông Ngoạn à. Ông ta là người thế nào?
- Thế nào là thế nào?
- À, đại khái là về mặt tính tình, tư cách.
- Tẩm ngẩm, tầm ngầm. Đứng đắn. Hiền ra hiền. Cần đáo để thì cũng có ngay. Ông ấy thậm ghét cái thói điêu ngoa, giáo dở. Ông ấy từ xã đi làm thợ, vào bộ đội, rồi phục viên về làng, làm bí thư. Dạo ấy mình còn bé. Ông ấy đã nổi tiếng chính trực. Sau chẳng hiểu thế nào ông ấy lại đi làm thợ lặn. Có lẽ là do cái chí của ông ấy để ở... dưới nước...
- Hí hí...
Anh thợ trẻ cười. Trọng đang lúi húi cạnh đống vữa. Phía điếm canh, người thủ kho đang đi lại, nghêu ngao câu hát quen thuộc: “Hết ngày dài lại
Mưa Mùa Hạ Mưa Mùa Hạ - Ma Văn Kháng Mưa Mùa Hạ