Số lần đọc/download: 2681 / 79
Cập nhật: 2015-09-04 11:05:20 +0700
Chương 21: Man DI Thượng Hạng Và Man DI Hạng Bét
N
gười Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn họ.
Danh từ của Việt và Chàm là CHU, ngày nay Chàm còn dùng, nhưng Việt đã đánh mất, nhưng còn dấu vết đó đây. Thí dụ: chợ Chu, một nơi mà người Việt toàn tỉnh chỉ chiếm có 5% dân số.
Ta nói chuyện cây Chu Đồng, mà ĐỒNG là danh từ của đồng bào Thượng, chỉ cây trụ cao mà họ trồng để tế lễ thần NDU của họ. Vậy Chu Đồng là Cây Đồng của dân Chu.
Nhưng người Chàm thì còn dùng mạnh danh từ Chu để chỉ các nhóm Lạc bộ Trãi sống quanh họ, hiện nay, tức là quanh Ninh Thuận, và nhóm Chu nổi danh nhứt là Chu Ru, dân đang giữ kho tàng của ông vua Chàm cuối cùng.
Người Chu Ru lại có danh từ riêng có nghĩa là man di, để chỉ dân kém hơn họ là dân CIL, chưa biết đóng khố. Nhưng dân Cil là Lạc bộ Trãi chớ không phải là Mê-la-nê. Có vài nhóm Cil ra mặt sống với các dân khác và rất thông minh.
Danh từ "man di” của Chu Ru là JUA. Không rõ người Cil có danh từ man di riêng để chỉ ai nữa hay không, có lẽ có, vì dân Mê-la-nê kém hơn họ, chưa biết làm lửa như họ.
Dùi đánh đục, đục đánh săng, và man di có giai cấp, từ man di sang, đến man di hèn.
Kể ra thì người Chàm nể ta lắm nên mới gọi ta là man di bằng tiếng Phạn đọc sai là Yuan, tức là man di hạng đờ luýt, bảnh hơn CHU nhiều lắm.
Nhưng rồi ta sáng tác danh từ man di khác Chàm. Ta nói là Mọi, cũng cứ để chỉ những đồng bào chậm tiến của ta.
Mong rằng từ đây, man di, mọi sẽ được dùng không phải để chỉ đồng bào Thượng, mà để chỉ kẻ nào không chịu biết rằng Thượng và TA đồng gốc tổ.