Thất bại thực sự duy nhất chính là không dám khởi sự.

Harold Blake Walker

 
 
 
 
 
Tác giả: Quỷ Cổ Nữ
Thể loại: Kinh Dị
Biên tập: Lý Mai An
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 55
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1238 / 10
Cập nhật: 2015-11-17 17:36:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: Điềm Gở Ở Ngôi Nhà Đen
úng thế, An Hiểu là mối tình đầu của anh. Hai người là đôi kim đồngngọc nữ hiếm thấy của trường cấp III huyện, họ cùng là những họcsinh xuất sắc nhất, có chung mục tiêu là thi vào đại học Giang Kinhdanh tiếng ở xa cả ngàn cây số. Họ cùng theo đuổi một kết quả mỹmãn.
Rồi một đêm động, An Hiểu phát hiện ra cô bạn Thạch Vi treo cổ. ThạchVi là bạn học rất thân của An Hiểu, họ cùng quê thị trấn Ngân Dư, haigia đình ở sát vách nhau, về sau lại cùng học nội trú ở trường cấpII huyện, ở cùng ký túc xá, luôn cởi mở và không giấu nhau chuyệngì. Khi học lớp 12, An Hiểu cảm thấy Thạch Vi hơi khác lạ, cô chỉnghĩ chắc là do áp lực của đợt thi đại học sắp tới, cô vài lầnnói chuyện kỹ với bạn nhưng không có kết quả. Rồi một ngày trongdịp nghỉ đông, Thạch Vi mất tích.
Cha mẹ Thạch Vi hoảng hốt, An Hiểu cũng rất lo lắng, cô đi tìm khắpvùng xung quanh, hỏi các thầy các bạn, rồi cô nghĩ đến ngôi nhà gỗxám đen trên núi.
Dịp nghỉ hè sau khi thi hết cấp III, An Hiểu và Thạch Vi phát hiện rangôi nhà này. Đó là kỳ nghỉ hè nhàn rỗi vô tư chưa từng có, hai côgái định vào rừng “thám hiểm” một phen. Lúc sắp đi lại thấy sợ, nênAn Hiểu bèn rủ Cốc Y Dương là bạn học từ hồi cấp II trên huyện cùngđi. Khi học lớp 6, Cốc Y Dương còn có biệt hiệu là “Ngố đen”, nhưng lênlớp 8 thì đã có vô số nữ sinh thầm mơ tưởng đến cậu, hoặc coi cậulà chuẩn mực của người chồng tương lại. Nhà Cốc Y Dương ở huyện lỵkhá xa, nhưng lời mời của hai người đẹp An Hiểu, Thạch Vi cuốn hútCốc Y Dương đến thị trấn Ngân Dư đúng hẹn, để hộ giá hai nàng lênđường thám hiểm.
Chính trong chuyến đi này họ đã phát hiện ra ngôi nhà gỗ đen màtruyền thuyết nói đến.
Bên trong ngôi nhà treo tấm chăn chiên đen, đầy bụi bặm và gỗ mục, lỏngchỏng vài cái ghế gỗ, ngoài ra không có gì khác. Vật duy nhất khiếnba thanh niên tưởng tượng ra đủ thứ chuyện, là một chiếc đai da buộcthong ở xà ngang.
Đai da ấy có vẻ cũ kỹ lâu năm, được thắt thành cái thòng lọng buộclên xà ngang, mẩu đuôi thô nháp lởm chởm, hình như bị mài đứt hoặcbị vật nặng kéo đứt. Cả ba bắt đầu bàn tán tranh luận hồi lâu, saolại buộc đai da ấy lên xà ngang, nó có tác dụng gì?
Thạch Vi nói chắc nịch đã có người treo cổ ở đây. An Hiểu nói hìnhnhư chưa từng thấy ai ở thị trấn nói rằng trên này đã từng có ngườitreo cổ; nhất là bà Phan chủ tiệm tạp hóa “Ngân Hâm”, người biết đủthứ chuyện lớn nhỏ khắp vùng này, biết nhiều hơn cả mạng Baidu, ngaybà ấy còn không nhắc đến chứng tỏ chưa từng thấy chuyện treo cổ gìhết. Thạch Vi nói: “Nếu là chuyện cách đây mấy trăm năm, bà Phan cònchưa oe oe chào đời thì làm sao biết được? Huống chi, ngôi nhà trongrừng sâu này là chỗ các thợ đốn gỗ, thợ săn nghỉ chân, họ nay đâymai đó, phần lớn là người nơi khác về đây kiếm ăn, nội bộ có thùoán gì đó, thì bà Phan bán tạp hóa ở thị trấn làm sao biết được?”
An Hiểu nói: “Thế thì đúng rồi, đai da này dùng để giết người. Đànbà thường hay treo cổ, thợ đốn gỗ đều là nam giới khỏe mạnh, cậunghĩ xem, đời nào họ lại bi quan để rồi tự treo cổ? Chắc là do cãicọ đánh nhau hoặc chia chác không đều gì đó… Họ tranh chấp, hậu quảlà có người bị treo cổ.”
Cốc Y Dương nhân đó ngẫm nghĩ, bổ sung: “Chia chác không đều, khoognphải là vấn đề của các thợ gỗ mà có thể là của các hưởng mã(1)! Bọn hưởng mã cát cứ ở ngôi nhà đen này, dùng đai da treo cổ đốithủ, có thể là do chia chác không đều; hoặc thậm chí chúng bắt cóccon tin rồi giết hại!”
Cuối cùng anh chỉ tay vào đám tro than còn sót trên nền nhà, nói:“Nhưng khả năng lớn nhất là đai da dùng để treo xác động vật săn bắnđược, như hươu nai, kể cả chó sói. Nghe nói các thợ săn thực thụ dámăn đủ thứ, họ đốt lửa bên dưới, treo con vật bên trên, nướng ăn.”
Kể từ hôm đó, ngôi nhà đen trở thành bí mật riêng của ba người. Saukhi Thạch Vi mất tích, An Hiểu nghĩ đến ngôi nhà đen, cũng là vì câunói kia của Thạch Vi. Vì có một thời gian Thạch Vi đi mất hút rấtlạ lùng, buổi tối không đến lớp ôn tập nữa, tâm trạng cũng buồn vuithất thường, lúc thì cười tươi như hoa, lúc thì ủ ê sụt sịt. An Hiểuquan tâm hỏi han thì Thạch Vi nói: “Đừng lo! Thi đại học có gì là ghêgớm? Dù thi trượt cũng chẳng sao, cùng lắm là tớ sẽ treo cổ ở ngôinhà đen!”
Nhớ đến ngôi nhà đen và câu nói đó của bạn, An Hiểu đánh liều mộtmình đi vào rừng, vội quá không kịp gọi Cốc Y Dương.
Và cô đã phát hiện ra Thạch Vi treo cổ ở thanh xà ngang trong ngôi nhàđen ấy.
Thắt lưng da của Thạch Vi thít vào cổ. Còn chiếc đai da cũ kỹ kiathì vẫn treo trên thanh xà đó.
Không để lại thư tuyệt mệnh, không có dấu hiệu nào báo trước, khôngai biết tại sao Thạch Vi tự vẫn.
Hay là không phải Thạch Vi tự vẫn?
Sau hôm đó cuộc sống của An Hiểu cũng khác đi. Suốt một thời giandài, cô thu mình lại; cô gái vốn vui vẻ vô tư, nay cứ như người mấthồn. Cô học trò lẽ ra chắc chắn sẽ vươn lên tuyến trên thì lại thitrượt đại học, đành ngồi nhà ôn bài chờ thi năm sau. Cốc Y Dương tuycũng xúc động mạng trước vụ việc Thạch Vi nhưng anh vẫn trấn tĩnhđể phát huy khả năng và thi đỗ đại học Giang Kinh. Kể từ đó đôi tìnhnhân cách trở đôi nơi, chỉ gặp nhau qua mạng chat. An Hiểu đã lấy lạiphong độ cũ, lên lớp ôn tập bài vở, cô vẫn là học sinh giỏi hàngđầu, và mong chờ ngày đoàn tụ với Cốc Y Dương ở đại học Giang Kinh.Nhưng khi bước vào kỳ nghỉ đông, gần tròn một năm ngày Thạch Vi tựvẫn, thì hồn vía An Hiểu cứ như đã bay đi tận nơi nào.
Khi chat với Cốc Y Dương, cô nói: “Gần đây em gặp bà Phan trong tiệmtạp hóa ở thị trấn, bà ấy kể về một điều lưu truyền đã lâu trongdân chúng địa phương rằng, nếu có người bị chết oan, thì ta có thểtìm thấy oan hồn người ấy ở nơi bị chết, điều kiện là phải đến đóđúng ngày giỗ.”
Cốc Y Dương cảm thấy căng thẳng: “Chắc em không định…”
An Hiểu: “Em chưa bao giờ cho rằng Thạch Vi tự sát. Hồi còn sống, bạnấy còn có một số chuyện chưa nói với em…”
Cốc Y Dương cảm thấy An Hiểu rất kỳ quặc: “Thạch Vi khi còn sống chưanói, nay đã chết rồi, cô ấy sẽ nói cho em biết hay sao? Sao em có thểtin cái chuyện mê tín như thế? Sao lại tin những câu bà Phan nóiphứa?”
An Hiểu: “Ít ra em cũng nên thử xem sao.”
Trên mạng chat, Cốc Y Dương không thể can ngăn An Hiểu, anh vội trở vềquê gặp để can ngăn người yêu. Đúng buổi tối “ngày giỗ” của Thạch Vithì anh về đến huyện lỵ, rồi đi tiếp về thị trấn Ngân Dư. Nhưng khianh đến nhà An Hiểu thì cô đã đi vào núi.
An Hiểu gần như lặp lại số phận của Thạch Vi.
Cốc Y Dương dồn hết sức lực để đi đoạn đường núi. Năm đó tuyết rơiít, cũng hay có người ra vào núi, nhưng ban đêm rất khó đi, anh lại đirất vội, suýt bị ngã xuống vực. Khi anh gần như hết hơi kiệt sứcchạy đến ngôi nhà đen, thì phát hiện ra An Hiểu đã treo cổ trên xà ngang.
Dường như tham gia một vở bi kịch luân hồi thảm khốc, Cốc Y Dương đauđớn muốn chết nhưng anh vẫn cố trấn tĩnh, đỡ An Hiểu xuống. Anh cóchút hiểu biết về sơ cứu, bèn lập tức làm hô hấp nhân tạo, ấnngực, hà hơi thổi ngạc, đã cứu vãn được sinh mệnh cô.
Không lâu sau đó cha mẹ An Hiểu cũng đến nơi, cùng đưa cô đi viện cấpcứu. May mà Cốc Y Dương đã đến kịp thời, An Hiểu treo cổ cũng chưalâu, nên cô đã được cứu sống.
Nhưng cũng đáng buồn là sinh mệnh cô chỉ cứu vãn được một phần. Vìlúc treo cổ thì máu không lên để nuôi não bộ, nên An Hiểu trở thànhngười thực vật. Cha mẹ đưa cô đi khắp các bệnh viện Thẩm Dương, BắcKinh chạy chữa nhưng các thầy thuốc đều bó tay. Cô chỉ có thể nằmnhà trong im lặng, cách biệt với thế giới bên ngoài.
Còn Cốc Y Dương, anh chỉ có thể về thăm cô đang ngày một héo hon vàomỗi kỳ nghỉ phép.
Về sau, cha mẹ An Hiểu thậm chí không muốn Cốc Y Dương đến thăm nữa.Mỗi lần anh đến là một lần khiến hai vị đã bất lực chăm sóc congái lại bị sốc nặng nề.
Cốc Y Dương cũng hiểu rằng, anh đã gắng hết sức, anh đành cố bước rakhỏi bóng đen nặng nề này.
Tất cả đã giải thích rõ một nỗi khúc mắc trong lòng tôi: tại saoCốc Y Dương, chàng trai rất phong độ của đại học Giang Kinh, lại khôngcó bạn gái. Cho đến năm thứ tư, mới có Na Lan tôi là “bạn gái đầutiên.”
Anh gắn bó rất nồng nàn với tôi chưa được một năm, sau khi anh đếnBắc Kinh nhận công tác không lâu, một tin rất đặc biệt đã kéo anh trởlại quê nhà.
An Hiểu phục hồi tri giác!
Do trời không nỡ bắt ai phải tuyệt đường, hay là do thể chất củathanh niên vốn tràn trề nhựa sống? Vào một ngày hè đẹp rực rỡ, bàmẹ An Hiểu chợt nhìn thấy đôi mắt vô hồn của cô con gái hơn bốn nămqua làm người thực vật, nay bỗng chớp chớp động đậy.
Một ngày cuối tuần, Cốc Y Dương trở về bên giường An Hiểu, anh nhậnra niềm vui tái ngộ và nét đẹp lưu luyến chưa hề tiêu tan trong ánhmắt người yêu.
“Cũng là vì ánh mắt của cô ấy khi nhìn thấy anh, nên anh phải đốimặt với một câu hỏi cực hóc búa.” Cốc Y Dương đứng dậy, bước đếnbên tường, giống như người úp mặt vào tường sám hối.
Tôi hiểu phần tiếp theo là gì: anh chật vật suy nghĩ để đi đến quyếtđịnh: sẽ dồn hết tình cảm cho An Hiểu, để cô chóng bình phục.
Đáng ngợi ca, và cũng đáng buồn.
“Nhưng ít ra anh cũng nên nói cho em biết.” Tôi nói.
“Anh có thể nói gì? Anh không biết nên nói với em thế nào. Anh chỉnghĩ, phải chờ… chờ anh nghĩ ra rồi anh sẽ cho em biết. Đúng là việcnày anh đã xử lý không tốt. Anh từng gặp riêng Thành Lộ hỏi xem nênthế nào, cô ấy cũng thấy bí.” Cốc Y Dương thở dài. “Thế rồi anh bènnghĩ rằng, phải lạnh nhạt và cắt đứt với em, em hận anh thì cũngđành vậy.”
Tôi xúc động nói: “Vậy ra anh và Thành Lộ nhiều lần gặp nhau là vìchuyện này?”
Cốc Y Dương cười buồn: “Nếu anh nói đúng là vì chuyện này, liệu emcó tin không?”
“Không!”
“Đúng là anh đã gặp Thành Lộ nhiều lần, vì một nguyên nhân rất đángbuồn: kể từ mùa hè năm ngoái, Thành Lộ cảm thấy La Lập Phàm cóchuyện ngoại tình. Cô ấy định theo dõi anh ta… em biết rồi: cô ấy làcon người đơn giản, có thể nói không thể khá lên được, bám theo vàibước thì để lạc mất mục tiêu, hoặc là mình bị phát hiện. Cho nên côấy tìm anh, nhờ anh theo dõi La Lập Phàm xem xem có đúng thế không.Anh rất ghét làm cái việc ấy, nhưng Thành Lộ là chị họ của em, anhrất thông cảm với cô ấy nên anh nhận lời. Các lần gặp nhau, là đểanh “báo cáo công việc” với Thành Lộ. Tại sao em lại biết chuyệnđó?”
Tôi ngẫm nghĩ từng câu anh nói, rồi lại tự hỏi mình. Tôi cảm thấygần như đã khôi phục niềm tin đối với anh. Tôi nói: “Em đoán rằng, haithám tử non nớt đã bị đối phương theo dõi lại rồi!”
Cốc Y Dương mím môi, im lặng. Tôi nhẹ nhàng an ủi: “Hai người, tínhcách thuộc loại cởi mở phóng khoáng, đấu trí với La Lập Phàm, sẽthua ngay từ hiệp đầu.
“Nhưng em thấy không, gần đây Thành Lộ vẫn cởi mở phóng khoáng! Nhấtlà buổi tối đầu tiên đến đây, cô ấy uống rượu say mềm khiến ai cũngxót xa, không rõ La Lập Phàm đã dùng cách gì để tra tấn tinh thần côấy?” Cốc Y Dương nói.
Anh đã đụng đến nôi đau âm thầm trong lòng tôi.
“Chắc anh nghi ngờ việc Thành Lộ mất tích có liên quan đến La LậpPhàm?” Tôi hỏi thẳng luôn.
“Không nghi anh ta thì còn nghi ai? Nghe nói em đã từng làm việc với cảnhsát hình sự, chắc em phải biết: khi vợ xảy ra chuyện, kẻ đầu tiênbị nghi ngờ là người chồng. Anh không hiểu nổi, nếu đúng là La LậpPhàm làm thì anh ta khiến Thành Lộ biến mất bằng cách nào?” Tay CốcY Dương nắm thành nắm đấm rõ chặt, thế mà trước mặt La Lập Phàm anhvẫn tỏ ra bình thản được!
Tôi chỉ ra ngoài cửa sổ: “Cũng chẳng khó gì, anh xem, tuyết dày thếkia, có thể vùi vô số thứ. Các anh đã lấy xẻng thăm dì, nhưng nếubị vùi ở chỗ xa hơn thì sao?”
Có phải tôi đang giả thiết rằng Thành Lộ bị hại? Có lẽ tại tôi cứnhức đầu dai dẳng, hay tại ăn uống thiếu chất, không đủ dưỡng khícung cấp cho não bộ? Tôi bỗng thấy mình không thể suy nghĩ, không thểgạn lọc suy luận gì được nữa.
Tôi hỏi lại: “Vậy anh nói thẳng xem, việc tổ chức đi trượt tuyết lầnnày có liên quan gì đến cái chết của An Hiểu không?”
Cốc Y Dương ngạc nhiên: “Sao lại nói thế?” Anh luôn luôn là người cóthể “đọc được” ý nghĩ của người khác.
“Hôm đó em đã đi theo anh đến nghĩa trang.”
Vẻ mặt anh thoáng bực dọc: “Sao em lại…”
“Lê Vận Chi đến bãi trượt tuyết tìm anh, ai cũng thấy cả, em cũng đãbiết anh và Thành Lộ có vấn đề, em muốn tìm hiểu đó là gì, nênmới đi theo anh. Sau đó thấy Lê Vận Chi cũng đi theo anh đến nghĩatrang, cô ấy cho em biết ngôi mộ đó là của An Hiểu, nhưng cô ấy khôngnói rõ đầu đuôi, cuối cùng An Hiểu ra đi như thé nào.” Tôi đáp.
Cốc Y Dương lắc đầu, mắt rơm rớm: “Sau khi bệnh tình An Hiểu chuyểnbiến rõ rệt, cô ấy được cha me đưa đi Thẩm Dương, vào việc số 2 đạihọc Y điều trị. Nửa tháng sau đã khá lên, tuy vẫn chưa nói đi lại được,nhưng cổ và tứ chi đã hơi nhúc nhắc được. Thấy anh, cô ấy khẽ mỉmcười… và anh nhận ra…” Anh ngẩng đầu, hình như sợ nước mắt sẽ rơixuống. “Cha mẹ cô ấy đưa con về nhà và cho cô ấy luyện tập phục hồichức năng, tiến triển chậm nhưng tình hình vẫn sáng sủa, có thểngồi dậy tựa đầu giường, đưa tay lấy quần áo; cũng biết cố gắngtập nói. Bác sĩ cho biết sớm muộn gì cô ấy cũng sẽ đi lại và nóiđược.”
Tôi không biết mình có đủ can đảm để nghe tiếp không, mắt tôi rơm rớm,tôi chờ đoạn kết của bi kịch.
“Nào ngờ, một hôm, cha cô ấy đi làm, bà mẹ đi chợ mua thức ăn khoảngnửa giờ, thì cô ấy đã làm một việc không ai hiểu nổi. Cô ấy mở ngănkéo đầu giường lấy ra cái kéo rồi rạch cổ tay. Khi cha mẹ phát hiệnra thì cô ấy đã mất máu quá nhiều, cấp cứu tiếp máu cũng không kịpnữa…”
Sự việc ấy mới xảy ra cách đây gần hai tháng, ký ức đau khổ vẫngần như mới đối với Cốc Y Dương; điều tôi có thể làm là giúp anh launước mắt.
Chờ khi không khí bi thương trong phòng đã dịu bớt, tôi mới nói: “Vậythì em hoàn toàn có thể hiểu được: anh đã ngờ rằng An Hiểu không tựsát, vì tình trạng cô ấy đang khá lên.”
“Nhưng xét về tâm lý người bệnh thì lại không phải thế. Cô ấy dườngnhư sống lại sau khi chết não, dần dần nhận ra tình trạng của mình,tuy có chút tiến triển nhưng vẫn là bế tắc, cảm giác đó rất nặngnề. Sức chịu đựng của con người có hạn, một người bệnh suốt mộtnăm gắn liền với cái giường, tự biết mình còn rất trẻ mà phải nhờcha mẹ hầu hạ ăn uống, tắm gội, thu dọn đủ thứ, tất nhiên sẽ mặccảm trầm uất. Ai dám đảm bảo vài năm sau hay vài chục năm sau sẽ trởlại cuộc sống bình thường? Tuổi xuân thì sao, ai sẽ trả lại cho côấy? Nếu cô ấy nhận ra mình có thể bị tàn phế, thì liệu cô ấy cóđược hưởng tình yêu vĩnh viễn của đối phương nữa không? Cô ấy trởthành người thực vật năm 18 tuổi, tâm trạng của cô ấy giờ đây là gì,không ai biết; nhưng cô ấy u ám vì cảnh ngộ của mình hiện giờ. Rấtcó thể là như vậy.”
Cốc Y Dương nói: “Ý em là… rất có khả năng cô ấy tự sát?”
Tôi chầm chậm lắc đầu: “Còn tùy xem anh có thể cho em biết những gì.Ví dụ, tại sao anh đến khu trượt tuyết này để ‘nghỉ dưỡng’?”
Tôi chờ đợi, tôi bước lại gần anh, ôn tồn nói: “Thế nào vậy, anh nóixem, tại sao anh lại tổ chức chuyến đi này, và lại chỉ định em thamgia nữa?”
Lần này thì anh không lưỡng lự: “Vì anh vẫn yêu em… nhiều lúc anh rấtcắn rứt, kể cả những khi ở bên giường An Hiểu chăm sóc cô ấy, hìnhảnh em vẫn hiện lên trong tâm trí anh.”
Tôi đang định nói: lẽ nào anh vẫn chưa tin em? Anh còn điều gì chưathể cho em biết?
Nhưng cửa bỗng mở toang.
Lê Vận Chi xộc vào.
“Hai người đã nói xong chưa?” Rất không giống Lê Vận Chi mọi lần, vìđôi mắt cô bỗng thẫn thờ, giọng nói thì lạc hẳn đi.
“Sắp rồi.” Tôi cảm thấy không ổn. “Chúng tôi cần thêm vài…” Câu cuốicùng tôi định hỏi là về cô ấy: Cốc Y Dương, anh quen Lê Vận Chi nhưthế nào?
“Không thấy anh ấy đâu, anh ấy cũng mất tích rồi!”
“Ai?” Tôi và Cốc Y Dương cùng hỏi.
“La Lập Phàm!” Lê Vận Chi đau đớn nói ra ba chữ này, bỗng cô đưa haitay bưng mặt, khóc nức nở.
Tuyết Đoạn Hồn Tuyết Đoạn Hồn - Quỷ Cổ Nữ Tuyết Đoạn Hồn