To read without reflecting is like eating without digesting.

Edmund Burke

 
 
 
 
 
Tác giả: Jack Kerouac
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: On The Road
Dịch giả: Cao Nhị
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 44
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 23
Cập nhật: 2023-06-22 21:34:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
[5]
ôi để họ lại rồi về nhà nghỉ ngơi. Cô tôi nói tôi giao du với Dean và mấy người đó chỉ phí thời gian. Tự tôi cũng biết mình sai. Nhưng cuộc sống là cuộc sống và bản tính là bản tính. Điều tôi muốn làm là lại tút một chuyến hoành tráng nữa đến tận Bờ Tây rồi trở lại đúng lúc bắt đầu học kỳ mùa xuân ở trường đại học. Và cuối cùng thì đó đúng là một chuyến đi ra trò! Tôi chỉ đi nhờ xe cùng họ, đồng thời xem Dean sắp làm gì, và cuối cùng, khi biết hắn định trở về với Camille ở Frisco, tôi lại muốn cặp với Marylou. Chúng tôi đã sẵn sàng vượt qua đại lục này một lần nữa. Tôi rút khoản tiền cựu chiến binh và cho Dean mười tám đô để gửi về cho vợ, nàng đang đợi hắn về nhà và cạn sạch tiền rồi. Tôi không biết Marylou nghĩ gì ở trong đầu. Còn Ed Dunkel thì vẫn chỉ theo đuôi như thường lệ.
Trước khi lên đường chúng tôi đã trải qua những ngày lê thê, ngớ ngẩn trong nhà Carlo. Hắn mặc áo choàng tắm đi khắp nhà và phun ra những bài diễn thuyết gần như xách mé: “Giờ thì tôi không có ý định làm mất vị ngọt ngào trong máu yêng hùng của mấy người, nhưng có lẽ cũng đến lúc mấy người cần quyết định xem mấy người là cái quái gì và sẽ làm gì rồi đấy.” Carlo là nhân viên đánh máy tại một văn phòng. “Tôi muốn biết ý nghĩa của việc mấy người ngồi mọc rễ cả ngày ở đây là gì. Mọi cuộc nói chuyện ba hoa này để làm gì và mấy người định sẽ ra sao. Dean, sao ông lại bỏ Camille và tiếp tục đi lại với Marylou?” Không trả lời - cười hinh hích. “Marylou, sao em cứ lang thang khắp nơi như thế; bản chất phụ nữ của em bị cuốn vào vải liệm đem chôn rồi sao?” Đáp lại vẫn thế. “Ed Dunkel, sao ông lại bỏ rơi cô vợ mới ở Tucson và ông đang ngồi mòn đít làm trò khỉ gì ở đây? Nhà ông đâu? Ông làm nghề gì?” Ed Dunkel cúi đầu, thực sự bối rối, “Sal... làm sao ông lại sa vào cái đống bùn này và ông đã làm gì với Lucille thế?” Hắn sửa sang lại cái áo choàng tắm đến ngồi trước mặt chúng tôi. “Ngày Chúa nổi giận sắp đến rồi. Quả bong bóng không cứu được mấy người lâu nữa đâu. Và không chỉ có thế, đây còn là một quả bóng trừu tượng. Mấy người sẽ bay đến Bờ biển miền Tây rồi thất thểu trở về tìm kiếm số mệnh mình.”
Những ngày này, Carlo đã tập được một giọng nói mà hắn hy vọng sẽ nghe giống như cái hắn vẫn gọi là Giọng của thánh thần; toàn bộ chuyện này là để khiến người nghe choáng ngợp và dẫn họ đến chỗ nhận thức được thánh thần. “Các người gài rồng lên mũ,” hắn căn dặn, “các người đang trên gác mái với lũ dơi.” Cặp mắt điên dại của hắn long lên nhìn chúng tôi. Kể từ sau Nỗi tuyệt vọng Dakar, hắn đã trải qua một thời kỳ khủng khiếp mà hắn gọi là Nỗi tuyệt vọng thần thánh hay Nỗi tuyệt vọng Harlem* khi sống ở Harlem, nghe thấy “cỗ máy lớn” từ trên trời hạ xuống và lang thang trên phố 125 “nước ngầm” với những gã kỳ quặc khác. Khi ấy hàng ngàn ý tưởng huy hoàng đã tràn tới khai sáng tâm trí hắn. Hắn bắt Marylou ngồi lên đùi và yêu cầu nàng ngồi yên. Hắn bảo Dean, “Sao ông không ngồi xuống và thư giãn? Sao cứ phải chạy long lên như ngựa vía thế?” Dean cứ loanh quanh, cho đường vào cà phê và nói, “Đúng! Đúng! Đúng!” Đêm đến Ed Dunkel ngủ trên đệm trải thẳng xuống đất. Dean và Marylou đẩy Carlo ra khỏi giường, và hắn ngồi thức bên món cật hầm, lẩm bẩm những lời tiên tri của đá. Tôi đã có mặt trong những ngày đó và chứng kiến tất cả.
Ed Dunkel nói với tôi, “Đêm qua, tôi đi đến tận Quảng trường Thời Đại, khi đến nơi mới chợt nhận thấy mình là một hồn ma - đó chính là hồn tôi đang đi trên vỉa hè.” Hắn không bình luận gì thêm, chỉ gật gật đầu nhấn mạnh. Mười tiếng đồng hồ sau, ngay khi người khác đang nói chuyện gì đấy, Ed lại thốt lên, “Đúng thế, đó chính là hồn tôi bước trên vỉa hè.”
Bỗng Dean nghiêng đầu về phía tôi và nói một cách rất nghiêm túc, “Sal, tôi muốn đề nghị ông một điều... rất quan trọng đối với tôi... không hiểu ông sẽ nghĩ sao... tôi với ông là chiến hữu, đúng không?”
“Tất nhiên rồi, Dean.” Dean đỏ mặt lên. Cuối cùng thì hắn cũng nói toạc ra: hắn muốn tôi chơi Marylou. Tôi không hỏi lý do, bởi tôi biết hắn muốn biết Marylou sẽ thế nào với một thằng đàn ông khác. Chúng tôi ngồi ở Ritzy’s Bar khi hắn nêu ý tưởng đó ra; sau khi đã đi bộ cả tiếng đồng hồ ở Quảng trường Thời Đại để tìm Hassel. Ritzy’s Bar là quán dân anh chị mấy khu phố quanh quảng trường hay lui tới, năm nào cũng đổi tên hiệu. Vào đó thì chẳng gặp ma nào là đàn bà con gái, kể cả trong những ngăn riêng, toàn một lũ đực rựa ăn mặc đủ kiểu kỳ cục; từ sơ mi đỏ đến những bộ zoot*. Bar này cũng dành cho bọn chuyên kiếm ăn với mấy lão già đồng tính hàng đêm ở đại lộ 8. Dean bước vào đó, nheo mắt nhìn kỹ từng khuôn mặt một: mấy gã da đen lẹo cái quậy hết sức, bọn cô hồn xách theo cả súng, hội thủy thủ xách theo dao găm, những tên xì ke ma túy mặt mũi xanh lét, cả một cảnh sát điều tra tầm trung niên ăn mặc tử tế đóng vai một tay cá ngựa thuê chuyên nghiệp đi loanh quanh nửa tìm vui nửa vì nhiệm vụ. Theo Dean, đây là nơi điển hình để dốc bầu tâm sự. Mọi mưu đồ mờ ám đều được nhen nhóm ở chính nơi này - có thể ngửi thấy điều đó trong không khí - và mọi hoạt động tình dục đồi bại khác cũng theo đó mà khởi xướng. Tên chuyên bẻ khóa không những chỉ bàn với đồng bọn sẽ đi cướp ở vòm nào trên phố 14 mà còn đề nghị chuyện ngủ chung. Kinsey* từng dành rất nhiều thời gian ở bar này để phỏng vấn những người lui tới đây. Năm 1945 tôi từng ở đây cái đêm tay phụ tá của cha này đến. Hassel và Carlo bị phỏng vấn.
Dean và tôi phóng xe về nhà, thấy Marylou đang nằm trên giường. Dunkel đã cho hồn hắn đi loanh quanh New York. Dean cho nàng hay quyết định của chúng tôi. Nàng nói nàng cũng rất vui lòng. Tôi thì không chắc lắm. Tôi phải chứng tỏ mình có thể vượt qua chuyện này. Cái giường kia từng là giường chết của một người đàn ông to lớn và võng xuống ở giữa. Marylou nằm đó, Dean và tôi mỗi thằng nằm một bên, cố giữ thăng bằng trên chỗ đệm gồ lên, không biết nói năng gì. Cuối cùng tôi nói, “Mẹ kiếp, tôi đếch làm được việc này đâu!”
“Thôi nào, ông bạn, ông đã hứa rồi mà!” Dean nói.
“Thế còn Marylou thì sao?” tôi nói. “Thế nào, Marylou, em thấy sao?
“Làm tới đi,” nàng đáp.
Nàng ôm choàng lấy tôi còn tôi thì phải cố quên đi rằng Dean đang nằm lù lù kia. Cứ mỗi khi nhận ra hắn đang ở đó trong bóng tối và nghe thấy hết là tôi lại không làm được gì khác mà cứ lăn ra cười. Thật kinh khủng.
“Mọi người phải hết sức thoải mái mới được,” Dean nói.
“Tôi sợ tôi không làm được đâu. Sao ông không xuống bếp một lát?”
Dean làm vậy. Marylou quả thật rất đáng yêu, nhưng tôi thầm thì với nàng, “Đợi khi đến San Francisco, ta là tình nhân của nhau đã; giờ anh chẳng có bụng dạ nào đâu.” Mà đúng như thế, tự nàng có thể xét đoán ra. Đây là câu chuyện về ba đứa con của trái đất muốn định đoạt điều gì đó trong đêm, trước mắt là sức nặng của hàng chục thế kỷ đang phình ra trong bóng tối. Sự im lặng kỳ dị trùm lên căn phòng. Tôi đi ra, vỗ vai Dean và bảo hắn vào với Marylou; còn tôi ra nằm ở ghế sofa. Tôi nghe thấy tiếng Dean, cùng cực hoan hỷ, lảm nhảm sung sướng, điên cuồng chuyển động. Chỉ có một gã từng trải qua năm năm trong tù mới có thể đạt tới cực độ cuồng say không sao dừng được như vậy, rên lên khao khát trước lối vào cội nguồn êm mềm ấy, phát cuồng khi làm hiện hữu bằng xương bằng thịt nguồn gốc của những hoan lạc trần gian; mù quáng tìm cách đi lại con đường đã dẫn mình tới đó. Đó là kết quả của những năm đứng sau chấn song nhà tù mà nhìn những hình ảnh khiêu dâm; ngắm mãi đùi, ngực đàn bà in trong các tờ họa báo bình dân; so sánh sự vững chắc của căn phòng thép với cái dịu êm mịn màng của người đàn bà không hề có mặt. Nhà tù là nơi để người ta tự hẹn với mình quyền được sống. Dean chưa bao giờ biết mặt mẹ mình. Mỗi cô bồ mới, mỗi người vợ mới, mỗi đứa con mới đều khiến hắn thêm kiệt sức. Bố hắn giờ ra sao? - cái ông già lang thang, gã thợ thiếc, từng nhảy tàu hàng, từng đi rửa bát đĩa trong bếp ăn ngành đường sắt, kẻ nghiện rượu lang thang vất vưởng trong những ngõ phố tối tăm, chết trên đống than, rụng từng chiếc răng vàng khè xuống cống rãnh miền Tây. Dean có đủ quyền được chết cái chết ngọt ngào trong tình yêu trọn vẹn của Marylou. Tôi không nên can dự, tôi chỉ muốn đi theo.
Bảnh mắt Carlo mới quay về và lại mặc cái áo choàng tắm vào. Giờ này hắn không ngủ nữa. “Ô!” hắn kêu lên. Hắn điên lên trước đống hổ lốn trên sàn nhà, quần, váy vứt lung tung, đầu thuốc lá, bát đĩa bẩn, sách báo tung tóe - thật là một chốn tụ tập vĩ đại. Thế giới cứ lặng lẽ quay và chúng tôi cứ điên cuồng khám phá bóng đêm. Marylou đầy vết thâm tím sau cuộc cãi lộn với Dean vì chuyện gì không biết nữa; mặt hắn cũng xước xát đầy. Đến lúc phải đi thôi.
Tất cả lên xe về nhà tôi, cả hội mười người, để tôi lấy túi xách và phôn cho Old Bull Lee ở New Orleans từ quán rượu mà nhiều năm trước Dean và tôi đã gặp nhau lần đầu tiên khi hắn đến tìm tôi để học viết văn. Giọng khê nồng của Bull vọng đến từ khoảng cách một ngàn tám trăm dặm. “Nói thử xem, các ông bảo tôi phải làm gì với cô nàng Galatea Dunkel đấy bây giờ? Cô ta đã ở đây hai tuần rồi, cứ nằm lì trong phòng và nhất định không nói chuyện với cả Jane lẫn tôi. Thằng cha tên là Ed Dunkel ấy có ở chỗ các ông không? Hãy kéo hắn đến đây đi, vì Chúa, để cô ta xéo đi cho rảnh nợ. Cô ta đang chiếm lấy phòng ngủ đẹp nhất của bọn này và sạch túi rồi. Đây đâu phải là một khách sạn.” Bọn tôi trấn an Bull bằng cách cứ gào tướng lên trong máy - có đủ mặt Dean, Marylou, Carlo, Dunkel, tôi, Ian MacArthur, vợ hắn, Tom Saybrook, có Chúa mới biết là còn tên nào nữa không, cả bọn đang vừa uống bia vừa thi nhau hét vào máy đến tai gã Bull đang lớ ngớ chưa hiểu chuyện gì, cha này vốn ghét nhất là sự lộn xộn. “Thôi được rồi,” hắn nói, “có lẽ tôi sẽ hiểu được rõ hơn chừng nào các ông đến đây, nếu các ông có đến.” Tôi gửi lời chào bà cô, hứa hai tuần nữa sẽ về rồi một lần nữa lại lên đường đi California.
Trên Đường Trên Đường - Jack Kerouac Trên Đường